Thảo luận An toàn điện - thiết bị chống chập điện gây cháy nổ

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Đáp ứng những đòi hòi về an toàn ngày càng cao của con người, các nhà sản xuất thiết bị điện đã cho ra đời rất nhiều thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng, trong đó thiết bị phổ biến nhất là cầu dao đảo tự động. Cầu dao tự động hay còn gọi là aptomat, đây là cách gọi bắt nguồn từ tiếng Nga. Cầu dao tự động có tên tiếng Anh là Circuit Bkeaker (viết tắt là CB), là thiết bị được sử dụng trong các hệ thống điện nhằm bảo vệ cho mạch điện trước các vấn đề như ngắn mạch hoặc là quá tải. Nói theo một cách dễ hiểu hơn thì tính năng của loại thiết bị này khá đơn giản, cầu dao tự động có nhiệm vụ ngắt mạch điện và dò tìm những dòng điện bị lỗi. Cầu dao tự động hoàn toàn khác với cầu chì, thiết bị này hoàn toàn có thể đóng ngắt (tự động hoặc bằng tay) để trở lại điều kiện điện bình thường.



Các thiết bị giúp bảo vệ thiết bị điện khác trong trường hợp dòng điện quá tải, có thể gây cháy nổ. Các thiết bị ngắt điện khi quá tải bao gồm các dòng thiết bị sau
ACB: (air circuit breaker) Máy cắt không khí​
VCB: (Vacuum Circuit Breakers) máy cắt chân không​
MCCB: (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA)​
MCB: (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)​
Các thiết bị đóng cắt điện này có chức năng chính gồm:​
+ Bảo vệ điện ( protection)​
+ Quá tải, ngăn mạch, chạm đất, dòng rò …​
+ Cách ly hiện thị rõ ràng nhìn thấy được hoặc thông qua cơ cấu chỉ thị tin cậy được​

Các thiết bị chống rò rỉ điện có tác dụng ngắt dòng điện khi xảy ra các hiện tượng rò rỉ trên dây điện hoặc thiết bị, nhằm bảo vệ người dùng trước tình trạng bị điện giật do rò rỉ điện. Các loại thiết bị chống điện giật bao gồm:
RCCB: (Residual Current Circuit Breaker) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P​
RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng​
ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).​
Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ mạch điện và các nguyên tắc bảo vệ thì rõ ràng RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau (bảo vệ chống dòng rò - dòng dư thừa, chống giật), chỉ khác nhau về tên gọi và ELCB có loại cấu tạo như MCCB (còn RCBO chỉ có cấu tạo dạng tép như MCB)​
RCBO = ELCB = RCCB + MCB (MCCB)
RCD: (Residual Current Device) là một thiết bị luôn gắn kèm (gắn thêm) với MCCB hay MCB để bảo vệ chống dòng rò​
Mục đích chống giật được sử dụng tại độ nhậy 30mA ( thực ra vẫn giật nhẹ). Nếu dùng tốt nhất là 10mA nhưng giá rất đắt tiển và ít ai nhập.​
Khi lắp thiết bị chống dòng rò trược tiếp cho phụ tải thì thường có dòng rò là 30mA, đối với mạch điện tông cho một khu vực, hay 1 tầng của nhà, hay một căn hộ thì tùy thuộc vào mức độ nên lắp thiết bị có dòng rò 100-200-300mA... Nghĩa là lắp theo phân cấp, càng gần phụ tải thì lắp thiết bị chống dòng rò càng bé.​

Tuy nhiên phần lớn 90% nguyên nhân gây cháy nổ trên thế giới cũng như Việt Nam là do chạm chập điện. Việt Nam là một nước phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng. Người dân có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng các công trình, nhà máy. Tuy nhiên do chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm bảo vệ an toàn điện cao, nên vẫn còn xảy ra nhiều vụ cháy nổ và chập điện. Đặc biệt việc lắp đặt cẩu thả hoặc các lỗi bên trong các thiết bị điện sẽ tạo ra các hồ quang (tia lửa điện)


Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới đề cập đến các thiết bị bảo vệ thiết bị bảo vệ: MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD, ACB .... QCVN 12:2014/BXD - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG khi đề cập đến hồ quang cũng rất ngắn gọn
2.5.2 Yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra
2.5.2.1 Thiết bị điện có khả năng tạo ra nhiệt độ bề mặt gây nguy hiểm cháy cho các vật liệu, vật dụng liền kề khi thiết kế, lắp đặt cố định phải tuân thủ một trong các yêu cầu sau đây:​
a) Đặt ở trên bệ hoặc trong vỏ làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và đủ độ bền cơ;​
b) Được cách ly khỏi các vật liệu, vật dụng liền kề hoặc các phần tử khác bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đủ độ bền cơ;​
c) Đảm bảo khoảng cách đủ lớn đến các vật liền kề hoặc các phần tử khác cho phép tỏa nhiệt an toàn. Mọi phương tiện đỡ thiết bị điện có khả năng tạo nhiệt độ bề mặt đều phải có độ dẫn nhiệt thấp.​
2.5.2.2 Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải:​
a) Sử dụng loại dây dẫn có tiết diện phù hợp với quy định tại mục 2.1.5 và mức tải dòng điện phù hợp với quy định tại mục 2.1.4.2;​
b) Sử dụng RCD có dòng tác động tối đa là 0,5 A;​
c) Đảm bảo tương thích với các điều kiện môi trường, tính chất sử dụng, đặc điểm kiến trúc của nhà và các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy. Ở những nơi có nguy cơ cháy cao đường dẫn điện và phương pháp lắp đặt phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại các mục 2.1.2; 2.1.3.2 và 2.1.4.2.​
2.5.2.3 Thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường, khi nối cố định phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;
b) Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;
c) Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện.
2.5.2.4 Thiết bị điện có khả năng gây ra tình trạng tập trung nhiệt hoặc tích tụ nhiệt phải có khoảng cách đủ lớn đến các vật ở liền kề hoặc các phần tử của nhà để trong điều kiện vận hành bình thường không tạo ra nhiệt độ nguy hiểm cho các vật và phần tử của nhà.​
2.5.2.5 Đối với các thiết bị điện có chứa từ 25 l chất lỏng dễ cháy trở lên đặt ở cùng một nơi phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn cháy chất lỏng đó và không cho ngọn lửa, khói, khí độc do cháy lan tỏa sang các bộ phận khác của nhà; cắt được điện nhanh nhất khi xảy ra cháy.​
2.5.2.6 Các vật liệu được lắp đặt để che chắn xung quanh thiết bị điện phải là các vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp, khó cháy, chịu được nhiệt độ cao nhất mà thiết bị điện đó có thể tạo ra.​

Các tiêu chuẩn hay quy phạm liên quan đến thiết bị bảo vệ chống cháy trên đường nguồn, ngắt mạch một cách thông minh những nguyên nhân gây cháy do chập điện, nhờ vậy, nguy cơ kích nổ các vật liệu dễ cháy do nhiệt độ cao hoặc hậu quả của sự cố chập điện được giảm thiểu thì hình như chưa có?
 
  • Like
Reactions: saodoingoitq

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Chập cháy mỗi năm chết cháy bao nhiêu người, không hiểu bao nhiêu tiến sĩ giáo sư ở đâu ?

Ai có đi Âu/ Mỹ nên tha cái cầu dao loại chống hồ quang về mà xài. Thế giới nó phát triển ầm ầm từ lâu, Việt Nam mình giờ này vẫn còn loanh quanh chống quá tải và chống rò dòng điện.

Mấy thợ điện vườn thì cứ tư vấn hệ thống điện đi dây liền không nối và đảm bảo kèm CB chống giật thì cứ an tâm tuyệt đối, nhưng đâu biết rằng CB và ELCB không làm được nhiệm vụ phát hiện lẹt xẹt của hồ quang.

Tớ đã viết mấy lần bên web PT và TTVNonline ...cách đây ngót chục năm, sau này các cậu độc giả tha tùm lum đi khắp nơi ...

Ở nước ngoài, người ta đã sử dụng cầu dao phát hiện hồ quang AFCI và đem làm tiêu chuẩn trong điện gia dụng, đặc biệt các trung tâm thương mại.
Mỹ áp dụng hơn 15 năm nay, châu Âu thì 10 năm.
Nhật và Hàn Quốc mới áp dụng 8 năm nay.

Nhờ đó tránh thiệt hại hàng tỉ đô la do cháy /hoả hoạn và thương tật /tử nạn hàng năm

Nhưng ở Việt Nam thì hầu như không có nơi nào áp dụng! Vẫn chỉ loanh quanh hai thiết bị bảo vệ CB (cầu dao chống quá tải và chập mạch) và ELCB (cầu dao chống dòng rò hay còn gọi là chống giật) nên tình trạng hoả hoạn và thiệt hại sinh mạng rất cao.

Tháng 1 năm 2002 bộ luật điện quốc gia Hoa Kỳ NEC (National Electric Code) chính thức bắt buộc các gia đình phải lắp đặt cầu dao ngắt rò rỉ hồ quang AFCI (Arc-Fault Circuit Interrupter Breakers) trong các phòng ngủ . Một số nước Châu Âu trong đó có Đức , Thụy Sĩ , Hà Lan , Italy có triển khai sau đó nhưng chưa ở mức áp dụng thành luật mà mới chỉ sản xuất và khuyến khích sử dụng. Tham khảo tại https://en.wikipedia.org/wiki/Arc-fault_circuit_interrupter


1- AFCI - tại sao phải lắp đặt .

Thực ra câu hỏi này ở ngay chính nước Mỹ nhiều công dân thời 2002 cũng còn chưa trả lời được, hoặc họ không quan tâm vì đây là một loại cầu dao bảo vệ mới, chưa phổ biến .
Tuy nhiên viễn cảnh vài vụ cháy nhà do chập điện có thể sẽ bị các cty bảo hiểm bớt tiền do họ điều tra phát hiện không lắp đặt AFCI, lúc này ( cũng lại là viễn cảnh ) vài công dân nạn nhân sẽ sực tỉnh và bắt đầu chịu tìm hiểu AFCI nhiều hơn.

Khác với CB để bảo vệ quá tải và ngắn mạch , còn ELCB ( GFCI,RCCB ) để phát hiện dòng rò bảo vệ người khỏi bị điện giật . AFCI lại là một lọai thiết bị bảo vệ mới : cầu dao ngắt hồ quang rò rỉ , nó bảo vệ nhà khỏi bị cháy và người khỏi bị chết ! (chú ý đừng lầm lẫn với buồng dập hồ quang trong CB )

Sơ đồ AFCI​

Theo tác giả Walter Smittle (iaeimagazine.org/magazine/2004/07/16/arc-fault-circuit-interrupter-technology/) thì có tới 73,000 vụ hoả hoạn hàng năm tại nước Mỹ làm chết 591 người và khoảng 1400 bị thương với thiệt hại trên 1 tỉ USD. Điều đặc biệt là 83% các vụ hoả hoạn được điều tra là do rò rỉ hồ quang từ các đường dây điện.

2- AFCI tôi làm một nhiệm vụ mà anh bạn CB dữ dằn không làm được !

Khi dây nóng và dây nguội bị chập trực tiếp thì dòng điện vọt lên rất cao đủ để cho CB thực hiện nhiệm vụ muôn thuở của mình là ngắt điện , bảo vệ thiết bị , bảo vệ khỏi cháy nhà và bảo vệ con người chúng ta .

Tuy nhiên khi các đầu dây chỗ xiết ốc nối bị người thợ hay chính người sử dụng xiết lỏng lẻo , một cái đinh đóng xuyên tường trúng dây điện ngầm , hoặc giả sử dây điện quá cũ , vỏ cách điện đã bị nứt hay châm kim lấm tấm thì lúc này sẽ sinh ra hồ quang chớp lẹt xẹt một cách dai dẳng . Nhưng dòng điện chưa đến nỗi vọt lên cao ở trạng thái ngắn mạch, thành thử lúc này CB không thể phát hiện mối nguy hiểm và không phát huy nhiệm vụ của mình .

Nếu vấn đề tai hại trên không được phát hiện và sửa chữa ngay thì càng ngày hồ quang sẽ âm thầm phát triển to hơn tạo nhiệt , tạo lửa và gây hoả hoạn !

Mạch điện tử trong AFCI sẽ phát hiện hồ quang qua đặc tính sóng của hồ quang phát ra , khi cường độ hồ quang đủ lớn AFCI sẽ ngắt dòng điện .



AFCI (Arc‐Fault Circuit‐Interrupters) còn gọi là "cầu dao đuôi heo" ( pig tail ) với đoạn dây xoắn đặc thù để nối neutral​

3- Các bạn có cần tôi không ?

Do ruột gan phèo phổi của tôi được làm bằng đồ xịn ( linh kiện điện tử không hà ) thành ra giá thành của tôi hơi bị đắt , năm 2002 giá trung bình của tôi là 100 USD / cái . Đến nay do nhiều hãng chế tạo , giá tôi còn khoảng 50-65 USD / cái , dù sao thì vẫn rất là đắt phải không các bạn . Thế cho nên từ 2002 NEC mới khuyến nghị chỉ dùng AFCI trong phòng ngủ thôi, để bảo vệ con người trong cái phòng quan trọng và lớn nhất , lúc mà con người thụ động nhất .
Nhưng nay thì hầu như phòng nào cũng cần.
Nhất là các nhà có khuynmh hướng dùng laphông trần, các vật liệu trang trí nội thất dễ cháy

4- AFCI và Việt Nam ?

Có thể thấy ngay rằng Việt Nam là một nước có cơ chế kinh tế xã hội lạc hậu , nhiều hộ gia đình còn phải lo xoá đói giảm nghèo, các hộ có điều kiện kinh tế cũng khó nghĩ đến việc lắp đặt cái cầu dao trị giá cả triệu đồng , việc AFCI đổ bộ vào VN là chuyện còn xa vời do mức sống chung và kinh tế đại bộ phận các gia đình VN đều ở mức thấp . Tuy nhiên nếu áp dụng được thì VN sẽ tránh được nhiều các vụ cháy từ hoả hoạn . Thiệt hại nhân mạng và tài sản giảm .

Nhưng ở đời có thứ muốn cũng không được .
Tháng 12 năm 2012 , qua triển lãm SECC ở Phú Mỹ Hưng một công ty điện tử khá nổi tiếng đã đưa thí điểm AFCI vào thị trường VN nhưng cuôí cùng đã thất bại , sức tiêu thụ quá yếu vì cái cầu dao AFCI còn quá mơí mẻ . Cuối cùng vơí sự trợ giúp và sau khi nghe thuyết phục của các chuyên gia dự án Việt Nam , phần lớn lô hàng đã được tiêu thụ, khách hàng dĩ nhiên không thể là dân thường mà là một khu resort cao cấp ở VN .

Sau này cũng chỉ có các đơn hàng lẻ tẻ rất không đáng kể chủ yếu cho các khu khách sạn cao cấp . Các công ty thiết bị điện quốc tế khác nhìn vào thực tế này cũng hết còn nhiệt tình và sự mặn mà , cụ thể là các đợt triển lãm thiết bị điện quốc tế tại TPHCM và HN , họ đã gạt AFCI ra khỏi danh sách nhập cảnh .

Phải nhìn nhận rằng AFCI sẽ phát huy rất hiệu quả ở các ngôi nhà bên Mỹ - Nhật ( đa số là vật liệu nhẹ nhưng dễ cháy để tránh động đất) , chúng còn phát huy tốt ở các vũ trường , nhà hàng , siêu thị , trung tâm thương mại , sân bay - những nơi có quá nhiều vật liệu dễ cháy . Còn ở VN các gia đình khá giả thường xây nhà lầu đúc .

Ngoài ra một phần lớn nguy cơ của cháy nổ sẽ đến với các khu lụp xụp , ổ chuột , đường dây điện chồng chéo và cũ kỹ .

Nhưng gần đây khuynh hướng kiến trúc nhà ở VN dùng trần la phông đèn trang trí dây nhợ chằng chịt khá nhiều, các tiệm và công ty thương mại dùng các biển quảng cáo lắp cẩu thả.....

Hoả hoạn có đất sống quá tốt ở VN

Thành phần cần AFCI nhất giờ lại không chỉ là thành phần kinh tế nghèo nhất tại Việt Nam mà cả các nhà giàu!
 
  • Like
Reactions: saodoingoitq

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Đơn giản và và rẻ tiền là bắt bấm cos đầu dây hết, chứ cứ tuốt ra xoắn xoắn rồi nhét vô CB thì kiểu nào có ngày cũng lỏng và nẹt điện. Nhiều người cho rằng các loại CB 2 cực (L,N) dân dụng ở nhà xài với dây nhiều lõi nhỏ thì không cần thiết, rằng lúc tháo lắp ban đầu thợ phải xiết kỹ, đủ lực thôi. Sau một thời gian sử dụng phải dùng tua vít xiết lại. Nhưng ai xiết lại khi gia chủ không biết gì về điện ?

Ngụy biện thôi, cả rừng đầu cos mà lựa chọn cùng với kềm chuyên dụng ... dây nhỏ thì chọn cos pin dẹp cùng với kềm bấm chuyên dụng - nó ép dẹp 4 bên vô nên dây bị nén lại chắc hơn và gọn

Còn thiết bị bảo vệ chống cháy trên đường nguồn thì có Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thời Đại đã nhập thiết bị thiết bị 5SM6 AFD của công ty SIEMENS - thông tin tiếng Việt thì truy cập webste công ty Thời Đại, thông tin tiếng Anh thì truy cập 5SM6 AFD unit – preventive, proven, and standard-compliant

Ai xây nhà mới thì đặt hàng Schneider cũng được www.schneider-electric.us/en/produc...meline™-arc-fault-circuit-interrupters-(afci)

Chắc nhiều người thắc mắc là có cần ELCB tổng không, vẫn cần thiết nhé. Các nhánh cần các ELCB riêng nhỏ hơn. ELCB không liên quan gì đến AFCI, không thể bỏ ELCB được (chỉ bỏ để tiết kiệm nếu các thiết bị đều có nối đất hoàn hảo), nên bảo vệ 2 tầng - có cả ELCB lẫn nối đất. Mỗi thằng có nhiệm vụ bảo vệ khác nhau.

Có thiết bị chỉ được dùng nối đất chứ không dùng ELCB (như máy tính).


AFCI và ELCB đều đấu sau CB [AFCI chống cháy khi chưa chập mạch; ELCB chống giật; CB chống chập mạch , quá tải và bảo vệ động cơ( cũng là cháy dạng dòng lớn hoặc dòng vô cực)]
 
  • Like
Reactions: saodoingoitq

Wetek

Thành viên cơ bản
Các loại rơ le bảo vệ số 1 trong mọi thiết bị điện trên thị trường hiện nay
Để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và các hộ tiêu thụ khi xuất hiện sự cố cần phải phát hiện và loại trừ càng nhanh càng tốt điểm sự cố ra khỏi hệ thống. Người ta sử dụng thiết bị tự động bảo vệ có thể thực hiện tốt các yêu cầu trên. Thiết bị này được gọi là rơ le bảo vệ. Vậy hiện nay, loại rơ le bảo vệ nào sử dụng tốt nhất cho các thiết bị?
1/ Rơ le bảo vệ cao thấp áp
Rơ le bảo vệ cao thấp áp điều chỉnh và cân bằng điện áp có trong mạch. Nếu dòng điện lên quá cao, rơ le sẽ có nhiệm vụ ngắt và dừng hoạt động mạch điện, không để cho dòng điện vượt quá mức quy định. Còn nếu, nguồn điện xuống quá thấp, rơ le sẽ điều chỉnh để cân bằng sao cho phù hợp nhất. Đảm bảo an toàn cho dòng điện và cả hệ thống hoạt động một cách bình thường.
Rơ le bảo vệ cao thấp áp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ điện áp trong mạch:
+ Chức năng chính bảo vệ cao, thấp điện ap, delay tiếp điểm rơ le
+ Bảo vệ, giám sát điện áp. Giám sát lỗi điện áp vượt quá mức cho phép
+ Bảo vệ quá điện áp đối với hệ thống 1 pha hoặc 3 pha 4 dây.
+ Bảo vệ sụt áp, thấp áp.
+ Bảo vệ cao áp tùy chỉnh độ nhạy (từ 105 ~ 125%)
Để rơ le hoạt động được tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất, thì người sử dụng cần biết cách lắp đặt rơ le bảo vệ cao thấp áp đúng cà chuẩn xác nhất. Đầu đấu dây phải phù hợp và không bị sai lệch dù chỉ một chút. Do đó, trong quá trình lắp đặt cần phải chú ý và đảm bảo sự chuẩn xác đến từng mm.
2/ Rơ le luân phiên
Là loại rơ le được sử dụng luân phiên giữa 2 tải. Rơ le luân phiên thường được dùng để cân bằng thời gian hoạt động của 2 bơm.
Rơ le luân phiên có 2 loại chính như sau:
+ Dòng Rơ le ALT-S dùng trong các ứng dụng bơm 1 đơn mức. Khi công tắc phao mở, rơ le luân phiên thay đổi trạng thái, như vậy sẽ điều khiển bơm còn lại chạy lần tới khi phao đóng. Tất cả các Rơ le ALT đều tích hợp đặc tính hãm ngăn rơ le thay đổi trạng thái nếu công tắc hoặc phao nổi lên nhất thời.
+Dòng Rơ le ALT-X được đấu tắt phía bên trong và được dùng trong ứng dụng trong ứng dụng bơm 2 mức. 2 trạng thái phao này hay còn được gọi là lead and lag floats.
Rơ le luân phiên có vai trò quan trọng trong việc cân bằng thời gian hoạt động của 2 bơm một cách phù hợp nhất với điện năng và công năng của thiết bị. Do đó, việc lắp đặt rơ le luân phiên cũng cần phải chính xác và vô cùng cẩn thận. Quá trình lắp đặt này gần như phải cần đến sự can thiệp của những nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp.