An Toàn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình - lại rơi thiết bị thi công nhà cao tầng - lại biết rồi, khổ lắm, nói mãi ...

bantin247

Thành viên cơ bản
23/8/17
5
0
An Toàn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình - lại rơi thiết bị thi công nhà cao tầng - lại biết rồi, khổ lắm, nói mãi ....


Sự cố vào đúng giờ cao điểm nên đường Lê Văn Lương hướng về trung tâm thành phố ùn tắc dài. Tại hiện trường, nhiều người dân tập trung hai bên đường theo dõi cảnh sát xử lý sự việc. Hai xe máy nằm sát nhau hư hỏng nặng, thanh sắt bị rơi nằm sát vệ đường.
Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-...-noi-lam-chet-mot-nguoi-di-duong-3816099.html

Xin chia buồn cả người đã khuất.
Công trình xây dựng cạnh đường giao thông nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao cho người đi đường luôn là cái bẫy cho người dân... hazz
Đi đường giờ muôn vàn nguy hiểm luôn, nhớ ngó trước, ngó sau, ngó dưới và ngó trên.

Dù khung chính sách Quy Định Về An Toàn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình đã được cập nhật liên tục

Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BXD (“Thông tư 04”) quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình để thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD (“Thông tư 22”).

Trách nhiệm của Chủ đầu tư và Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động

Thông tư 04 đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:

  1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, phải tổ chức lập, trình Chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường;
  2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện;
  3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;
  4. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các phần việc do mình thực hiện;
  5. Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết riêng cho những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình;
  6. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công;
  7. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
  9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luậtvề an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, Thông tư 04 cũng sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Chủ đầu tư đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:

  1. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Nhà thầu lập; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của Nhà thầu;
  2. Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động theo quy định tới các Nhà thầu thi công xây dựng công trình;
  3. Tổ chức phối hợp giữa các Nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
  4. Đình chỉ thi công khi phát hiện Nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra, hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
  5. Yêu cầu Nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công,
  6. Chỉ đạo, phối hợp với Nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động;
  7. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định;
  8. Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các Nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình trong trường hợp Chủ đầu tư thuê Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
  9. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu nếu Chủ đầu tư giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của mình thông qua hợp đồng xây dựng.
Hướng dẫn xử lý vi phạm về an toàn lao động trong xây dựng

Khi phát hiện vi phạm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, cơ quan kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng có trách nhiệm:

  1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm;
  2. Lập biên bản gửi cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết;
  3. Công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng.
  4. Tạm dừng sử dụng máy, thiết bị, vật tư nếu phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố về máy, thiết bị, vật tư ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình và công trình lân cận.
Thông tư 04 đã có hiệu lực từ ngày 15/5/2017.
Nhưng chỉ một hành động bất cẩn là nguy cơ gây ra tai nạn thôi.
 

baotruong

Thành viên cơ bản
27/9/17
2
0
Lại Gondola - ( thiết bị nâng loại nhỏ hoạt động bằng dây cáp ). Đây là thiết bị của bên thầu phụ thường để lắp cửa - kính, vệ sinh, sơn sửa lắp đặt mặt ngoài .... 99% các lại thiết bị này là của Trung Quốc vì giá thành rẻ.

4W452M9.jpg

wA0YcBh.jpg

Thời điểm rơi trời tối, không có người làm việc trên gôn, lồng được hạ xuống đất. Gôn có đối trọng, có khoá lại khi tháo lắp di chuyển mới mở ra. Rơi như này khả năng cao là cần đã bị tháo đối trọng, tay cần không để gọn gàng, có "tác dụng lực" nên bị rơi.

Nói thật trong dự án (mình không muốn nói tên), chỉ một dấu hiệu bất cẩn, chỉ cần có nguy cơ gây ra tai nạn thôi, Tây, Tàu, Ta .... mình yêu cầu Safety lập biên bản ngay và luôn rôi phang cho văn bản đuổi từ cụ thằng sếp cho đến thằng lính cả cái bộ phận, zone đó ra khỏi công trường. Mạng người mà sao như cỏ rác vậy. Giữa thủ đô, chừng đó con người đi lại.

Xót xa quá, mỗi ngày không biết có bao nhiêu lượt người phải đi qua những cung đường mà luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm đến tính mạng thế này? Vừa sáng mới chào con để đi làm vậy mà vĩnh viễn không bao giờ có thể trở về nhà để gặp lại con nữa.

Luật Việt Nam quy định là bắt buộc trước khi đưa thiết bị nâng hạ Godola (hoặc cẩu tháp, vận thăng...) vào hoạt động phải được kiểm định an toàn của đơn vị chức năng (độc lập), người vận hành phải có chứng chỉ đào tạo ... Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam thì chả có ông nhà thầu nào tuân thủ đúng hoặc có thì cũng chỉ kiểm định cho có, chứng chỉ vận hành thì mua nên mới có chuyện như này.

Vụ này Chủ Đầu Tư sẽ mệt đây vì nạn nhân là người đi đường, báo chí đưa ầm ầm rồi.
 
Làm thế nào để hạn chế mới quan trọng

Bùng lên vài hôm rồi dư luận dường như chẳng để ý, quan tâm đến cách giải quyết, xử lý hậu quả những vụ tai nạn gây chết người, do bất cẩn từ những công trình thi công trên các trục đường phố. Và dường như đang mặc định một điều: người ta (chủ đầu tư, đơn vị thi công) cứ dùng tiền để bồi thường là... xong chuyện?

Vậy để hạn chế những tai nạn đau lòng này, tại sao các nhà báo không làm loạt bài chỉ mặt đặt tên các dự án xây dựng không đảm bảo an toàn thay vì suốt ngày chỉ rặt những tin cướp - giết - hiếp tràn ngập các mặt báo?

Đây chỉ là một trong nhiều biện pháp để hạn chế các vụ tai nạn từ trên trời rơi xuống, mời CACE bổ sung
p67KzKr.jpg

Hembc6V.jpg
 
  • Like
Reactions: HuwngVtek

huandau1501

Thành viên cơ bản
15/12/16
5
0
39
Anh chị nào biết cụ thể vụ này không ?

Tường sập ở điều kiện thời tiết bình thường thì chỉ có thiết kế thiếu hoặc thi công sai quy trình. Thiết kế thiếu thì hiếm nhưng thiết kế kiểu vừa đủ trong điều kiện công trình đã hoàn thành mà không tính đến điều kiện thi công cũng sẽ gây sập công trình trong quá trình thi công. Lý do còn lại là thi công sai quy trình, với dân thợ xây khoán thì nó lùa ào ào vượt chiều cao quy định mỗi đợt xây hoặc cắm đầu xây nhưng không làm đà giằng, bổ trụ theo kịp...nói chung là để thợ khoán xây mà không giám sát chặt thì nó dễ sụm lắm.

Ngoài mấy cái mảng tường lớn ra thì mấy cái tường parapet cũng rất dễ sập vì nằm trên cao mà thợ hồ cứ xây từng mảng dài rồi để đó qua ngày chứ không làm bổ trụ, giằng tường ngay, gió lốc xoáy nhẹ thôi là đổ ập xuống đất hết
 

hungktl

Thành viên cơ bản
28/10/18
1
0
@huandau1501
hình ảnh ít cũng như không có tài liệu, lại chết người nên có lẽ sẽ chẳng có ai trong nghề dám phán cả. Tuy nhiên thấy tường sập mà hệ khung kèo vẫn còn y nguyên thì việc kiểm tra lại hệ liên kết giữa khung giằng bê tông của tường đầu hồi với khung kèo thép sẽ được đặt ra đầu tiên khi tiến hành giám định.

trên tàu nhanh có đưa tin nguyên nhân

nhưng thấy sao sao đó
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Trong xây dựng thì yếu tố an toàn lao động nên đặt lên hàng đầu, cả nhà thầu và đơn vị giám sát nên phối hợp vì mọi chi tiết nhỏ đều có thể là nguy cơ, nên cẩn thận vẫn là hơn.

Lưu ý là theo quy định của pháp luật Xây dựng hiện hành, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị thi công công trình trên công trường xây dựng, phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công phải lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động.

Nhà thầu giám sát thi công và chủ đầu tư tuy có thẩm quyền kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu thi công, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; Giám sát tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng; Kiểm tra, xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu vi phạm các quy định về an toàn trên công trường .... nhưng chỉ giám sát khi nào trên công trường diễn ra các hoạt động xây dựng .... do đó vai trò của nhà thầu thi công là chính.
 

NgocSonWSE

Thành viên cơ bản
Lại sàn tời thao tác Gondola

4697489-a30655e18c402184449bf29358567fd4.jpg


4697288-5d4481a32af12593360bd8bfabb30a5c.jpeg




Đứng trên lồng này rủi ro tuột một bên cáp luôn có, đeo dây an toàn móc vào thì có bị tuột cáp thế này cũng không rơi được. Chắc chắn đội công nhân không đeo dây an toàn