Bàn về bất động sản nghỉ dưỡng - cơ hội và rủi ro

Sắp kết thúc quý 1/2019 rồi, Có chút tâm tư ban khoăn mang lên chém

Mình cũng vừa mua vừa bán về dòng sản phẩm này. Từ đầu 2019 trở về đến nay em có lượn lờ Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hà Tĩnh... đi khảo sát thực địa khoảng tầm 20 dự án về nghỉ dưỡng (Biệt Thự Biển, Golf, Tổ hợp giải trí) ... Ý kiến cá nhân em thấy đa phần các dự án lớn đều có một trong những vấn đề như sau:

- Cung - Cầu : Chạm đến mức khủng hoảng về nguồn cầu hiện tại. Ví dụ như Nha Trang, Đà Nẵng...

- Chính sách: Mắc kẹt vì chủ trương của nhà nước ( Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong hiện tại)

- Quần thể: Hạ Tầng không đồng bộ hoặc thiếu nhiều dịch vụ giải trí, ăn chơi, kinh doanh được ít thời gian trong năm ( Cát bà, Hạ Long, Sầm Sơn, ...)

- Khoảng cách: Ở xa, khó quản lí ( Đối với khách đầu tư Xa như HN, SG)

- Giá: thổi trên trời biết bao giờ hồi vốn.

Để đầy đủ được những yếu tố trên em thấy chỉ đếm được trên đầu ngón tay nên là có nhu cầu đầu tư thì cũng chỉ cần đủ 3 trên 5 tiêu chí là tốt lắm rồi. Riêng mình lúc nào cũng đặt giá rẻ lên hàng đầu

Mọi người sao thì mình không biết chứ quan điểm mình cứ giá rẻ em thấy thanh khoản ra vào cực dễ. Không phải lăn tăn nhiều, lỡ có không như ý cũng đỡ sợ đọng vốn. Cú khu nào ổn được 3 tiêu chí mà trong đó có rẻ là hô hào ae "Múc". Vừa rồi có ngó nghé thị trường Phan Thiết định xuống tiền làm một lô Mũi Né mà chậm chân vài ngày sau mấy cụ sale ở đó hét chênh đến nửa tỷ mà khiếp quá. Nhớ lại trước có người nói với mình rằng “khi đám đông tham lam thì mày nên sợ hãi” mình chuột rút luôn.

Loanh quanh khu vực Thanh- Nghệ- Tĩnh nghe ông anh giới thiệu thì mới giật mình. Đất đây rẻ vđ Bt-lk có sân Golf mà có 6-9tr/m đất. Sắp tới cũng nghe ngóng thấy mấy ông Vova,T&T, Flc các thứ nhảy vào. Mình dạo quanh chỉ lăn tăn mỗi cái là bãi biển hơi nhiều rác thôi J) còn lại thấy ổn

Mình mang lên đây kính mong có ai đó người vùng Thanh Nghệ Tĩnh này vào cảm nhận chút cho thực tế.

Nhân tiện đây cũng mong mọi người cùng bàn mở rộng về mảng này luôn.
 
  • Like
Reactions: VanTaiDaiHoangPhat
Mình xem bài này có ý kiến cũng hay


“Khi tôi tham quan các resort 5 sao Việt Nam, tôi thấy khách du lịch Việt Nam là chính, còn khách du lịch nước ngoài lại thích kiểu khác. Họ thích khám phá, phiêu lưu, mạo hiểm, du lịch tiết kiệm. Vì vậy, chúng ta phải cân đối, cần tập trung cả quảng bá du lịch cho khách nội địa”, ông Nam chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản du lịch 2019.
Ông Nam đánh giá, du lịch Việt Nam đôi khi quá xem trọng vai trò của khách du lịch nước ngoài, trong khi 80 triệu người Việt đóng vai trò khách du lịch nội địa cũng quan trọng không kém.
 
Mọi người nghĩ sao về đầu tư Condotel, Dự án Laluna - Bến du thuyền tại Nha Trang, dự án này Chủ đầu tư cam kết 5 năm đầu lợi nhuận 9%, cam kết mua lại với giá bằng 120% giá trị ban đầu, đương nhiên là có cam kết vô điều kiện của ngân hàng về lợi nhuận và mua lại.

Tính toán tại thời điểm hiện tại thì cao hơn ngân hàng anh, lời thêm được 15 ngày nghỉ, năm này không nghỉ hoặc sử dụng chưa hết thì được cộng dồn ngày nghỉ qua các năm, phù hợp với những người nhàn rỗi, có tiền nhàn rỗi và thích đi du lịch, chỉ cần thích đi nước nào trong hệ thống của họ, họ (đơn vị quản lý Thụy Sĩ) sẽ hỗ trợ làm visa cho đi nước đó.

Dự án sẽ cải tạo lại hết bờ biển, có Casino cho người Việt luôn nên khả năng hấp dẫn khách du lịch.

Thực chất là chủ đầu tư huy động vốn giá rẻ, vì phát triển dự án mà đi vay thì cũng trên 10% rồi, nên thật ra đây chỉ là bài huy động vốn. Khách hàng mua được lãi cao hơn ngân hàng còn chủ đầu tư thì đi vay thấp hơn ngân hàng. Chủ đầu tư còn cam kết mua lại sau khi hết thời gian cam kết lợi nhuận.
 
Mọi người có thể đọc bài viết

Việt Nam là nước duy nhất còn phát triển condotel - tuy condotel rất hấp dẫn vì nó tạo ra dòng tiền ngay cả khi sản phẩm chưa được xây dựng xong nhưng khái niệm condotel đã bị đánh giá quá cao ở Việt Nam.



Lợi nhuận 10-15%/năm chỉ mang tính quảng bá

Trên thế giới, mức cam kết lợi nhuận 10-15% rất ít được nhắc đến. Ở Việt Nam, sở dĩ có mức cam kết này vì nhiều doanh nghiệp chưa hiểu cách vận hành của loại hình này. Theo ông Schroter, để có được lợi nhuận 10-15% phải tốn rất nhiều chi phí vận hành. Condotel chỉ đạt được mức lợi nhuận đó khi nằm ở điểm đến rất nổi tiếng và khách du lịch thường xuyên quay trở lại. Để có được một điểm đến như vậy phải tốn hàng thập kỷ đầu tư và quảng bá chứ không phải một sớm một chiều. Còn ở Việt Nam, người ta tạo ra lợi nhuận này để quảng bá hơn là để hiện thực.

Vậy tại sao có cam kết lợi nhuận này - rất đơn giản là bất kỳ ai ngồi lập chi tiết về tính dòng tiền của các dự án condotel thì thấy vấn đề cam kết lợi nhuận không khó với Chủ Đầu Tư, vì đa phần tiền bán condotel đã cover hết chi phí xây dựng và thừa ra một cục tiền kha khá, cục này bao gồm tiền cam kết và tiền lời của dự án. Cái gọi là bảo lãnh thanh toán lợi nhuận, thì khi tiến hành thanh toán, một phần số tiền thanh toán sẽ được khóa lại để đảm bảo thanh toán sau này, Chủ Đầu Tư được hưởng lãi rồi. Đến đây thì mọi người đã hiểu cam kết mua lại khi không còn bảo lãnh thanh toán lợi nhuận hết hiệu lực (ví dụ chỉ cam kết lợi nhuận trong 5 năm năm đầu, năm thứ 6 không còn cam kết nữa) - đúc kết gọn là MỠ NÓ RÁN NÓ.

Khi đầu tư vào condotel - thực chất đây là hình thức hợp tác kinh doanh, bản chất hoàn toàn khác đầu tư vào bất động sản căn hộ hay đất nền, hình thức góp vốn mà Chủ Đầu Tư nắm đằng cán quá chắc. Hình thức hợp tác đầu tư này đâu có gì mới tại Việt Nam đâu, cách đây 15 năm đã được kêu gọi rồi. Khi đầu tư vào BĐS căn hộ hay đất nền thì 5-7 năm sau có thể giá nó sẽ tăng lên gấp đôi, còn condotel thì giá nó vẫn vậy mà thôi.
 
Mấy năm trước nhiều doanh nghiệp có bài:
- Đưa tiền cho tôi, tôi xây nhà cho... tôi
- Mỗi năm anh được nghỉ 15 ngày không phải trả thêm tiền
- Anh đưa tiền trước trong 10 năm.
Nghe vô lý vãi nhưng vẫn có nhiều người xuống tiền. Trong lúc đó nếu muốn thụ hưởng thì chỉ nên mua các gói sở hữu kỳ nghỉ của các doanh nghiệp có uy tín và có nhiều khu nghỉ thuộc hệ thống ... vì rất nhiều doanh nghiệp tuy bán gói nghỉ 15 ngày/năm, nhưng nguyên mùa hè hết phòng, ở miền Nam còn đỡ, chứ miền Bắc lạnh sun trym chứ nghỉ dưỡng gì nổi. Không biết bài còn bài condotel này là gì ... cũng giống hợp đồng góp vốn của mấy dự án 10 năm trước thôi.
 
  • Like
Reactions: rubycityct3 and VCN
Mấy năm trước nhiều doanh nghiệp có bài:
- Đưa tiền cho tôi, tôi xây nhà cho... tôi
- Mỗi năm anh được nghỉ 15 ngày không phải trả thêm tiền
- Anh đưa tiền trước trong 10 năm.
Nghe vô lý vãi nhưng vẫn có nhiều người xuống tiền. Trong lúc đó nếu muốn thụ hưởng thì chỉ nên mua các gói sở hữu kỳ nghỉ của các doanh nghiệp có uy tín và có nhiều khu nghỉ thuộc hệ thống ... vì rất nhiều doanh nghiệp tuy bán gói nghỉ 15 ngày/năm, nhưng nguyên mùa hè hết phòng, ở miền Nam còn đỡ, chứ miền Bắc lạnh sun trym chứ nghỉ dưỡng gì nổi. Không biết bài còn bài condotel này là gì ... cũng giống hợp đồng góp vốn của mấy dự án 10 năm trước thôi.
Năm 2018, theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cả nước có hơn 8.600 sản phẩm condotel được mở bán. Trong đó, Khánh Hoà có tỷ trọng nguồn cung lớn nhất (26,2%), xếp thứ hai là Quảng Ninh (19,1%), Đà Nẵng có lượng nguồn cung condotel đứng thứ 3 cả nước (14,2%).
Năm 2018, cả nước có hơn 7.800 giao dịch condotel thành công đến từ các dự án mở bán và mở bán trước đó. Trong đó, quý IV chứng kiến lượng giao dịch lớn nhất với hơn 2.500 sản phẩm, quý IV ít nhất với 989 sản phẩm được giao dịch thành công.
Nhận định thị trường bất động sản 2019, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nói: “Lượng giao dịch thành công năm 2019 về sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng sẽ vượt năm 2018 khoảng trên 50%”.

308
 
  • Like
Reactions: MoLang
Cocobay Đà Nẵng hot trên Facebook mấy hôm nay, dù lùm xùm từ năm ngoái


Cũng đúng thôi, giá đất, giá xây dựng, giá bán căn hộ thì trên trời, cho thuê chả đáng bao nhiêu, phòng ốc gì bé như con muỗi xung quanh chả có gì vui chơi

cobay01.png

cobay02.png

cobay03.png

cobay04.png


Khi nào giá trị bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam tương xứng địa tô (giá trị thuê) chứ cứ kiểu cam kết lợi nhuận thì chỉ có mỡ nó rán nó, chứ làm sao chủ đầu tư chi trả nổi với cái cam kết của mình.

Rõ ràng giờ phải xóa bài làm lại thôi. Hoặc khách hàng có quyền sở hữu như căn hộ, đóng tiền thêm và muốn ở hay cho thuê thì tuỳ . Hoặc là tiếp tục giao Cocobay cho thuê nhưng lợi nhuận ăn chia thì thoả thuận lại, không đồng ý với hai cái trên thì thanh lý hợp đồng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Cocobay đều nắm đằng chuôi, thu được phí quản lý, không ở, không cho thuê cũng đóng phí. Còn thanh lý thì xem như Cocobat mua lại hàng mình bán ra với giá hợp lý
 
  • Like
Reactions: BatDongSanViet
Cocobay Đà Nẵng - dự án Condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết


Condotel nỗi niềm người trong cuộc


Nhắc Đến Condotel, Người Ta Bỗng Thấy ‘Sợ’. Nếu ở Nha Trang có Bavico vì cam kết quá cao đến 15% /năm nên đã vỡ trận, thì Cocobay Đà Nẵng cũng chịu chung số phận khi có đến 10.000 phòng khách sạn mà nguồn khách lại không thể đáp ứng. Dự án đất ma, đất nông nghiệp chưa chuyển đổi đã tự cắm mốc bán còn nhiều gấp trăm lần Condotel, nhưng Condotel lại là những khối bê tông vài chục triệu đô nằm giữa trời đập thẳng vào mắt khiến người ta không khỏi tiếc nuối và bỗng thấy sợ loại hình này.

Bất động sản nghĩ dưỡng về lý thuyết thiên đường thì mô hình cùng làm (bên góp tiền, bên xây dựng rồi quản lý vận hành) cùng ăn (chia sẻ doanh thu/lợi nhuận) rất là văn minh, dưng thực tế thì bên góp tiền đang thả gà ra đuổi.

Sau Cocobay thì còn nhiều dự án tiếp tục, vì các Condotel đang ế sưng ế sịa ... kinh doanh lưu trú 10% là thấy ngáp lên ngáp xuống, đằng này 15% thì đào đâu ra

Hiện nhiều người đã dính bẫy FLC Sea Tower ở Quy Nhơn đòi thanh lý hợp đồng FLC trả cho 30% còn lại treo tới bây giờ xù nợ luôn vì hợp đồng mấy cái dự án kiểu này toàn thấy người mua nộp tiền, và chủ đầu tư muốn cho lại cái gì thì tuỳ chủ đầu tư.

Với Nova Land thì Nova là chơi kiểu tổng kết quả kinh doanh sao thì chia theo tỉ lệ, sale hót là không có ảo như mấy anh 12% năm, nhưng cần vẫn 20 chục năm sau Nova vẫn bảo "vẫn lỗ", vì chỉ cần hạch toán chi phí vận hành, trả tiền cho trung gian, khuyến mãi các kiểu,... thiên hạ tha hồ bu vô phá banh xong xách dái đi .


Lắm lúc nghĩ cũng thấy buồn cười, một chính phủ có công an, quân đội trong tay, có quyền in tiền, có quyền thu thuế nhưng hễ có thằng bỏ mẹ nào đó đưa tin Việt Nam sẽ vỡ nợ với thiếu tiền là được like với share nhiệt tình!!! Ấy thế mà mấy doanh nghiệp (là cái đám mà lời nói ít đáng tin nhất trên đời) hứa hẹn lợi nhuận cao hàng chục năm, thậm chí trọn đời mà vẫn có nhiều anh chị tin tưởng nhiệt tình giao cả tỷ đồng cho nó nhỉ ??? Lại câu muôn thuở người ta là công ty làm sao dám làm bậy.
 
Khung pháp lý của Condotel đang phải chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường


Bản chất Officetel, Condotel, tên gọi, phạm vi như thế nào, định danh là gì thì hiện Luật và Nghị định đều chưa có. Cần phải có văn bản pháp luật quy định cụ thể, do đó, Thủ tướng đã có văn bản đề nghị Bộ xây dựng chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rõ chế độ sử dụng đấ đai của các loại hình văn phòng, căn hộ nghỉ dưỡng, sau đó mới ban hành quy chế quản lý, vận hành.

Trước đó, tại Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel); nhà trọ, phòng trọ cho thuê.

Hiện nay dân tình mua condotel vì số tiền phải đóng thấp, lại được cam kết trả lãi và tặng ngày nghỉ. Nhiều người tặc lưỡi nghĩ rằng giống bỏ tiết kiệm nhưng có lợi hơn vì được sở hữu căn hộ, thực chất có sở hữu gì đâu, chỉ cho chủ đầu tư vay tiền lãi suất thấp và được lại quả vài ngày nghỉ trong năm, buồn tình chủ đầu tư tuyên bố không trả lãi vay nữa thì khóc tiếng Mường Tè

Đặc biệt, nếu như hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có căn cứ rất rõ ràng về các điều khoản được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản thì trong hợp đồng mua bán Condotel lại chỉ có thể dựa vào Luật Dân sự trên cơ sở những thoả thuận của hai bên chủ đầu tư và khách hàng nên việc xảy ra "thất hứa" hoặc tranh chấp là khó tránh khỏi.
 
Vâng khi mà ACE được các bạn telesale tư vấn mua condotel, cổ phiếu nhượng quyền, abcxyz này nọ.... cam kết lợi nhuận đến 18-19%/năm .... thì chỉ cần hỏi lại một câu thôi "Thế lấy gì đảm bảo là chủ dự án phải thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư", chắc chắn là không bạn sale nào được câu trả lời hỏi này một cách thỏa đáng - chắc có câu muôn thưở, người ta là công ty - người ta không làm bậy đâu.

Đầu tư hay mua bán bất cứ món gì từ to đến nhỏ phải tự mình phân tích suy luận nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ, chứ chỉ nghe theo lời mấy bạn sale thì phải chấp nhận thương đau thôi.

Với codotel căn cứ để ký thỏa thuận duy nhất hiện nay là luật Dân sự, khi đó cam kết có thể chia làm 2 loại là cam kết ràng buộc và cam kết không ràng buộc (đơn giản chỉ là 1 lời hứa). Đối với cam kết ràng buộc thì trong hợp đồng phải có điều khoản về biện pháp chế tài trong trường hợp bên cam kết không thực hiện được cam kết. Còn đối với cam kết không ràng buộc, nếu không thực hiện được thì đơn giản chỉ là mất uy tín. Vì vậy, các ACE mua bán cái gì mà dựa theo cam kết thì nhớ đọc kỹ hợp đồng nhé!
 
Chủ tịch Cocobay vỡ trận, xin lỗi, ai thích cứ kiện


Giá như đừng đổi tên thành tập đoàn Đế Vương thì có lẽ không xui như thế này, rồi anh bầu Hiển ngân hàng SHB hứa hẹn thế này thì ai mà tin nữa



Ông Mai Huy Tân là tiến sĩ Toán học ở Đức, ông được biết đến là người sáng lập ra thương hiệu xúc xích Đức Việt. Ông Tân cho biết, ông quyết định mua Cocobay vì ông tin vào hai người bạn là ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Emipre, Chủ đầu tư dự án Cocobay và ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch hội đồng Quản trị SHB, đại diện đơn vị cấp vốn cho chủ đầu tư Cocobay, vừa là ngân hàng độc quyền cấp vốn cho các chủ sở hữu mua nhà tại dự án, đồng thời cũng là ngân hàng bảo lãnh cho dự án về mặt tiến độ.

Đầu năm vẫn còn mạnh mồm - Chủ tịch Empire Group: ‘Chúng tôi sẽ làm thêm 5 cái Cocobay, đã chuẩn bị xong hạ tầng rồi’


Giờ thẳng thừng tuyên bố việc dự án condotel “vỡ trận” trong chi trả lợi nhuận cam kết là đề tài đã âm ỷ thời gian dài. Việc này không chỉ ở dự án Cocobay này mà cả thị trường. Giờ còn tuyên bố muốn tự kinh doanh thì thứ nhất, phải nộp thêm 15% giá hợp đồng. Đếch hiểu tại sao lại thế??? Rõ ràng là đang lỗ sặc mịa nó gạch thì tại sao lại bắt người ta nộp tiền để ôm cái của nợ đó? Thứ hai, nếu không ở Đà Nẵng thì chỉ còn mỗi cách thuê người ở địa phương quản lý hoặc ăn chia theo lợi nhuận .... Ặc ặc thực hiện xong 2 cái này thì chắc chỉ còn nghe thấy tiếng đếm tiền chứ đừng mơ có tiền vào túi nữa!!!

Còn không thì giờ đây là hợp đồng kinh doanh, nếu vi phạm cam kết thì trả lại tiền, méo có chuyện phạt phéo gì hết, vì lúc soạn hợp đồng thì mấy anh mua đang tít hết cả mắt, có nghĩ đến vụ phạt gì đâu, giờ thì từ từ trả, chỉ là chậm trả thôi, chứ không phải là không trả, từ từ rồi cũng trả à.

Còn không thì chờ Dự án Cocobay Đà Nẵng đã được chuyển đổi từ condotel thành chung cư


Thời buổi này ai lại ra chỗ khỉ ho cò cò gáy để làm chỗ ở. Chưa kể dịch vụ chung cư nó khác với khu vui chơi, chung cư là độc lập, bây giờ chung chạ tá lả rồi tranh chấp quản lý, rồi tá lả tùm lum,... éo ở cũng đóng phí,.... nói chung cái chung cư thuần khiết còn tranh cãi ỏm tỏi, giờ chuột éo ra chuột, dơi chả ra dơi,... éo biết sao luôn .

Giờ anh Thành đổ thừa cho mợ Coco Trần này là đầu têu vụ này, ăn hại quá

6a2ronaldo-0-9009-1493375909-1493383094.jpg




Có ai biết Coco Trần này lại là ái nữ của ngài Thuyết Buôn Vua


Sai lầm của “những đứa trẻ nhà Empire”

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch Empire Group, dự án Cocobay Đà Nẵng do “lớp trẻ của Empire Group” vận hành.

“Tất cả mọi thứ về ý tưởng, kế hoạch kinh doanh… đều được ‘set up’ một cách khoa học, chuẩn mực. Anh Trương Gia Bình (chủ tịch Tập đoàn FPT), anh Trần Bá Dương (chủ tịch THACO) khi nghe kế hoạch đều gật gù rằng quá chuẩn. Thậm chí có những thứ mà anh Dương phải đánh giá là rất bất ngờ”, ông Thành nói tại một buổi tọa đàm nhỏ tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 1/2019.

Tuy nhiên, “tai vạ” đã xảy ra khi Vũ ‘nhôm’ bị bắt. “Tất cả bị đảo lộn hết, dự án bị chậm trễ. Bởi vì kế hoạch kinh doanh ban đầu trong tình thế mới đã không còn khả thi nữa”.

“Các bạn trẻ của tôi, cả về sức đề kháng lẫn khả năng thích ứng với hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam vẫn còn kém. Các bạn tính hết rủi ro về khách hàng, về KPI… nhưng không tính đến rủi ro chính sách”, ông Thành chia sẻ.

Đáng chú ý, ông Thành thừa nhận những yếu kém trong quản trị dự án. Theo ông, trong giai đoạn 2016 – 2017, Cocobay đã chi cả nghìn tỷ đồng để làm truyền thông.

“Mình không quản trị tốt dòng tiền”, ông nói.
 
Kinh doanh mà. Thành Đô tính hết rồi, văn minh nhất là kiện ra tòa, khi các đâm đầu vào ký hợp đồng không chịu tìm hiểu thì chịu đi. Chính sách rõ ràng còn rủi ro ngút ngàn, đàng này chính sách phập phồng. Rõ ràng ngay từ ban đầu Địa Tô thấp hơn Chi Phí Vốn, chạy tiếp thì thành mô hình Ponzi. Hiện giờ khắp nới Địa Tô thấp hơn Chi Phí Vốn, vấn đề là cái nào nổ tiếp thôi.
 
Nói chung cần xem lại vai trò ngân hàng SHB, giờ cứ ngồi ung dung thu tiền lãi


Bạn bè kiểu này


Giờ qua SHB gửi tiết kiệm, nếu nghe anh Hiển cũng bảo “yên tâm” thì nên mang tiền về cho nó lành vì anh Hiển này cực kỳ bí hiểm khi ngân hàng của anh ấy đưa lãi suất cực cao để huy động vốn. Tiền thì anh ấy đổ hết vào bất động sản thông qua việc thâu tóm cổ phần của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Nhưng quá trình triển khai các dự án bất động sản của anh ấy thì như mứt! Chẳng thấy cái nào ra hồn cả!?? Cái sân Hàng Đẫy hô hào cho đã rồi để yên đấy, rồi đất Tổng công ty Xuất nhập khẩu rau quả , rồi ngã tư phố Hàng Bài, Lý Thường Kiệt có mảnh đất cực đẹp của SHB nhưng quây tôn mấy năm nay rồi mà chẳng làm gì!? Có đứa em làm trong công ty thiết kế của tập đoàn T&T thấy bảo nhiều dự án lắm nhưng cái nào cũng vẽ ra rồi bỏ đấy!!! Có một ngân hàng cũng có kiểu làm tương tự là SEA Bank của chị Nga. Huy động vốn để gom rất nhiều đất nhưng toàn vứt đấy!!!

Còn Codotel thì toàn thành phần thông minh cắm nhà vay ngân hàng 5.5% qua đây đánh ăn 12%, thì vui rồi. Sắp tới các dự án nghỉ dưỡng có cam kết trả lợi nhuận 8% trở lên, thời gian cam kết 5 năm trở lên sẽ bể thôi, giai đoạn này chưa bể nhưng sẽ gần như mất thanh khoản. Mấy dự án của Vin giờ thì tiền chia vẫn nhận đủ, đến thời điểm này nhưng bán lại rất khó, nhiều người bán ít người mua, chênh ít không đáng kể, còn 15 đêm nghỉ hàng năm thì năm đầu book dễ, cho ăn 3 bữa, năm sau giảm chỉ cho ăn sáng, càng ngày càng khó book phòng, phải book xa hoặc giữa tuần thì mới book được, nói chung là kẹp chym rồi.
 
Văn hóa băng rôn - Bị "lật kèo", khách hàng Cocobay Đà Nẵng ùn ùn kéo đến trụ sở Thành Đô đòi quyền lợi



photo-1-1574929827097345729520-crop-15749298338972077369687.jpg


Bây giờ có anh chị nào làm start-up trong lĩnh vực căng băng rôn kiểu Grab thì chắc làm ăn ổn nhể!!!

Giờ mới biết bạn biết bè khi hoạn nạn - Ông chủ Cocobay Nguyễn Đức Thành: ‘Không bao giờ có chuyện tôi và ông Hiển đến nhà ông Tân mời đầu tư’


Anh Xúc Xích thì kêu là bị hai bạn hữu Cocobay và SHB đến tận nhà dụ dỗ. Cocobay thì nói là không đến nhà dụ dỗ, mà là bạn Xúc Xích tự tìm đến đầu tư, và Cocobay lại còn phải cố gắng giúp đỡ, tạo điều kiện để vay ưu đãi. Bên nào cũng tỏ ra là đường đường chính chính, là nhân nghĩa, biết tin ai bây giờ.

Anh Xúc Xích tính rằng trong 8 năm sẽ không phải làm gì hết mà chỉ cần lấy tiền của bên Empire trả để trả lãi cho anh SHB (ăn ra 1-2%). Sau khi trả hết nợ thì tài sản hoàn toàn của mình và vẫn cứ tiếp tục thu tiền hoặc bán. Giờ thì anh bạn Cocobat chạy làng mà anh SHB vẫn đòi nợ thì theo anh Xúc Xích hoặc là phải bỏ tiền túi ra trả nợ ngân hàng trong khi vẫn phải tự đứng ra làm hoặc thuê thằng quản lý chỗ nhà đã mua, hoặc là phải bán cắt lỗ, trả nợ ngân hàng ... không là anh bạn SHB thu nhà xiết nợ.

Anh Xúc Xích đâu ngờ rằng tiền anh nhận được 2 năm qua là thực chất cũng là tiền của anh ấy mà Empire cắt ra trả. Giờ mà để tự khai thác thì phải bù tiền ra là cái chắc!!! Vậy mớ biệt thự này đáng giá bao nhiêu nếu bán đi? Và nếu tự kinh doanh thì thu đuợc bao nhiêu sau khi phải bỏ ra rất nhiều chi phí quản lý, công sức và cả tiền phí cho Cocobay? Nếu tự làm mà có đuợc lợi nhuận cao, thì tự nhiên dễ bán, và bán đuợc giá, nhưng nếu tự làm mà không thu về đuợc bao nhiêu, thậm chí là lỗ, thì bán ai mua? Khó lắm thay. Mà đó là chưa tính đến sức ép nợ 300 tỉ từ SHB với mức lãi suất hết ưu đãi 1x% nữa, khó càng thêm khó. Rồi tính đến chuyện 200 tỉ sau 2-3 năm nay cũng đáng ra phải lên đuợc 100-200 tỉ khi đi mua đất đai đàng hoàng thì lại càng thốn nữa.
 
Đến thời điểm này nên Việt hóa Condotel là Côn Đồ Theo, sự kiện Con Cò Bay (Cocobay) có tính biểu tượng, và có tính lan truyền cao ... Nó sẽ làm toàn bộ phân khúc Côn Đồ Theo (Condotel) sụp đổ. Côn Đồ Theo (Condotel) không giống như ngân hàng trả lãi tiết kiệm cho người gửi đâu, vì ngân hàng thì cho vay ăn chênh lệch, nhu cầu vay luôn có. Còn Côn Đồ Theo (Condotel) dù vị trí tốt thì cũng khó có hiệu suất kín phòng mọi lúc, chưa nói hiệu quả kinh doanh, như phân tích dưới đây:

1. Cứ tính an toàn nhất hiện nay là Vin cam kết lãi 8-10% như Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng, Vinpearl Condotel Empire Nha Trang, Vinpearl Condotel Phú Quốc .... thì nếu trả tiền mặt 100% thì về đến tay là 8-10% sau khi trừ thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng của căn hộ - biệt thự. Nếu vay 70% căn hộ/biệt thự đó thì đúng là cầm ku cho thằng khác đái luôn vì ngân hàng sẽ tính khoảng 7- 8% vài năm đầu và 9-10% những năm tiếp theo. Trong khi đó cam kết 10% (thực thu 8%) của cđt trong 5 - 10 năm ( tùy dự án) nó sẽ lậm vào vốn ban đầu bỏ ra hoặc người mua phải bù thêm tiền vào trả cho chênh lệch lãi suất đó những năm sau.

2. Rồi cầm tiền lãi 7-8% /năm đều trong suốt vòng đời sản phẩm ký trong hợp đồng, nhưng đâu biết vài năm sau mà có sửa chữa, nâng cấp thì Vin họ sẽ sửa chữa, nhưng tiền là của mình, gía thì Vin quyết, người thì của Vin làm, mình không trả nó cắn vào cái tiền đó đó, người mình tới làm thì Vin đuổi không cho vào, mình cắn răng làm lén thì Vin phạt,... lớ ngớ Vin tịch thu mẹ nó cái Côn Đồ Theo để cấn trừ. Lúc này mới giao nhà, đang tích cực lùa gà trên toàn mặt trận nên chưa đả động gì đến thôi, chứ cứ để sau 5 năm, 10 năm coi. 2 tháng sửa chữa nhỏ, 3 tháng sửa chữa to, 6 tháng đại tu, 1 năm nâng cấp.... sau này vãi quá chắc bán mẹ nó lại cho Vin. Cơ mà cũng chả phải chỉ có Vin nó thế, mà thằng nào cũng vậy,...chạy éo đâu cho thoát. Cơ mà vui hơn nữa đó là bọn Côn Đô Theo nó cam kết là cam kết theo % giá bán tại thời điểm bán. Ngày hôm nay thấy nó trả tiền còn mua được con SH ,... mấy năm sau lạm phát chắc mua được cái bánh mì.
 
  • Haha
Reactions: ArcReal
Quy luật muôn thuở, cái miếng gì thơm thì rủi ro càng cao, kinh doanh thì phải biết lường mấy chuyện đó, giờ còn có trò biến thành chung cư thì càng rủi ro cao nữa, lý do ai mà tới đại công trường ngổn ngang đó mà thuê khách sạn, chỗ khỉ ho cò gáy thì ai mua để ở. Chưa nói muốn chuyển sang mua chung cư thì ngu gì chủ đầu tư không bắt ói thêm tiền, còn không thì vui lòng kiện tụng theo luật Dân Sự vì pháp lý Côn Đồ Theo thì chưa có, vác nhau lên toà thì toà tuyên vô hiệu, tiền của chúng mày đã chuyển hoá vào bê tông cốt thép rồi thì ngồi đó chờ rã cốt thép khỏi bê tông mà lấy về. Đây vui lòng đọc đi


Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết các thỏa thuận chi phí chuyển đổi condotel thành căn hộ chung cư, thu nhập cam kết và xử lý hợp đồng/thỏa thuận đã ký giữa chủ đầu tư và khách hàng là thỏa thuận dân sự.

Chính vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị hai bên căn cứ hợp đồng/thỏa thuận đã ký để xử lý các vấn đề có liên quan. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, đề nghị liên hệ Tòa án có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.

Chưa nói từ Côn Đồ Theo chuyển sang nhà tập thể thì đủ thứ nữa

Về thủ tục xây dựng để chuyển đổi căn hộ khách sạn thành căn hộ chung cư nêu trên, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết chủ đầu tư phải triển khai một số công việc.

Đối với các công trình đang xây dựng, chủ đầu tư phải thỏa thuận cụ thế với khách hàng để làm cơ sở lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh, gửi Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng có ý kiến, trước khi Sở Xây dựng cấp phép xây dựng điều chỉnh theo quy định.
Đối với các công trình chưa xây dựng, chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ thiết kế, gửi Cục quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm định, trước khi Sở Xây dựng cấp phép theo quy định.

Chủ đầu tư cũng được yêu cầu triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với tiến độ công trình nhà ở, đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đến ở.

Nghĩa là cho chuyển sang nhà tập thể không có nghĩa ngay lập tức biến thành nhà tập thể, bởi để đảm bảo đứa con lai tạp chủng này trở thành nhà tập thể được thì lại phải tuân thủ rất nhiều yếu tố về pháp lý , quy định mới thoả mãn dc. Mà như vầy thì tốn tiền khủng lắm, tiền ở đây đôi khi chỉ là tiền đập phá sửa chữa,.... chứ chả phải mấy tiền chung chi bôi trơn,....


Rồi sau này cho dù lấy được nhà tập thể, thì chả nhẽ nhà riêng của mình mà lại phải ở chung với cái đám thuê mướn nào đó xung quanh, chịu sự chi phối của thằng chủ,.... vân vân và mây mây.... Rõ ràng vụ chuyển qua nhà tập thể chỉ là giải pháp chữa cháy cho vụ không ra được sổ cho người mua thôi, chứ bản thân người mua ban đầu họ quan tâm gì tới nhà tập thể chốn này.

Còn đòi cào cấu anh Hiển SHB ư - trách nhiệm của ngân hàng tài trợ vốn cho vay tại dự án Cocobay chỉ thế này


"SHB xin chia sẻ và khẳng định: Quyền kinh doanh là của chủ đầu tư. Thỏa thuận giữa chủ đầu tư với khách hàng và quyền kinh doanh của chủ đầu tư thực hiện theo luật doanh nghiệp và luật dân sự. Do đó, việc giải quyết các vấn đề khúc mắc, các thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư và khách hàng. Tuy nhiên, với tinh thần hỗ trợ khách hàng, SHB sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ giải quyết (nếu cần)", văn bản của SHB nhấn mạnh.

Tóm lại là anh Hiển SHB chẳng có trách nhiệm gì trong vụ này cả

Còn chuyện sửa chữa Côn Đồ Theo thì làm sao tự sửa chữa được, vì đầu tư vào Côn Đồ Theo này là đầu tư tài chính được đảm bảo bằng bất động sản thôi, chứ có phải mua nhà hay căn hộ tự cho thuê đâu, giống như mua chứng khoán thôi, chia tỷ lệ tiền lời sau khi tổng kết hết tất cả các chi phí.

Còn tiến sĩ Xúc Xích thì cũng phải xem lại nội dung chém gió của mình trên truyền thông


Theo ông Tân, thời điểm đó ông không có ý định đầu tư vào bất động sản mà muốn đóng góp số vốn có được cho một doanh nghiệp đáng tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch.

Kết quả qua nhiều cuộc thương lượng, tổng giá trị ông đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng dưới danh nghĩa Công ty TNHH Nhịp cầu Việt - Đức đầu tư khoảng gần 600 tỷ đồng, trong đó vay SHB 402 tỷ đồng, gồm: Mua 8 căn biệt thự 5 sao ở khu Naman Retreat, với cam kết lợi nhuận là 10%/năm; mua 24 căn Boutique Hotel và 10 căn condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng (mỗi Boutique Hotel cao 7 tầng, có 20 phòng ngủ, 2 tầng kinh doanh) với cam kết lợi nhuận là 12,5%/năm. 10 căn condotel cam kết lợi nhuận là 12%/năm, tổng cộng là 42 bất động sản.
TS Xúc Xích đầu tư vào khu Cao tầng Botique và biệt thự là nhiều, Côn Đồ Theo chỉ 10 căn nhỏ, um sùm làm gì để tèo luôn nguồn để trả nợ SHB.
 
Khi bất động sản Đà Nẵng tăng gấp ba gấp bốn thì TS Xúc Xích không xả hàng đi, ôm rồi giờ ngồi than. Ông Nguyễn Đức Thành là người dũng cảm, thừa nhận sự việc vì cũng có rất nhiều đâu đó việc tương tự chỉ có điều họ không nói ra... Ông đã khẳng định đến giờ này khách hàng chưa thiệt hại gì cả. Hai năm vừa rồi đã chi trả hàng trăm tỉ thu nhập cam kết. Năm 2019 còn một số chưa chi trả nhưng cam kết vẫn chi trả đến hết 31/12.

Giờ thì thuận theo hợp đồng mà chơi, không thì đóng thêm 15% để chuyển sang chung cư, rõ ràng chưa biết nhà nước thu tiền chuyển mục đích đất là bao nhiêu nhưng đã chốt luôn con số là 15% trên đơn giá, nếu cảm thấy nhầm thì đừng đóng thêm.

Các giải pháp cũng đã công khai gửi tới khách hàng rồi.
 
Đề nghị cắt lưỡi mấy sale quảng cáo codontel (Côn Đồ Theo), hãy trả về đúng bản chất tiếng Việt - căn hộ du lịch hay biệt thự du lịch, tourist apartments hay tourist villas, chính bản thân Bộ Xây Dựng Việt Nam đã ghi rõ ràng rồi


From now on, the MoC planned to release quarterly reports to ensure transparency for the domestic property market. According to this report compiled using information from construction departments in 22 provinces and cities nationwide, in the third quarter of this year, there were 167 housing development projects with 134,668 apartments that had been licensed and were under construction. There were also 10 projects with 3,184 tourist apartments and 720 villas.
 
Bắt Tổng Giám đốc dự án Condotel đầu tiên "vỡ trận" cam kết lợi nhuận



Hy vọng sau những bài báo này thì các ACE làm môi giới BĐS không đi bán hàng Côn Đồ Theo nữa

Xem bài liên quan bên OS là đủ choáng rồi

RMX nói:
Thời hạn sử dụng chỉ còn có hơn 30 năm thôi. Pháp lý không ra sổ riêng tên người mua được. Không cần đi đâu xa, cứ xem dự án Oceanami đẹp nhất Bà Rịa Vũng Tàu, đang ôm nhau khóc cả bầy kia kìa. Pháp lý là chung cho cả nước nhé, sổ mang tên chủ đầu tư và ghi thêm một dòng chữ ''không được mua bán sang nhượng''. Dự án đã đi vào hoạt động gần 2 năm, rất đông khách hầu như full vào cao điểm, nhưng lợi nhuận chia ko được bao nhiêu thua cả lãi suất ngân hàng. Biệt thự 230m2 full nội thất, cách biển vài bước chân, lưng sơn hướng thủy, cách Saigon 90km giá 5ty, bán lỗ cũng chẳng ai thèm mua... thực tế cho tương lai ảo là đây...

Với giấy tờ này thì thua to

CvQjNMm
BT02-15-1.jpg


Đây đang là biệt thự thì còn có người thuê, chứ mấy cái căn hộ Côn Đồ Theo thì chắc chắn là ế sưng sỉa ... dù có là Sungroup hoặc Vingroup cũng không tin được giai đoạn này vì mua mấy sản phẩm này xong khách thành tù nhân của chủ đầu tư. Nói chung là giai đoạn này các thể loại tel thì nên né cho nó lành.

Cũng lưu ý là các dự án tel đều có thời gian thực sự đi vào khai thác thấp hơn 50 năm, lý dính vụ giao đất từ rất là xa xưa nhưng do không chịu triển khai nên thời gian cứ thế hững hờ trôi đi ... giờ xác định lại thì phải đấu giá, hoặc giao đất theo giá mới thì lại rất là cao.
 
Có bài này cũng hay hay chia sẻ mọi người

COCOBAY - ĐÂU MỚI LÀ THẰNG NGU?

Vụ ông cụ đầu tư 600 tỷ vào Cocobay là ví dụ điển hình của đòn bẩy tài chính, một thứ mà dân chơi chứng khoán, bất động sản rất hay dùng. Tiện thể, thầy chỉ cho các em xem nó là như nào.

Đúng như từ đòn bẩy, kỹ thuật đầu tư này sẽ cho bạn mua số hàng có giá trị lớn hơn nhiều lần so với vốn bạn có. Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng, người ta sẽ cho bạn vay thêm 2 tỷ để mua 3 tỷ tiền hàng, với lãi suất 10% chẳng hạn, và sau một thời gian nhất định, giả dụ 1 năm, sẽ có 2 trường hợp sau.

1. Hàng tăng giá 30% lên 3.9 tỷ, bạn bán đi. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn lãi 700 triệu. Coi như lãi 70% trên vốn.
2. Hàng giảm giá 30% còn 2.1 tỷ, bạn không muốn bán cũng phải bán. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn nợ 100 triệu.

Trường hợp 2 được bọn Mỹ đặt cho một cái tên rất mỹ miều và rùng rợn là margin call. Có cả phim, mời gúc.

Khi bạn được mời mua nhà, mời mua cổ phiếu, mời đầu tư, cò luôn trình bày phương án 1 cho bạn, và luôn lờ đi phương án 2.

Tuy nhiên đời không như mơ. Rất nhiều nhà đầu tư, nếu như không muốn nói là đa số, rơi vào trường hợp 2. Đừng nghĩ họ ngu nhé, có một cao thủ ngành tài chính, tóc bạc phơ dù còn rất trẻ, cũng đang ngồi tù vì vậy đó.

Ông cụ mua 600 tỷ Cocobay cũng làm vậy thôi: Vốn gần 200 tỷ, vay 402 tỷ, mua 600 tỷ tiền nhà với hy vọng có dòng thu nhập 60 tỷ mỗi năm và nhà lên giá. Lãi vay ngân hàng thì mỗi năm phải trả độ 45 tỷ. Ví dụ nhà lên giá thành 1000 tỷ thì cụ bỏ túi ngon ơ 400 tỷ lãi trên vốn 200 tỷ.

Cụ chả ngọng đâu. Nhưng làm sao cụ giỏi bằng 3 tay chơi lão luyện là ngân hàng, nhà nước và chủ đầu tư được. Cụ chỉ là con gà trong ván tá lả đủ 4 tay. Sau 2 năm êm đềm hạnh phúc, dòng tiền của cụ cân bằng đẹp như mơ. Cụ lấy tiền thuê nhà trả lại vừa đủ cho ngân hàng, thì đùng một cái, chủ bảo thôi xoá bài làm lại, chơi ván khác.

Thành ra bây giờ cụ có 600 tỷ tiền ảo, cụ vay 330 tỷ (trả được hơn 70 tỷ vốn rồi), và cụ phải trả mỗi năm khoảng 35 tỷ lãi cho ngân hàng. Nhưng chủ đầu tư dừng trả lãi cho cụ. Bây giờ vòng quay tài chính bắt đầu đè bẹp cụ. Chỉ một năm nữa, cụ sẽ vay ngân hàng thành 365 tỷ, chưa kể nếu cụ nợ quá hạn, lãi suất siêu cao, cụ có thể bị nợ đến 402 tỷ.

Nhà cụ thì ảo, 600 tỷ đó thực ra giá trị thật tối đa 200 tỷ. Cụ bán cho là được 300 tỷ đi. Cụ trả ngân hàng xong vẫn nợ 102 tỷ, còn 200 tỷ vốn của cụ thì mất trắng. Mà cụ cứ càng kiện cáo cụ càng chết, vì nhà cụ bán không ai dám mua. Ngân hàng thì nó nắm luật bằng 1000 cụ. Money never sleeps. Cụ cần thời gian, còn ngân hàng và chủ đầu tư không có gì ngoài thời gian. Kiện 2 năm chứ 10 năm chúng nó vẫn hầu cụ được.

Thế mới tài.

À tài ở đây là ba thằng kia, không phải cụ. Mà người ta có câu: Khi người có tiền gặp người có kinh nghiệm, thì người có kinh nghiệm sẽ có tiền và người có tiền sẽ có kinh nghiệm.

Chỉ lo là không biết cụ còn thời gian để xài kinh nghiệm không, vì chu kỳ bất động sản là 10 năm...

Bài tập về nhà: Tìm trong tranh ở dưới xem con nào là Cụ, con nào là chủ đầu tư, con nào là ngân hàng,...

78679502_3300423339984390_6894867027840729088_n.jpg


Nguồn Facebook Thiên Lương

Xì tố là một trò chơi đầy cao thấp. Người chơi tìm cách đoán bài nhau, và tìm cách ăn nhiều khi có bài lớn và thua ít hay dọa cho người khác bỏ cuộc khi bài của mình xấu.
 
“Miếng pho-mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột”, không ai cho không ai cái gì, miếng ngon luôn là cạm bẫy dành cho những con chuột khờ khạo tự chui vào… chỗ chết. Đương nhiên lý thuyết thì luôn là thế, nhưng đời ai đâu học được chữ ngờ, mọi sự nào có đơn giản. Nào ai cũng đủ tỉnh táo để không bị “sập bẫy” đâu. Mà có khi lúc đầu không phải là cái bẫy ai đó “gài” để bẫy chúng ta. Nhưng rồi “trong quy trình vận động” nó biến thành cái bẫy lúc nào không biết.

Chuyện nhà nhà bỏ tiền đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng cũng vậy thôi, giống như “miếng pho-mát”, cái “bẫy” và… “chuột” ... dù những người môi giới BĐS chân chính có cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư vẫn bị ru ngủ trong những giấc mơ giàu có bởi các môi giới khác và từ chính sách bán hàng của chủ đầu tư, với lời hứa sẽ được hưởng thu nhập thụ động (Passive Income) cam kết với lãi suất cao mà vừa có nhà sang ... ôi cuộc đời còn tuyệt vời gì bằng. Với người lạc quan tếu nhất thì cũng chỉ cần tự đặt câu hỏi, nếu ngon ăn thì chủ đầu tư tự vay ngân hàng mà làm, mắc mớ gì phải đi huy động vốn.

Vậy bản chất là gì, bản chất là hàng ngộp, chủ đầu tư phải tìm cách bùa để biến hóa nó thành căn hộ thành biệt thự ... cái kim bọc lâu ngày cũng lòi mũi nhọn,
thế là vỡ trận! “Vỡ trận” cũng có nghĩa là hết được hưởng 12% theo hợp đồng, và cũng có nghĩa là… vỡ mộng vì căn hộ khách sạn khác một trời một vực với căn hộ chung cư - chí ít là về giá trị.

Ở đời, dù chê cười, nhưng nhiều người cũng thích ngồi mát ăn bát vàng. Nghĩ cho cùng cũng chẳng có gì là sai. Nhưng tính đi tính lại thì điều đó không bao giờ đơn giản. Việc bỏ một khối tiền lớn ra đầu tư (bỏ tiền ra cho người khác kinh doanh, để được chia phần) thông qua những căn hộ sang trọng (condotel) đến nay vẫn được xem là “xu hướng”. Nhưng thực tế khắc nghiệt hơn chúng ta tưởng. Những căn hộ “hình thành trong tương lai” quả là một cuộc chơi không dành cho người yếu tim. Gọi là “cuộc chơi” vì hình thức xây dựng, hình thức đầu tư, gọi vốn… còn nhiều khoảng trống pháp lý. Giả dụ, người kêu gọi đầu tư làm ăn thua lỗ thì sao? Chưa nói đến có trường hợp “dự án ma”, chiếm dụng vốn, hay là ôm tiền chạy mất…, lúc đó có ra tòa thì cũng còn mướt mồ hôi.

Câu chuyện của Cocobay Đà Nẵng hay là “miếng pho-mát khó xơi” đáng tiếc lại không cá biệt, nó đã xuất hiện ở nhiều dự án bất động sản (căn hộ cũng như đất nền); hay một thời là sàn vàng còn nay là tiền ảo; rỉ tai nhau góp vốn cho công ty nước ngoài… Đúng là có quá nhiều “pho-mát” và cũng quá nhiều cái bẫy. Trách người, nhưng cũng cần phải xem lại mình, vì thực ra kể cả khi miếng pho-mát cầm được trong tay rồi thì cũng khó đưa vào miệng lắm.

Và hôm nay với đại dịch Covid-19, chủ đầu tư rất sẵn sàng tuyên bố Hợp Đồng Vô Hiệu vì Điều Kiện Bất Khả Kháng là Bệnh Dịch.... thì thoải mái xé hợp đồng, luộc hết bọn Gà..... Giờ là lúc các chủ đầu tư Condotel, nghỉ dưỡng, ..... gì đó tha hồ tận dụng cơ hội để xé hợp đồng...thật tuyệt! Vâng nhưng con chuột bị xé hợp đồng nhưng ngậm ngùi mơ về nơi xa lắm quyền lấy lại Codotel .... thôi đành chờ chủ đầu tư thông báo về thời hạn trả lợi nhuận cụ thể ngay sau khi WHO tuyên bố hết dịch bệnh Covid-19, các cơ sở du lịch quay lại hoạt động, giống câu hứa có sổ hồng trước đây thôi.

Đừng kỳ vọng lấy lại BĐS nghỉ dưỡng vì đó là đất thương mại du lịch, chủ đầu tư không thể tách thửa được, và không khéo chủ đầu tư vẫn thông báo những con chuột phải tiếp tục trả tiền quản lý hàng tháng ... ôi đen vãi nồi.
 
Tưởng gì, chứ chuyện Covid-19 giáng đòn chí tử vào bất động sản nghỉ dưỡng là chuyện đương nhiên, làm ăn khó khăn thì cùng gánh nhau chia sẻ chứ, chuyện cam kết lợi nhuận là quá mạo hiểm đối với cả các chủ đầu tư dự án và khách hàng. Các chủ đầu tư lấy tiền đâu để trả cam kết cho khách hàng trong khi các khu du lịch, khách sạn của họ đều vắng khách. Và nếu không có tiền trả cam kết, tất yếu các chủ đầu tư buộc phải huỷ cam kết.

Còn chuyện sử dụng cam kết lợi nhuận tức là các chủ đầu tư đang đi tìm các khách hàng đầu tư theo kiểu dòng tiền, chủ đầu tư có dí súng vào đầu đâu. Giai đoạn này là giai đoạn cùng với chủ đầu tư tập trung khai thác tốt dự án du lịch nghỉ dưỡng và áp dụng hình thức chia lợi nhuận giữa chủ đầu tư và khách hàng.
 
Dịch bệnh thế này. Vừa là thách thức vừa là cơ hội. Theo bình chọn thống kê các ngành ít ảnh hưỡng nhất mùa dịch này TOP 1 là Ngân Hàng và TOP 2 xây dựng, TOP 3 là Bất Động Sản.
Người đầu tiên mượn gió bẻ măng đây


Lưu ý hợp tác khai Resort, Codotel, Officetel, Hometel .... không phải là hợp đồng mua bán bất động sản mà là hợp đồng tài chính, ngụy trang dưới vỏ bất động sản, là hợp đồng hợp tác kinh doanh với lãi suất cố định trong khung thời gian cố định khi bắt đầu ký kết. Người ký hợp đồng hợp tác chỉ có quyền tài sản trong giới hạn của hợp đồng với CĐT, không có toàn quyền sử dụng vì tài sản chưa đăng bộ sở hữu.

Khi xảy ra tình trạng bất khả kháng như giai đoạn hiện nay thì giống như mua trái phiếu DN, nếu DN phá sản hay không trả được nợ thì người ký hợp đồng hợp tác (mua) chịu chết thôi,

IMG_20200221_140039.jpg


"Mua" BĐS nghỉ dưỡng rất giống mua trái phiếu doanh nghiệp, bản chất không phải là sở hữu BDS, mà là đưa tiền cho người khác kinh doanh rồi lấy % trên số tiền nộp vào, dự án "long lanh", căn hộ hay biệt thự "long lanh" thì tiền nộp vào cao.

Với những người may mắn giai đoạn khi CĐT rắc thính dụ gà, kêu ngân hàng đứng ra chấp nhận đem condotel thế chấp bank để vay tiền mua condotel đó - thực tế tài sản cầm cố không phải là condotel mà là hợp đồng kinh tế có Dòng Tiền, được Vay dựa trên Dòng Tiền, hạn mức cho vay dựa vào Dòng Tiền (hợp đồng thế chấp khoản phải thu, thực chất là tín chấp) thì có thể thoát được, nhưng chắc chắn là thiểu số.

Hy vọng mong manh vào việc ban hành chính sách đặc biệt nào đó cho BĐS nghỉ dưỡng thì vẫn toang thôi, do Dòng Tiền từ Dịch Vụ Du Lịch cạn kiệt. Nên Chủ đầu tư sẽ chết. Do đó sẽ ngâm hợp đồng vì để ở dạng này thì ngon hơn cho Chủ đầu tư.... lấy lí do Dịch ép khách ký phụ lục, không có trả lãi đến..... chả biết khi nào

Giai đoạn này thì du lịch hay cái gì đó nghỉ dưỡng thì cứ gọi là tạm quên đi
 
Thực hư nhà đầu tư 600 tỷ ở Cocobay nhận lại tài sản để tự kinh doanh - Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Nhịp Cầu Việt Đức - nhà đầu tư lớn nhất ở Cocobay Đà Nẵng khi bỏ ra 600 tỷ đồng mua 42 bất động sản tại dự án này, trao đổi về phương án xử lý tài sản sau khi chủ đầu tư tuyên bố dừng trả thu nhập cam kết.


Phương án giải quyết vẫn rối và tối.
Chỉ có Nợ là rõ ràng và minh bạch, các nhà đầu tư và Thành Đô cứ cãi nhau thoải mái nhưng khoản nợ với SHB thì đừng có nghĩ đến chuyện xù
Tất cả đều là đàn gà cho SHB hết, SHB tự định giá cao vút để cho vay nhiều, lãi suất thì cắt cổ.
Bây giờ không trả được nợ mà đem phát mãi tài sản đảm bảo thì SHB càng ấm!
Nên có lẽ là ánh sáng cuối đường hầm là cái bóng đèn, cụt lối rồi.
 
Nói chung là trên đời ngoài ĐĩNghiện ra - là 2 đối tượng chuyên bịa đặt hoàn cảnh tiêu cực, thì cũng có 2 đối tượng không bao giờ tin đấy chính là cánh Đa cấpmôi giới BĐS - là những kẻ chuyên vẽ ra những người tốt trên đời này, là những người luôn tạo cơ hội cho người khác kiếm ăn - mà trên đời này thì chỉ có đám môi giới BĐS và đa cấp mới dám vẽ vời cơ hội đầu tư chắc thắng - ngược lại với Đĩ và Nghiện thì môi giới BĐS đa cấp lại bịa đặt chuyện tích cực.

À quên có thể gom đám bảo hiểm nhân thọ vào một rọ cùng với môi giới BĐS và đa cấp .. gọi là nhóm hướng dẫn người khác kiếm tiến tiền từ hội buôn tiền .... nếu với vụ Cocobay thì Thành Đô và các nhà đầu tư đều là con gà của SHB

Vay-Hoi-So.jpg



Vui nhất là giờ có anh Quyết Còi phát biểu kiểu này

A%CC%89nh%20chu%CC%A3p%20Ma%CC%80n%20hi%CC%80nh%202020-05-07%20lu%CC%81c%2022.00.52.webp


Cánh CĐM xuyên tạc thành ""Việc một số phương tiện truyền thông hoặc KOL trên mạng xã hội chỉ tìm cách tập trung vào FLC trong việc này thời gian qua quả thật cũng khiến chúng tôi không thể không đặt nhiều dấu hỏi", ông Quyết chia sẻ.


Uh FLC với Côn Đồ Teo mà không nối gót Con Cò Bay mới lọa.
 
  • Haha
Reactions: anhuyautomatic
Thuyết âm miu thì anh Hiển SHB không mất gì cả, và không có trách nhiệm gì trong vụ này, lúc nhận lợi nhuận cam kết 12% thì cười phớ lớ, giờ lại kêu lãi vay 13% là cắt cổ là nghĩa sao ? Nếu các ACE kêu ca thì cũng nên lúc lắc cái trên cổ giùm, ngon ăn thì người ta tự đi vay mà kinh doanh chứ kêu gọi góp vốn để nhận lãi cao để làm gì ? Anh Hiển vẫn cam kết đi cùng với Con Cò Bay đến cuối con đường mà, chuyện anh Hiển thông tin cho anh Xúc Xích Đức rằng đầu tư vào chỗ Con Cò Bay có lợi nhuận cao cũng không có gì sai cả. Theo lời tự thú trước bình minh của anh Con Cò Bay là anh Hiển chỉ dắt anh Xúc Xích Đức tới uống trà bắc với Con Cò Bay thôi, chứ anh Hiển không tác hợp giao hợp, vậy thì anh Hiển lại càng không có gì sai cả.

Cộng đồng mạng thì muốn chém sao cũng được, kiểu như một quan chức của OS cho rằng:
- Đầu tiên là SHB tài trợ từ đầu cho dự án này nên có thể đẩy phần thiết kế, thi công toàn bộ dự án cho các công ty trong tập đoàn T&T với giá ngon (ăn lần 1).
- Tiếp đến SHB độc quyền cho vay mua dự án này nên cũng một mình định giá tài sản. Giá được duyệt vay sẽ gấp 2 lần giá trị thực tế chẳng hạn. Khách hàng chỉ được vay 50-70% giá trị tài sản nên phải trả cho Thành Đô (Thành Đô phải trả luôn cho SHB chứ có mứt mà được giữ tiền) toàn bộ giá trị thực của tài sản. Phần còn lại (là lợi nhuận cam kết mấy năm vừa rồi) từ Thành Đô trả cho nhà đầu tư rồi nhà đầu tư trả cho SHB nên coi như vẫn lòng vòng trong SHB mà chỉ luân chuyển trên sổ sách.
- Hiện tại Thành Đô phá hợp đồng nhưng khoản vay vẫn còn nguyên thì khách nào tiếp tục trả nợ thì SHB ăn ra. Khách nào chuyển thành nợ xấu thì đem tài sản phát mãi giá thấp thì vẫn là ăn ra mà khoản thiếu khách vẫn phải trả nợ.
- Nếu SHB phát mãi thì giao cho công ty con trong tập đoàn chuyên về du lịch, rồi xong đó lại kêu người khác đến đầu tư tiếp, gì chứ gà còn nhiều lắm
Cửa nào SHB cũng thắng chứ đếch cần biết tiền từ đâu ra còn tội vạ thì Thành Đô với khách hàng tự xử lý

Vậy thì anh Xúc Xích Đức và đồng đội đầu tư dở người, chứ đâu phải lỗi của anh Hiển