Bàn về thực trang báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hiện nay

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Theo LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2014
Số hiệu: 55/2014/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 23/06/2014 Ngày hiệu lực: 01/01/2015
Ngày công báo: 17/07/2014 Số công báo: Từ số 683 đến số 684
Tình trạng: Còn hiệu lực


Điều 3. Giải thích từ ngữ
23. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Thực tế cá nhân thấy rằng:
- Báo cáo ĐTM chỉ mang tính dự báo và phục vụ chủ đầu tư xem có nên đầu tư dự án đó hay không. Nhưng ngặt một nỗi, tất cả mọi người, mọi cơ quan quản lý của VN lại trông đợi quá nhiều vào báo cáo ĐTM. Các cơ quan quản lý nhà nước hầu như lấy báo cáo ĐTM làm căn cứ để theo dõi, giám sát, và quản lý về môi trường đối với cả vòng đời của dự án.

- Các báo cáo ĐTM tại Việt Nam thường được chủ đầu tư thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. Thường các chủ đầu tư đưa ra một mức kinh phí khá vừa phải để thực hiện mang tính đủ thủ tục cấp phép đầu tư mà ít chú ý đến chất lượng. Do đó, với mức kinh phí khiêm tốn, các đơn vị tư vấn “copy” các kết quả của các dự sang nhau khá phổ biến.

- Khi báo cáo ĐTM đã mang tính thủ tục hành chính thì việc dùng chi phí không chính thức cho qua thủ tục cũng là điều dễ hiểu. Cuối cùng, chất lượng của các báo cáo ĐTM sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều chủ đầu tư chỉ coi báo cáo ĐTM như những vât trang trí làm đẹp hồ sơ.​

Theo thiển ý cá nhân thì:
- Để lập được Đ​​​​​TM chuuẩn xác thì vấn đề khốn nạn nhất đó là Số Liệu. Hiện nay số liệu thu thập được thì toàn là giả định, không kiểm chứng. Công tác thu thập số liệu thì hiện nay không có đơn vị nào chịu trách nhiệm cung cấp, mà tìm được đơn vị cung cấp số liêu thì cũng họ cũng không chịu trách nhiệm pháp lý gì về những con số này cả....

- ĐTM thì lại thích theo một khung tiêu chuẩn hoành tráng ... mà bản thân các tiêu chuẩn đó cũng bê từ nước ngoài về là chính, dẫn đến có nhiều quy định không phù hợp . Bất kỳ chủ đầu tư xây dựng nào mà cầm phải cái ĐTM, đọc xong thì biết rằng không thể thực hiện được, nhưng vẫn thực hiện phà phà. ĐTM đầu vào thì yêu cầu rất cao, nhưng hậu kiểm như thế nào lại là cả một vấn đề.

- Vấn đề về năng lực con người từ đơn vị tư vấn đến hội đồng thẩm định của nhiều dự án còn nhiều hạn chế. Nhớ đợt vừa rồi ký kỷ luật mấy tay TNMT địa phương vì cái tội ký cái ĐTM nhà máy thép 10 tỷ USD mà không biết rằng trên thế giới số người hiểu được cái ĐTM này chắc không vượt quá mấy ngón tay. Vậy mà dí mấy anh ở địa phương kia chịu trách nhiệm​

Và rõ ràng là đòi hỏi ĐTM chất lượng .... ... thì đúng là bắt lợn ngâm thơ
 
7/4/17
126
5
Không hiểu ý chủ thớt cho lắm ... lập ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13). Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của dự án.

Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án. Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
+ Góp phần cho phát triển bền vững.​
- Lồng ghép quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào kinh tế xã hội khu vực dự án. Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.​


Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.​

Không hiểu ý chủ thớt muốn truyền đạt vấn đề gì?
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
hoangphongnguyen nói:
Không hiểu ý chủ thớt cho lắm ... lập ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13). Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của dự án.

Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án. Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
+ Góp phần cho phát triển bền vững.​
- Lồng ghép quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào kinh tế xã hội khu vực dự án. Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.​


Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.​

Không hiểu ý chủ thớt muốn truyền đạt vấn đề gì?
Viết trong cơn mê sảng