Bi hài sinh đẻ vỡ kế hoạch của điện mặt trời - lại phải giải cứu như giải cứu dưa hấu và thanh long

Khi đại biểu Lê Thu Hà (Đoàn Lào Cai) đặt câu hỏi về vấn đề phát triển điện mặt trời, năng lượng sạch.
"Quy hoạch điện VII có ý nghĩa gì khi quy hoạch năm 2020 là 850 MW và 1200 MW tới 2030 đã bị phá vỡ, công suất hiện tại lên hơn 7.000 MW, gấp 9 lần ban đầu. Hiện 121 dự án được cấp phép và 210 dự án đang chờ phê duyệt", đại biểu Lê Thu Hà đặt vấn đề.


Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận Bộ Công thương đã không lường hết khả năng phát triển của năng lượng tái tạo, dẫn đến việc "vỡ quy hoạch" điện mặt trời và hệ luỵ của nó là sự quá tải của hệ thống truyền tải điện.

Vâng lại phải giải cứu như giải cứu dưa hấu và thanh long do vỡ quy hoạch,



Vâng lại đổ thừa do truyền tải, nhưng đâu biết rằng

Khi quy hoạch điện bị phá vỡ .... Việc có quá nhiều dự án chạy đua đóng điện cho kịp ngày 30-6-2019, thời điểm hết hiệu lực của Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11-4-2017 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện truyền tải. Thay vì giúp hóa giải nguy cơ thiếu điện trầm trọng, phát triển điện mặt trời nếu không được tính toán kỹ sẽ còn tạo nên sự mất an toàn cho hệ thống điện quốc gia và cho chính các nhà đầu tư.


Những gánh nặng để lại .....Mức hấp dẫn của giá bán điện 9,35 cent/kWh trong 20 năm, đã khiến các chủ đầu tư điện mặt trời sẵn sàng ký hợp đồng mua bán điện với điều khoản chấp nhận bị giảm phát khi lưới điện quá tải. Và các chủ đầu tư đã rất sớm phải nếm “trái đắng”.

Nỗi lo giá điện cao… Với việc đưa vào vận hành tổng công suất điện mặt trời chiếm tới 10% tổng công suất hệ thống sẽ tác động khá lớn vào giá điện đầu vào. Hiện nay, giá bán lẻ bình quân của EVN là 1.844 đồng/kWh, tương đương 8 cent/kWh, nhưng giá điện mặt trời EVN phải mua của các nhà máy điện mặt trời với giá phát điện là 9,35 cent/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối đến người tiêu thụ). Trong khi để truyền tải 1MW điện mặt trời thì chi phí truyền tải gấp bốn lần chi phí truyền tải nguồn nhiệt điện than, khí; gấp ba lần thủy điện. Tạm tính, chênh lệch giữa giá mua điện mặt trời và giá khâu phát của EVN là 600 đồng/kWh với sản lượng điện mặt trời dự kiến sẽ phát trong năm 2019 sẽ chênh lệch khoảng 1.320 tỷ đồng. Số tiền này được tính là chi phí đầu vào phát sinh hợp lý và đương nhiên sẽ được tính vào giá điện và như vậy, sẽ tiếp tục tạo sức ép không nhỏ đến tăng giá điện.


Rõ ràng là vẫn đang thiếu điện, chưa có thừa điện. Tại thời điểm cao điểm vừa rồi, mặc dù phải giảm phát điện mặt trời nhưng điện dầu vẫn phải huy động thì mới đáp ứng đủ nhu cầu. Giảm phát điện mặt trời, điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận là do quá tải lưới điện. Viện Năng lượng đã tính trong Quy hoạch điện 7, đến 2020 sẽ có 800 MW điện mặt trời trên cả nước. Lưới cũng được tính toán đầu tư để tải 800 MW này. Bây giờ tự nhiên mọc ra 4000 MW, lưới chỉ tải được 800 MW, thế nên bị giảm phát. Thế ai đã tạo điều kiện để phá vỡ Quy hoạch? Chính là những người có liên quan phê duyệt quy hoạch bổ sung các dự án điện mặt trời này.

Cho sinh đẻ nát cả kế hoạch rồi giờ buông gọn lỏn một câu là .... Các nhà đầu tư hiểu rõ, xây dựng đường dây truyền tải không thể nhanh được


Khác gì nông dân được mùa mất giá, thấy trồng dưa hấu được giá đổ xô nhau đi trồng thế là 2-3 năm sau lại giải cứu, thấy trồng thanh long ngon ăn, đổ xô trồng, 1-2 năm sau lại phải giải cứu. Giờ thấy ưu đãi điện mặt trời, điện gió thi nhau làm.
 
Khốn nạn nhất của điện mặt trời đó là tính không ổn định. Lúc có nắng thì ồ ạt bơm lên lưới, lúc mây che, mưa gió thì sụt giảm. Ban đêm thì im tịt. Với kiểu cà giật kinh phong như vậy thì ông cố nội lưới tải nào chịu cho nổi. Sự cố bất khả kháng xảy ra lúc 14 giờ 19 ngày 22-5, trên đường dây 500kV đoạn Di Linh - Tân Định (ở khoảng trụ 1072 - 1073) đã làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam, gây mất điện ở TP HCM và một số tỉnh lân cận. Qua điều tra cho thấy, sự cố do xe cần cẩu đi vào hành lang đường dây 500kV để cẩu cây, cây đập vào đường dây 500kV gây ra chập mạch, gần trạm biến áp 500kV Tân Định ... thiệt hại ngàn tỷ


nhưng chỉ xử phạt được nhõn có 5 tỷ đồng


Như vậy thì muốn thế phải đầu tư nguồn phát dự phòng, theo như tính toán của EVN thì phải theo tỷ lệ 3:1, 3 ĐMT phải có 1 dự phòng bù sụt tải. Phát điện nhưng truyền tải không đáp ứng được, chất lượng điện thấp, luôn phải có nhà máy dự phòng cho thay đổi công suất của điện mặt trời, điện gió. Nói cách khác, bọn điện mặt trời, điện gió đang ăn bám và gây sức ép lên hệ thống điện quốc gia.
 
  • Like
Reactions: AnCuuCity
Rào cản lớn nhất của điện mặt trời là cái bộ trữ điện điều tiết, chứ dễ thì bọn Tây nó làm điện mặt trời hết rồi, và không ngu khi bọn Tây phải đầu tư khai thác năng lượng mặt trời như đã đề cập ở cái thớt này

Việt Nam mình phát minh ra cái là hoà thẳng vào lưới điện không cần bộ trữ điện điều tiết, đúng là phát minh thế kỉ
 
Có lẽ hai anh trên hiểu nhầm vấn đề. Nguy cơ Việt Nam thiếu điện trong thời gian tới là có và sẽ kéo dài, nguồn thủy điện thì khai thác gần hết rồi. Mấy năm nay các dự án nguồn hoàn thành rất ít, chỉ có điện mặt trời là nhiều, nhưng lại thiếu đường dây truyền tải, các solar farm đang triển khai bây giờ như ngồi trên đống lửa.

Quá tải điện mặt trời là do điện mặt trời xây 6-7 tháng là xong trong khi hạ tầng trạm và đường dây thi công lâu hơn, phải mất từ 2-3 năm mới xong, @AnCuuCity cũng đã dẫn link rồi còn gì.

Về mặt kỹ thuật thì đúng là lưới truyền tải sẽ bị quá tải khi cả cái đống năng lượng sạch đấy đổ ồ ạt lên lưới, và các nhà đầu tư năng lượng tái tạo biết thừa rồi. Còn ai kêu truyền tải độc quyền, trả lời luôn là đố nhà đầu tư tư nhân nào đầu tư nổi lưới truyền tải điện đấy, ngoài chuyện nguồn vốn khổng lồ ra, thử tính toán xem bao nhiêu năm hoàn vốn.

Cái quá tải này các nhà đầu tư họ cũng tính đến cả rồi. Hưởng giá ưu đãi thì phải chấp nhận chịu thiệt là bị giới hạn công suất phát. Mà thật ra là chỉ quá tải ở những giờ cao điểm 11,12h trưa thôi chứ 8 9h sáng thì làm gì đủ nắng mà quá tải. Bây giờ phần thiệt thì chia đều cho các nhà máy điện. Mỗi nhà máy bớt lại ít thành ra cũng tạm hài lòng cho tất cả các bên. Các nhà đầu tư trước khi xây dựng đều có thoả thuận đấu nối với hệ thống điện nhé, không có bố thằng nào dám đầu tư. Mà cáo cáo tài chính có phân tích đầy đủ nhé.
 
@dienlanhduykhoa mới không hiểu vấn đề, không đơn giản là việc truyền tải. Điện mặt trời, điện gió không ổn định công suất. EVN luôn phải có nhà máy dự phòng để sẵn sàng tăng công suất để bù cho điện mặt trời khi xảy ra mây, mưa bất chợt. Những ai có kiến thức về truyền tải, điều độ thì sẽ dễ hiểu hơn. @AnCuuCity cũng đã dẫn link, nay thêm link này nữa


TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc công ty năng lượng sông Hồng, đã chỉ ra nhiều điểm hạn chế của điện mặt trời, trong đó có việc phập phù của nguồn điện này. Các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời thì độ bất ổn định của nó rất lớn, làm hệ thống điện vận hành rất không ổn định. Hệ thống điện của ta đã hợp nhất rồi, từ Bắc chí Nam, nếu một nhân tố vào mà không ổn định thì Tập đoàn Điện lực sẽ rất khó khăn trong duy trì ổn định hệ thống. Chưa kể hiện nay, theo vị chuyên gia này, chênh lệch công suất trung bình giữa cực đại và cực tiểu của chúng ta là 2,5 lần. Nghĩa là, nếu thêm 1 kW công suất điện mặt trời hay điện gió vào hệ thống lưới thì EVN phải đầu tư 2,5 kW để bù cho cái sự phập phù của năng lượng gió, năng lượng mặt trời này.

EVN đang phải mua điện mặt trời với giá 9,35 cent/kwh cho những dự án hoàn thành trước ngày 30/6/2019 tức là khoảng 2.200 đ/kwh và giá điện gió nó cũng vào khoảng đó ... như vậy hiện nay EVN đang phải chịu lỗ vì mục tiêu mà chính phủ giao cho. Ngoài ra họ còn chịu lỗ khi phân phối đến những vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo nàn vì phải đầu tư hạ tầng mà bán được ít. Về mặt kỹ thuật thì do độ ổn điịnh cấp điện của năng lượng gió và mặt trời là thấp nên kế hoạch điều độ rất khó khăn (Năng lượng gió đỡ hơn năng lượng mặt trời). Như vậy cần phải hiểu rằng EVN không muốn mua điện gió và điện mặt trời. Để đảm bảo cho tất cả nguồn điện này phát lên lưới thì EVN cần phải đầu tư xây dựng lưới truyền tải. Việc đầu tư lưới truyền tải cần nhiều vốn và không thể phát triển nhanh do hạn chế vốn, quy trình đầu tư khác với nhà đầu tư tư nhân, càng đầu tư càng lỗ. Còn để xây dựng một nhà máy điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng. Hiện đã có 81 dự án điện mặt trời với công suất thiết kế 4.464 MW hoàn tất các thí nghiệm kiểm định trước ngày 30/6/2019. Công suất phát cao nhất vào thời điểm 14 giờ được 3.200 Mw. Đó lại là giờ thấp điểm (Công suất tiêu thụ ít) do vậy không có giá trị nhiều trong toàn hệ thống. Để bù cho lượng công suất điện mặt trời khi giảm công suất hoặc không có công suất cần đến 2 nhà máy nhiệt điện cỡ lớn dự phòng và nghịch lý giá bán điện lại rất rẻ. Để có thể đầu tư nhà máy chạy dự phòng và bán giá rẻ thì ai sẽ làm. Kể cả vốn nhà nước lập dự án mà thua lỗ thì ăn đòn khi nào không biết. Chúng ta còn nghèo thì sử dụng năng lượng tái tạo là xa xỉ biết rằng nó sạch thật. Quay trở lại chuyện đường dây truyền tải chỉ có thể truyền công suất 100Kw mà có đến 4 nhà máy điện mặt trời và 2 nhà máy điện gió thì phải thay nhau phát lên lưới thôi. Nó là hình ảnh nhà nghèo ở trong ngõ nhỏ chỉ dắt được một xe máy thì các bốn năm xe khác phải chờ chứ không chạy được một lúc đâu.
 
Nhà nước khuyến khích ĐMT nhưng phải nằm trong quy hoạch để xây đường tải điện cho kịp. Nếu hòa lưới trước 30/6 vừa rồi thì hưởng giá ưu đãi. Các solar farm đua nhau mọc lên để hưởng giá mới nên quá tải.

Sức nóng của điện mặt trời bắt đầu “bùng nổ” khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời vào tháng 4/2017. Lý do là mức giá điện rất hấp dẫn, lên tới 9,35 UScent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh - giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD) và kéo dài tới 20 năm, cao hơn nhiều giá nguồn điện khác.

Tổng số dự án đang xếp hàng để triển khai là 332, với tổng công suất lên đến hơn 26,2 nghìn MW, bằng một nửa tổng công suất điện cả nước hiện nay (46 nghìn MW). Phải nói thêm rằng, để có được công suất nguồn điện cả nước là 46.000 MW thì Việt Nam đã phải mất tới hơn... 60 năm.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/du-an-dien-mat-troi-nhung-su-that-phu-phang-513385.html

Nhưng sau tháng 6/2019, cơ chế giá điện mặt trời mới sẽ được áp dụng và mức giá sẽ thấp hơn rất nhiều. Theo dự thảo mới của Bộ Công Thương, giá mua bán điện mặt trời sẽ được tính theo các vùng bức xạ và các loại hình khác nhau của từng dự án điện.

Suất đầu tư cho 1kw điện mặt trời ngày càng giảm, mà Chính phủ lại có chính sách ưu đãi, đóng điện trc 30.6.2019 hưởng giá cao, nên trăm hoa đua nở ... thì trước mắt thì cắt giảm công suất điện gió và điện mặt trời trên lưới .... chờ 1 - 2 năm nữa lưới điện xong, thì những doanh nghiệp điện mặt trời này hốt bạc
 
Hiện nay có nhiều người đang ca ngợi điện mái nhà phục vụ sinh hoạt, nhưng

Điện cấp cho công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 53,5%, quản lý tiêu dùng chiếm 34,4%, thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm 5,5%, nông nghiệp chiếm 2,3%, thành phần khác chiếm 4,2%.

Trong các thành phần phụ tải, điện cấp cho thương mại, khách sạn, nhà hàng và điện cấp cho công nghiệp - xây dựng là hai thành phần có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 15,7% và 10,75%
.

...........

Như vậy nhà nước lo nhất là điện cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ vì nó chiếm tỉ lệ lớn lại có nhu câu luôn tăng trưởng 2 con số. Chứ điện sinh hoạt dù mang tính ổn định nhưng đầu tư mạng lưới khá tốn tiền, không có lãi.

Hiện nay nhà nước đang dùng các nguồn thủy điện giá rẻ để bù lỗ cho điện mặt trời
 
Em nào chưa có quà sẽ chen lấn với nhau mệt nghĩ