Bóng ma "Hội chứng hoa tulip" vẫn luôn hiển diện bởi những kẻ đầu cơ chuyên nghiệp !

Đầu tiên xin phép có vài dòng tóm lược về "Hội chứng hoa tulip" - thuật ngữ "Hội chứng hoa tulip" nay được dùng như một ẩn dụng để chỉ bất kỳ một bong bóng kinh tế lớn nào (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại) - bong bóng đầu cơ tài sản đầu tiên được ghi nhận, khi giá không ngừng tăng vọt rồi sau đó lao dốc một cách thảm hại.

Hội chứng hoa tulip, hay là bong bóng Uất kim hương (tên tiếng Hà Lan còn có: tulpenmanie, tulpomanie, tulpenwoede, tulpengekte và bollengekte) là một giai đoạn trong Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan, giá thỏa thuận của một củ tulip (uất kim hương) khi ấy mới xuất hiện tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề.

Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử (hay là bong bóng kinh tế), mặc dù một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng Kipper- und Wipperzeit trong giai đoạn 1619-22, một chuỗi các vụ phá giá đồng tiền kim loại tại châu Âu để lấy chiến phí cũng có những đặc điểm tương tự với một bong bóng. Thuật ngữ "Hội chứng hoa tulip" nay được dùng như một ẩn dụng để chỉ bất kỳ một bong bóng kinh tế lớn nào (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại).


Hoa tulip được đưa từ Đế quốc Ottoman vào châu Âu vào giữa thế kỷ XVI và rất được ưa chuộng tại Các tỉnh thống nhất. Việc trồng hoa tulip tại Các tỉnh thống nhất nhìn chung được cho là đã bắt đầu từ khoảng năm 1593 khi nhà thực vật học người Flander Charles de l'Écluse được bổ nhiệm vào một vị trí tại trường Đại học Leiden và xây dựng nên vườn thực vật hortus academicus. Ở đây, ông trồng bộ sưu tập củ tulip của mình do Đại sứ của Hoàng đế Ferdinand I (Đế quốc La Mã Thần thánh) tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ogier de Busbecq. Loại cây này có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của Vùng đất thấp, và ngay sau đó trở nên rất được ưa chuộng.

Loại hoa này nhanh chóng trở thành một xa xỉ phẩm, một biểu tượng cho địa vị. Chúng được phân thành các nhóm; tulip đơn sắc như đỏ, vàng hay trắng được gọi là Couleren, ngoài ra còn có các loại Rosen (đỏ hoặc hồng trên nền trắng) và Violetten (tím hoặc hoa cà trên nền trắng) và ít gặp hơn và được ưa chuộng nhất là Bizarden (đỏ, nâu hay tím trên nền vàng). Những củ tulip kỳ lạ và rất được săn đón này sẽ cho ra những bông hoa có màu sắc sặc sỡ với sọc và ánh hồng trên cánh hoa. Ngày nay người ta biết rằng loại hoa này đã bị nhiễm một loại virus riêng của hoa tulip còn gọi là "virus ăn hoa tulip", một loại virus khảm.

Sau khoảng một thời gian tăng giá chóng mặt, đến tháng 2 năm 1637 giá đột nhiên rơi xuống mức không ngờ. Các nhà buôn hoảng hốt khi giá của củ tulip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và đôi khi còn giảm hơn. Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xoá sạch. Tulipomania (hội chứng hoa tulip) đã kết thức nhanh chóng giống hệt như là lúc nó bắt đầu.


Nhưng tại sao ngày nay chúng ta vẫn chưa thể quên bong bóng tài sản này?


Dựa trên cuốn sách “Hội chứng cuồng hoa Tulip” (Tulipmania) của sử gia Anne Goldgar xuất bản năm 2007, lịch sử bùng nổ và sụp đổ của bong bóng hoa tulip Hà Lan được dựng lại một cách sinh động dưới đây.

1. Theo các thông tin cổ xưa, hoa tulip có nguồn gốc từ Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Một vị đại sứ nhận thấy tại hoa tulip rất phổ biến ở Constantinople (Istanbul), thủ phủ của đế chế Ottoman. Cuối những năm 1500, ông gửi hạt giống hoa tulip này cho một người bạn ở Hà Lan là nhà thực vật học Carolus Clusius.

2. Khi giá hoa tulip bắt đầu bùng nổ, thì thực ra việc sưu tập từ tác phẩm nghệ thuật cho đến vỏ sò cũng đã phát triển rất rộng rãi ở châu Âu. Clusius yêu cầu thương nhân đi biển đem về cho ông những mẫu cá lạ, giống cây quý hiếm và ông sẽ đổi bằng huy chương hay đặc sản thủ công mỹ nghệ.

3. Và giao dịch hàng hoá tương lai cũng đã nở rộ ở Amsterdam. Năm 1602, Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam ra đời. Hoạt động mua bán ngũ cốc vùng Baltic cũng đã tồn tại hàng thập kỷ trước đó, như là những giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai không chính thức, và thúc đẩy sự ra đời của Công ty Hà Lan – Đông Ấn (Dutch East India Company).

4. Sang thế kỷ 17, hoa trở thành loại hàng hóa thu hút sự chú ý. Và nhu cầu về hoa tulip là lớn nhất, bởi đây là loại hoa không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều chủng loại để nghiền ngẫm.

Nhưng mọi thứ đã đi quá xa ra ngoài “mỹ học”. Một học giả thời đó đã viết: “Bạn bè không còn là bạn, và mọi người không còn đi tìm thứ gì ngoài chuyện chỉ quan tâm đến lợi nhuận”.

5. Đến những năm 1630 đã xuất hiện một số nhà môi giới hoa tulip. Việc buôn bán loài hoa này có sức hút đặc biệt không thể cưỡng lại được. Một nhà thơ thời đó viết: “Nếu nhìn vào lợi nhuận từ hoa tulip thì người ta sẽ tin ngay là trên đời chẳng có thuật giả kim nào là hấp dẫn hơn mặt hàng này”.

6. Hoa tulip nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên khắp cả nước. Hàng xóm, đồng nghiệp trong công ty truyền tai nhau, chủ cửa hàng, hiệu sách, thợ làm bánh, bác sỹ rỉ rả với khách hàng… khiến tất cả tin rằng đất nước Hà Lan đang đổ xô vào hoa tulip và bị lợi nhuận từ mặt hàng nông sản này mê hoặc.

7. Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm. Giá của Switsers, một loại củ hoa tulip phổ biến, tăng hơn gấp 10 lần từ mức 125 florin/pound ở thời điểm ngày 31/12/1636 lên đến lên 1.500 florin vào ngày 03/02/1637.

8. Đỉnh điểm của b ong bóng là cuộc đấu giá huyền thoại diễn ra tại thị trấn Alkmaar vào ngày 05/02/1637. Cuộc đấu giá này được tổ chức để quyên góp tiền cho trẻ mồ côi. Ở cuộc đấu giá này, một củ tulip Viceroy được bán với giá 4.203 florin và một củ Admirael Van Enchuysen được bán với giá lên tới 5.200 florin.

9. Theo Goldgar, chúng ta vẫn chưa biết đâu là nguyên nhân thực sự khơi mào việc bán tháo hoa tulip. Trên thực tế, các bong bóng tài sản khác cũng “xì hơi” theo cách tương tự như vậy.

Có tài liệu cho rằng việc bán tháo có thể bắt đầu từ một thương vụ không thành công ở Haarlem. Người khác thì cho rằng người mua cuối cùng cũng đã bắt đầu nhận thấy mức giá hoa tulip cao một cách quá vô lý.

Bong bóng hoa tulip tan vỡ cũng trùng hợp với một đợt dịch bệnh càn quét qua đất nước Hà Lan.

Goldgar thì cho rằng có những bằng chứng cho thấy, lúc đó lượng cung đã bắt đầu vượt quá nhu cầu. Các thương nhân nhỏ lẻ thậm chí cũng tự trồng hoa tulip.


10. Chỉ sau một đêm, giá củ hoa tulip mùa đó lao dốc, khiến người mua, người bán cũng như các nhà môi giới và bảo hiểm mất trắng.

11. Ngày 27/4, chính phủ liên bang Hà Lan buộc phải can thiệp, nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình hình. Theo Goldgar, lúc đó chính phủ Hà Lan đã ra một thông báo rất yếu ớt là các quan tòa địa phương sẽ chịu trách nhiệm đưa ra phán quyết cho các tranh chấp.


12. Đến tháng 01/1838 thì tình trạng bế tắc mới bị phá vỡ, khi các thành phố bắt đầu lập ra các uỷ ban độc lập để giải quyết tranh chấp.

Haarlem lập Ủy ban các vấn đề về hoa (Commissarissen van de Bloemen Saecken, tức là Commissioners for Flower Affairs), họp hàng tuần vào các ngày thứ 4 và thứ 7, từ 9h đến 11h sáng và 2h đến 4h chiều, để xét xử các tranh chấp trong giao dịch hoa. Những người vắng mặt sẽ bị phạt 30 stuiver cho lần đầu và 12 florin cho lần vi phạm thứ 3.

Giải pháp được đưa ra là hủy tất cả các hợp đồng và đánh phí 3,5% vào bên mắc nợ.

13. Goldgar cũng chỉ ra hai nhận thức sai lầm liên quan đến bong bóng hoa tulip.

Thứ nhất, không phải toàn bộ tầng lớp thương nhân Hà Lan đều lao đao. Như đề cập ở trên, phần lớn giao dịch tập trung ở một số ít người thuộc tầng lớp giàu có.

Thứ hai, không phải cuộc khủng hoảng hoa tulip này đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế Hà Lan. Thực tế, hầu hết các ngành kinh tế của Hà Lan vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến giữa thế kỷ 17.


14. Vậy tại sao chúng ta vẫn nhớ đến bong bóng hoa tulip này? Thứ nhất, cuộc khủng hoảng bong bóng hoa tulip tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội Hà Lan. Thứ hai, và cũng là lý do chính, là các bong bóng tài sản khác vẫn đang tiếp diễn và hầu như không ai rút ra được bài học.

Một bằng chứng là bong bóng cổ phiếu công ty South Sea vào thế kỷ 18 mà ngay cả nhà bác học Issac Newton cũng bị mất gần hết gia tài.

Nguồn: Business Insider/Anne Goldgar

Bóng ma "Hội chứng hoa tulip" tiếp tục lại tái xuất với hội chứng chơi lan đột biến ở Việt Nam hiện nay
 
  • Like
Reactions: xdbaoan
Bóng ma "Hội chứng hoa tulip" tiếp tục lại tái xuất với "Hội chứng chơi lan đột biến" ở Việt Nam hiện nay, cũng với chiêu trò lan đột biến là mặt hàng xa xỉ, chỉ xuất hiện trong vườn của giới thượng lưu, cảm giác “một kẻ giàu có sẽ bị xem là kém tinh tế nếu không có nổi một bộ sưu tập lan đột biến”. Tạo nên một "hội chơi lan đột biến"" có một niềm tin sắt đá lắm, chả khác gì dân đa cấp, pháp luân công, đức chúa trời...

HoiChungLanDotBien.png





Bọn kiếm tiền từ lan là bọn bên kia biên giới, âu cũng là sự trả giá cho thói ngu và tham của dân ta
 
Chiêu trò này đâu có gì mới, gốc của vấn đề là với những mặt hàng hay sản phẩm của Tulip Mania là rất khó để có thể định giá được cái đẹp, cái quý, giá trị của những mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ khi nó đã quá xa rời với giá trị nội tại của nó.

Ví dụ giỏ lan có giá 300.000đ, nhưng sau đó bán lại thì giá lên tận 6 tỷ, 10 tỷ ... và còn nhiều câu chuyện ly kỳ khác đằng sau giá trị của những sản phẩm hay dịch vụ Tulip Mania, ví dụ như tiền ảo

Câu chuyện hoa tulip và bong bóng bitcoin

Vậy bong bóng hoa tulip mà CEO JPMorgan đề cập đến thực chất là gì? Câu chuyện bắt đầu từ năm 1636-1637 khi nền kinh tế Hà Lan phục hồi sau cơn khủng hoảng. Lúc đó, điều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tại Hà Lan không phải là chỉ số chứng khoán Dow hay Nasdaq mà chính là giá của những bông hoa tu-lip.

Việc mua bán củ hoa tu-lip trở thành cách đầu cơ điên cuồng vì họ tin là giá loại hàng hoá này sẽ tăng lên trong tương lai. Có những tuần giá có thể tăng gấp đôi. Doanh nhân, thợ nề, mục sư và cả luật sư đều trở thành những thương nhân đổ mạnh dòng vốn ra thị trường. Giá cả tăng nhanh đến chóng mặt. Cho đến đỉnh điểm, một số củ tu-lip hiếm nhất được bán với giá tương đương 100.000 USD ngày nay. Khi cơn sốt hoa tu-lip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tu-lip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử (hay là bong bóng kinh tế).

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, đến tháng 2 năm 1637 giá đột nhiên rơi xuống mức không ngờ. Các nhà buôn hoảng hốt khi giá của củ tu-lip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và đôi khi còn giảm hơn. Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xoá sạch. Hội chứng hoa tu-lip đã kết thúc nhanh chóng giống hệt như lúc nó bắt đầu.

Nhìn lại những gì đã diễn ra thời gian gần đây có thế thấy trường hợp của đồng bitcoin khá giống so với câu chuyện hiệu ứng hoa tulip. Đồng bitcoin liên tục tăng giá mạnh kể từ đầu năm nay khi giá trị của nó đã tăng tới 300% trong năm 2017. Thế nhưng diễn biến giá của đồng tiền này rất thất thường và biến động mạnh, có lúc tăng lên mức 5.000 USD nhưng sau đó giảm xuống còn 4.000 USD chỉ trong 2 ngày. Ngay cả khi đồng bitcoin đang trong đợt tăng giá mạnh nhưng nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng và cảnh báo rồi cũng có ngày bong bóng tiền điện tử sẽ vỡ.

Sau nhận định của ông Jamie Dimon rằng "bitcoin chỉ là trò lừa đảo", nhà đầu tư nổi tiếng Mohamed El-Erian – Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz Global Investors đã "thêm dầu vào lửa" khi dự đoán đồng bitcoin có thể giảm 1/3 thậm chí 1/2 giá trị.

Những câu chuyện bàn tàn tán về bóng bóng tiền điện tử đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận, tạo ra bước ngoặt lớn cho loại tiền đang gây tranh cãi. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng đồng tiền này có được công nhận là công cụ tài chính chính thống và thách thức các đồng tiền pháp định khác như USD, yên Nhật...hay không.

Tuy nhiên, theo tờ CNBC nhận định trên thực tế, bitcoin vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một đồng tiền trên nhiều khía cạnh.

Một đồng tiền được xác định bởi 3 yếu tố:
1. Tính bảo lưu về giá trị
2. Là đơn vị dễ tính toán
3. Vật trung gian để trao đổi

Nếu xét quy chiếu vào 3 yếu tố trên thì dường như bitcoin khó lòng đáp ứng cả 3.

Rất khó để xác định tính bảo lưu về giá trị của đồng tiền này do giá trị của nó có thể biến động 5%- 10% chỉ trong 1 ngày thậm chí có thể tăng vọt đến chóng mặt.

Là đơn vị dễ tính toán, nhưng dành cho ai?

Bitcoin có thể là vật trung gian để trao đổi nhưng tính đến hiện tại số lượng người dùng trên thế giới không nhiều. Hơn nữa, dạo gần đây, việc Trung Quốc siết chặt tiền ảo, đặc biệt là bitcoin càng cho thấy tương lai không mấy tươi sáng của đồng tiền này. Trong khi đó, Trung Quốc lại là trung tâm hoạt động giao dịch bitcoin, chiếm 20% hoạt động đào và giao dịch bitcoin, Charles Hayter, nhà đồng sáng lập của CryptoCompare cho biết. Một số tin đồn còn cho rằng nhiều nước đang lên kế hoạch cấm hoạt động giao dịch bitcoin, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang về việc sử dụng của đồng tiền điện tử thế nào nếu điều ấy xảy ra thật. Sự việc phức tạp đến mức nhiều người lo ngại rằng tiền điện tử sẽ là công cụ rửa tiền lý tưởng trên các "trang web đen".

Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng blochchain và thị trường tiền điện tử là một bước đột phá mới của công nghệ đầy hứa hẹn. Charles Hayter nhận định "Tôi cho rằng việc đánh giá thấp thị trường mới nổi là khá thiển cận, đặc biệt là đối với ai chưa am hiểu chuyên sâu về thị trường đó".

Bharath Rao, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của nền tảng giao dịch tiền ảo Leverj cho rằng "Bitcoin là một đột phá về công nghệ giống như động cơ hơi nước lần đầu tiên được phát minh hàng trăm năm nước. Những ai gọi bitcoin là trò lừa đảo thì họ sẽ phải choáng ngợp về đồng tiền này. Rất nhiều người cất giữ, đầu tư tài sản vào đồng bitcoin vì họ đặt niềm tin vào tương lai của nó. Số lượng người tham gia đầu tư tăng lên từng ngày".

Không ai có thể đoán trước được tương lai của tiền điện tử nói chung và đồng bitcoin nói riêng, tất cả đều là dự đoán. Và những dự đoán này sẽ gây biến động mạnh cho thị trường. Vấn đề còn lại chỉ là nhà đầu tư còn đủ sức chống chọi với các đợt biến động giá lên xuống thất thường giống như trò tàu siêu tốc trong công viên giải trí không?


gốc rau muống này trị giá 7 tỷ

hoa-lan-tien-ty1.jpg


gio-lan-nguoi-dep-binh-duong-7.jpg



Trong khi đó lan rừng nhóc nhách được bán theo cân như rau dại

cho-lan.jpg



Những đại gia chơi lan quả là giản dị,giao dịch vài tỷ,vài chục tỷ mà không hề cầu kỳ phô trương,chỉ cần bạt in và bàn nhựa trải phủ ! Bao nhiêu tâm tư dành hết cho Lan rồi nên thật giản dị,có lúc trông dị dị ... chi hàng tỷ đồng mua giỏ lan nhìn như ngọn rau muống, ai cũng choáng

lan-dot-bien-tien-ty-6.jpg


hoa-lan-dot-bien-1.jpg


061836-1-1211529.jpg


061836-4-4-1217455.jpg


Đơn giản như cây sanh cách đây gần chục năm đã bao nhiêu người chết dở sống dở với vườn cây cảnh
 

NguyenThiepBRHN

Thành viên cơ bản
Không tính tham gia chủ đề, vì chủ đề này mấy hôm nay đã khá rộ trên Facebook cũng như khá nhiều diễn đàn, nhưng cảm thấy khá bức xúc vì đám lừa đảo trắng trợn này nên có vài dòng góp với diễn đàn, dù không liên quan đến xây dựng, tinh thần thì cũng lượm lặt

Chiêu thức lá vải, xoài non, ốc bươu vàng, đỉa ... có lẽ đã hết thiêng để móc túi con dân xứ Đông Lào, thì bắt đầu với chiêu thức mới lan đột biến của đám "Gian Nhân" mà thành viên cốt cán đa số là từ Đại Háng.

Sau khi xác định thị trường mục tiêu ở Đông Lào thì đám "Gian Nhân" chia nhau phân nửa về nước tìm kiếm sản phẩm, phân nửa ở lại lang thang các vùng miền xây dựng căn cứ, chiêu mộ "Âm Binh" ... và ví dụ ở đây đưa ra là lan đột biến.

Giai đoạn chọn hàng:
Yêu cầu đặt ra cho sản phẩm phải là những thứ hiếm có độc lạ, ở Đông Lào tuyệt nhiên không tìm đâu thấy và đương nhiên không có được cơ sở định giá đúng đắn

Giai đoạn gom hàng:
Đặt sản xuất với một số lượng nhất định, với lan đột biến thì Đài Loan sẵn sàng cung cấp

Giai đoạn đẩy giá:
Bằng hình thức thuê một số người chơi Lan chân chính - chân phụ, ban đầu là tìm kiếm sản phẩm hiếm với công cao. Đúng lúc đó "Âm Binh" bắt đầu xuất hiện đưa ra sản phẩm phù hợp với giá cao gấp đôi mặt bằng, "Gian Nhân" sẽ đóng vai người sưu tầm Lan sẵn sàng mua bằng mọi giá.

Giai đoạn này có thể kéo dài bằng cách trộn thật giả lẫn lộn các giao dịch giữa:
- Gian Nhân
- Người kinh doanh hoa, chơi hoa thì ít đầu cơ kiếm lợi thì nhiều, những người muốn làm giàu bị cuốn theo đám đông
- Âm binh cũng là những người chơi hoa, doanh nhân đầu cơ tất cả đều là những người hám lợi được thuê với giá cao

Giai đoạn lùa gà:
Ai đã từng dự hội thảo đa cấp thì sẽ biết rằng trong một hội trường cứ 100 người thì chỉ có MỘT MÌNH BẠN là con mồi, còn lại là "Âm Binh".
Phải, họ liên tục mua đi bán lại sản phẩm với giá ngày càng cao với phương thức:
A ra giá bao nhiêu B mua bấy nhiêu,
C là một người chơi hoa sẵn sàng trả B gấp đôi giá đó,
D cũng lại là một người chơi hoa sẵn sàng trả C gấp đôi giá đó

Cứ thả mồi cho tới khi "Con mồi" ở ngoài thấy ngon tới mức không chịu nổi, bắt đầu tham gia cuộc chơi
Giá vẫn tiếp tục được kéo lên những đỉnh cao mới để "con mồi" đi vào trạng thái "SAY MỒI"



Giai đoạn ra hàng:
Hàng từ Đài Loan sẽ được đưa về Đông Lào và "bán ra nhỏ giọt" cho các con mồi một cách khéo léo.

Nếu "Âm Binh" đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đẩy giá thì tới giai đoạn ra hàng sản phẩm giá cao và những con mồi cũng là những người có đầu óc nên cần có sự góp mặt của "Chim Mồi" để nhanh chóng chốt đơn hàng, họ là những người thuộc hội "Gian Nhân" nhưng với khuôn mặt mới xuất hiện đặt mua giá cao với nhiều lý do hay đơn giản là sưu tầm, họ sẵn sàng đặt cọc 1 tỉ để mua mầm lan giá 10 tỉ đồng. "Chim Mồi" đặt cọc để tạo niềm tin và thúc đẩy "Con Mồi" móc thêm 9 tỉ để đi tìm mua sản phẩm về giao, tất nhiên hàng thì hiếm chỉ có cách mua của "Gian Nhân" mới có đúng sản phẩm "Chim Mồi" đặt, người đang có sẵn hàng trong tay.

Khi hàng đã chao tay, tiền về "Gian Nhân" thì cũng là lúc cả "Chim Mồi" và "Âm Binh" kia đều không liên lạc được.

Giai đoạn xả hàng:
Đổ bô lên đầu, đây là giai đoạn sau khi đám gian nhân Đại Háng cầm tiền rút về nước thì dân ta ở lại trao nhau than hồng.
Người thì tìm cách "lừa" đổ bô cho người khác, người không bán được thì thôi đành để ngắm - 2 tháng sau do không biết cách chăm sóc các bạn tự tưởng tượng cây hoa sẽ thế nào nhé.

Trong lúc covid đang hoành hành mà dân ta lại hại dân ta nữa rồi!
 
  • Like
Reactions: NgocSonWSE

HanhHaArch

Thành viên cơ bản
Tham thì chết thôi - Trái đắng Phi điệp đột biến: Trăm tỷ chảy về Trung Quốc bởi Nhóm người Trung Quốc làm trò



Nhưng thực chất là đám thương nhân Trung Quốc làm trò như xưa nay với giun, đỉa ... tạo ra các giao dịch ảo ban đầu rồi để thị trường tự dẫn dắt, các nhà vườn ở Việt Nam khi đó chạy theo cơn sốt mà mua đi bán lại với nhau. Khi nguồn hàng khan hiếm thì buộc phải nhập thêm từ bên Trung Quốc. Nhiều nhà vườn ở TP. Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, hay cả những nhà vườn trong miền Nam cũng nhập lan Phi điệp cấy mô về trồng để bán ra thị trường, nằm đáp ứng nhu cầu "sốt" lan var trong thời điểm hiện tại.

Đặc tính của lan là sinh sản vô tính, không mang tính "duy nhất". Một cây lan var có thể nhân ra thành nhiều cây lan var khác nhau trong khoảng thời gian ngắn khi mỗi mắt ngủ là một mầm kie trong tương lai, từ mầm kie đó có thể có thêm nhiều cây lan var khác nữa. Tốc độ sinh sản của cây lan sẽ theo cấp số nhân.

Giống như dâm cành thôi, lan giả hạc ( phi điệp) mỗi thân có 2 mầm gốc, và mỗi đốt là 1 mầm hoặc hoa, dân vườn thì người ta chích thuốc vô thân để kích mầm từ đốt thân, nên sinh sản nhanh lắm.

Còn với những cây cổ như tùng, mẫu đơn, mộc hương, sanh si cổ... thì nó mang tính duy nhất. Nếu những cây cổ này mà cắt đi thì bản thân đó không còn là cây giá trị nữa, từ cây mẹ cũng chẳng thể sinh ra được nhiều cây con.

8YbZDd.png


rồng vượt đại dương ... giá 10 tỷ


Nhưng những người chơi var vẫn còn đang lên cơn ngáo, chừng độ này sang năm sẽ biết ngay thôi, cứ nghĩ rằng lùa 1000 người, dính người là ngon rồi. Thằng lùa có bao giờ tự nhận mình là thằng lùa. Nó lúc nào cũng hô hào, phong thánh, ca ngợi ...để lùa. Quan trọng là nó có hệ thống làm hàng hiếm, làm giá, nâng giá, mua bán qua lại như thật để lừa.

Nghĩ tội nghiệp mấy anh nhà quê


Giờ bọn nó có chiêu lùa gà mới là đấu giá ủng hộ Covid, đang rầm rộ trên facebook

GAhAX4.jpg


Đalat Hasfarm số 1 Châu Á, thế mà doanh số hàng năm chỉ nhỉnh hơn số lời của một số tay buôn lan vô danh chút đỉnh, bơm cỡ đó mấy anh nông dân sao thoát được?

fuyM4V.jpg


Ai ôm cuối chết thì chịu thôi.

Bản chất thì cũng khác gì BĐS đâu, toàn bọn đầu cơ tự thổi giá, người có nhu cầu thực sự thì luôn ngoài cuộc!
 

PhanDuyGeo

Thành viên cơ bản
Cái trò này quá lâu rồi, từ khi mình trưởng thành đến nay là hơn 40 năm rồi vẫn diễn ra thường xuyên trò này. Nếu ai ở miền núi phía Bắc thì ko lạ gì những trò thiên thạch, đồng đen, phóng xạ... đến những thứ đơn giản hơn như chuối xanh, lợn con, mầm thảo quả... rồi gỗ sưa, gỗ trắc... Cứ đổ thừa cho gian thương Tàu hoàn toàn không, là Tàu gian cộng với Việt gian toa rập với nhau để lừa người Việt. Xã hội ngày càng phát triển thì trò này ngày càng phát triển, độ lớn tiền bạc của trò này ngày càng khủng.

Từ cây 'tầm gửi' thành ra bạc tỷ, phải xem lại kiến thức phổ thông của những người đã học hết PTTH về sinh học, toàn kiến thức sinh học lớp 9 và được bổ túc dần dần cho đến sinh học lớp 12.

1. Biến dị di truyền - Đột biến :
a. Nguyên nhân:
Do sự thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng của vật chất di truyền (gen, ADN, NST) nên có thể di truyền được cho các thế hệ sau.
b.Cơ chế:
Do tác động của các tác nhân gây đột biến làm phá vỡ cấu trúc của ADN, NST hoặc gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN, NST trong quá trình phân bào hoặc do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh.
c. Hậu quả:
Đa số biến dị di truyền đều có hại như (đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST) nhưng cũng có một số ít có lợi.
d. Ý nghĩa
Là nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hóa và chọn giống. là cơ sở khoa học để giải thích tính đa dạng và phong phú của thế giới sinh vật.

2. Biến dị không di truyền - Thường biến :
a. Nguyên nhân:
Do sự tác động của các yếu tố từ điều kiện ngoại cảnh làm thay đổi mức phản ứng của kiểu gen mà không có sự thay đổi về cấu trúc và sô lượng của vật chất di truyền nên không thể di truyền được
b. Cơ chế:
Phát sinh trong đời cá thể, khi điều kiện môi trường thay đổi đã làm thay đổi mức phản ứng của kiểu gen nên kiểu hình cũng biến đổi theo một cách tạm thời
c. Hậu quả
Biến dị không di truyền không gây hậu quả xấu nào cho cơ thể sinh vật
d. Ý nghĩa:
Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể sinh vật trước sự thay đổi liên tục của các điều kiện môi trường sống.

Ai đã quên thì Google phát là ra ngay, nếu muốn nâng cao thì đọc thêm tài liệu khác

Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.
  • Biến dị không di truyền (gọi Thường biến): là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền.
  • Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền, gồm:
    • Biến dị đột biến: những biến đổi có tính chất hoá học vật liệu di truyền.
    • Biến dị tái tổ hợp: những tổ hợp sắp xếp gen mới mà đời con thu được khác với bố mẹ do sự phân ly độc lập và sự trao đổi chéo của các gen.
    • Biến dị cá thể: là mức phản ứng của các tính trạng di truyền trong vòng sống cá thể (có thể là thường biến hoặc đột biến)
    • Biến dị tổ hợp: là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp vật chất di truyền

Đột biến sinh học là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến (Đột biến trung tính). Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.

Biến dị di truyền là biến đổi về mặt di truyền của sinh vật. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh genetic variation dùng để chỉ biến đổi (variation) về mặt di truyền (genetic), phân biệt với các biến đổi khác trong địa chất, vật lí học v.v. Cho nên cũng có tác giả gọi là biến đổi sinh học (biological variation).
  • Biến dị di truyền là thuật ngữ dùng để chỉ các biến dị của sinh vật có khả năng di truyền được cho thế hệ sau, phân biệt với khái niệm "biến đổi" do Lamac (Jean-Baptiste Lamarck) đề xuất và biến dị thường biến (hay tính mềm dẻo kiểu hình).
  • Về vai trò, thì biến dị di truyền là nền tảng của tiến hoá, không có loại biến dị này thì quá trình tiến hoá của sinh vật không thể xảy ra. Các biến dị di truyền - theo thuyết tiến hoá hiện đại - là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc. Từ nguồn nguyên liệu này, quá trình chọn lọc (chọn lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo) có thể tạo ra các dạng sinh vật mới và hình thành loài mới
Trên loài hoa Lan, không nằm ngoài những khái niệm này, tuy nhiên để biết rằng là lan đột biến hay thường biến thì bắt buộc phải xét nghiệm xét nghiệm ADN, có điều không phải ai cũng có điều kiện làm việc này, mới dám khẳng định được. Các biến dị thường biến, sau nhân giống, cây con sẽ không giữ được các đặc điểm ngoại hình giống như bố/mẹ. Các biến dị đột biến nếu được nhân giống vô tính (nuôi cấy mô hoặc giâm/ghép đoạn cành) sẽ mang đầy đủ kiểu dáng và đặc tính vốn có của dòng bố/mẹ.

Sự biến đổi bất ngờ ở sinh vật nói chung, trên cây hoa lan nói riêng, là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của các loài. Riêng sự biến đổi trên cây lan (dân dã vẫn gọi là lan đột biến) đã xảy ra từ lâu, nhưng vì trước đây ít người để ý, nên ít nhắc đến, bây giờ được quan tâm nhiều hơn, mọi người mới coi lan đột biến như một "hiện tượng".

Tế bào thực vật có tính toàn năng, tức là mọi tế bào sẽ đều có cùng hệ gen và có khả năng sinh sản vô tính. Do đó, chúng có thể được nuôi cấy để tạo ra cơ thể mới. Dựa trên tính toàn năng này, phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã xuất hiện. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào được dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân. Cho nên chả có di truyền gì trong cấy mô cả, đây là nhân bản.

Từ những phân tích nói trên, PGS.TS Đặng Văn Đông khuyến cáo: Những cây lan đột biến đang rao bán trên mạng, chưa hẳn đã là lan có biến dị đột biến (di truyền được), mà còn chứa cả những biến dị thường biến (không di truyền được). Công nghệ nhân giống lan đột biến không phải là quá khó, đặc biệt khi đưa vào nuôi cấy mô tế bào, chỉ trong vài tháng, các cơ sở nuôi cấy mô có thể đưa ra thị trường được hàng vạn, thậm chí hàng triệu cây lan đột biến giống y chang kiểu dáng mĩ miều của các dòng bố/mẹ.


Mẫu cây cấy mô là gì, thì cây con y như thế. Thường biến hay đột biến cấy mô có hết.
 

NgocThanhPhan

Thành viên cơ bản
Vậy theo bác giá trị thật của cây lan vào thời điểm này là bao nhiêu ? vài tỉ một kie ấy hả
Tôi nói thật những thứ bác mang ra so sánh nó quá khập khiễng, những thứ đó đều đẹp và gần như độc nhất vô nhị, tôi nhắc lại là gần như độc nhất vô nhị. Tất nhiên trừ cái cây mâm xôi con gà đó ra vì giá 6 triệu usd đó cũng là do chủ của nó sóc lọ ra chứ làm quái gì có ai mua giá đó đâu. Còn cây lan của ông năm sau nó gấp đôi, năm sau nữa gấp 4 chứ có cái quái gì
Về phần kie lan, mỗi năm nó lớn theo cấp số nhân xong rồi bán ai mua. Tôi thấy ở thời điểm hiện tại đa số là ươm kie bán kiếm lời. Trăm ông tham gia vào lan đột biến ở thời điểm này 98 ông là đi buôn may ra được 2 ông yêu lan. 98 ông bán và 2 ông mua thì cuối cùng sẽ bán cho ai?
Bên cạnh đó những giao dịch ở phía trên đều là giao dịch thật và được đóng thuế đàng hoàng, ông có thể chỉ hộ tôi vài giao dịch lan là thật và được đóng thuế ko
Bọn buôn lan bây giờ chúng nó rất mất dậy, chúng nó làm rùm beng những cuộc giao dịch ảo hàng tỉ mục đích để cắt kie bán cho những người nhẹ dạ mang hi vọng kiếm một ít ở thị trường này.
Bất kì ai cũng đều hiểu rằng nếu một giò lan có giá trị hàng tỉ tốt nhất là dấu mẹ nó đi, làm ầm ĩ lên để làm gì , làm ầm lên để kêu trộm nó vào nhà à( làm ầm lên để dụ gà )

Tôi nói trắng luôn về những giao dịch hàng tỉ ở thời điểm này nhé.
Thằng A, thằng B, thằng C và thằng D cùng chung tiền mua một giò lan var (tất nhiên là trong bí mật ) Thằng A sẽ bán cho thằng B với giá X, thằng B nuôi một thời gian sẽ bán lại cho thằng C với giá x2 , thằng C nuôi một thời gian sẽ bán cho thằng D với giá x4. Tất nhiên những giao dịch này sẽ được làm ầm ĩ , nhiều người được mời tham gia và được phát trực tiếp cho cả làng cả xã xem với mục đích chúng mày xem tao giàu chưa, chơi lan bạc tỉ đây nài.
Mục đích của chúng nó là gì, là dụ gà. Nhiều người sẽ còn nghi ngờ về giao dịch lần 1 của thằng A với thằng B, nghi ngờ giao dịch lần 2 của thằng B với thằng C, nhưng sẽ khó mà ngồi yên được khi thấy giao dịch của thằng C với thằng D. ( tất nhiên trừ tôi ra, trong mắt tôi thì chúng mày cứ múa đi, anh ngồi xem ) Khi đó sẽ như thế nào, nhiều người thấy người ta giàu thì cũng muốn tham gia kiếm tí, muốn kiếm thì ntn? Thì mua kie của thằng A, B, C, D bán ra chứ còn gì.
Nói rõ ra là ntn này, chúng nó sóc lọ nhau ở những giao dịch ảo để lùa gà mua kie của chúng nó

Ai cũng bán đắt thì ai mua, ai cũng giàu lên thì tiền ở đâu mà ra? Tiền của những người mới chơi , họ chính là người bơm tiền vào để duy trì thị trường. Khi người mới chơi không xuất hiện nữa thị trường sẽ sập. Vì vậy bọn chó cò lan rất gét những người cảnh báo người khác về rủi ro của thị trường chơi lan, chúng nó sợ người mới chơi sẽ không xuất hiện và chúng nó sẽ không thể chăn gà được.

Còn nhiều thằng gân cổ lên là đam mê, ơ đam mê thì kệ các anh, các anh cứ việc đam mê, bọn tôi cảnh báo người khác là việc của bọn tôi, cây lan mà ít người mua càng rẻ để cho các anh đam mê cơ mà, sao phải gân cổ lên cãi làm gì.
Mà cây lan chưa lớn đã bán con mẹ nó rồi, đam mê mà đố chúng nó dám cho cây lan ra hoa, toàn kích kie để bán thì đam mê cái gì.
Chỗ tôi cũng rất nhiều cái sổ đỏ đang nằm trong ngân hàng vì cơn sốt ảo này, thằng buôn lan đột biến lớn nhất chỗ tôi nó mới mua cái ô tô và nghỉ rồi, mấy ông vào sau không biết sẽ bán cho ai bây giờ. Chắc sau vụ này sẽ có nhiều người tan cửa nát nhà

Cây lan nó rất đẹp và bản thân tôi cũng rất thích chơi lan, nhưng ở thời điểm này thì KHÔNG

Nguồn


5ctNamLoan.jpg


5 ct loại mới, tên: 5 ct Nam Loan

Từ Đài Loan loại mới xuất hiện lần đầu.
 
Người ngu luôn là lực lượng đông đảo, phân bố trên diện rộng, phổ biến và xen cài khắp nơi, có nguồn cung bền vững và tăng trưởng ổn định, nên luôn là nguồn cảm hứng vô tận và thường xuyên cho đội có nhiều sáng kiến.
--- sưu tầm ---