Các mô hình thương mại và thanh toán mới sẽ thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ngonhubu
  • Ngày gửi Ngày gửi

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Mình có mở thớt này, ACE nào có thể vào đọc ,


Do nick ngonhubu01 bị bem rồi, không vào sửa được tiêu đề, nay mở thớt này vì mong muốn tạo thớt tổng hợp hơn

Telio, nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, vừa ra thông báo đã huy động thành công 25 triệu USD trong vòng gọi vốn mới với nhà đầu tư chính là quỹ Tiger Global cùng với các quỹ đầu tư Sequoia India, GGV Capital và RTP Global.



tiếng Anh


Telio có chức năng kết nối các cửa hàng nhỏ lẻ với các thương hiệu và nhà bán buôn trên nền tảng của mình, Công ty cung cấp dịch vụ hậu cần hiệu quả với mức giá tốt. Vấn đề mà trước đây các hộ kinh doanh thường cần gọi 50-80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng riêng lẻ, có thể mất thời gian một tuần để đến nơi. Telio cũng lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới kho để đảm bảo giao hàng vào ngày hôm sau.

Tính đến nay, nền tảng của Telio có hơn 3.000 nhà bán lẻ tại Hà Nội và Tp.HCM. Công ty có kế hoạch mở rộng tại 4 thành phố khác và đặt mục tiêu phục vụ 15.000 cửa hàng bán lẻ trước tháng 6/2020.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ cho số lượng lớn các nhà bán lẻ nhỏ ở Việt Nam, những người đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung và đặc biệt tại các địa phương nơi họ phục vụ. Trong khi chuỗi cung ứng hàng tồn kho ở nước ta rất phân tán, các nhà bán lẻ này không có một cái nhìn rõ ràng về giá cả, chất lượng, kể cả việc hàng có sẵn hay không", đại diện Telio nói.

Như vậy có thể nói đây là mô hình FMCG cho Mom & Pop Stores, Retailers ... mục đích là kết nối các cửa hàng bán lẻ theo hình thức kinh doanh hộ gia đình với mục tiêu liên kết các đơn vị bán lẻ này với các nhãn hiệu, nhãn hàng và đơn vị bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, giúp các cửa hàng bán lẻ có nhiều lựa chọn về hàng hoá hơn, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn - một mô hình thương mại B2B.

Như vậy chưa phải là mô hình mới, nhưng phù hợp nhu cầu tìm một hệ thống mua sắm trực tuyến cho các anh chị em ngành xây dựng tìm hiểu.
 
  • Like
Reactions: TuVanDauTu
Telio là mô hình B2B Marketplace, hiện tại với thực phẩm sỉ cho nhà hàng/ cafe/ cửa hàng thực phẩm sạch... thì đã có Kamereo và Chợ đầu mối . Telio đi sâu vào lĩnh vực tiêu dùng nhanh, với phân khúc Mẹ và Bé, nôm na là cung cấp hậu cần. E rằng 25 triệu không đủ đốt cho mô hình này, mô hình này rất tốt tiền. Founder phải là một người rất giỏi về Operation Excellence, Logistic, Tech, có một CPO chuẩn mực và CFO đủ trình để có một chiến lược gọi vốn bài bản dài hạn vì burn money (đốt tiền) rất kinh do margin FMCG rất mỏng từ 1% - 8%.

Điểm qua thì 3,000 điểm hiện tại và kế hoạch 15,000 điểm bán lẻ vào 6.2020 là một kế hoạch khá khiêm tốn. 200 sales của công ty dự án cũ 1 ngày KPI ghé mới là 5, chăm sóc 25. Thì cũng đã 30,000 điểm mới/1 tháng. 25 triệu USD lớn vậy mỗi lần giải ngân không quá 4 - 6 tỉ thử thách trong vòng 6 tháng; còn phải xem KPI tăng trưởng thế nào. Thực tế hơn 2 triệu điểm mỗi thành phố lớn 900,000 - 1,1 triệu mà tháng 6.2020 plan có 15,000 thì chưa đủ đô, 15.000 điểm bán trung bình 1 đơn hàng 1 triệu (rất tích cực đấy), quay lại 3 lần 1 tháng, thì doanh số sẽ tầm 40 - 60 tỉ. Tiêu dùng mà 40 - 60 tỉ/1 tháng là bé thôi.

Nhìn chung thì thị trường lớn nhưng chưa thấy điểm hòa vốn. Nhân sự và tăng trưởng là bài toán Telio cần giải để đáp ứng yêu cầu rất khắt khe từ nhà đầu tư. Đốt tiền người khác không ra lời thì sẽ giải tán sớm.

Mình có chia sẻ bên này rằng thương mại trực tuyến của người Việt có tồn tại được, thì đó chính là các sàn niche, ngoài thông tin mua bán đơn thuần là có dính đến chuyên môn nào đó, ví dụ như eDoctor kết hợp với các điều dưỡng, trung tâm xét nghiệm để cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần tới chờ đợi ở bệnh viện , tính năng nổi bật của eDoctor là người dùng có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ mọi lúc mọi nơi; làm xét nghiệm, tư vấn tại nhà và có kết quả sau 3 tiếng, nhưng chắc chắn là eDoctor thuộc dạng "burn money" thôi - trò chuyện với bác sĩ qua eDoctor trên smartphone.

Những ai muốn đi vào thị trường ngách này nên xem các bài viết


Khi nhận vai trò là giám đốc sản phẩm eDoctor, mình tự tin mà nói rằng không thành vấn đề, sản phẩm vào tay mình rồi sẽ thành công !

Các app công nghệ phục vụ cho y tế thường khởi đầu là công ty công nghệ và lấy công nghệ để làm điểm mạnh để phát triển sản phẩm. Sau khi phát triển sản phẩm đủ lớn sẽ tập trung phục vụ user và tìm kiếm người dùng. Việc có một lượng user lớn đã là một thành công của sản phẩm mới khi chi phí marketing là không nhỏ. Sau khi có những user đủ lớn là nền tảng để phát triển sản phẩm thì việc tiếp theo là phát triển hệ sinh thái đi kèm để phục vụ người dùng. Điều khó khăn của các sản phẩm công nghệ đó chính là luật, là hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chưa hỗ trợ cho các startup công nghệ nhất là lĩnh vực y tế để phát triển các dịch vụ hoàn thành hệ sinh thái của sản phẩm.

Nếu chỉ loay hoay các dịch vụ đơn giản như tư vấn online, hỏi đáp, mạng xã hội thì không đủ chi phí để duy trì và phát triển hệ thống. Là công ty về công nghệ thì chi phí vận hành bộ máy không hề nhỏ, các công ty công nghệ khác trên thị trường đang dùng tiền để chi phối và hút nhân sự giỏi . Để giữ được nhân sự đồng nghĩa với việc tốn nhiều chi phí để đào tạo và giành giật những người giỏi ở lại với mình. Nếu không đủ mạnh, vốn không đủ nhiều thì công ty đó sẽ sớm lâm vào cảnh tiền chưa đủ nuôi cho sản phẩm trưởng thành thì đã lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé. Nên đừng nói là startup chỉ cần đam mê mà phải cần rất nhiều tiền để có thể tồn tại và chờ đến ngày hoàn thiện sản phẩm và được người dùng đón nhận.

Ngay cả khi sản phẩm đi được một nửa chặng đường, có hàng triệu user, khách hàng trung thành, sản phẩm chất lượng thì cũng chưa phải đã thành công. Việc tiếp theo cần phải làm là tăng lên gấp đôi về số lượng và chất lượng. Người dùng sẽ nhanh chóng rời bỏ bạn nếu bạn không thay đổi và đáp ứng những đòi hỏi của họ. Tuy nhiên nghịch lý đó chính là khách hàng tăng gấp đôi nhưng doanh thu của bạn lại không tăng mà ngân sách bạn bỏ ra cũng tăng vượt trội. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu huy động một lượng tiền rất lớn để có thể bức phá và vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xuất phát điểm của các công ty là nền tảng công nghệ nên khó khăn vào thời điểm này chính là các dịch vụ y tế cung cấp cho khách hàng của mình. Đa phần các app công nghệ tập trung vào việc liên kết dịch vụ với các phòng khám , bệnh viện để đặt hẹn khám, xét nghiệm cho khách hàng của mình. Các phòng khám bệnh viện sau đó chia lại % cho các app công nghệ sau mỗi khách hàng khám bệnh hay sử dụng dịch vụ của phòng khám và bệnh viện. Mô hình chung các app công nghệ đang đi bán user của mình cho phòng khám, bệnh viện sau bao nhiêu năm phát triển. Thậm chí có các đơn vị tập trung vào việc đốt rất nhiều chi phí quảng cáo để lấy khách hàng cho bệnh viện, càng đốt thì càng lỗ mà khách hàng cuối cùng đều trở thành khách hàng trực tiếp của phòng khám bệnh viện mà ít quay trở lại với các app công nghệ để tái sử dụng dịch vụ. Ngân sách quảng cáo càng ngày càng cao, cạnh tranh càng nhiều làm cho các phòng khám và bệnh viện đầu tư nhiều hơn chi phí quảng cáo và nhảy vào cuộc chiến để dành giật bệnh nhân và khách hàng. Cuối cùng thì các App công nghệ đi cạnh tranh trực tiếp với các phòng khám và bệnh viện cung cấp dịch vụ cho mình, đó là khởi đầu cho sự thất bại của một chuỗi thành công không lợi nhuận
1f60a.png
^_^

Thất bại đó chính là thất bại đầu tiên mà các app công nghệ sẽ phải gánh chịu, tuy nhiên đó chưa phải là bài toán chấm hết. Đó chính là cơ sở để các app hoàn thiện quy trình và tiếp tục gọi vốn, sản phẩm lúc này mới thật sự có giá trị với nhà đầu tư đặc biệt là chính các phòng khám và bệnh viện. Con đường còn gian nan nhưng đó vẫn là một khởi đầu mới cho những ai lạc quan và ..... còn đủ tiền để tiếp tục !



Tiếp theo phần 1 lẽ ra mình phải viết tiếp về App y Tế và con đường nên đi, nhưng để có một cái nhìn tổng quát hơn về con đường đó mình xin chuyển qua một chủ đề liên quan đó là Marketing y tế và phần 3 mình sẽ đi chi tiết hơn về con đường các app y tế nên đi để cho mọi người dễ hiểu và hình dung hơn.

Y tế là một bài toán khó đặc biệt là y tế tư nhân khi phải cạnh tranh trực tiếp với các bệnh viện công, với các chính sách hỗ trợ không sòng phẳng của nhà nước giữa công và tư. Thêm vào đó thói quen của người dùng là một trong những khó khăn lớn để có thể phát triển y tế công và tư. Mình sẽ không đi phân tích sâu vào khó khăn của các bệnh viện vì có quá nhiều vấn đề ngoài tầm kiểm soát và kinh nghiệm của mình nên mình sẽ tập trung vào khách hàng và chiến lược Marketing vì sao thất bại.

Marketing y tế là nghành đặc thù và không có trường lớp đào tạo bài bản nên đa phần các nhân viên ngoài nghành vào làm y tế . Kéo theo việc sử dụng các nhân sự không hiểu được đặc thù y tế, nên rập khuôn xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing của các nghành khác đem vào áp dụng. Khởi đầu của nó chính là việc các bạn lên kế hoạch cho phần nổi của tảng băng, đi làm mọi cách để tìm kiếm, giới thiệu dịch vụ mình đang có cho khách hàng mới. Đi làm các gói dịch vụ, đi bán tất cả những gì bệnh viện , phòng khám đang có để lấy khách hàng về mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ hay nội tại của cơ sở dẫn đến việc người hỏi thì nhiều , tiền quảng cáo cũng không ít mà khách hàng chẳng thấy đâu, mô hình chung là thất bại. Ngay cả khi khách hàng đến nhiều nhưng nội tại không đủ đáp ứng dẫn đến việc quả tải chất lượng dịch vụ sẽ kéo theo phản hồi không tốt và đơn vị y tế càng nhanh chóng đi vào ngõ cụt.

Y tế đặc biệt hơn những ngành nghề khác ở chất lượng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ khác bạn có thể sai lầm và có cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình nhưng y tế thì không. Chỉ cần bạn có một sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách hàng thì bạn sẽ phải lãnh chịu hậu quả cực kì nặng nề, thông tin sẽ nhanh chóng lan truyền khắp các mặt báo, trang mạng mà bạn không có cơ hội để giải thích và khắc phục, nặng nề hơn là phải đóng cửa cả một hệ thống y tế chỉ vì sai lầm của một cá nhân. Chính vì đó việc xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing xem nhẹ tới chất lượng dịch vụ, chỉ tập trung vào tìm kiếm khách hàng và bán dịch vụ càng làm tăng nguy cơ cho cả hệ thống.

Y tế tư nhân đặc biệt phát triển và tồn tại nhờ vào uy tín, chất lượng và dịch vụ, chất lượng dịch vụ lại phụ thuộc nhiều vào đội ngũ chuyên môn, y Bác Sĩ. Bệnh nhân sẵn sàng chờ đợi và chi trả gấp nhiều lần chi phí cho một Bác Sĩ có tiếng và thâm niên để thăm khám và điều trị trong khi mặt bằng chung các Bác Sĩ đang tiến bộ từng ngày và chất lượng đội ngũ y tế không có quá nhiều chênh lệch. Không chỉ có uy tín, thái độ của đội ngũ chuyên môn là điều quan trọng để bệnh nhân quyết định việc lựa chọn đơn vị điều trị cho mình. Bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn, thông minh hơn và họ có quyền lựa chọn cho mình những chuyên gia y tế giỏi và thái độ tốt hơn để điều trị cho mình chứ không còn chấp nhận vào các cơ sở công lập để xếp hàng và chịu đựng thái độ khó chịu từ các chuyên viên y tế. Nếu y tế tư nhân mà chất lượng và thái độ không có sự khác biệt thì y tế công vẫn là lựa chọn tốt hơn cho các khách hàng trong giai đoạn tự chủ tài chính các bệnh viện công như hiện nay. Vì vậy các đơn vị y tế tư nhân nên đầu tư và tập trung vào đội ngũ chuyên gia y tế , đó là một trong những nền tảng vững chắc cho một chiến lược Marketing hoàn hảo.

Đội ngũ chuyên gia y tế tốt, cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị y tế tốt thì ngay cả không có Marketing thì bệnh viện, phòng khám vẫn phát triển. Các phòng khám, bệnh viện tư nhân trước kia chưa có Marketing, chưa có công nghệ vẫn phát triển tốt nhờ vào truyền miệng. Chính những khách hàng được chăm sóc tốt, điều trị tốt là một nhân viên “Marketing” hiệu quả. Những khách hàng này sẽ quyết định việc tái khám của mình và họ có thể sẽ quyết định cho gia đình hoặc giới thiệu bạn bè của họ, nếu làm tốt chất lượng và dịch vụ , chăm sóc khách hàng tận tâm thì điều chắc chắn khách hàng sẽ tăng lên theo cấp số nhân mà không cần phải bỏ bất cứ chi phí Marketing nào. Để phải lựa chọn, đầu tư thì đội ngũ đầu tiên bạn nên lựa chọn chính là đội ngũ chăm sóc khách hàng thay vì đầu tư vội vã vào Marketing, để đảm bảo và chắc chắn rằng chất lượng dịch vụ của bạn đủ tốt để sẵn sàng cho một sự phát triển bền vững khi có đội ngũ Marketing tham gia vào hệ thống.

Khi chăm sóc khách hàng hài lòng, chất lượng và uy tín, lượng khách hàng sẽ tăng lên, tuy nhiên để duy trì và phát triển được cả hệ thống đòi hỏi khách hàng và doanh số phải tăng nhanh theo cấp số nhân để đáp ứng được nhu cầu của cả hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc phải có sự đồng hành và tham gia của Marketing để đẩy nhanh khách hàng và doanh thu cho hệ thống. Tuy nhiên Marketing sẽ là con dao 2 lưỡi khi tham gia vào hệ thống, 1 là bạn sẽ đi rất nhanh và xa, 2 là bạn sẽ đốt tiền rất nhanh và vẫn dậm chân tại chỗ, ngân sách ngày càng hạn hẹp và phải quyết định ngừng cuộc chơi và phải đối mặt với khó khăn mới về tài chính và những lỗ hỗng do Marketing để lại. Các bạn Marketing ngoài ngành hay rập khuôn theo một lối mòn, đi bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, chạy quảng cáo càng nhiều càng tốt để cho khách hàng nhận diện thương hiệu như các ngành hàng khác. Dẫn tới việc chi phí quảng cáo rất cao nhưng hiệu quả lại không nhiều, khách hàng biết tới dịch vụ nhưng lại không thăm khám. Bởi lẽ y tế là ngành đặc thù không như các ngành nghề khác để kích cầu và quyết định việc khám sức khoẻ chủ động cho bản thân và gia đình. Để có một kế hoạch Marketing hiệu quả thì khách hàng hiện hữu chính là tiêu chí để phục vụ, để chăm sóc và phát triển khách hàng mới. Hãy chăm sóc thật tốt các khách hàng hiện tại và xây dựng phát triển khách hàng mới trên cơ sở khách hàng cũ. Song song với đó là việc truyền thông những “Truyền miệng” của chính những khách hàng cũ tới khách hàng mới. Chỉ cần làm tốt những điều đó, bạn đã có một chiến lược và một kế hoạch Marketing hiệu quả, không cần quá nhiều chi phí và đầu tư quá nhiều vào những ngân sách không cần thiết. Quảng cáo chỉ thực sự hiệu quả khi bạn truyền tải những thông tin cần thiết tới khách hàng của bạn, không phải thông tin và hình ảnh nào bạn truyền đi cũng có giá trị.

Khi một hệ thống y tế phát triển ổn định sẽ đòi hỏi bạn phải lớn mạnh và cần có những hệ thống, quy trình và công nghệ đủ lớn để hỗ trợ và tinh giảm chi phí . Không có công nghệ đồng nghĩa với việc bạn phải tốn rất nhiều con người để vận hành và phát triển, ngân sách sẽ đội lên rất nhiều dù rằng doanh thu không nhỏ. Để vươn tầm và khẳng định vị thế , tăng trưởng mạnh mẽ thì việc sử dụng công nghệ hỗ trợ là điều không thể nào tránh khỏi.

Đó chính là lý do vì sao mình sẽ dành tiếp phần 3 để viết tiếp con đường các App y tế nên đi


Doanh thu 10 tỷ đồng thì lỗ 4 tỷ bởi mất 2,8 tỷ "vỗ béo" cho Facebook và Google ... eDoctor launching từ năm 2014, từng được Facebook và Google đưa vào "bệ phóng khởi nghiệp" lần lượt trong năm 2016, 2017. Chia sẻ trên Shark Tank Việt Nam mới đây, CEO "bỏ học" của startup này cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 rơi vào khoảng 10 tỷ đồng, lợi nhuận biên 30%. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang lỗ 4 tỷ đồng vì chi phí cho Marketing chiếm đến 25 - 28% doanh thu, trong đó chủ yếu chạy quảng cáo trên Google, Facebook...

Còn mô hình thanh toán mới thì vẫn là fintech (công nghệ tài chính) là công nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, sử dụng điện thoại thông minh cho dịch vụ ngân hàng di động, dịch vụ đầu tư và tiền mã hóa là những ví dụ về công nghệ nhằm làm cho các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn với công chúng .... Tuy nhiên việc phát triển OpenBanking với OpenAPI sẽ hình thành một thế cục mới của thị trường ví điện tử, đồng hoá thị trường ví điện tử, mở ra "cuộc chiến mới" giữa bank & e-wallet. Giai đoạn đầu bank và e-wallet phải hợp tác với nhau, nhưng với việc bank phát triển digital banking sẽ là một "cuộc chiến mới" về mặt người dùng.
 
Ở các quốc gia phát triển, chưa thấy sự tồn tại của mô hình "ví điện tử" như Việt Nam. Ngay cả một "ví điện tử" nổi tiếng như PayPal thì thực chất cũng không ai gửi tiền vào ví cả, mà người ta gửi trực tiếp thẻ Visa/MasterCard vào (có thể là credit card hay debit card đều được), rồi khi thanh toán thì trừ tiền trực tiếp trong thẻ, PayPal hoạt động gần giống như một "cổng thanh toán", các website tích hợp PayPal cũng như tích hợp cổng thanh toán. Ngoài ra PayPal còn có chức năng khác là chuyển tiền xuyên quốc gia; điều này không áp dụng với các ví điện tử VN vì chỉ có 1 quốc gia là VN mà thôi.

Ví điện tử tại Việt Nam là mô hình hoàn toàn khác biệt, nó gần giống như super-app. Bản chất nó giống như one-stop shop (Facebook và Amazon cũng đi theo hướng này) hơn là một cái gì đó liên quan đến fintech.

Mô hình "trước kia" của ví điện tử là người ta muốn nó trở thành bank, tức là kênh huy động vốn rồi cho vay (như là bank). Nhưng với quy định của Ngân hàng Nhà nước bắt buộc công ty ví điện tử phải chọn một bank để bảo lưu toàn bộ số dư ví của toàn bộ khách hàng và công ty ví điện tử không được phép sử dụng số này để cho vay hay làm gì cả (ví dụ như Momo thì chọn Vietcombank nên toàn bộ số dư của 100% ví Momo đều được trữ trong Vietcombank; Momo cũng chẳng thể sử dụng số dư này để cho vay hay làm gì cả; lúc này thì chỉ có Vietcombank là có lợi khi có "nguồn vốn giá rẻ" để cho vay chứ Momo không xơ múi gì được). Quy định này của Ngân hàng nhà nước nhằm tránh ví điện tử biến thành "bank trá hình". Tuy nhiên với quy định này thì ví điện tử chẳng qua chỉ còn như là một trung gian thanh toán mà thôi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: các nước phát triển thì người dân đều dùng App ngân hàng, chẳng thấy họ có "ví điện tử" nào hết. Tại Việt Nam thì chẳng qua do app ngân hàng còn dở thôi. Nhưng một khi app ngân hàng tốt lên thì liệu VN có chỗ đứng cho ví điện tử tồn tại hay ko?

Liệu Việt Nam có trở thành "outlier" hay không? Lịch sử đã cho thấy, Trung Quốc có thể trở thành outlier với phần còn lại của thế giới (tức ví điện tử có thể phát triển ở China), nhưng Việt Nam không phải outlier. Với OpenBanking, các App ngân hàng sẽ đè bẹp ví điện tử, vì đã giảm bớt rủi ro khi thanh toán trực tuyến.
 
  • Like
Reactions: DauThauTuVan
Về eDoctor thì đâu có gì mới, thế giới đã triển khai Telemedicine từ lâu rồi - đơn giản chẳng qua là việc sử dụng viễn thông và công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâm sàng từ xa cho người bệnh. Nó đã được sử dụng từ những năm 1990, để vượt qua các rào cản khoảng cách và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế thường không có sẵn ở các cộng đồng nông thôn xa xôi. Ở Việt Nam cũng đã có dạng na ná là bacsi24 , và còn vô số khác mà chắc search app khám bệnh, app bác sỹ sẽ ra. Nôm na ý tưởng vẫn dùng công nghệ là cốt lõi, sẽ chết ngắc như các sản phẩm ERP hay BI, vì yếu tố con người.

Dĩ nhiên là với y tế có đặc thù hơn là chuẩn bị đủ hành lang pháp lý với các mối liên kết hỗ trợ và tìm được người chịu làm chung là khá gian nan hơn các ngành khác, nhưng như muôn thưở vẫn là sale and marketing sẽ đốt tiền rất ác liệt. Đặc biệt là bác sĩ giỏi thì ai rảnh mà ngồi khám qua video call hay hỏi bệnh nhân ? rồi hỏi chắc gì bệnh nhân trả lời đúng ?

Ở điều kiện Việt Nam thì chỉ cần cái App tìm bác sĩ quanh đây thôi thì may ra với các chức năng chọn lọc theo chuyên khoa, với điều kiện khống chế bác sĩ khi đăng ký phải có giấy phép hành nghề. Lúc đó sẽ có 2 hình thức, bệnh nhân chạy tới phòng khám hoặc bác sĩ chạy tới nhà bệnh nhân. Muốn vậy thì lượng bác sĩ liên kết phải hùng hậu ... lại chi phí marketing đốt tiền như Grab để lôi kéo người dùng ... tuy nhiên quyền lực lại nằm trong tay bác sĩ, không phải ở phía App như Grab ... kết cục toi. Outcome không đơn giản, vì như thế nào là trị hết bệnh? Nếu trị không đúng bệnh thì có thể chết người. Đánh giá rất khó, làm sao biết hiệu quả hay không, vì không có "thử" được? Tiêu chí đánh giá cũng khó: bác sĩ như thế nào là giỏi, là tốt?

Nôm na thì ý tưởng về việc kết nối bác sĩ kiểu Grab thì code không khó, đốt tiền marketing cũng dễ, nhưng tới giờ thực hiện được cho ra hồn đâu. Cho tới giờ vicare cũng dừng ở mức cổng thông tin chưa chứ phải là double side marketplace đúng nghĩa, và cũng đã bán mình cho VinGroup. Những người thực sự quan tâm đến sức khỏe sẽ không dễ trao mạng của mình theo thông tin trên mạng. Những người đã không quan tâm thì họ cũng chẳng thiết tha truy cập ...nên thì trước sau gì dạng như vievie.vn cũng thất bại - vì bệnh nặng chút chả ai giao phó cho App cả, mà bác sĩ cũng không dám nhận tư vấn qua App, 100% khuyên tới bệnh viện. Càng phát triển thì tiêu chuẩn càng cao, nên tụi nhà giàu nó không có mô hình khám trực tuyến này chứ không phải họ nghĩ không ra.

Các cơ sở khám bệnh thì chắc chắn không mặn mà gì với mấy cái App y tế vì họ cần người bệnh đến, ngoài chi phí khám và bán thuốc, họ còn tỉ thứ như các chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu, vật tư tiêu hao, giữ xe, ăn uống, thầu taxi .... nôm na thì chỉ có các bác sĩ mới ra trường hay 7 nghiệp mới ủng hộ.

Cũng ý tưởng như Grab, rất nhiều người đã triển khai giupviecnha, timthoxaydung ... nhưng đâu đơn giản như dịch vụ vận chuyển, thất bại vì đây không phải là những dịch vụ đơn giản, dễ dàng chuẩn hóa để có thể sử dụng App để kết nối người bán và người mua. Nghĩa là dùng App để cung cấp các dịch vụ phức tạp, không có chuẩn mực rõ ràng, thì khả năng thành công rất thấp. Đặc biệt là khi xảy ra các sự cố (problem) với người mua thì ai sẽ chịu trách nhiệm ? Giải quyết sự cố với lái xe công nghệ cũng đủ điên đầu rồi, giải quyết sự cố với các dịch vụ phức tạp không hề đơn giản.

Ngay cả học tiếng Anh trực tuyến dù outcome rất rõ ràng và đơn giản (cần một người nói tiếng Anh tốt để mình practice), đánh giá dễ (học thử một buổi là biết), tiêu chí đánh giá rõ ràng (giáo viên có điềm đạm hay không, có chịu khó sửa cho người học hay không ... ) nhưng cũng khó thành công vì yêu cầu người học phải thông mình sáng ý. Topica một thời truyền thông PR, nhưng thực tế chất lượng kém vì voice online tậm tịt và giáo viên ất ơ không có chuyên môn. Nôm na rồi học Anh ngữ phải thầy trò đối mặt.


Mà Airbnb hay Grab thì chẳng qua thành công là do trốn thuế và trốn các được các chi phí phải có nếu kinh doanh theo truyền thống, nếu cơ quan chức năng xiết chặt thì cũng thất bại thôi.
 
  • Like
Reactions: TuVanDauTu
Với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức tích lũy nhiều năm của mình để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp của các bạn, giúp các bạn chuyển đổi mô hình kinh doanh sang mô hình kinh mô hình kinh doanh mới – mô hình kinh doanh số, và giúp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào công việc kinh doanh của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và khai thác tối đa thị phần trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Hãy cùng đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số để nắm bắt tương lai của chúng ta.

Với ngành xây dựng và bất động sản Abiding Technology Investment hỗ trợ doanh nghiệp các bạn:
- Sàn Vật liệu xây dựng
- Sàn Bất động sản
- Sàn Đấu giá, đấu thầu
- Sàn Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures Contract)
....

Nói về mua sắm trực tuyến, điểm nghẽn của việc dịch chuyển từ mua sắm tại cửa hàng và mua sắm từ xa sẽ là giải pháp kho vận chứ nền tảng giao dịch với thanh toán không phải là vấn đề. Doanh nghiệp nào muốn đi vào lĩnh vực này thì chịu khó đầu tư vào cái này, vất vả lúc đầu chứ sau thì thì rất nhiều doanh nghiệp phải cầu cạnh đến. Trước mắt thì đội ngũ Grab có thể đảm đương, nhưng không thể dựa vào đội ngũ này vì không biết liệu khi nào Grab sẽ đóng cửa.

Doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai mua sắm trực tuyến thì hãy bỏ thị trường đô thị, đang là nơi chen chân của quá nhiều ông khổng lồ đang đua nhau đốt tiền, mà hãy nhắm tới thị trường tỉnh lẻ xa xôi, là những đối tượng sẽ có nhu cầu mua sắm từ xa nhiều nhất .
 
Lotte.vn đóng cửa, chuyển mảng thương mại điện tử về Lotte Mart. Lotte Mart sẽ tiếp nhận Lotte.vn và sáp nhập vào Speedl.vn - một trang thương mại điện tử cũng thuộc Lotte Mart. Công ty này cũng tuyên bố sẽ hoàn tất công nợ với các đối tác trước ngày 20-2-2019 và sẽ không chấp nhận giải quyết thêm các vấn đề khiếu nại sau thời gian này. Hiện Lotte Mart đang vận hành trang thương mại điện tử riêng là Speedl.VN. Trong thời gian tới, sau khi tiếp nhận Lotte.vn, Lotte Mart sẽ đóng cửa trang web Lotte.vn và sát nhập vào Speedl.vn với mục đích phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp xu thế kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và trực tuyến. Thương vụ sáp nhập nội bộ này cũng cho thấy tập đoàn Lotte chưa muốn rời thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Như vậy có thể thấy TMĐT phải kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và trực tuyến, có thể thấy bán lẻ truyền thống là nền tảng cho trực tuyến.
 
Thanh toán số chắc sẽ đua nhau đốt hết tiền của nhà đầu tư rồi dẹp - Bức tranh Thanh toán số 2019: MoMo bứt tốc, Moca đại nhảy vọt nhờ "mẹ" Grab chống lưng "đốt tiền", VinID Pay vươn ra ngoài hệ sinh thái Vingroup - Nếu dùng 3 từ để nói về mảng Payment (Thanh toán số) năm 2019, sẽ là Đốt tiền, Đốt tiền và Đốt tiền. Năm vừa qua chứng kiến cuộc đấu "đẫm máu" khơi mào từ cú đốt tiền mạnh tay của Moca trên nền tảng Grab trong thanh toán tiền điện, đến mức Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cũng cảm thán: "Không thể tưởng tượng được người ta đốt tiền cỡ nào. Người ta có thể tài trợ cho những người dùng ví điện tử 20% tiền điện cho cả cái đất nước này để đổi lấy tăng trưởng"...

Căn cứ theo báo cáo trên, các tay chơi trong địa hạt Payment tại Việt Nam có thể chia làm 4 loại:
- Fintech thuần túy (Pure-play Fintechs): Đại diện tiêu biểu là Momo, VnPay, Payoo...
- Doanh nghiệp nền tảng lĩnh vực công nghệ tiêu dùng (Consumer Technology Platforms): Bao gồm những doanh nghiệp công nghệ tiêu dùng "có số có má", đại diện tiêu biểu là Grab(liên kết với Moca), SEA (AirPay). Khi tiến vào địa hạt tài chính, tài sản lớn nhất của những doanh nghiệp này là cơ sở dữ liệu người dùng – những người sử dụng nền tảng thanh toán để tiện cho việc chi trả chi phí dịch vụ cốt lõi của DN như Di chuyển, Giao đồ ăn hay Mua sắm online.
- Doanh nghiệp tiêu dùng đã định hình (Established Consumer Players): Những doanh nghiệp truyền thống sở hữu lượng khách hàng lớn, bao gồm các nhà bán lẻ (Vingroup với VinID Pay) và viễn thông (Viettel với Viettel Pay). Điểm mạnh của loại hình doanh nghiệp này là số lượng cửa hàng vật lý tỏa khắp, dễ dàng vươn đến khu vực nông thôn. Điểm thách thức là việc thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và hệ thống IT ban đầu vốn không được thiết kế hướng tới trải nghiệm người dùng.
- Các tay chơi tài chính truyền thống (Established Financial Services Players): Các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, các định chế tài chính… Năm vừa qua, nhiều ngân hàng mở luôn ứng dụng đặt vé xem phim, đặt phòng khách sạn trên app (VPBank), một số đơn vị bảo hiểm cũng gia nhập thị trường ví điện tử (Bảo Việt)
.

Hiện tại thì Airpay là đốt khủng nhất: 30% cashback.
 
Tính đợi các ví điện tử (e-Wallet) phổ biến, mở cửa hàng bán lẻ không có nhân viên , ôi ai ngờ chết ngắc cả đám ở Trung Quốc rồi ... buồn thật.



Khi các công ty công nghệ Trung Quốc bắt đầu đổ xô mở các cửa hàng tiện lợi không nhân viên phục vụ cách đây vài năm, một số người hay “ném đá” đã tuyên bố xu hướng này sẽ sớm đi vào ngõ cụt. Và họ đã đúng: Trên khắp Trung Quốc, các cửa hàng từng được coi là tương lai của ngành bán lẻ đểu đã đóng cửa vĩnh viễn.
 
Tính đợi các ví điện tử (e-Wallet) phổ biến, mở cửa hàng bán lẻ không có nhân viên , ôi ai ngờ chết ngắc cả đám ở Trung Quốc rồi ... buồn thật.



Khi các công ty công nghệ Trung Quốc bắt đầu đổ xô mở các cửa hàng tiện lợi không nhân viên phục vụ cách đây vài năm, một số người hay “ném đá” đã tuyên bố xu hướng này sẽ sớm đi vào ngõ cụt. Và họ đã đúng: Trên khắp Trung Quốc, các cửa hàng từng được coi là tương lai của ngành bán lẻ đểu đã đóng cửa vĩnh viễn.
Theo link trên, nếu kinh doanh hàng tươi thì nghiễm nhiên xem như kinh doanh mặt hàng riêng thì mới có biên lợi nhuận cao, kinh doanh FMCG hay CPG thì không thể thay thế nổi máy bán hàng tự động, mà kinh doanh mặt hàng giống nhau để thu hút được người dùng thì kiểu gì cũng phải đạp giá xuống.... kéo và đè bẹp nhau xuống hố bằng cách thu hẹp biên lợi nhuận, các điểm mở sau còn bán dưới giá thành để hút người mua.

Như vậy giống như các siêu thị điện máy, siêu thị điện thoại, siêu thị máy tính, siêu thị vật liệu xây dựng .... và cả chính ngay các sàn TMĐT, ứng dụng gọi xe ... chết vì biên lợi nhuận quá hẻo.

Có lần có người nhà làm bên SS nói sẽ mua giúp cho hàng giá nội bộ SS, xem cái danh sách TV, máy nghe nhạc, tủ lạnh giá sale off toàn 30 - 40% nghe mê li , nhưng như thường lệ Google lấy bất kỳ mặt hàng trong danh sách lên so sánh thì giá còn thấp hơn 10% , hỏi ra thì biết là tuy giá đại lý chiết khấu hơn 50% nhưng nhiều điểm bán hàng chấp nhận biên lợi nhuận thấp, khuyến mãi cho khách hàng 40-45%, cá biệt khi có chương trình SO push sales thì giảm giá đến 55-60% là thường tình.
 
  • Like
Reactions: nguyenvanhuan-nlbk
Bất kỳ mô hình nào mà dễ sao chép mà có tiềm năng, sẽ luôn có trò đánh nhau, kẻ này chết thì kẻ khác ngoi lên, chẳng hạn như mô hình "kinh tế chia sẻ" (gọi xe, đặt phòng như Uber, Grab, AirBnB ..... ), vì mô hình này có một điểm yếu cốt tử là quá dễ sao chép nên sẽ không bao giờ có người thắng cuộc. Để sao chép thì đối thủ không nhất thiết phải có tiềm lực quá mạnh để triển khai ở quy mô lớn mà chỉ cần tập trung vào một khu vực địa lý hạn chế và như thế thì một con cá mập khổng lồ sẽ dễ dàng bị một đám cá nhỏ rỉa thịt rồi mất máu mà chế. Rồi trong đám cá nhỏ này con nào lớn hơn sẽ lại bị đám nhỏ hơn bâu vào.

Điều này có thể thấy rõ ở việc Uber sau khi triển khai ồ ạt ở quy mô toàn cầu đã bị đánh ở khắp nơi bởi những hãng địa phương để rồi phải bỏ chạy hoặc sát nhập chiến thuật. Ngay như ở Việt Nam thì các hãng taxi cũng chỉ cần chưa đầy 1 năm để tạo ra app gọi xe trong nội bộ hãng mình hay có EMDDI triển khai phần mềm gọi xe để các hãng taxi nhỏ có thể thuê bao dịch vụ của mình.

Điểm yếu này không có ở những công nghệ cần phải triển khai ở quy mô lớn mới mang lại hiệu quả. Ví dụ với Facebook thì rõ ràng mô hình cũng rất dễ sao chép, như ở Việt Nam có cả chục anh làm theo nhưng vì chỉ có thể triển khai quy mô địa phương nên không thể mang tính kết nối toàn cầu như Facebook nên đám sao chép sẽ tèo không kèn không trống. Còn với Google thì Google Search họ đã bứt tốc quá xa để những ai có manh nha sao chép đều không thể bắt kịp.

Như vậy yếu tố đầu tiên phải quan tâm chính là "Barrier to Entry", "Barrier of Entry", "Profit & Barrier of Entry", "Barriers to Entry and Exit" ..... chi tiết các thuật ngữ này có thể Google vì nó quá nhiều ... cái này thì CMO - Chief Marketing Officer nào cũng thông thạo, muốn làm ăn lớn mà thiếu CMO thì tốt nhất làm nhỏ lẻ.

Với những ngành có rào cản thấp "Industries with Low Barriers to Entry" nếu theo link này


thì rõ ràng ngành tư vấn xây dựng là ngành có rào cản thấp nhất, tiếp theo là thi công, tiếp theo là bán lẻ, kinh doanh bất động sản cho thuê


Industry Credit Donkey Rank Red Tape Competition Startup Costs Firm Births Employment Challenges Credit Donkey Score
Professional, scientific, and technical services​
1 5 4 1 1 3 2.8
Construction​
2 9 1 2 3 3 3.6
Retail trade​
3 1 10 3 2 5 4.2
Finance and insurance (combined with real estate and rental and leasing)​
4 6 2 5 5 6 4.8
Real estate and rental and leasing (combined with finance and insurance)​
4 6 2 9 6 1 4.8
Accommodation and food services (combined with administrative support, arts, entertainment and recreation and "other services")​
6 4 5 10 4 9 6.4
Manufacturing​
7 3 6 8 9 7 6.6
Wholesale trade​
7 2 9 7 7 8 6.6
Transportation and warehousing​
7 10 7 6 8 2 6.6
Agriculture, forestry, fishing and hunting​
10 8 8 4 10 N/A 7.5


Among the findings:
  • Professional, Scientific and Technical Services is the field with the lowest overall barriers to entry, followed by Construction and then Retail Trade.
  • The industry that faces the greatest barriers to entry is Agriculture, Forestry, Fishing and Hunting, followed by Transportation and Warehousing, and then Wholesale Trade.
  • Startup costs are lowest for Professional, Scientific and Technical Services, where 38 percent of businesses in this sector start out with less than $5,000. Entrepreneurs in Accommodation and Food Services spend the most; 44 percent of the businesses start out with $50,000 or more.
  • Real Estate and Rental and Leasing businesses are the most likely to operate without employees in the early stages, so they are able to avoid barriers to entry related to hiring, training, and creating a payroll system.
  • Government red tape is the biggest concern in Transportation and Warehousing, followed by Construction, while it is the least worrisome to Retail Trade companies.
  • The sector in which firms are most commonly formed — another empirical low barrier to entry — is Professional, Scientific and Technical Services, followed by Retail Trade. Agriculture, Forestry, Fishing and Hunting companies see the lowest levels of business formation.
Rào cản đối với ngành xây dựng hiện nay là năng lực hành nghề và chứng chỉ hành nghề, tuy nhiên không đáng kể, quan trọng nhất với ngành xây dựng và bất động sản là sự cạnh tranh không khốc liệt lắm. Cạnh tranh thì bán lẻ vẫn là chua nhất, tiếp đến bán buôn, tiếp đến là kho bãi và vận chuyển.


industry-competition.png



Tuy nhiên chi phí khởi nghiệp thì ngành tư vấn xây dựng và môi giới bất động sản chắc chắn sẽ thấp nhất, đến đây sẽ có quy luật 20:80, 20% doanh nghiệp chiếm 80% thị phần và 80% đạp nhau chia 20% thị phần còn lại. Đặc biệt đến phần nhân sự thì hơi ban căng, rào cản nhân sự quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

industry-nonemployers.png


Ơ mà lan man quá, xin stop.
 
  • Like
Reactions: LeQuynh24h
EpoxyDongBac lan man sang dạy đĩ khởi nghiệp rồi, đang bàn đến các mô hình thương mại và thanh toán mới sẽ thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, lan man gì đâu vậy

Hiện Grab thôn tính nếu thành công Kaodim, ứng dụng chuyên về giúp việc nhà, kết nối giữa thợ và chủ..., thì chắc cũng sẽ sớm mang về Việt Nam, dĩ nhiên Việt Nam sẽ rộ lên mô hình clone.



quá dễ để clone vì lại Ruby on Rails, aii có nhu cầu xây dựng bằng bằng NodeJS/ReactJS, có đầy đủ app Androis, IOS native thì inbox , có source kèm team dev (toàn dân của FPT Software và TMA).

chỉ có điều có cạnh tranh nổi với Grab không, nếu thấu mùi mỡ là Grab đưa KaoDim vào khi Grab xâm chiếm thì thợ hồ thợ xây và chủ nhà được Grab trả tiền để sử dụng App.
 
Tưởng gì, mô hình kết nối kiểu Grab, Uber thì Việt Nam nhóc nhách rồi





toàn sao chép
 
Tại sao cũng là môi giới, cũng có barrier to entry thấp nhưng Agoda phát triển như vũ bão. Sự thật thì phía sau nó có cả tỷ thứ để đảm bảo nó luôn on top of market.
  • Mỗi bộ phận đều có một hệ thống riêng. Ví dụ: business development team có một system để đảm bảo hotel sign up trơn tru, hotel content hiển thị tốt trên front end. Lại phải link với một system scan giá tất cả các OTA trên thế giới để đảm bảo giá không bị disparity.
  • Customer service phải có một system để xử lý booking của khách, điều chỉnh booking,
  • Team operation có một system để quản lý việc vận hành của cả back end front end, connect system của các team
  • Vân vân và mây mây... và quan trọng tất cả phải automated.
Barrier entry thấp chỉ là một mặt của vấn đề là front end và một cái back end đơn giản thôi, các sàn giao dịch hầu như cũng chỉ mới đến đây ... do vậy có thể nói sàn giao dịch chẳng qua là hay đổi hình thức giao dịch, bản chất giao dịch như thế nào mới quan trọng, nghĩa là sàn giao dịch chỉ thay đổi hình thức giao dịch.
 
  • Like
Reactions: GondolaHoaBinh
Các sàn TMĐT mà không có hệ thống cửa hàng offline và hệ thống logistics riêng sẽ chết là điều chắc chắn, vì không thể đốt tiền của nhà đầu tư mãi nữa, trong khi đó biên lợi nhuận phải thu hẹp để cạnh tranh với các mô hình khác.

Mô hình thương mại sắp tới sẽ tiến hóa tới mô hình O2O (Online – To – Offline) là mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đến cửa hàng/kho hàng thực tế. Thương mại theo hình thức O2O sẽ xác định khách hàng tại một không gian trực tuyến nào đó (như thông qua email, quảng cáo trên internet…) sau đó sử dụng một loạt các công cụ và phương tiện để lôi kéo khách hàng rời khỏi không gian trực tuyến đó để đến với các cửa hàng thực tế (thông qua các giá trị gia tăng cung cấp trên website bán hàng như coupon hay điểm tích lũy… )

Mục tiêu của thương mại theo mô hình O2O là tạo ra nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ trên các kênh trực tuyến để khách hàng tiềm năng nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ và sau đó sẽ đến các cửa hàng thực tế mua hàng.

Image.ashx


Tại Việt Nam, khi thực hiện mô hình O2O cần chú ý đến việc triển khai hình thức thanh toán trực tuyến vì người VN chưa có thói quen sử dụng hình thức này cũng như chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng không muốn tiến hành thanh toán trước, do đó nên đa dạng hóa hình thức thanh toán, có thể lựa chọn thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận được sản phẩm.

Trích từ bài viết: https://logistics4vn.com/mo-hinh-o2o-la-gi
 
  • Like
Reactions: GondolaHoaBinh
Ngân hàng số sẽ thay đổi bản chất thanh toán trực tuyến, thị trường ngân hàng số đang phát triển tại Đông Nam Á, ngân hàng số mở cánh cửa mới trong việc phát triển mạng lưới cho các ngân hàng vừa và nhỏ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, phá vỡ những nguyên tắc truyền thống trước đó khi chủ yếu là xây dựng một chi nhánh ngân hàng, phá vỡ mô hình mở rộng kinh doanh truyền thống bằng cách sử dụng nền tảng ngân hàng điện thoại thông minh không chi nhánh.

Các quán cà phê, quán ăn, trung tâm mua sắm ... đều có thể trở thành điểm giao dịch của ngân hàng số để người dùng áp dụng các giải pháp và dịch vụ tài chính thông qua các thiết bị di động của họ. Một khi được tiếp cận dịch vụ ngân hàng số, những cư dân trước đây chưa có khái niệm về ngân hàng sẽ được tiếp xúc với vô số cơ hội mới và giúp tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng toàn diện hơn.

Ưu thế thúc đẩy thị trường ngân hàng số chính là Trung Quốc, sự bùng nổ công nghệ tài chính đã đưa Trung Quốc trở thành thị trường thanh toán điện tử lớn nhất thế giới, nay lại đang thay đổi cách các ngân hàng tương tác với doanh nghiệp. Ngân hàng trực tuyến MYbank của tập đoàn Trung Quốc Alibaba đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng, thay đổi cách tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và tháo gỡ nút thắt kìm hãm nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Ngân hàng Trung Quốc cũng đã phát hành tiền ảo (tiền tệ kỹ thuật số) sẽ tạo ra một cuộc chạy đua hấp dẫn, bởi lúc đó các ngân hàng thương mại và các tổ chức sẽ cạnh tranh nhau.

Thanh toán điện tử sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Internet. Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, 2019), doanh thu thương mại điện tử bán lẻ - B2C của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD trong năm 2018, tăng 30% so với năm 2017. Báo cáo của Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co dự kiến, tổng giá trị hàng hóa kinh tế Internet của Việt Nam vào năm 2019 đạt gần 5% tổng sản phẩm quốc gia (GDP), cao hơn con số bình quân 3,7% mà khu vực Đông Nam Á đạt được. Đồng hành với sự phát triển của thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của khu vực và thế giới, thanh toán điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua cũng đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 2 và 3 con số.

Các mô hình ứng dụng công nghệ mới như như quy định về tiền điện tử, ví điện tử; tiền di động (mobile money); chuyển mạch điện tử; tiêu chuẩn thanh toán mã phản hồi nhanh (QR code), tiêu chuẩn thẻ chíp; tiêu chuẩn an ninh an toàn giao dịch điện tử; cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech (Sandbox),…, nhiều giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ... tuy nhiên như đã đề cập ngân hàng số sẽ thay đổi bản chất thanh toán trực tuyến. Ngân hàng số sẽ hỗ trợ các đồng tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain).
 
O2O là cách thức câu kéo khách hàng từ không gian trực tuyến như email, quảng cáo trên internet, website, các kênh bán hàng trên Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử,… sau đó kết hợp với hàng loạt các công cụ và phương tiện khác để lôi kéo khách hàng đến với các cửa hàng thực tế của mình (như coupon giảm giá khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, tích lũy điểm,… )

O2O mang lại giá trị cho khách hàng bằng sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian ... bằng cách trải nghiệm sản phẩm trên kênh online, sau đó đến tận cửa hàng để xem hàng hóa một cách trực tiếp, tai nghe mắt thấy ... qua online thấy OK thì xuống cọc chẳng hạn.
 
  • Like
Reactions: FBCN
Đã ACE nào sử dụng giải pháp bán hàng đa kênh kiểu như của haravan chưa ? Đây có lẽ là mô hình O2O hợp lý


img-dakenh-4.png
 
Bán lẻ đa kênh Omni Channel đâu có gì mới, đây là định nghĩa về Omni Channel của Wikimedia

Omni-Channel Retailing is the evolution of multi-channel retailing, but is concentrated more on a seamless approach to the consumer experience through all available shopping channels, i.e. mobile internet devices, computers, brick-and-mortar, television, radio, direct mail, catalog and so on.

di-tim-dinh-nghia-omnichannel-marketing-png.5681

Mô hình marketing All-in-One của ngành bán lẻ - khách hàng của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau, và họ sử dụng các thiết bị khác nhau để có được thông tin của bạn (dĩ nhiên là thông tin này được bạn truyền bá trên các thiết bị này rồi).

Cái gì cũng có mặt trái, nếu bạn biết tận dụng tối ưu nguồn lực nó sẽ giúp bạn có lợi nhuận cao và ngược lại không bao giờ bạn có thể tối ưu được lợi nhuận dù có nhiều đơn hàng đi chăng nữa.

Và xét cho cùng giống như nấu ăn, muốn nấu nhiều món ăn, bạn sẽ cần phải mất nhiều tiền cho những nguyên liệu, mất nhiều công sức cho việc nấu nướng, thì kinh doanh cũng vậy, bán được trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, tất nhiên bạn sẽ phải đầu tư thêm nhiều chi phí cũng như phân bổ thêm nguồn lực để thực hiện. Các phần mềm hỗ trợ quản lý cũng chỉ giải quyết được một góc vấn đề.

Thực hiện một chiến lược Omnichannel có nghĩa là bạn có một lượng lớn dữ liệu, cần phải có KPIs Omnichannel (Key Performance Indicators) để đo hiệu suất và sự phát triển của các kênh bán hàng .
 
Tùy vào ngành hàng kinh doanh mà có mô hình kinh doanh thích hợp, với máy móc và thiết bị xây dựng thì phải xây dựng thương hiệu, đơn giản nhất là với giàn giáo và phụ kiện - Construction Scaffolding and Accessories như copfa sàn, copfa cột, fallen, chân tăng, cây chống sàn .... thì cũng chia ra nhiều mâm: mâm chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, mâm vừa sản xuất vừa cho thuê (dịch vụ), mâm chỉ cho thuê (dịch vụ), mâm thương mại đơn thuần (bán), mâm vừa thương mại vừa dịch vụ ... cũng có cách xây dựng thương hiệu riêng, không có mẫu số chung cho tất cả, nhưng có một mẫu số chung là buôn có bạn, bán có phường, phải tiếp thị thương hiệu trong giới nghề bằng cách nào đó trực tiếp - chứ gián tiếp qua media khó