Cách mạng 4.0 và AI - dự báo những nghề sẽ biến mất trong vòng vòng hai mươi năm nữa hoặc sớm hơn

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Với sự phát triển của công nghệ, người ta dự báo khoảng 50% nghề nghiệp hiện tại sẽ biến mất trong vòng hai mươi năm nữa. Theo đó, trí tuệ và khả năng sáng tạo sẽ thay đổi hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp. Đối với nghề nghiệp, cấp quản lý thứ cấp sẽ biến mất. Thay thế vào đó là các công việc đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết xã hội, trí tuệ xúc cảm. Đặc biệt, không gian làm việc với các dãy bàn sẽ trở nên thừa thãi vì tác dụng của chúng không còn nữa.

Liên quan đến hoạt động xây dựng và bất động sản, dự báo nghề làm dự toán và kế toán xây dựng, nghề môi giới bất động sản sẽ tuyệt chủng
 
Đĩ và Kiến trúc sư

Là những nghề có tuổi đời, có lịch sử lâu nhất.

được chứng minh tồn tại bất chấp biến động lịch của lịch sử, bất chấp hình thái của xã hội, bất chấp sự phát triển của khoa học, nhận thức của loài người.


Kết luận:

Đĩ và Kiến trúc sư là những ngành nghề trường tồn
 
Top các ngành nghề có nguy cơ sẽ biến mất trong tương lai không xa

EFR_news.png
- Sự phát triển của công nghệ và cuộc cách mạng 4.0 sẽ dẫn đến nguy cơ nhiều ngành nghề sẽ mất trong tương lai. Vậy cụ thể đó là những ngành nghề gì?

Kỹ sư dân dụng

nganh-nghe-1(1).jpg

Kỹ sư dân dụng cũng được dự đoán là một trong những ngành sẽ có nguy cơ biến mất trong tương lai. Bởi vì, theo dự đoán của Thomas Frey - nhà tương lai học cao cấp tại Viện DaVinci đã dự đoán rằng trong tương lai mạng lưới điện quốc gia sẽ dần chuyển sang sẽ dần chuyển sang mạng lưới điện nhỏ. Điều này nhằm đáp ứng sự phục vụ cho các thành phố lớn và từng ngôi nhà. Đồng thời hệ thống điện và nhà máy sẽ dần thay thế bởi công nghệ sạch, thậm chí là robot nhân tạo.

Phi công, nhân viên kiểm soát không lưu

Người ta dự đoán rằng trong tương lai với sự chế nghiên cứu về máy bay không người lái sẽ là công nghệ của tương lai. Điều này sẽ đánh dấu sự ra đi của nghề phi công, nhân viên kiểm soát không lưu. Trí tuệ thông minh nhân tạo sẽ mang đến mức độ an toàn, giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro trong quá trình vận hành bay. Máy bay không người lái sẽ dần trở thành phương tiện vận chuyển người và hàng hóa trong tương lai không xa.

Giáo viên

nganh-nghe-2.jpg

Ở đây chúng tôi đề cập đến giáo viên đứng tại các trường lớp truyền thống. Bởi lẽ, theo nhiều dự đoán với sự phát triển của mạng Internet cùng hình thức Học từ xa thì nhiều người sẽ chọn hình thức học Online, đào tạo từ xa. Hình thức này vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa tạo sự thoải mái, chủ động cho người học.

Phóng viên báo giấy

Một trong những ngành nghề đầu tiên trong danh sách này đó là phóng viên báo giấy. Theo đó, nhiều dự đoán cho rằng, trong tương lai nhu cầu về phóng viên báo giấy sẽ giảm 13%. Bởi lẽ, hiện tại và trong tương lai không xa nhu cầu về đọc tin tức sẽ được khai thác chủ yếu trên các trang trực tuyến, các quảng cáo hơn là báo in, ấn phẩm in ấn.
Do vậy, đó là lý do mà khá nhiều tòa soạn báo hiện nay đã tích hợp và chuyển sang mô hình báo điện tử để đuổi kịp công nghệ và xu hướng độc giả. Theo đó, phiên bản điện tử sẽ hỗ trợ cho cả bản CP và bản điện thoại. Trong đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc tiếp nhận tin tức thông qua chiếc điện thoại cầm tay đang dần trở thành xu hướng phổ biến nhất.

Kế toán

Những năm trước đây kế toán từng được biết đến là một nghề "hot". Song với sự nghiên cứu cho ra đời các phần mềm trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ là dấu mốc khiến nghề kế toán biến mất.
Theo đó phần mềm nhân tạo sẽ hỗ trợ con người trong việc tính toán, tự động hóa các dự liệu, thống kê, tổng kết dữ liệu một cách nhanh chóng nhất.
Biên, phiên dịch viên
nganh-nghe.jpg

Biên, phiên dịch viên cũng là một trong những nghề được dự đoán không còn tồn tại trong tương lai. Bởi Google đã và đang dần cải tiến, hoàn thiện các ứng dụng ngôn ngữ khác nhau để mang đến cho con người hệ thống ngôn ngữ linh hoạt, hoàn chỉnh nhất.
Nông dân
Nghề nông cũng là một trong những nghề dự đoán sẽ biến mất trong tương lai. Bằng sự hỗ trợ đắc lực các các máy móc, thiết bị sẽ giúp giảm thiểu số lượng người làm nông.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng là điều kiện khiến nhân công trong nghề nông sẽ giảm và xu hướng là sẽ dần biến mất để phù hợp với thị trường.
Đây chỉ là dự đoán, dự đoán có thể đúng hoặc sai. Song là một người thông minh, bạn hãy nên chủ động và biết tự lập kế hoạch riêng cho mình để không phải thất nghiệp khi thời thế thay đổi. Sự chủ động trong mọi tình huống sẽ giúp bạn vượt qua nỗi lo về sự biến mất của một vài nghề nào đó.

Nguồn http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/19...-co-se-bien-mat-trong-tuong-lai-khong-xa.html
 
Những tiến bộ công nghệ sẽ thay thế những công việc không yêu cầu kỹ năng cao và lặp đi lặp lại, các thuật toán AI tốt sẽ thực hiện các công việc pháp lý nhanh hơn các luật sư chuyên nghiệp ... tuy nhiên công nghệ khó thay thế con người trong những nghề nghiệp đặc thù - tất nhiên công nghệ sẽ hỗ trợ những công việc đặc thù này - những công việc đòi hỏi sáng tạo như viết lời quảng cáo, thiết kế hay đòi hỏi sự tương tác như giáo viên, nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc sức khỏe ... sẽ vẫn trường tồn.
 
  • Like
Reactions: GiangHoangBaoChau
Nhân viên ngân hàng
Ví dụ, năm ngoái CEO của Goldman cho biết bộ phận giao dịch cổ phiếu của ngân hàng ông giờ chỉ cần 3 người để làm công việc từng phải có tới 500 người mới có thể hoàn thành.
 
Mọi người vui lòng đừng nóng vội.

Sau 6 năm sử dụng thiếu hiệu quả, tiêu tốn nhiều triệu đô la thì Boeing đã vừa loại bỏ hệ thống robot lắp ráp tự động phần thân của dòng 777/777X. Hãng sẽ giao phần việc của robot trở lại tay của các kỹ sư và thợ máy.



Các nhà máy bằng robot của Adidas kém linh hoạt và đắt đỏ hơn so với việc thuê đối tác Trung Quốc và Việt Nam gia công. Việc đóng cửa các nhà máy thông minh (speedfactory) sẽ kết thúc muộn nhất là vào tháng tư năm 2020.


Còn cái này là lượm lặt


Ba năm trước, Adidas đã bắt đầu tuyên bố "Impossible is nothing with Automatic" và quyết định "sản xuất giầy đủ tốt và rẻ ở những nước có mức lương cao với các nhà máy thông minh".

Speedfactory đầu tiên được xây dựng ở Đức, cái nôi của danh từ "nhà máy thông minh", "cách mạng 4.0", mà nói cho đúng thì khái niệm Speedfactory chính là đòn bẩy để các giáo sư Đức buột miệng thốt ra "cách mạng công nghiệp 4.0". Speedfactory được xây dựng ở Mỹ, được vận hành bởi công ty công nghệ Oechsler của Đức.

Trong 2 nhà máy này các công việc được thực hiện chủ yếu do robot và máy in 3D, con người chỉ là thành phần hữu cơ tham gia vào một số công đoạn. Chỉ có 160 công nhân trong 2 nhà mày, sản xuất ra 1 triệu đôi giầy hàng năm. Nhưng xem lại thì chỉ có 1 triệu trên tổng 400 triệu đôi giày do hãng sản xuất ra hàng năm, con số nhìn lại với chữ speed và smart và chữ automatic thì quá nhỏ. Ngoài ra, có thể dự đoán rằng việc tự động hóa chỉ giúp sản xuất được một số dòng giày nhất định, cũng có thể dự đoán thêm việc sản xuất tự động không vượt qua được cửa ải tiết kiệm nguyên liệu và tiết kiệm bảo trì máy móc.

Biểu tượng/nguồn cảm hứng của "smartfactories - cách mạng công nghiệp 4.0" đã chết. Vậy khái niệm 4.0 ở Việt Nam ta sẽ chết? Chắc chắn là không. Bản chất của tự động hóa sản xuất ở ta đã có từ rất lâu, đỉnh cao là "kế hoạch hóa tập trung" với mong muốn tiến lên xã hội cộng sản, đáp ứng nhu cầu công dân theo mong muốn. Đến ngày nào đó các smartfactories được triển khai toàn quốc, chúng ta sẽ là xã hội cộng sản. Có lẽ chúng ta chỉ nên cân nhắc khi nói "cách mạng công nghiệp 4.0" thôi.

Việc các nhà máy tự động của Adidas bị chết cũng là bài học cho các doanh nghiệp trong nước (Việt Nam) nên thiết kế nhà máy sao cho thật sự nhuần nhuyễn giữa con người và máy móc, đem lại sự tối ưu thật sự và cao nhất.
 
15 năm trước nghề lắp ráp, sửa máy tính lên ngôi, bây giờ nó thành module hết, hư là thay, thợ ngồi ngáp ruồi vì khoa học phát triển nhanh thì “tiền đồ rẻ hơn tiền thợ” .... nghề sửa quạt bàn, bơm bút bi, quấn mô tơ v.v giờ đâu còn .... nhưng nghề cơ khí lại sống khá tốt.
 
  • Like
Reactions: cokhiauviet
Nghề cơ khí dĩ nhiên vẫn sống tốt rồi vì nôm na là những công việc phụ trợ sau AI bao gồm các công việc như hàn, cơ khí chế tạo và điện điều khiển, động lực ...
Những công việc liên quan đến sức khoẻ con người như nha sĩ, bác sĩ, dược sĩ ... vẫn còn đất sống khoẻ.
Thương mại sẽ thu hẹp nhân sự do mua bán trực tuyến.
 
AI, thành phố thông minh cùng với chuyển đổi số là những cú lùa gà vĩ đại, cái méo gì cũng lôi AI vào. Méo biết để có AI dân lập trình cày khùng điên, tận cùng của nó vẫn là IF/ELSE, chứ sử dụng fuzzy logic cho AI thì có mà ăn mày cả đám. Nói chung là không có cái gọi máy tự học được. AI có thể áp dụng sản xuất công nghiệp như bài viết này, nhưng cũng còn khuya nhé.
 
Qua đây, mình thấy công nghệ phát triển cũng giúp con người ta trong công việc cực kỳ hiệu quả.
Cá nhân mình thôi, nếu thiếu laptop, điện thoại internet thì cũng ko thể làm việc được (chưa kể là giải trí nữa).
Cuộc sống ngày càng phát triển nếu mình ko bắt kịp thì chắc chắn sẽ bị đào thải.