Cơ học đất sai hết cả ????

taychoitapsu

Thành viên cơ bản
15/5/13
54
6
Nguồn Maillist VSSMGE
tác giả Ngọc Trần Đình IBST​


Tôi viết mấy điều dưới đây thì rồi thế nào cũng có người bẩu thằng này mới đọc mấy cái nầy nên bi bô thắc mắc như ...con trẻ. Thực ra thì khong phải như vậy. Đau cái là tôi đã tin cái món lý thuyết cơ học đất từ khoảng 30 năm nay và rồi đột nhiên thấy bị ....lừa nên tức quá phải bi bô.


Chẳng là gần đây thấy có ông Tiến sĩ Địa kỹ thuật chế tạo ra cái máy cầm tay quay quay rất nổi tiếng và biết được nhiều thứ không tưởng. Tự thấy, về mọi mặt, bao gồm Tiến sĩ này nọ, Địa điếc này kia và kể cả độ khùng thì mình chẳng kém gì ông ấy nên tôi đã nghiên cứu ra cái máy chỉ cần buộc vào chân rồi nhấc lên nhấc xuống là biết ngay cái áp lực, ứng suất các kiểu ở bất kỳ điểm nào trong đất. Sau khi tiến hành đo các kiểu áp lực trong đất thì thấy Cơ học đất sai hết cả.


Này nhé, khi đo cái ứng suất bản thân tại một điểm trong nền đất thì thấy nó chẳng phải bằng gamma x h như các sách đã viết mà nó lại lớn hơn nhiều. Khi đo cái áp lực nước lỗ rỗng tại các vùng đất có mao dẫn thì lại thấy nó không âm như các sách đã viết mà nó lại dương. Khi đo các áp lực nước lỗ rỗng thì thấy nó lớn nhiều hơn các giá trị xác định theo các công thức mà bọn viết sách đã nếu. Nhấc chân lên, nhấc chân xuống mấy phát nữa thì lại thấy cái công thức xima' = xima tổng - u có vấn đề. Suy ra lâu nay toàn bị chúng nó lừa. Tức không chịu được.


Ai đó giúp chỉ cho tôi biết cái tôi đã sai ở đâu. Hoặc là cái phép đo bằng dụng cụ buộc vào chân nhấc lên nhấc xuống sai để tôi quay trở lại niềm tin rằng Cơ học đất vẫn đúng như ....nghị quyết hoặc là đồng ý với phép đo của tôi để cùng tôi hô to : Cơ học đất sai hết cả.

Thôi thì đừng quan tâm đến cái phương pháp đo bằng cái máy buộc vào chân để rồi nhấc lên nhấc xuống. Kệ bố nó. Làm thế nào cũng được miễn là cái kết quả nó thu được thấy hợp lý, chấp nhận được.

Thử ngó xem cái kết quả nó đo được có chấp nhận được không. Nếu thấy cái kết quả đó chấp nhận được thì cũng nên xem lại cái Cơ học đất.

Cái máy chỉ là cái cớ. Cái kết quả đo được mới đáng bàn.

Chẳng là tôi vừa đi dự hội thảo quốc tế hoành tráng thành công rực rỡ về "Tâm lý đám đông". Trong hội nghị đó thì thấy anh Gustave Le Bon chém gió rất kinh khủng hệt như các chuyên gia của làng Vũ đại. Tôi là tôi không tin nên có làm một cái thử nghiệm bằng cách đặt ra cái vấn đề "Cơ học đất sai hết cả" và thấy kết quả nhận được đúng như cái anh Gustave Le Bon đã chém. Công nhận anh ấy giỏi thật.


Cách đặt vấn đề "Cơ học đất sai hết cả" mà tôi đưa ra đã phạm 2 sai lầm chết người. Thứ nhất là: cơ sở để đi đến kết luận là dựa trên cái thiết bị buộc vào chân nhấc lên nhấc xuống rất khả nghi. Thứ hai là dám phê phán cái "kinh Thánh" trước các tín đồ sùng đạo. Vì thế, nếu chỉ bị ném đá mà không bị xử bắn thì đã may lắm rồi.


Với cách viết mà tôi đã đưa ra trong thư trước thì người ta sẽ ngay lập tức quan tâm đến cái tính huyền bí không hoàn thiện của thông tin về thiết bị buộc vào chân mà chẳng quan tâm lắm cái kết luận mà nó đưa ra là đúng sai thế nào, hợp lý hay không. Tâm lý của con người có xu hướng thích huyền bí không hoàn thiện. Thì đấy, người ta vẫn bỏ tiền vào rạp xiếc xem khỉ đi xe đạp vẹo vọ trong khi người đi xe đạp đàng hoàng đầy ngoài đường thì chẳng quan tâm. Và chính dựa vào cái này mà các nhà chính trị, các nhà truyền đạo sử dụng để lùa đám đông con người đi theo cái hướng mà họ muốn. Họ hay bẩu Vị thánh này, vị thánh nọ đã nói như thê này, như thế nọ để mọi người tin. Còn cái việc cái ông được coi là thánh có trót dại nói ra cái câu đó hay không thì chỉ có ....thánh biết. Vì vậy, cần cảnh giác với những cái huyền bí.


Nói như vậy không có nghĩa cho rằng những cái huyền bí là sai. Huyền bí hay không là phụ thuộc vào nhận thức. Không hiểu thì thấy huyền bí, hiểu thì thấy ...huyền diệu. Vì thế, cái dụng cụ thí nghiệm được buộc vào chân để nhấc lên nhấc xuống có giá trị như thế nào thì ...kệ nó miễn là cái kết quả mà nó rút ra được là chấp nhận được. Có nhiều luận thuyết đẹp đẽ được vỗ tay hoan hô rào rào nhưng kết quả thì không ngửi được. Lại có những luận thuyết được đưa ra "bừa bãi" chẳng biết cơ sở của nó là gì nhưng lại thấy đúng với thực tế. Ví dụ như đồng chí Anh xờ tanh toàn bịa ra những cái vớ vẩn chẳng chứng minh được nhưng sau này kiểm nghiệm lại thấy đúng. Những người theo trường phái thực chứng thì chỉ quan tâm đến kết quả thực nghiệm.


Vậy thì hãy xem xét cái kết quả rút ra được từ cái dụng cụ đo buộc vào chân nhấc lên nhấc xuống để xem nó đúng sai thế nào.


Kết quả 1 là: ứng suất bản thân trong đất vốn được xác định là gamma đất x H. Kết quả đo lại thấy nó không phải vậy mà nó lại lớn hơn nhiều.


Kết quả 2 là: Áp lực nước lõ rỗng tại các vùng mao dẫn vốn xác định là âm. Kết quả đo lại thấy nó không âm mà lại là dương.


Kết quả 3 là : Áp lực nước lỗ rỗng cứ coi như xác định đúng là gamma W x hw. Kết quả đo lại thấy nó lớn hơn rất nhiều.


Kết quả 4 là: Sau khi nhấc chân lên nhấc chân xuống nhiều lần thì thấy cái công thức:
xima' = xima tổng - u
= gamma đất x H đất - gamma W. hW


là có vấn đề


Lý giải cho cái kết quả đo bằng dụng cụ buộc vào chân nhấc lên nhấc xuống như sau:


Chúng ta quên mất cái áp suất của khí quyển bằng 1 atmotphe. Nếu kể thêm vào thì sẽ thấy cái kết quả đo là quá hợp lý. Lúc này:


- kết quả 1 : ứng suất bản thân sẽ gần đúng là gamma đất x H +Pa. Trong đó Pa là áp lực khí quyển


- kết quả 2 và 3 : áp lực nước lỗ rỗng phải kể thêm áp suất khí quyển nên sẽ đo thấy là không âm trong vùng mao dẫn và sẽ thấy lớn hơn là : gamma W x hw + Pa.


- kết quả 4: Cái công thức xác định ứng suất hữu hiệu sẽ đổi thành là:


xima' = xima tổng - u

= (gamma đất x H đất + Pa) - (gamma W. hW +Pa)


và lúc này mới giải thích hợp lý hơn vì sao nền đất ổn định hơn khi xử lý nền bằng hút chân không.


Nếu không xét đến cái áp suất khí quyển thì sẽ rất khó hiểu được cái phương pháp hút chân không. Bản chất của phương pháp hút chân không là làm yếu đi cái nội bộ bên trong để cho giặc ngoại xâm xông vào đàn áp, bóp nén ...đất. hì hì.


Những cái này thì chắc chắn nhiều người đã biết, thậm chí biết rất rõ nhưng ban đầu vẫn phản đối kịch liệt vì họ đang bị cái "tâm lý đám đông" chi phối. Cái dụng cụ thí nghiệm buộc vào chân để rồi nhấc lên nhấc xuống này thì ai cũng có. Chỉ có điều họ có lôi ra để sử dụng được hay không mà thôi

 
Xác định ứng suất bản thân đất từ kết quả thí nghiệm ...nén cố kết

Nguồn Maillist VSSMGE
tác giả Ngọc Trần Đình IBST

Lâu nay, để xác định ứng suất bản thân (xima 0) của đất tại một vị trí trong đất thì luôn rất vất vả vì phải tính toán từ các tham số khối lượng riêng gama và bề dày của các lớp đất phía trên vị trí đó. Cách này là rất vất vả và không chính xác bởi các tham số xác định gama này nọ là phân tán.

Gần đây một GS TS Cơ học đất Nền móng đầu ngành đã giảng về một cách khác đơn giản, tiện lợi hơn để xác định cái ứng suất bản thân này. Với tinh thần không bỏ sót tinh hoa quý báu của nhân loại, xin chia sẻ cho mọi người học tập và áp dụng. Cách xác định cái ứng suất bản thân này thực hiện qua các bước cụ thể như sau:

1. Vẽ biểu đồ quan hệ e-log (p') nhận được từ kết quả thí nghiệm nén cố kết.

2. Xác định cái đường Cc và Cr cùng với áp lực tiền cố kết Pc bình thường như lâu nay vẫn làm.

3. Trên cái phần có tải trọng nhỏ hơn cái áp lực tiền cố kết thì sẽ có hai đường. Ngoài cái đường Cr ra thì ta có thêm cái đường có tải trọng nhỏ hơn và có độ dốc bé hơn cái độ dốc của Cr.

4. Hoành độ của điểm giao bởi cái đường có độ dốc nhỏ hơn này với đường Cr sẽ là ứng suất bản thân của đất.

Xem hình minh họa dưới đây.



 

Xác định ứng suất bản thân đất từ kết quả thí nghiệm ...nén cố kết

Má ơi, trùm trong các loại trùm là đây rồi . Có khi ông Karl Terzaghi có sống dậy sẽ tôn cái ông nghĩ ra cái này làm sư phụ rồi, không phải ngành cơ học đất nữa mà là cơ học đoán . Ông ấy nên công bố phát minh này cho thế giới để họ "NÉM ĐÁ" cho "VỠ MỒM" .

Đơn giản chỉ là thế này. Có một mẫu đất nằm ở độ sâu 20m, tự nhiên có thằng nó đến bạt đi 10m. Theo tất cả các nguyên lý này nọ vân vân các loại các kiểu (bỏ qua ximang hóa, aging, bonding, biochemical....). Thì cái mẫu đất này sẽ có cùng một áp suất tiền cố kết như nhau, nhưng áp suất bản thân là khác nhau tương ứng là 20xgamma và 10xgamma. Tuy nhiên theo lý thuyết mới của một Gà Sống Thiến Sót nọ thì sẽ xác định ra cùng một ứng suất bản thân như nhau. Điều này thì đúng là "KINH NHƯ XUÂN HINH" và " NGUY HIỂM NHƯ MUA ĐIỂM".
 
Nguồn Maillist VSSMGE
tác giả Ngọc Trần Đình IBST
Thực ra là tôi đã già nên rất ghét sự thay đổi mặc dù mồm lúc nào cũng leo lẻo là cần phải thay đổi. Tôi rất khoái mọi sự nó ổn định nhất là ổn định chính trị vì tôi sẽ có ...lợi. Bởi vậy nếu viết sách mà có thể làm cho thay đổi lớn là tôi dứt khoát không làm. Tôi chỉ khoái viết sách để rồi sau đó mọi thứ ...vẫn như cũ. Mà khi viết sách để mọi cái vẫn như cũ thì chẳng đến lượt tôi ở ta khối người làm rồi. Còn tham gia Phây sờ búc thì tôi sẽ không tham gia bởi có mấy ông cán bộ bảo với tôi là chỉ có bọn phản động mới lên đó. Tôi là tôi hãi mấy ông cán bộ đó lắm.


Những cái tôi đưa lên bàn là những cái xuất phát từ thực tế sản xuất mà tôi gặp phải. Cái chuyện bàn đến trong chuyên mục này là vốn xuất phát từ chuyện một công ty đi quảng cáo rằng người ta hút được chân không đến độ sâu hơn 20 m. Họ cũng có đầy đủ ný nuận, công thức này nọ để chứng minh. Cái công thức và ný nuận của họ là quên đi hoặc cố quên đi cái áp suất khí quyển chỉ là 1 bar. Nếu việc tính toán áp lực bản thân, áp lực nước lỗ rỗng kể đến áp lực khí quyển là 1 bar như tôi đã trình bày thì cái hút chân không chỉ đạt được độ sâu lý thuyết là 10 m kể từ cao độ hút. Thực tế trừ đi hao hụt chỉ còn 7 m mà thôi. Thế nhưng họ cứ vác sách giáo khoa ra để cãi chầy cãi cối. Nếu có sai thì họ không sai mà là tại ...cái ông viết sách. Hì hì.

 
Lại đưa lên cho ai có nhu cầu
Nguồn Maillist VSSMGE
tác giả Ngọc Trần Đình IBST



Nếu bạn giở các giáo trình cơ học đất nền móng ở các trường đại học của ta ra mà xem thì sẽ rất khó tìm thấy cái bài cũ này. Không tìm thấy được bài cũ thì sẽ không ôn được bài cũ. Hầu hết họ vẫn dạy cho sinh viên của chúng ta quên đi cái áp suất khí quyển khi xét đến mấy cái ứng suất bản thân, áp lực nước lỗ rỗng...


Cái chuyện áp suất khí quyển bị quên đi là bởi nó quá thân thuộc đến mức không hoặc khó cảm nhận được nó. Cái này nó cũng tương tự như mặt trời, bố mẹ và các người thân. Chỉ đến khi mất đi thì mới cảm nhận được rõ ràng.


Xưa nay, người ta vẫn bỏ qua cái tác động của áp suất khí quyển và xác định sai cái ứng suất bản thân và áp lực nước lỗ rỗng. Thế nhưng chẳng sao cả bởi không thấy cháy nhà chết người. Cho đến một hôm, có mấy thằng dở hơi, đột nhiên nó lại đi chế tạo cái máy hút chân không rồi đem ra hiện trường hì hục hút cái phần áp suất khí quyển ở bên trong cái vùng được ngăn cách bởi màng cao su. Lúc này mà vẫn bỏ qua không xét đến cái áp suất khí quyển thì dứt khoát là không có được. Không có cái áp suất khí quyển thì mấy tên kiếm ăn bằng hút chân không có mà khóc ra tiếng Mán. Lẽ ra, ngoài việc cúng tế các thần này nọ, để biết ơn thì cũng nên cúng tế thêm cái áp suất khí quyển này.


Như vậy, cái việc xác định ứng suất, áp lực nước lỗ rỗng này nọ trong giáo trình cơ học đất của ta là sai với bản chất. Chúng ta vẫn đang sống trong một thế giới đầy rẫy những quan niệm, kiến thức chưa hoàn thiện. Vì vậy, chẳng nên chui vào một cái rọ nào đấy rồi thì dùng quyền lực chính trị, thần quyền và các kiểu quyền lực để bắt người khác cùng chui vào rọ với mình. Đừng tưởng cứ lùa được nhiều người chui vào rọ của mình để cùng nhau vỗ tay hoan hô rào rào thì mình sẽ là chân lý.
 
[VSSMGE] (1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ????

[VSSMGE - Hội Cơ học đất & Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam]
(1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ????

TS Trần Đình Ngọc nói:
Chào cả nhà,


Chả là, tôi vốn học dốt môn Cơ học đất nên phải học để thi lại. Trong bài luyện thi thì có câu hỏi:


(1+eo) là cái gì và đơn vị của nó là gì ???


Các công thức tính lún cố kết sơ cấp rồi thứ cấp đều có cái (1+eo) ở dưới mẫu số. Nào thì H. delta e/(1+eo). Rồi thì H.log((ximaP+P)/P)/(1+eo)....


Cái (1+eo) này thì có rất nhiều điều cần bàn mà lẽ ra không cần phải bàn. Có hẳn một công ty đầu ngành của Giao thông đã coi cái eo này là cái eo được cấp trong hồ sơ khảo sát địa chất công trình được xác định bằng cân đo phơi phóng. Thôi thì cái này chưa vội bàn ở đây.


Vấn đề trong bài luyện thi Cơ học đất của tôi là : cái (1+eo) nó là cái gì và thứ nguyên của nó cũng là cái gì ???


Thực ra, sẽ không dám làm phiền quý vị nếu như tôi không nhận được các đáp án very khác nhau của các GSTS Cơ học đất đáng kính. Các đáp án là rất nhiều mà tôi thấy có vẻ giống sách là:


1. (1+ eo) chẳng là cái gì cả bởi vì eo = Vr/Vs là không thứ nguyên (Vr là thể tích lỗ rỗng, còn Vs là thể tích hạt rắn). Đơn vị của nó đương nhiên sẽ chẳng là gì.


2. (1+eo) là thể tích vì 1 là thể tích của hạt rắn trong mô hình thể tích rắn đơn vị mà cả làng Cơ học đất phải theo. Đơn vị của nó đương nhiên sẽ là m3.


Vấn đề đặt ra bây giờ là tôi phải trả lời theo ai hay là trả lời chẳng cần theo ai.


Mong các GSTS và các thầy, đặc biệt là các thầy đang dạy môn Cơ học đất ở các Trường Đại học và trên Đại học giúp đỡ chỉ bảo giúp.


Lão Hạc nói:
Cám ơn Bác Ngọc đã phát hiện nhiều điều tưởng đơn giản mà dể nhầm lẫn vô cùng, hậu quả cũng vô cùng lớn nếu tính dự báo lún không đúng.
Thường cái đại lượng có chỉ số "o" thường gắn với "Trạng thái ban đầu". Vấn đề ở đây " Trạng thái ban đầu" này so với hệ qui chiếu nào ? hệ qui chiếu là mẫu đất đang nằm trong đất hay mẫu đã được dở ra đem về phòng thí nghiệm phải không Bác Ngọc.
LH đã được nghe Bác nói qua cái này, không biết hiểu như vậy có đúng không ạ?
Cám ơn Bác Ngọc đã " Trả kiến thức về cho cộng đồng".
Chúc cả nhà khỏe.


TS Trần Đình Ngọc nói:
Chào cả nhà và chào Lão Hạc,


Cám ơn Lão Hạc đã lại khen.


Nhiều người khi tính toán dự báo lún đã lấy cái giá trị eo này khác nhau một cách rất chủ quan. Người thì lấy nó là cái eo xác định được ở trong phòng thí nghiệm và được cấp một cách đàng hoàng trên bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý với ký hiệu là eo. Người khác thì lại lấy nó theo cái áp lực nào đấy. Hầu hết những người này đều bảo họ lấy như thế là bởi ...thầy bảo thế.:D


Cái việc lấy giá trị eo khác nhau này sẽ cho các kết quả tính toán dự báo lún là khác nhau rất lớn. Thế nhưng nếu có sai thì chẳng sao cả bởi ta có thể đổ tại là cái việc tính lún nó là sai số lớn. Và thế là ta vẫn có thể ...tự hào vì chẳng có lỗi gì cả.


Cái việc lấy giá trị eo này thế nào là đúng và thế nào là sai thì cần phải xem xét lại cái cách thiết lập công thức tính lún. Khi xem xét cái cách thiết lập công thức tính lún thì sẽ nảy sinh ra vấn đề là cái (1+eo) này là cái gì. Vấn đề cái (1+eo) là cái gì thì các sách Cơ học đất đều đã nêu. Tuy nhiên tôi vẫn thấy không hiểu rõ (chắc tại vợ cho ăn thiếu i-ốt). Vì vậy, để hiểu rõ thì tôi muốn biết ý nghĩa vật lý, thứ nguyên và đơn vị của nó là gì. Cái này thì tôi chưa thấy ở sách nào cả. Chính vì thế tôi đặt vấn đề này để nhờ các thầy đã và đang giảng dạy môn Cơ học đất theo chương trình đại học, cao học và rất cao học giúp đỡ.

Phan Việt D nói:
Cảm ơn Anh Ngọc đã đặt vấn đề, thú thực với anh là khi anh đưa vấn đề trao đổi, tôi cũng lật lại mấy cuốn sách cơ đất ( nước ngoài có, trong nước có) cái vấn đề anh đặt ra tưởng chừng như rất đơn giản hóa ra nó lại rất phức tạp. Tôi cảm thấy tiếc là mình không còn đi học nữa để đem vấn đề này trao đổi lại với thầy. Tuy nhiên tôi chợt nghĩ rằng khi tôi hỏi thầy thầy cũng trả lời.....như sách và tôi cũng không đủ hiểu để có thể đưa phương án khác ( thầy mà nói rồi, lại có sách nữa thì ai mà chả tin) vậy rất mong vấn đề này được tiếp tục bàn luận và trao đổi. CHúc anh luôn khỏe, một lần nữa cảm ơn anh

TS Trần Đình Ng nói:
Chào cả nhà và chào anh Phan Việt Dũng,


Vấn đề nó lại không đơn giản ở chỗ thầy nói như sách. Hai cái trường hợp các GSTS bẩu cái (1+eo) là thể tích và chẳng là gì như tôi đã trình bày trong thư trước thì nó lại không hoàn toàn đúng theo các sách. Không tin thì anh cứ xem kỹ lại cả sách Tây lẫn sách ta thì sẽ thấy. Cái định nghĩa (1+eo) là gì trong tất cả các sách này thì hình như lại càng không ổn chút nào cả. Tôi rất muốn bảo là nó sai nhưng lại thấy ...sợ. :D

Lê Thành B nói:
Chào cả nhà,

Em có đính kèm hình ảnh trích từ 1 sách cơ học đất để giải thích cái 1 + e0.

Em là hậu bối nên chỉ xin phép trao đổi ngắn gọn một vài ý như dưới đây thôi có gì mong mọi người góp ý và trao đổi thêm J

Tính lún thì có 3 cái chính là:
- Elastic compression – lún tức thời/đàn hồi
- Primary consolidation - lún chính
- Secondary compression – lún phụ (gây ra bởi sự sắp xếp lại cấu trúc của cấu trúc hạt đất => giảm thể tích khối đất => lún)

Cái 1 + e0 mà cả nhà mình đang trao đổi được sử dụng trong việc tính lún primary settlement (như trong hình đính kèm).

Nôm na thì primary settlement gây ra bởi sự giảm thể tích rỗng trong khối đất (đại diện bởi cái anh chàng hệ số rỗng e0 và delta e) => lún (chi tiết công thức như trong hình).

Tóm lại: 1 + e0 = V’ = V (đất rắn lỏng khí) / V (rắn) là specific volume chứ ko phải là volume, hiểu nôm na là hệ số thể tích đất (bao gồm rắn lỏng khí) so với thể tích của pha rắn trong đất. Vì nó là hệ số V’ = V (đất) / Vs (rắn) nên nó không có thứ nguyên.
f74dpofnjnmh2t1fg.jpg



TS Trần Đình Ng nói:
Chào cả nhà và chào bạn Thanh Bình,


Cám ơn bạn đã trả lời và giải thích rõ ràng vấn đề đang được đặt ra để thảo luận. Có mấy điều trao đổi với bạn :


1. Chắc bạn học ở nước ngoài nên dùng thuật ngữ tiếng Việt khác với trong nước. Tiện đây cung cấp cách dùng từ trong nước để bạn tham khảo:
- Primary consolidation là lún cố kết sơ cấp
- Secondary consolidation là lún cố kết thứ cấp


2. Với cách giải thích của bạn thì có vẻ bạn đồng ý với cái phương án 1 mà tôi đã nêu lại từ ý kiến của một vị GSTS đáng kính rằng thì là: "Cái 1+ e thì nó chẳng là cái gì cả và nó không có thứ nguyên". Và bạn cùng với tài liệu bạn đã dẫn thêm rằng : để phân biệt nó với cái khác thì người ta gọi nó là thể tích riêng nhưng nó lại không phải là thể tích bởi vì nó là kết quả của thể tích chia cho thể tích. Không hiểu tôi hiểu như thế có đúng ý của bạn không ???


3. Cái 1 + eo thì không chỉ được dùng để tính cho lún cố kết sơ cấp mà còn dùng cả khi tính lún cố kết thứ cấp. Cái 1 + e vốn được định nghĩa là thể tích riêng chứ không phải là do dẫn xuất từ việc chia thể tích của mẫu đất với thể tích hạt rắn như bạn và tài liệu mà bạn dẫn đã trình bày. Với cùng một khái niệm mà có hai cách lý giải thì cái định nghĩa sẽ là lãnh đạo còn những cái dẫn xuất sẽ là nhân viên. Vì thế cần ưu tiên hiểu theo định nghĩa trước. Lẽ đương nhiên, vì nó là lãnh đạo.


Trong tất cả các sách giáo khoa xịn cả Tây lẫn Ta mà tôi đã đọc thì người ta vẽ một cái mô hình đất (Xin xem hình đính kèm lấy từ anh Oanh) và rồi rất đơn giản người ta định nghĩa cái thể tích tổng của mô hình đất 1 + e theo cái mô hình đất là thể tích riêng. Theo cách này thì cái 1 + e lại là thể tích. Chẳng nhẽ thể tích tổng không phải là thể tích thì rất khó hình dung. Và chẳng nhẽ nó đã là thể tích mà cái thứ nguyên của nó lại là không thứ nguyên như bạn đã trình bày thì nó lại càng khó hình dung hơn nữa.


Vài điều trao đổi với bạn và mong các thầy hàng ngày vẫn dạy môn Cơ học đất chỉ bảo giúp. Xin chân thành cám ơn.
4a3ofquz4jyuuovfg.jpg


Dương Thị T nói:
Kính gửi thầy Ng


Em xin gửi thêm tài liệu về specific volume (ratio) và void ratio (e). Theo do cả (e, v) đều không có thứ nguyên

Thưa thầy


1 + e theo trong sách trích của thầy là volume of solids = nuy; (hoặc hiểu đầy đủ như đoạn giải thích bên trên là the specific of unit volume of solid = thể tích riêng của đơn vị thể tích chất rắn, =V/Vs). ???

td1sx4bmv1l92dsfg.jpg

Dương Thị T nói:
Thưa thầy


The specific volume (nuy) is ratio (is not volume) of the total volume and the solid volume ( hoặc theo sách thầy gửi we call the specific volume (nuy) of unit volume of solid). Theo hai em đều thấy nó là ratio nên ko có thứ nguyên ah. Mong thầy chỉ dẫn.

Nguyễn Công O nói:
Chào cả nhà và bạn Duong Thi T,


Mình trích dẫn cái định nghĩa của specific volume lần đầu tiên được giới thiệu trong Critical state soil mechanics by A. Schofield và P. Wroth 1968. Tất nhiên khi định nghĩa như vậy thì sẽ có đuợc cái trong bảng bạn đưa, tuy nhiên định nghĩa của người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này thì lại là "volume of space v occupied by unit volume of solids" và do đó nó có thứ nguyên là L^3. Mong ban chỉ bảo thêm.

s1ldjtzbnfe6ycyfg.jpg

Ban Duong Thi Toan thu doc ky lai cai trang toi gui xem nghia no the nao, va roi no con refer sang cai hinh anh Ngoc Tran Dinh gui truoc do.

Theo toi hieu nghia tieng viet se la nhu the nay "the tich rieng la the tich khong gian co chua the tich don vi cua hat ran dac" ro rang theo dinh nghia thi voi mot the tich khong gian chua the tich don vi hat ran dac thi the tich lo rong se la e, va do do v=1+e. Do do he so rong e=Vr/Vs=e/1=e, mac du deu la e nhung mot cai co thu nguyen la the tich thi la the tich lo rong, con cai kia khong co thu nguyen lai la he so rong.

Khong biet toi co nham gi chang?

TS Trần Đình Ng nói:
Chào bạn Dương thị T,


Tôi không rõ lắm cái bạn trình bày. Cứ cho là cái (1 + e) không có thứ nguyên đi thì giải thích ra sao khi nó lại là thể tích theo như định nghĩa của Cơ học đất. Xem tất cả các sách giáo khoa xịn của cả Tây lẫn Ta thì đều vẽ ra cái (1+e) là thể tích.
 
Sửa lần cuối:
[VSSMGE] (1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ????

[VSSMGE - Hội Cơ học đất & Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam]
(1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ???? Tiếp Tục


Nguyễn Thanh B nói:
Chào cả nhà và Bác Ng,

Em xin phép được trao đổi theo từng ý của email trước cho dễ theo dõi. Nhờ bác Ngọc mà em có cơ hội đọc lại sách. Đúng là mỗi lần đọc lại 1 cuốn sách thì lại thấy mấy cái khác nhau.

Cám ơn bạn đã trả lời và giải thích rõ ràng vấn đề đang được đặt ra để thảo luận. Có mấy điều trao đổi với bạn :



1. Chắc bạn học ở nước ngoài nên dùng thuật ngữ tiếng Việt khác với trong nước. Tiện đây cung cấp cách dùng từ trong nước để bạn tham khảo:

- Primary consolidation là lún cố kết sơ cấp

- Secondary consolidation là lún cố kết thứ cấp

=> TB: cảm ơn bác.


2. Với cách giải thích của bạn thì có vẻ bạn đồng ý với cái phương án 1 mà tôi đã nêu lại từ ý kiến của một vị GSTS đáng kính rằng thì là: "Cái 1+ e thì nó chẳng là cái gì cả và nó không có thứ nguyên". Và bạn cùng với tài liệu bạn đã dẫn thêm rằng : để phân biệt nó với cái khác thì người ta gọi nó là thể tích riêng nhưng nó lại không phải là thể tích bởi vì nó là kết quả của thể tích chia cho thể tích. Không hiểu tôi hiểu như thế có đúng ý của bạn không ???

=> TB: dạ, em đồng ý là cái 1 + e ko có thứ nguyên.


3. Cái 1 + eo thì không chỉ được dùng để tính cho lún cố kết sơ cấp mà còn dùng cả khi tính lún cố kết thứ cấp. Cái 1 + e vốn được định nghĩa là thể tích riêng chứ không phải là do dẫn xuất từ việc chia thể tích của mẫu đất với thể tích hạt rắn như bạn và tài liệu mà bạn dẫn đã trình bày. Với cùng một khái niệm mà có hai cách lý giải thì cái định nghĩa sẽ là lãnh đạo còn những cái dẫn xuất sẽ là nhân viên. Vì thế cần ưu tiên hiểu theo định nghĩa trước. Lẽ đương nhiên, vì nó là lãnh đạo.



Trong tất cả các sách giáo khoa xịn cả Tây lẫn Ta mà tôi đã đọc thì người ta vẽ một cái mô hình đất (Xin xem hình đính kèm lấy từ anh Oanh) và rồi rất đơn giản người ta định nghĩa cái thể tích tổng của mô hình đất 1 + e theo cái mô hình đất là thể tích riêng. Theo cách này thì cái 1 + e lại là thể tích. Chẳng nhẽ thể tích tổng không phải là thể tích thì rất khó hình dung. Và chẳng nhẽ nó đã là thể tích mà cái thứ nguyên của nó lại là không thứ nguyên như bạn đã trình bày thì nó lại càng khó hình dung hơn nữa.


=> TB: thể tích riêng V’ theo định nghĩa từ sách em đính kèm là hệ số giữa thể tích tổng của đất V (bao gồm rắn lỏng khí) / Vr (thể tích hạt rắn) => không có thứ nguyên. Tương tự như sách của Schofield và Wroth (đối với em đây là những huyền thoại trong giới địa kỹ thuật) cũng nêu là v là specific volume of unit volume of soil solids và ghi hẳn luôn v = 1 + e.

Để tránh nhầm lẫn e gọi anh chàng specific volume này là V’.
Specific volume V’ = V/Vr = (Vr + Vv)/Vr (Vr là V rắn, Vv là thể tích lỗ rỗng = lỏng + khí)
V’ = 1 + Vv/Vr = 1 + e. (vì e = Vv/Vr)

Tạm dịch V’ là thể tích riêng (từ specific volume). Lấy khối lượng riêng làm ví dụ, đơn vị của khối lượng riêng ko phải là khối lượng mà là khối lượng/thể tích cho nên không thể nói đơn vị của thể tích riêng phải là thể tích. Tương tự, đối với thể tích riêng thì đơn vị nó là là thể tích/thể tích (nó có thứ nguyên nhưng bị lược bỏ nên ko còn thứ nguyên – giống như em đang có 500 ngàn trong túi phải nhưng có cái hóa đơn tiền nhậu 500 ngàn trong túi trái cần phải trả, coi như em không có tiền). Cái thể tích riêng này nói lên tỉ lệ thể tích tổng chiếm bởi thể tích hạt rắn.


Vài điều trao đổi với bạn và mong các thầy hàng ngày vẫn dạy môn Cơ học đất chỉ bảo giúp. Xin chân thành cám ơn.

Nguyễn Xuân Ph nói:
Kính chào cả nhà,


câu hỏi 1 + e (hay e0) của bác Ngọc quả thật thú vị:). Tôi chỉ xin góp ý ngoài lề 1 chút về việc ... dùng từ thôi:


- "Primary Consolidation", nhưng "Secondary Compression". Consolidation & compression không hoàn toàn như nhau, vì vậy dùng từ nào cần cân nhắc.

- "Specific volume" v = 1 + e thường đọc (tiếng việt) là "vê" chứ không phải "nuy", ko có gì quan trọng lắm, có điều bây giờ tôi mới đc nghe thấy nên hơi lạ, "nuy" thường dành cho hệ số Poisson rồi :)


- Tôi nghĩ nên dịch "specific volume" sang tiếng Việt là " thể tích đặc trưng" thì tốt hơn, vì "riêng" thường gắn với các đại lượng kiểu như "khối lượng riêng"....chẳng hạn, dịch lại sang tiếng Anh thì lại là "unit (mass)" rồi.


Chúc cả nhà sức khỏe và tiếp tục hang say thảo luận,

Lê Văn Đ nói:
Cái này "specific volume" em nghĩ là dịch là "tỉ lệ thể tích" hay "tỉ thể tích" thì rõ hơn. Nó mang theo nghĩa là tỷ số.
Trương Quốc Q nói:
Nếu viết rõ 1+eo = 1+ eo.1 (Vs=1) thì có sáng tỏ hơn 1 chút về thứ nguyên, ý nghĩa...của nó ko ạ


TS Trần Đình Ng nói:
Chào cả nhà và chào bạn Dương thị T,


Cám ơn bạn T đã cung cấp cái bảng có đề là cả hệ số rỗng e và cả thể thể tích riêng v (nuy) là không có thứ nguyên. Với cái bảng mà bạn cấp này thì có thể có mấy khả năng sau:


Khả năng 1: Cái bảng này nó đúng (Tây viết thì cấm có sai) thì cái thể tích riêng v (nuy) đúng là không có thứ nguyên. Vậy thì cái thể tích riêng được xác định bằng cái thể tích tổng của mô hình đất sẽ là cái gì ??? Nếu nó là thể tích mà lại không có thứ nguyên thì buồn cười nhỉ và giải thích điều này ra sao ???


Khả năng 2: Cái bảng này nó sai (Tây viết thì vẫn có sai) thì cái thể tích riêng v (nuy) sẽ có thứ nguyên. Vậy thì thứ nguyên của nó sẽ là gì ???

Dương Thị T nói:
Thưa thầy


Em đã xem lại hình và phần chú thích trong sách trích dẫn thầy gửi cũng 2 khả năng:


1. Theo phần hình mô phỏng thì e là thể tích phần lỗ rỗng (chiếm bởi nước của đất bão hoà, hình b). Vậy (e) được hiểu là thể tích
2. Trong phần chú thích thì e là void ratio, thì ko thứ nguyên.
Vì vậy tài liệu này cũng chưa thực sự là tài liệu tham khảo tốt.


Khi hieu theo cách thứ 1 thầy đưa ra ban đầu, có thể hợp lý hơn chăng
v (nuy) = V(total)/Vs = (Vs + Vw)/Vs = 1 + e (ko thứ nguyên). Trong tính lún cơ học đất dùng hệ số rỗng (e) chư (e) ko phải là thể tích rỗng phải ko ah
Mong thầy chỉ dẫn tiếp

Nguyễn Công O nói:
Chao ban Duong Thi T,

Tai lieu day la critical state soil mechanics do A. Schofield va P. Wroth 1968, va khai niem nay duoc cac ong tac gia nay dua vao dau tien trong cong trinh nghien cua cua cac ong ay de phuc vu cho cai ly thuyet ma cac ong ay va cong su thuc hien o UK, ma sau nay rat nhieu text book da dua phan ly thuyet nay vao day o bac post graduate tren the gioi, thi that kho de cho rang tai lieu day khong tin cay.

Ban co the tim doc tiep ban viet tay cua cu A.Schofield thi se thay ngay thoi.

Cong thuc tinh lun thi dan suat tu bien dang the tich epsilonv=dv/v, chac chac dv va v la the tich roi, luc day cai dv=de, va v=1+e, do do bien dang the tich trong truong hop nen mot chieu moi co dang de/(1+e).


Châu Tr L nói:
Xin phép mạo muội, không biết điều Bác Ngọc muốn nói đến như ở trong file em đính kèm không ạ ?
oxu6ai2irrvhixyfg.jpg



TS Trần Đình Ng nói:
Chào cả nhà,


Xin trao đổi bàn luận với các ý kiến.


1. Về tên gọi của cái specific volume trong tiếng Việt.
Việc bây giờ bàn luận cái cách gọi cái thuật ngữ này trong tiếng Việt có thể là muôn quá mất rồi. Tại Việt nam, người ta đã gọi mất nó là thể tích riêng từ lâu lắm rồi. Chắc ít nhất cũng phải được đến 100 năm. Cái cách gọi này thì rất nhiều chuyên ngành có liên quan đến vật lý cơ bản dùng và đã được ông Nguyễn Uyên và Trịnh văn Cương dùng lại để dịch cái thuật ngữ này khi dịch quyển Cơ học đất của R. Whitlow. Cái cách gọi là thể tích riêng này thì chẳng có gì là gây nhầm lẫn với khối lượng riêng và những cái riêng khác cả. Thực chất thì bản chất của chúng nó đều như nhau cả. Chỉ có điều khi ta chưa hiểu thì thấy nó khác nhau nên tìm cách gọi nó theo cách khác mà thôi.


2. Về cái tên gọi cái ký hiệu của thể tích riêng v (nuy).
Cái ký hiệu thể tích riêng v = 1 + e vốn không được ký hiệu là v. Nó vốn được viết na ná như v nhưng lại hơi õng ẹo một chút và cái này người ta đọc là (nuy) hoặc (nhuy). Nếu nhìn không rõ thì có thể phóng to các sách lên sẽ thấy như ảnh đính kèm. Từ sách Cơ học đất của Craig đến Whitlow đều viết như thế cả. Do trên mail không viết được cái v õng ẹo nên phải ghi chú cách phát âm của nó. Bản thân cái chữ v (nuy) thì nó vốn chẳng là cái gì cả. Khi áp dụng nó mà hiểu bản chất vật lý của nó cho từng trường hợp áp dụng thì sẽ chẳng bao giờ nhầm sang cái khác nhất là với hệ số Pọt xông.


3. Lại về cái thể tích riêng (1+e) là gì ?


Bạn Thanh B đã cho rằng thể tích riêng là cái tỷ số giữa tổng thể tích các pha của đất với thể tích pha rắn. Đây không phải là định nghĩa mà chỉ là diễn giải để hiểu mà thôi. Bởi vì, nếu đây là định nghĩa thì đương nhiên cái thứ nguyên của thể tích riêng sẽ luôn là không thứ nguyên. Thế mà người ta lại có cái thể tích riêng cũng với ký hiệu v (nuy) và có cùng một phương cách định nghĩa thì lại cho cái đơn vị là m3/kg đấy.
 
Sửa lần cuối:
(1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ????

[VSSMGE - Hội Cơ học đất & Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam]
(1+eo) là cái gì ???? Đơn vị của nó là gì ???? Tiếp Tục

Nguyễn Xuân Ph nói:
Kính chào cả nhà,

1. Về tên gọi của cái specific volume trong tiếng Việt.

Tôi thì thấy không có gì là muộn cả, 100 năm hay 100 triệu năm hay 2 ngày ko phải là vấn đề. Tôi chưa có điều kiện đọc (hết) các tài liệu bác Ngọc trích dẫn, nhưng biết rằng cái "specific volume" dùng trong "các ngành vật lý cơ bản", cụ thể là nhiệt động lực học (thermodynamics), hoàn toàn ko hề cùng ý nghĩa, càng không thể nói bừa "...bản chất của chúng nó đều như nhau cả".
Cách gọi thể tích riêng (v=1+e) hoàn toàn có thể gây nhầm lẫn với tên gọi khôi lượng riêng. Thể tích riêng - specific volume trong nhiêt động lực học thì mới có thể được coi là "tương đương" với các kiểu "riêng" khác như là khối lượng riêng... Tât nhiên thì cũng chỉ là tên gọi, quan trọng là hiểu bản chất. Nhưng việc gọi tên không nhất quán các đại lượng, lâu ngày thành thói quen, sẽ dễ dẫn đến hiểu sai bản chất.


2. Về cái tên gọi cái ký hiệu của thể tích "riêng" (đặc trưng) v (nuy).
Vấn đề chỉ là tên gọi, qui ước, nên nếu "thích" thì có thể gán "bừa" k, l, m, cái õng ẹo,... Nhưng là kỹ sư, nghiên cứu chuyên nghiệp thì nên biêt sự khác nhau.
- v (1+e) thường đc qui ước là ký tự v trong bảng chữ cái alphabe. Nó có dáng õng ẹo là do viết trên font kiểu như Times New Roman và bị làm nghiêng (ký hiệu các đại lượng trong texte đc qui ước viết nghiêng). Do đó đọc là vờ, vê, vi....(tùy theo tiếng từng nước)
- v của hệ số Poisson lại là một ký tự trong bảng chữ cái Hy Lạp, tương ứng với ký tự "n" trong bảng chữ cái alphabe, và do đó được phát âm là "nuy". Để viết nó, ví dụ trong MSWord thì có thể viết chữ n và dùng font Symbol chẳng hạn.


Việc vừa hiểu đúng bản chất, vừa gọi đúng tên qui ước trước hết là đỡ nhầm cho mình, nhưng đồng thời cũng giúp cho việc trao đổi thuận tiện hơn nhiều (1 trong những mục đích của "qui ước"). Hơn nữa cũng tạo thói quen tốt cho các bạn trẻ noi gương theo lớp đi trước!


Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ,

TS Trần Đình Ng nói:
Chào cả nhà và chào anh Nguyên Xuân Ph


Trao đổi với anh thật là thú vị mặc dù thỉnh thoảng thì hơi bị ...tức. :D


Sau khi xem xét lại thì thấy đã là thể tích thì đúng là nên là V hoặc nhứng gì liên quan đến V. Việc gọi nó là nuy thì chắc chắn là đã sai. Nếu thấy nó õng ẹo mà không thích gọi là V ong ẹo thì chí ít cũng phải gọi nó là "vuy". :D Cám ơn anh Phú cái khoản này.


Còn về cái tên gọi cái specific volume là gì thì tôi thấy mấy sách chuyên ngành khác lẫn cả cơ học đất họ đã gọi là thể tích riêng. Cái việc cái đại lượng này xác định có giống với cách của khối lượng riêng hay không thì lại phải đi ngược về ...cội nguồn là mô hình pha. Sau khi trèo ngược lên ...gốc thì tôi thấy chúng nó là giống nhau cả. Anh Phú thử lấy cuốn cơ học đất có mấy cái mô hình pha ra ngắm nghía mà xem. Nào thì thể tích tổng đơn vị, nào thì khối lượng rắn đơn vị và nào thì thể tích rắn đơn vị. Sau khi ngắm nghía kỹ mấy cái hình thì sẽ thấy cái cách xác định thể tích riêng này thì cũng giống hệt với cái cách xác định khối lượng riêng. :D


Chúc cả nhà ngày cuỗi tuần vui vẻ.