PhatTrienXayDung

Thành viên cơ bản
14/6/16
7
3
Với biến động thế kỷ của đại dịch COVID-19, với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đã và đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn này không ít thì nhiều các doanh nghiệp cũng đã triển khai làm việc trực tuyến một phần nhỏ hay toàn bộ công việc của mình.

Diễn đàn thì có chủ đề "Phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ? Ứng dụng Saas (Software-as-a-Service) cho các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ?!"


Nhưng mong muốn mở rộng chủ đề hơn nên mong muốn mở thớt mới bàn tổng quát hơn, đấy là "Các giải pháp quản trị điều hành doanh nghiệp và làm việc trực tuyến cho doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ?! "

Muốn làm việc trực tuyến thì nên có phần mềm quản trị doanh nghiệp, nhưng trước khi quản trị thì phải tạo được môi trường làm việc trực tuyến. Ở Việt Nam thì trước nay vẫn dùng Zalo, Viber để liên lạc cũng đã có chủ đề "Business Chat - chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng" , tuy nhiên có những bất tiện riêng.


Liệu có thể ứng dụng Zoom: Video Conferencing, Web Conferencing, Webinars, Phone System, Chat ... vào công việc, dù lùm xùm của nó về bảo mật thì khá nhiều, nhưng Zoom đã cán mốc 300 triệu người


Sự tăng trưởng của Zoom tiếp tục không suy giảm khi nhiều người đang chuyển sang dịch vụ này để kết nối lẫn nhau trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Các nhà lập pháp Anh thậm chí đã phá vỡ truyền thống 700 năm tại Tòa nhà Quốc hội hôm qua 22/4 khi tổ chức họp trực tuyến qua hệ thống do Zoom hỗ trợ. 120 nghị sỹ Quốc hội Anh đã tham dự cuộc gọi qua Zoom, trong khi 50 người khác được phép có mặt thực tế trong phòng họp


Rất mong nhận được sự chỉ giáo của những người am hiểu
 
  • Like
Reactions: PhucHa and RDSIC
RDSIC chỉ có ý kiến về vấn đề sử dụng Zoom trong các vấn đề hội họp như Online Meetings, Training & Technical Support ; Marketing Events & Town Hall Meetings; Build Collaboration-Enabled Conference Rooms; The next generation enterprise phone system, Cross-Platform Messaging & File Sharing ... thì nếu biết sử dụng Zoom thì ở môi trường Việt Nam làm gì có chuyện lộ thông tin.

Với môi trường Training & Technical Support thì Zoom đang là giải pháp tối ưu nhất, Annotate và BreakOut room của Zoom rất hữu dụng và phù hợp cho Training và Support, mỗi room online cần có Virtual Manager.

Mô hình của Zoom là Manager và các Account User, trong đó nó cho phép nhập rất nhiều thông tin của user giống hệt như phòng quản lý nhân sự. Khi cần một Meeting thì tạo ra và cấp cho một user quyền host! Những người muốn tham gia phải có invite hoặc ID Meeting và pass. Đây là gót chân Achilles khi Manager hoặc host meeting không quản được cái invite đó vì nó chỉ là một link đươc encrypte và có thể gửi cho bất cứ ai. Hiện tại thì chưa thấy thông tin zoom bị bẻ khoá để vào room.

Tại sao không có chuyện lộ thông tin, vì ở Việt Nam chỉ với mục đích họp trực tuyến, chắc không có ai rảnh nhập hết thông tin các người dùng vào zoom, an toàn hay không là làm sao quản lý được người truy cập zoom. Ví dụ cấp cho mỗi người dùng một mã số, nếu thấy nghi ngờ yêu cầu người dùng khai báo họ tên và mã số, nghi ngờ thì remove ra khỏi room.
 
Không biết chủ thớt đã dạo qua ở thớt này chưa ?


Về lùm xùm của Zoom thì quan trọng ở chỗ người quản lý room, những vấn đề mà Zoom đang gặp phải, cái này thì lụm lặt nhé trên mạng nhé

1. Thông tin gửi về server ở Trung Quốc, chuyện nói chung cũng không có gì quan trọng, ai đã hiểu về P2P là biết chuyện cần phải có server start / initialize session. Có điều Zoom đi hơi xa khi gửi luôn email tên người gửi và thông tin cá nhân trong session, lý do làm gì thì khó hiểu.

2. Chuyện mà giới công nghệ và truyền thông đang ầm ĩ đấy là secure session, không kiểm soát được ai chui vào room (tức là những người không được invite), khi chui vào room được họ có thể lấy được thông tin personal của các thành viên tham dự, đây là chuyện lớn vì có tên tuổi hình profile email , giới tính ... Chuyện quan trọng hơn nữa, họ có thể ghi âm cuộc nói chuyện, hoặc lấy contact để chat riêng.

Như đã đề cập ở #2, vấn đề này thuộc về trách nhiệm của quản lý là của host, cứ gà mờ việc này và lười nên thường là quăng cái ID và pass lên chat group, chưa kể trong buổi meeting không quản lý xem cái người tham dự có đúng hay không?

Còn việc chat hay private chat rồi record gì gì đó cũng do host nốt! Những tính năng đó dễ dàng vào setting khoá lại hết! Thậm chí ngay cả tính năng share screen ... host vẫn làm chủ để cho share hay không.

3. Chuyện này cũng lớn và đa số các audio conf call đều bị. Đó là cơ chế encryption mã hoá khá đơn giản, đây là con gà và quả trứng ai sử dụng P2P cũng biết cái này. Vì encrypt phức tạp quá thì máy cấu hình nặng và thời gian độ trễ cao. Trong các audio conf call thì lại càng khó vì phải gửi thông tin hết cho toàn bộ thành viên người nào theo không nổi thì chỉ có drop nó đi. Nên audio conf call phần encryption không thể nào bằng OTT (Viber chẳng hạn).


Cái nào cũng có giá của nó, nhưng nhìn chung Zoom dễ sử dụng nên trong đợt dịch này họ hốt tiền làm mấy anh lớn ngứa mắt, ngay cả ở Việt cũng vậy! Tìm mọi cách GATO để người dùng không sử dụng Zoom, mục đích thì cũng chỉ để tìm cách bung sản phẩm của mình ra, nhưng thực sự thì vẫn chưa có sản phẩm phù hợp đảm bảo tiện dụng.

Tất cả ở chỗ ý thức bảo mật của người Việt rất kém, email công ty nhưng cho người khác trong công ty biết pass, máy tính IT cài đặt pass riêng cho người dùng cũng vậy - cũng cung cấp cho người khác truy cập xong - nhưng vẫn không đổi pass. Điểm yếu của Zoom là đơn giản dễ dùng ngay mà không bắt đi vào seting an ninh bảo mật trước, nhưng cũng lại là điểm mạnh rất đơn giản, dễ dùng, phù hợp với đại đa số người dùng không am hiểu công nghệ.

Người thì luôn khoái vụ mỳ ăn liền nên dính chưởng, mua SmartPhone nhưng nhờ người bán tạo luôn tài khoản Gmail, Apple ... đặc biệt là nhiều người bị cướp iPhone rồi hỏi iCloud là gì cũng không gì cũng không biết luôn. Bất kỳ một cái ứng dụng phần mềm nào, đơn giản từ chat cho đến quản trị, yêu cầu phải setup vài ba bước mới được sử dụng là la toáng lên ... kêu ca Facebook bị hack nhưng có chịu vào setup bảo mật đâu nên bị hack rồi thì đổ thừa này nọ,

Bất kỳ phần mềm nào thì cũng đều có tài liệu hướng dẫn, hình ảnh rồi video minh họa, nhưng mấy ai có chịu xem.
 
  • Like
Reactions: PhatTrienXayDung
Zoom theo DinCo E&C chỉ phù hợp với hội nghị trực tuyến, và như mọi người đề cập thì truyền thông Việt Nam adua theo các ông lớn tố khổ Zoom về việc bảo mật này nọ, chứ thực sự lỗi là của người dùng.

Dĩ nhiên thì truyền thông adua cũng có mục đích bán hàng thôi, kiểu như

Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã khuyến nghị các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên dùng Zoom; các cá nhân, tổ chức khác cũng cần cẩn trọng khi sử dụng. Trước đó, nhiều quốc gia cũng đã có những khuyến nghị tương tự. Ngoài ra, cũng có nhiều đánh giá chuyên môn, nêu quan điểm quan ngại về vấn đề an toàn, bảo mật, riêng tư của người dùng khi sử dụng Zoom.

Nhìn nhận khách quan, hiện có nhiều doanh nghiệp ICT trong nước có khả năng cung cấp dịch vụ họp trực tuyến qua video. Tuy vậy, vẫn chưa có nhà cung cấp nào đủ quy mô lớn với mô hình điện toán đám mây để thay thế hoàn toàn các dịch vụ nước ngoài như Zoom, MS Teams, Cisco Webex, Google Meet.

Liên minh 5 doanh nghiệp nguồn mở Việt mới đây đã công bố các giải pháp hỗ trợ họp online trên nền Jitsi khá toàn diện và linh hoạt; từ tư vấn, thiết kế theo nhu cầu, triển khai trên hạ tầng sẵn có của khách hàng đến cung cấp cả gói hạ tầng riêng, bảo trì, hỗ trợ vận hành, tích hợp hệ thống. Chi phí các gói giải pháp dành cho tổ chức, doanh nghiệp ước tính từ 349 triệu đồng cho một lần triển khai và được sử dụng, hỗ trợ bảo trì vĩnh viễn.


Với môi trường doanh nghiệp thì cứ Skype, Microsoft Teams hay Google Meet với sự hỗ trợ của Digital Integrative Whiteboard là ổn thôi



View: https://youtu.be/zPXK_YA56D4
 
  • Like
Reactions: PhatTrienXayDung
Lại trao đổi về phần mềm và thiết bị - không thấy một chiến lược hay giải pháp gì cả - chỉ mới thấy nói webinar qua công cụ hay phần mềm. Bất di bất dịch đầu tiên là phải lên các khung quy định cơ bản, tiếp đó mới tìm hạ tầng cơ sở phù hợp, chọn công cụ, cập nhật các công cụ để tối ưu hóa ... còn nhảy vào ngay công cụ là đo bò làm chuồng rồi.
 
Lại trao đổi về phần mềm và thiết bị - không thấy một chiến lược hay giải pháp gì cả - chỉ mới thấy nói webinar qua công cụ hay phần mềm. Bất di bất dịch đầu tiên là phải lên các khung quy định cơ bản, tiếp đó mới tìm hạ tầng cơ sở phù hợp, chọn công cụ, cập nhật các công cụ để tối ưu hóa ... còn nhảy vào ngay công cụ là đo bò làm chuồng rồi.
Sao lại không nhỉ ?

CEO Mark Zuckerberg vừa công bố công ty truyền thông xã hội này sẽ cho phép các nhân viên có thể làm việc từ xa vĩnh viễn và tích cực tuyển dụng mở từ xa, như vậy ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách làm việc tại nhà dài hạn sau đại dịch Covid-19. Zuckerberg hy vọng rằng khoảng 50% nhân viên của Facebook sẽ làm việc từ xa trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Lý do rất đơn giản tại sao Facebook tiếp nối như Twitter , Square và Shopify khi quyết định tiếp tục hỗ trợ công việc từ xa đấy chính là các tính năng mới cho Workplace, phần mềm giao tiếp doanh nghiệp.

Tuy nhiên dưới góc độ cá nhân của AcisSmartHome thì doanh nghiệp nên tự trang bị phần mềm điều hàn riêng, tránh bị lệ thuộc bởi bên thứ ba
 
  • Like
Reactions: HoangGiaNoiThat

hongochuy

Thành viên cơ bản
28/10/16
20
0
Ngày hôm nay đọc bài viết này, tóm gọn lại, dĩ nhiên loại trừ mấy những thứ liên quan đến Trung Quốc

Bài 1: Điểm mặt những ứng dụng nhắn tin trực tuyến phổ biến nhất hiện nay (P1)

1. Trong năm 2019, có khoảng 2,52 tỷ người dùng ứng dụng nhắn tin trên điện thoại di động

2. Những ứng dụng nhắn tin có số lượng người dùng hàng tháng cao hơn 20% so với mạng xã hội

3. Có hơn 41 triệu tin nhắn di động được gửi đi mỗi phút

4. 36% người dùng ứng dụng di động sở hữu ít nhất hai ứng dụng trong điện thoại

5. 55% người dùng ưu tiên việc giao tiếp với doanh nghiệp thông qua tin nhắn thay cho các hình thức khác:

Ứng dụng Facebook Messenger đã giới thiệu tính năng dành riêng cho doanh nghiệp vào năm 2015, cho phép người dùng từ những doanh nghiệp có trang Facebook riêng tận dụng được tính năng chat trực tiếp. Tính năng này giờ đây đã xuất hiện trên các nền tảng khác, nó còn trở nên rất phổ biến với khách hàng. Một thống kê đã chỉ ra, trong khía cạnh hài lòng của khách hàng, phương thức tin nhắn sở hữu tới 90% lượt bình chọn trong khi phương thức gọi điện chỉ là 77%.

6. 30% người dùng các nền tảng nhắn tin sử dụng tính năng Chatbot để giao tiếp với doanh nghiệp

Rất nhiều nền tảng ứng dụng nhắn tin hàng đầu như: Facebook Messenger, Skype hay Telegram đều bổ sung tính năng Chatbot vào trong hệ thống.

7. Chat nhóm và gửi tệp là hai tính năng được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ

8. Trong năm 2018, ứng dụng nhắn tin đã vượt qua mạng xã hội để trở thành nơi nhiều người dùng cập nhật tin tức nhất
.....

10. Vào tháng 7/2019, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên toàn thế giới là WhatsApp


11. WhatsApp không phải ứng dụng hàng đầu tại duy nhất 25 quốc gia

12. Facebook Messenger có thể tiếp cận tới 57,2% số người dùng di động tại Mỹ

14. Skype có thời lượng phiên trung bình là 2,91 phút ở Mỹ, dài hơn bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào khác.

15. Trung bình, Google Messenger sở hữu gần 360 phiên hàng tháng cho mỗi người dùng ở Mỹ

16. Trung bình, mỗi người dùng tại Mỹ dành ra 408 phút mỗi tháng để sử dụng Google Messenger

Bài 2: Điểm mặt những ứng dụng nhắn tin trực tuyến phổ biến nhất hiện nay (P2)


20. Tính năng Status của WhatsApp có hơn 500 triệu người dùng hàng ngày trên toàn thế giới

31. Vào tháng 3/2019, Viber sở hữu 1,1 tỷ lượt người dùng unique trên toàn thế giới

32. Lượng người dùng Viber nhiều nhất đến từ Ukraine

33. Telegram sở hữu 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng vào năm 2018

34. Lượng người đăng ký Discord đã tăng gấp 5 lần kể từ 2017

Bài 3: 30+ công cụ sẽ thay đổi hoàn toàn cách bạn làm việc từ xa - Không thể bỏ qua

1. Công cụ liên lạc:

- Telegram : Telegram là ứng dụng đa nền tảng với khả năng xử lý nhiều loại tệp đính kèm với tính bảo mật cao nhất trong mọi loại ứng dụng. Bạn cũng sẽ tìm thấy những gif vui nhộn, chatbot tiện dụng và vô số tích hợp để cắt giảm việc phải gửi email của mình. Và sức mạnh của Telegram lại càng trở nên xịn hơn trong những ngày đường cáp bị gián đoạn. Telegram cho phép bạn gửi hình, gửi file với dung lượng tối đa 1,5GB đủ đáp ứng 99,99% việc trao đổi file qua chat trong nhóm của bạn.

-. Discord : Discord là ứng dụng voice chat, được thiết kế theo nhu cầu cần có của một game thủ, đặc biệt với khả năng chat nhóm một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời đưa tất cả vào một giao diện hiện đại. Discord hiện có thể sử dụng cả trên PC, web và điện thoại thông minh.

- Slack: Giống như Telegram, Slack là công cụ chat nhóm tuyệt vời vì nó có thể tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ để làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn. Tính năng tuyệt vời của Slack có lẽ là nó có thể giúp lưu lại các đoạn tin nhắn và tạo ra một cơ sở dữ liệu về các chủ đề mà đã thảo luận. Do đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu

- Skype: Với tính năng Screen Sharing của Skype, bạn có thể dễ dàng chia sẻ màn hình làm việc của mình cho người đang nói chuyện. Skype cũng có thể ghi âm các cuộc gọi và được lưu lại với định dạng MP3. Thêm nữa, bạn còn có thể sửa tin nhắn hoặc xoá tin nhắn đã gửi một cách dễ dàng.


2. Công cụ họp trực tuyến, chia sẻ màn hình

- Google Meet: thực sự là một tùy chọn tuyệt vời và hoạt động tốt cho các cuộc họp âm thanh hay video. Trong trường hợp sử dụng Slack, nó có thể dễ dàng được tích hợp và đơn giản hóa môi trường làm việc.

- Workplace: nền tảng hợp tác nhóm này bao gồm nhắn tin, gọi thoại và gọi video và các tính năng newsfeed để giúp các nhóm làm việc với nhau hiệu quả hơn.

- Ultraview, TeamView: UltraView và TeamView là một trong những phần mềm chia sẻ màn hình tốt nhất có khả năng tạo ra một cách dễ dàng. Nó rất dễ sử dụng và cài đặt cũng dễ dàng thực hiện.

3. Công cụ chia sẻ file

- Google drive: Bạn có thể nhanh chóng tải dữ liệu quan trọng từ máy tính để lưu trữ lên Google Drive hoặc tạo các thư mục, tài liệu, bảng tính… trên Google Drive. Và các bạn cũng có thể truy cập dữ liệu trên bất kỳ thiết bị nào, các bạn sẽ có không gian lưu trữ miễn phí lên đến 5GB cho người dùng.

- Dropbox: Dropbox cho phép người dùng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị di động với nhau. Thông qua phần mềm dropbox các bạn có thể chia sẻ tất cả các tập tin với đồng nghiệp, bạn bè, người thân hay lưu trữ dữ liệu mà không lo bị mất

- Box: Box là một sự thay thế tuyệt vời cho Google Drive và Dropbox cho phép bạn lưu và chia sẻ các tệp quan trọng một cách an toàn. Bạn cũng có thể dễ dàng kết nối nó với các công cụ như Office 365, Google Apps hoặc Slack.

- Microsoft OneDrive: Đây là phần mềm không thể thiếu nếu bạn sử dụng nhiều tới Microsoft 365 và phiên bản web của Outlook. Nó dễ dàng chia sẻ tài liệu trên các nền tảng và để làm việc cùng nhau trên tài liệu Word hoặc Excel.

4. Công cụ Quản lý dự án, công việc:
5. Công cụ Quản lý công việc của bản thân, Ghi chú
6. Công cụ Điểm danh, Tính công
7. Công cụ Quản lý thời gian


Bài 4: Bài này thì bắt đầu ấn tượng - Mọi thứ bạn cần biết về Discord

Discord là ứng dụng nhắn tin tương tự như Skype, TeamSpeak hoăc các nền tảng giao tiếp chuyên nghiệp như Slack. Nó được thiết kế đặc biệt dành cho game thủ, cung cấp cho họ nhiều cách tìm đồng đội như ý, tác chiến và trò chuyện trong khi chơi. Nó hỗ trợ cuộc gọi qua video, voice chat, nhắn tin và cho phép người dùng liên lạc với nhau bất cứ khi nào cần.

Discord đặc biệt hữu ích khi chơi game trên PC. Ứng dụng tạo phòng chat khá dễ và cung cấp các tính năng tìm kiếm giúp người dùng tìm người và thêm họ vào danh sách bạn bè để liên lạc nhanh. Rất nhiều người sử dụng nó không chỉ để trò chuyện với nhau trong khi chơi game mà còn xem nó như một công cụ tổ chức và truyền thông xã hội.


Điều tạo nên sự khác biệt ở Discord
Dù có rất nhiều chương trình giao tiếp online miễn phí, Discord vẫn nổi bật bởi tùy chọn chat phong phú. Nó kết hợp tất cả tính năng tốt nhất của các chương trình thông dụng như Skype, Slack trên giao diện dễ sử dụng. Công cụ voice chat không hữu ích nếu nó làm chậm game khi được sử dụng, do đó, đội ngũ lập trình đã phát triển Discord thực thi nhiệm vụ đó hiệu quả nhất có thể.

Tìm server (hoặc tạo mới)

Discord hoat động như thế nào? Câu trả lời gói gọn trong một từ: 'Server”. Tương tự như Slack, Discord cho phép người dùng thiết lập phòng chat như một server để mởi bạn bè. Khi mời ai dó vào server, họ sẽ nhận được một liên kết để tham gia. Sau đó, họ có thể nhắn tin hoặc chat thoại với người đang dùng server này. Mỗi server có thể được chia thành nhiều kênh nhỏ để thảo luận về chủ đề nào đó. Các kênh có thể ở dạng thảo luận bằng văn bản hoặc giọng nói để chúng dễ sử dụng hơn. Bạn cũng có thể tạo các kênh cá nhân trên server riêng tư, để chỉ những người được mời mới có thể vào phòng sử dụng chúng.Tuyệt nhất là toàn bộ máy chủ có thể ở trạng thái công khai để ai cũng có thể tham gia hoặc riêng tư chỉ dành cho ai được mời.

Bạn có thể là thành viên của nhiều server một lúc, biến Discord trở thành trung tâm tương tác xã hội. Bạn cũng có thể sở hữu server riêng dành cho bản thân và bạn bè để thảo luận tác chiến trước khi chơi trong khi đã là thành viên của một số server công khai. Discord không giới hạn số lương server người dùng có thể tham gia. Bạn có thể dễ dàng chuyển từ server này sang server khác khi muốn. Danh sách server luôn hiển thị ở bên trái ứng dụng. Bạn chỉ cần lcik vào server muốn tới.

Tham gia server dễ dàng như click vào liên kết. Nhưng nhớ rằng, trước tiên bạn cần được mời. Qua tính năng tìm kiếm, bạn sẽ thấy có sẵn nhiều server công khai/ riêng tư. Discord gần đây cũng bổ sung 'server đã xác thực” - server chính thức được tạo bởi các hãng game và tên tuổi nổi bật khác như một diễn đàn giao lưu dành cho người hâm mộ và nhà phát triển game.


Tạo server của riêng bạn nhanh chóng. Một danh sách theo chiều dọc nằm ở bên trái ứng dụng hiện các máy chủ đã tham gia để có thể chuyển đổi giữa chúng dễ dàng. Icon dấu cộng cho phép bạn tạo server riêng. Hãy đặt cho nó một cái tên (thêm ảnh đại diện nếu muốn). Sua khi tạo xong server, Discord tạo một liên kết, cho phép bạn mời người khác gia nhập nó.

Khi ở trong server, bạn sẽ thấy danh sách các kênh giọng nói và văn bản ở bên trái màn hình. Bạn nhanh chóng có thể thêm và đặt tên các kênh mới bằng icon 'dấu cộng” gần phía trên cùng của mỗi danh sách. Mỗi kênh có cài đặt điều khiển riêng, bao gồm tùy chọn đặt ở chế độ riêng tư chỉ dành cho người được mời và ai có thể tạo các liên kết mời.

Mẹo & thủ thuật dùng Discord tốt nhất dành cho tất cả mọi người

1. Tích hợp Discord với các ứng dụng khác

Discord có tích hợp sẵn với một số ứng dụng phổ biến khác. Discord hỗ trợ tổng 11 ứng dụng khác nhau, bao gồm Twitch, YouTube, Blizzard Entertainment, Skype, League of Legends, Steam, Reddit, Facebook, Twitter, Spotify, Xbox Live. Từng ứng dụng tích hợp có tính năng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều cung cấp cách đồng bộ dữ liệu trực tiếp từ app liên kết vào server Discord.

7. Cài đặt bot Discord

Bot ngày càng có vai trò quan trọng trong rất nhiều ứng dụng giao tiếp từ Facebook Messenger tới Telegram. Discord cũng không ngoại lệ. Hàng trăm bot do cộng đồng phát triển sẵn sàng để người dùng sử dụng. Mỗi bot được thiết kế đẻ hoàn thành một vai trò nhất định trên server. Ví dụ, GAwesome Bot có thể được dùng để thực hiện các cuộc thăm dò và tặng quà, GameStats cho phép bạn sắp xếp số liệu thống kê và hồ sơ bạn bè chơi game, thậm chí có cả bot đố vui mang tên TriviaBot.

Hầu hết các bot này đều miễn phí cài đặt và sử dụng. Bạn sẽ chỉ có hể thêm bot mới vào server đang làm quản trị viên. Tuy nhiên, bạn có thể thêm bao nhiêu bot tùy thích vào phòng cá nhân.


Nghề xây dựng, làm việc từ xa, thì có thể như một Game, vậy tại sao không ứng dụng nó cho doanh nghiệp