Các hướng dẫn liên quan đến BHXH và xử phạt liên quan đến BHXH

Chi nhánh doanh nghiệp được phép đóng BHXH tại công ty mẹ

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Quyết định 888/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.

Theo đó, Quyết định mới cho phép chi nhánh của doanh nghiệp được lựa chọn việc đóng BHXH tại địa bàn nơi có chi nhánh hoặc đóng tại Công ty mẹ.

Quy định cũ ban hành tại Quyết định 595/QĐ-BHXH chỉ cho phép chi nhánh doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

Ngoài ra, Quyết định 888 còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Phụ lục và biểu mẫu, gồm:

- Phụ lục 01: Các loại giấy tờ làm căn cứ để cấp, ghi, điều chỉnh Sổ BHXH;

- Phụ lục 03: Sửa đổi, bổ sung các loại giấy tờ làm căn cứ để cấp lại, ghi, điều chỉnh thẻ BHYT;

- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (có hướng dẫn kèm theo).

Quyết định 888/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
 
Sao kỳ vậy ta

Điều 15. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;

b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;

c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.


Cái này lúc trước bỏ, giờ phải làm lại à?
 
Giờ chỉ có các khoản thu nhập sau không đóng BHXH bắt buộc là

STT
Khoản thu nhập
1​
Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
2​
Tiền thưởng sáng kiến
3​
Tiền ăn giữa ca
4​
Tiền hỗ trợ xăng xe
5​
Tiền hỗ trợ điện thoại
6​
Tiền hỗ trợ đi lại
7​
Tiền hỗ trợ nhà ở
8​
Tiền hỗ trợ giữ trẻ
9​
Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
10​
Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết
11​
Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
12​
Tiền sinh nhật của người lao động
13​
Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
14​
Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
15​
Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động


Thì chỉ có khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12 là khả dĩ.
 
Nói chung là không tiếc việc đóng BHXH cho người lao động, nhưng giờ tình trạng cả làng toét mắt không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp nào khùng vác tiền đi đóng thì xác định khỏi cạnh tranh, giải tán doanh nghiệp.

Giờ chán nhất là mấy ông bà BHXH toàn canh me bắt bẻ mấy doanh nghiệp nhỏ, trễ một tí là đòi thanh tra, đòi phạt ... trong khi các doanh nghiệp FDI lớn chỉ cần dưới gầm bàn là các ông bà BHXH chỉ chiêu cho cách tạm hoãn đóng.
 
  • Haha
Reactions: ArdecoJsc
Ai có làm doanh nghiệp mới hiểu khó khăn của chính sách về bảo hiểm, thực ra doanh nghiệp đóng BHXH thì cũng là tiền của NLĐ mà thôi, không đóng BHXH thì NLĐ sẽ nhận được 10 đồng còn nếu đóng thì nhận được 6,8 đồng . Tuy nhiên ngành xây dựng là ngành hoạt động theo mùa, chúng tôi với lực lượng đông đảo sẽ hạch toán được nhân công.
 
  • Haha
Reactions: GoNoiThatDaiPhat
Ai có làm doanh nghiệp mới hiểu khó khăn của chính sách về bảo hiểm, thực ra doanh nghiệp đóng BHXH thì cũng là tiền của NLĐ mà thôi, không đóng BHXH thì NLĐ sẽ nhận được 10 đồng còn nếu đóng thì nhận được 6,8 đồng . Tuy nhiên ngành xây dựng là ngành hoạt động theo mùa, chúng tôi với lực lượng đông đảo sẽ hạch toán được nhân công.
Giải pháp của LaoDongTamDuc là lách luật

Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Hai bên thống nhất lách bằng cách người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, chắc cú là ký thời hạn chỉ 3 tháng, xong ngưng một tháng, xong ký tiếp, rồi 1200 nhân sự thì chỉ ký 300, xong xoay tua trong một năm phỏng ?

Hay lại chơi thêm chiêu trò hợp đồng thử việc, cứ 30 ngày

Nhưng xem chừng sắp tới quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động thì khó khăn đấy.