Chia sẽ bạn tham khảo một số kinh nghiệm cải tạo nhà với chi phí rẻ

Ktshanoi chia sẽ mách bạn đang có nhu cầu muốn cải tạo lại nhà những mẹo cải tạo nhà hiệu quả nhất năm 2021 thực sự cần thiết cho công việc cải tạo thiết kế nhà đẹp hiện nay, mời các bạn tham khảo và đưa ra những lựa chọn cho ngôi nhà tương lai của mình.
www.ktshanoi.net-baner-cai-tao-nha.jpg


Chia sẽ kinh nghiệm sửa chữa, cải tạo nhà cho gia chủ

Lập kế hoạch cải tạo nhà


1. Dự trù kinh phí

Để dễ dàng hơn, bạn có thể phân làm 2 loại chi phí cơ bản:

Chi phí sửa chữa, thay mới: Đây là khoản chi phí bạn cần để mua các thiết bị, vật dụng cần thêm hoặc thay mới khi nhà đã sửa chữa xong: đồ nội thất, đồ trang trí, thiết bị chiếu sáng... Vì dù nội dung sửa chữa ngôi nhà bạn có lớn hay nhỏ thì việc phát sinh chi phí để mua các thiết bị mới là điều không thể tránh khỏi.

Chi phí sửa chữa xây dựng cơ bản: Đây là khoản chi phí bạn cần để tiến hành dỡ bỏ, dịch chuyển hay xây mới tới mức kiến cố phần nhà bạn muốn sửa chữa. Thông thường thì cách tính phổ biến hiện nay là tính theo m2. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích sửa chữa thực tế của gia đình bạn.

Trên thực tế, đơn giá sửa nhà thường cao hơn rất nhiều so với đơn giá xây nhà vì vậy ngoài số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm 10% đến 30% số tiền ước tính ban đầu.

Ngoài ra, phương án tài chính cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Nếu nội dung sửa chữa nhà của bạn lớn, hoặc năng lực về kinh tế của bạn hạn hẹp thì bạn cũng nên dự trù những phương án tài chính tối ưu cho gia đình bạn.

Ngoài ra nếu bạn chưa có kiến thức, kinh nghiệm về cải tạo, chưa có thời gian thì bạn nên thuê nhà thầu thi công trọn gói để giúp bạn giảm thiểu 1 khoản phát sinh khi xây nhà mà không ai tránh khỏi, trừ khi bạn thuê từ a-z và không cần quan tâm những khoản phát sinh mà mình không phải bỏ ra nữa

Ktshanoi tự hào là 1 nhà thầu xây dựng chuyên nhận thiết kế thi công trọn gói tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo thêm các công trình trên website để có thêm một chút kinh nghiệm cho bản thân mình.

2. Lập kế hoạch chi tiết

Quá trình tiến hành cải tạo nhà

1. Chuẩn bị mặt bằng.

Nếu phần nhà bạn muốn sửa không lớn hoặc không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt của gia đình bạn thì việc chuẩn bị mặt bằng khá đơn giản, bạn chỉ việc dỡ bỏ đồ đạc ở diện tích nhà muốn sửa. Nhưng với diện tích sửa chữa lớn so với diện tích toàn ngôi nhà thì việc sửa chữa nhà có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Bạn sẽ thất vọng nhiều nếu gặp phải những khó khăn bất ngờ như vết nứt và những phiền phức không thể tránh được khi bạn sống cùng khu vực đang sửa chữa. Sinh hoạt thường ngày có thể bị đảo lộn thậm chí rất tồi tệ khi nhà cửa tanh bành, bụi bặm vì sửa chữa. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc chọn lựa giữa việc dọn sang chỗ ở tạm, hoặc thu dọn và sinh hoạt trong chính ngôi nhà đang sửa.

Một kế hoạch sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các phòng trong nhà. Bạn cần tháo những bức tranh treo tường, di chuyển lọ hoa và cất gọn những đồ vật giá trị trước khi công việc sửa chữa bắt đầu. Còn đối với đèn chùm hay các giá, tủ cố định bạn cần mất công thêm một chút để thu dọn. Che phủ nền nhà bằng những tấm bìa carton nếu bạn không muốn gạch lát nền bị trầy xước.

Về phần vật liệu xây dựng, nếu không quá tin tưởng vào chủ thầu thi công, bạn cần tự chuẩn bị, và tập kết chúng trước khi bắt đầu tiến hành sửa chữa nhà. Các vật liệu cần thiết như: xi măng, cát, gạch, thép, đá....Khi chọn mua các vật liệu xây dựng này, ngoài việc căn cứ vào uy tín và chế độ hỗ trợ vận chuyển, thanh toán của các nhà cung cấp bạn nên chọn các loại nhãn hiệu có uy tín và được sự tin tưởng của nhà thầu xây dựng và kiến trúc sư.

Giám sát công trình.

Nếu bạn không có thời gian và nhân lực để có thể tự giám sát công trình của mình bạn có thể nhờ người thân có chuyên môn, kinh nghiệm giám sát xây dựng hoặc tìm tới các công ty tư vấn xây dựng, họ có kiến thức chuyên môn và có giấy phép hành nghề theo quy định của luật pháp.

Người giám sát là người thay mặt chủ nhà quản lý khối lượng và chất lượng công trình. Đây là người bảo vệ quyền lợi cho chủ nhà. Với khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn, họ sẽ bảo đảm cho bạn có được căn nhà tốt với mức chi phí hợp lý nhất. Bạn nên lựa chọn những người có kinh nghiệm chuyên môn, tư cách đạo đức nghề nghiệp để đặt lòng tin.

Nhiệm vụ chính của người giám sát là:

- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ và chất lượng thi công của nhà thầu.

- Giám sát vật tư. Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng quy định hợp đồng, tránh lãng phí. Nghiệm thu từng hạng mục công trình khi được hoàn thành.

- Quản lý, bảo đảm an toàn lao động.

Chi phí thuê giám sát trong khoảng trên 1.5 triệu đồng/ tháng đối với công trình xây dựng cỡ nhỏ (tùy vào công trình bạn cần phải thỏa thuận với đơn vị tư vấn giám sát), đối với những công trình có chi phí cao >500 triệu thì chi phí giám sát khoảng 2-3% giá trị công trình.

3. Các công đoạn chủ yếu trong quá trình sửa nhà

Tùy vào nội dung sửa nhà của bạn: chống dột, chống thấm, ngăn chia phòng, phá bỏ tường, chuyển cầu thang, sửa lại khu vệ sinh, nâng thêm tầng, phá bỏ và mở rộng một phần nhà... mà quá trình sửa nhà có thể chia thành nhiều công đoạn khác nhau.

Bạn có thể chia thành 2 công đoạn chính: Phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.

Phần xây dựng cơ bản bao gồm các công việc chính:

- Phá dỡ phần nhà muốn sửa

- Tiến hành xây sửa

- Lắp điện, nước, mộc

- Các công tác cấu kiện trong suốt quá trình xây sửa.

Phần hoàn thiện (tùy vào nội dung sửa nhà)

- Sơn, lát gạch, đóng trần

- Lắp đặt thiết bị: Bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, chùm đèn, máy lạnh...

- Làm mộc: Cửa, cầu thang, bếp...

- Các phần khác: Rèm cửa, tủ âm tường....

- Kiểm tra tổng thể mọi chi tiết trong căn nhà từ trên xuống dưới, làm đẹp và gia cố những chỗ sai sót.

- Tổng vệ sinh trước khi bàn giao

Quá trình nghiệm thu công trình cải tạo

Sau khi tiến hành sửa nhà xong, bước cuối cùng trong quy trình cải tạo sửa chữa nhà là tiến hành nghiệm thu công trình. Một ngôi nhà mới, đẹp như mong muốn của bạn nhưng cần phải đảm bảo có sự chắc chắn của phần kết cấu bên trong và được hợp pháp hóa.

1. Kiểm tra

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình cải tạo sửa chữa nhà, nhưng lại không hề kém phần quan trọng. Nghiệm thu công trình gồm các giai đoạn chính đó là: Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công.Việc kiểm tra phải được thực hiện từ trong quá trình xây nhà, giám sát viên hoặc bạn nên thường xuyên kiểm tra, khối lượng, chất lượng, quy cách, kiểu dáng.

Khi công trình hoàn thành và trước khi nhận bàn giao, bạn nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết.

2. Nghiệm thu

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo qui định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Hãy căn cứ vào thoả thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.

Trong quá trình thi công xây dựng công trình dù là xây mới hoặc cải tạo cần phải thực hiện các bước nghiệm thu sau:

Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình (nếu bạn giao trọn gói cho nhà thầu xây dựng).

Nghiệm thu từng công việc xây dựng. Người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.

Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng. Người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu.

Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng.Người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu.

3. Hoàn công

Thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công bao gồm tất cả những chứng từ liên quan đến quá trình xây dựng, thi công của công trình.


Quá trình hoàn thành và đưa vào sử dụng

Quá trình này sau khi nghiệm thu gia chủ không có yêu cầu hay thắc mắc gì nữa thì nhà thầu xây dựng sẽ bàn giao chiều khóa, công trình cho gia chủ và gia chủ có nhiệm vụ thanh toán hết tiền cho nhà thầu


Một số công trình cải tạo, sửa chữa nhà mà ktshanoi đã làm gần đây

1. Cải tạo, thiết kế nhà phố sau 10 năm sử dụng của vợ chồng gia chủ tại phố Trung Liệt


Trước khi cải tạo

thiet-ke-nha-vua-o-vua-kinh-doanh-5x12m-11_1.jpg



Mặt tiền thực tế khi bàn giao

anh-bia-5.jpg


Những sai lầm khi tự xây nhà bạn nên biết - 10 mẫu nhà đẹp nhất năm 2021
 
  • Like
Reactions: thuykieu