Chống ngập, cần tích hợp nhiều giải pháp

taychoitapsu

Thành viên chính thức
15/5/13
54
6

Chống ngập, cần tích hợp nhiều giải pháp

Ngoài ra, Trung tâm chống ngập còn thấy những đề xuất của Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP) về vấn đề quy hoạch tích hợp để kiểm soát ngập tại TP có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cách nhìn nhận đầy đủ nguyên nhân gây ngập để có các giải pháp hữu hiệu, kể cả việc phải thay đổi tư duy, nhận thức trong công tác quản lý ngập lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Đó là ngoài việc xây dựng đê bao, xây hồ điều tiết thì còn phải tính tới chuyện phát triển những khu đô thị thích ứng với nước ngập. Bởi vì nếu cứ dựa vào các công trình chống ngập thì vô tình làm cho người dân có cảm giác an toàn là được bảo vệ. Trong khi đó, với thực trạng biến đổi khí hậu, đến một lúc nào đó công trình có thể bị sự cố thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Trận lũ lịch sử ở Thái Lan mới đây là một bài học kinh nghiệm cho VN. Trung tâm chống ngập cũng có những nghiên cứu bước đầu với đề xuất này để có tham mưu cho UBND TP trong công tác chỉ đạo, điều hành chống ngập thời gian tới.
:confused:
 
Nhiều nhà quân sư cách đây hơn 20 năm nói tp HCM chống ngập bằng cách tích nước và đưa lại nước vào đất vì không thể cưỡng lại bịt kín mặt đất (nhà, đường xá, công trình,...).

Dĩ nhiên tư duy đó phải có luật thực hiện.

Ngay cả ở Mỹ, đất rộng người thưa mà người ta còn tích nước dưới các bãi đậu xe để chống ngập.
Ví dụ cái mall Aeon mới mở nó có các hầm chứa nước mưa như thế này không ???

Underground-Cistern.jpg



New York City đất chật người đông vẫn có quy trình buộc các công trình phải có bài toán tích nước chống ngập:
www.nyc.gov/html/dep/pdf/green_infrastructure/stormwater_guidelines_2012_final.pdf

nyc-jpg.180977


search trên google

guidelines rainwater stormwater retention and detention "xxx" pdf

"xxx" = "New York City", "Boston", "Los Angles", "Chicago", "Wichita", "Seattle",...

thì sẽ thấy có rất nhiều cái hay về bài toán và LUẬT tích nước mưa

Ngày xưa, các ao hồ nhiều, kênh rạch lớn là nơi tiêu thoát nước - đồng thời làm mát khi trời nóng
Bây giờ, bán được cái gì thì bán chiếm được cái gì thì chiếm, các vùng ven đã đô thị hóa sạch. Ao hồ lấp hết, đường xá mạnh ai nấy làm, cốt nền vẫn còn lấy Hải Phòng làm chuẩn đã trở thành những con đập ngăn cách khi triều cường.
Chưa thể tưởng tượng ra từ ngày khai thiên lập địa Sài Gòn mà khu Trung tâm TP bị ngập
Cũng chẳng thể hiểu hơn chục ngàn tỷ chống ngập, đường xá đào xới banh chành làm cho dân SG khốn đốn mấy năm qua bỗng dưng phá sản vì...lỗi thời

Nội cái chuyện vỉa hè bê tông hóa là không nuốt trôi được. Nước mưa xuống chúng sẽ thẩm thấu đi đâu trong khi cống rãnh thì tắc nghẽn???
Toàn TP bê tông hóa hết, họ nghĩ ra gạch con sâu và ùn ùn đào xới để lát toàn TP.
Thời gian sau, lại ùn ùn đào xới để lát gạch bê tông, granit...hơn 2 chục năm thấy vỉa hè thay đổi ít nhất thì cũng 5 loại

 
Mọi người xem có ý kiến liệu giải pháp điều tiết ngầm này có hiệu quả không nhỉ ?

475,269 tỉ đồng để làm 7 hồ điều tiết ngầm chống ngập cho TP.HCM
Giai đoạn 1 của dự án "Xây dựng hồ điều tiết ngầm bằng công nghệ Cross-wave khu vực TP.HCM" có tổng mức đầu tư dự kiến là 475,269 tỉ đồng​
chong-ngap_yjai_ivnq.jpg
7 vị trí được đề xuất xây dựng các hồ điều tiết ngầm công nghệ Cross-wave cụ thể như sau:​
1. Công viên Hoàng Văn Thụ phường 10 quận Tân Bình: Lắp đặt hồ điều ngầm tiết với dung tích 5.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 2.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 39 miệng thu gom nước nhằm xóa giảm ngập cho các tuyến đường Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Phan Đình Giót và Phan Thúc Duyên.​
2. Vòng xoay Lê Văn Sỹ - Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình: Lắp đặt hồ có dung tích 1000m3. Xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạo, mở rộng 20 miệng thu gom nước, nhằm xóa giảm ngập cho khu vực chợ Phạm Văn Hai.​
3. Công viên Làng Hoa - quận Gò Vấp: Hồ điều tiết ngầm có dung tích 20.000m3, trạm bơm công suất 4.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 35 miệng thu gom nước.​
4. Công viên khu dân cư Trần Thiện Chánh - đường Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10: Lắp hồ với dung tích 5000m3. Đồng thời, xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạọ mở rộng 30 miệng hố thu gom nước.​
5. Cũng tại quận 10, lắp đặt hồ điều tiết ngầm sân bóng đá Trường ĐH Bách khoa số 268 Lý Thường Kiệt, phường 14 với dung tích 5.000 m3. Xây dựng trạm bơm công suất l.000m3/h, cải tạo, mở rộng 35 miệng hố thu gom nước.​
6. Tại dải cây xanh phân cách đường Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận: Lắp hồ dung tích 2.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 1000m3/h, cải tạo, mở rộng 58 miệng thu gom nước.​
7. Khuôn viên Cây xanh đối diện Công An phường 25, đường Tân Cảng và vỉa hè từ hẻm 48 đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh gồm 2 hồ với dung tích 4.000m3, cải tạo 19 miệng hố thu gom nước. Xây dựng 2 trạm bơm, mỗi trạm 1.000m3/h.​
Liệu có tiền trôi theo dòng nước

Google ra cái này
Doanh nhân Trần Văn Chín, VMC Group - Tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại
(HDNNT) Thật khó khăn tôi mới có được cái hẹn với anh Trần Văn Chín, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VMC, bởi lịch làm việc của anh luôn kín đặc. Đa phần trong số đó là những cuộc họp về các ý tưởng mới ứng dụng công nghệ hiện đại. Không chỉ điều hành một doanh nghiệp đa ngành lớn mạnh, anh còn là Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TP.HCM, nơi quy tụ những người con của quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đang làm việc tại TPHCM, cùng nỗi lòng đau đáu hướng về quê hương.​
Bắt đầu làm hồ điều tiết thông minh, TP.HCM kỳ vọng giảm ngập
Sáng 1-8, Công ty Sekisui (Nhật Bản) và đối tác Việt Nam là công ty VMC Group đã triển khai thi công lắp đặt hồ điều tiết thông minh chống ngập nước được xây dựng trên đường Võ Văn Ngân trước cổng nhà Văn hóa thiếu Nhi, Q.Thủ Đức.​
Ông Trần Văn Chín - chủ tịch hội đồng quản trị VMC Group - cho biết hồ điều tiết được xây dựng ngầm trong lòng đất có sức chứa 109m3 nước mưa.​

Liệu có là trạm bơm Tăng Động Nguyễn Hữu Cảnh phiên bản mới ???
 
Cách đây 3 năm, hãng tôi bóc 1/3 parking để install hầm chứa nước không rác và 2/3 còn lại sẽ làm . Họ làm như thế này:

Câu hỏi là đất ở Mỹ rộng và thưa, tại sao các parking lot xung quanh city lúc này họ phải xây dựng hầm chứa nước mưa ???

Trong lúc ở VN thì không bị ép buộc làm ??? Những khu công nghiệp mọc lên, nhưng không có luật nào ép buộc làm hầm chứa nước như thế này:
tại sao ?????
 
Tuy chỉ có mấy nghìn m3 thì nhưng nếu làm bài bản thì điều tiết hiệu quả đấy.

Điều tiết (chứa tạm), lưu ý là điều tiết, 2000m3 thì điều tiết được cho cái bến xe Miền Đông, 5000m3 thì dư sức cho khu Vinhome Bake Park, ý nhầm Vinhome Water Park trong 60 phút mưa liên tù tì như hôm qua.



Tức là nó sẽ cắt cái đỉnh tập trung nước

45333416344_d928dd935f_o.png

Hiện các hổ điều tiết ngầm này đều có trạm bơm hỗ trợ nữa

 
Thank @ellendo

Nhưng trận mưa hôm qua thì chắc bó tay
Trận mưa trên 407 mm, kỷ lục 40 năm ở Sài Gòn
Lượng mưa đo được ở các trạm đều ở mức rất cao, chưa từng có trong lịch sử. Tại quận 1 là 301 mm, huyện Nhà Bè 345 mm, cao nhất ở quận Tân Bình là 407,6 mm.

Trước đó, vào ngày 23/9/2016, TP.HCM có một trận mưa rất to. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ vũ lượng đo tại trạm Mạc Đỉnh Chi (204,3 mm), Thanh Đa (172,2 mm), Cầu Bông (133,3 mm), Phước Long (115,4 mm). Đây là trận mưa lớn nhất trong 40 năm qua. Đối chiếu lượng mưa thì còn thấp hơp đợt mưa do ảnh hưởng bão số 9.
https://news.zing.vn/tran-mua-tren-407-mm-ky-luc-40-nam-o-sai-gon-post895255.html
 
Việt Nam mà không duy trì rừng, với cái đà này thì không tài nào chống được ngập

46058208771_0e2d2f8baf_o.jpg

46008204332_44c7662afc_o.jpg

Nói thêm là rừng nguyên sinh mất .... chứ rừng trồng ... rừng trồng như cây cao su, cây tràm, cây keo ... thì có khôi phục được cũng không ăn thua. Rừng nguyên sinh mất đi thì hàng trăm năm sau cũng không khôi phục lại như cũ được.
Tỉ lệ % rừng trên tổng diện tích VN:
1943: 43%
1976: 33,8%
1985: 30%
1995: 28%
2003: 36,1%
Theo một số thống kê gần đây thì tỉ lệ này đã lên trên 40%, tuy nhiên chất lượng cây của rừng trồng không thể nào bằng rừng tự nhiên.
45146344315_f9d1961472_o.jpg

Đừng đổ thừa chiến tranh với nhân mãn.
Năm 2003 với tỉ lệ rừng phủ 36% diện tích thì khoảng 10 triệu ha là rừng tự nhiên, 2 triệu ha rừng trồng (khoảng 85% vs 15%)
Đến 2015, thống kê tỉ lệ che phủ lên 44%, rừng tự nhiên chiếm 75%, rừng trồng tăng lên 25%.
Tuy nhiên trong số 75% rừng tự nhiên thì chỉ 1% được phân loại là rừng nguyên sinh, còn lại 74% là rừng tái sinh tự nhiên, nghĩa là chất lượng có nhiều khả năng... không bằng rừng trồng.
Vì vậy có thể yên tâm là rừng VN đã bị phá đến... hết phá được nữa rồi, trồng mới được chừng nào hay chừng đó.
 
Gửi mọi người bài viết của Giảng Viên Sáu Phạm Ngọc trường ĐHKT

Van một chiều cho cửa xả thoát nước mưa.
Sáng nay mình đi khảo sát vài vị trí van một chiều lắp đặt cho cửa xả thoát nước mưa để xem nó có hoạt động như mình nghĩ không.
Sự thật rất khác, các van này gọi là kiểu truyền thống, có nhiều nhược điểm, và không vận hành đúng như mong muốn khi tính toán thủy lực. Vì cửa van nặng nước trong cống đẩy không nổi, lại còn không kín nước, nên triều lên thì cũng như không có van.

Cho nên phải cẩn thận với van một chiều, đừng chỉ trông vào tính năng Flag Gate của mô hình thủy lực mà bảo rằng đô thị mình sẽ hết ngập. Hết ngập trên máy tính thôi, còn thực tế xa lắc.

Hình 1: Do cửa van nặng nước trong cống đẩy không nổi nên đành phải lấy dây neo nó lên hộ lan can luôn, coi như cửa xả bình thường. Cho nước trong cống chảy ra.
60814380_2241538332591103_4936295553555234816_n.jpg


Hình 2: Tương tự, hai cửa xả kế nhau, trước hai cửa cùng lắp, nhưng sau đó một cái thì còn neo, còn cái kia gỡ luôn cho tiện, hihi
Hiện nay có một loại van ngăn triều mới, các bạn xem video để có hiểu nguyên lý và áp dụng vào dự án, để cửa xả có gắn van một chiều thực hiện đúng chức năng của nó.
60593126_2241540542590882_9001744070749454336_n.jpg


Hình 3: Van này có tên gọi là Wastop, tấm chắn một chiều bằng cao su nên nhẹ nhàng cho nước đẩy từ trong cống ra. Van này mắc tiền ở chỗ ý tưởng sáng tạo.
link video trên youtube:
60321505_2241543725923897_5470244049547952128_n.jpg



Loại này đã được áp dụng ở The City of St. Augustine, Floirda, USA vào năm 2018, thành phố này họ cũng phải gỡ bỏ các cửa van truyền thống để thay mới loại Wastop, với 24 vị trí xả ra biển.
Xem hình 4.
60776020_2241565685921701_2764062697677914112_o.jpg


Nguồn: https://www.facebook.com/phampham.sau
 
  • Like
Reactions: TuyenDongTrieu
Van một chiều tự do chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần nào, đặc biệt là phải có người quan tâm, vì khi đóng van rất khó đảm bảo kín nước vì nhiều lý do, làm nước chảy theo đường cống thoát nước gây ngập, khi mực nước dâng cao và tràn lên đường thì van một chiều cũng không còn tác dụng.
Nên sử dụng van cưỡng bức thôi.
 
Phương án cái LU này bị ném đá hội đồng trên facebook khủng khiếp quá
“Ném đá tập thể” đề xuất dùng lu chống ngập: Một doanh nhân bức xúc lên tiếng

Đáng lý ra phải là mệnh lệnh hành, mỗi gia đình khi được cấp phép xây dựng phải xây dựng được bể chứa cắt được 20% lượng mưa bình quân.
các cao ốc, chung cư thì bắt buộc phải làm cái này

Chuyện bà PGS TS Hồng Xuân phát biểu về chuyện chống ngập bằng cái lu đang gây bão mấy ngày nay, mọi người xúm vào chế giễu, miệt thị, thậm chí xúc phạm bà vì “sáng kiến” này. Thật ra chuyện này hoàn toàn không hề mới, kinh nghiệm nhiều nước đã chống ngập bằng cách này, tức là xây hồ chứa nước mưa để điều tiết nước, không để nước mưa xuống cống cùng lúc gây ngập, đồng thời giữ nước xài. Bên cạnh việc nhà nước xây những hồ lớn, việc vận động người dân xây bể chứa nước tại gia để góp phần trữ nước mưa cũng hoàn toàn bình thường, không phải chỉ đơn giản là biện pháp hành chính bắt buộc.

Tây họ có từ Brainstorming, dân mình thích lắm, nhưng không thích nghe ý kiến lạ. Ý kiến có giá trị thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cứ dập tắt mọi ý kiến thì sẽ dập luôn cả ý kiến có giá trị từ trong trứng nước.
 
  • Like
Reactions: SubaruLover
"LU" - đơn giản đôi khi chỉ là thế, nhưng ở đời rất nhiều con ếch cần kêu to và đồng thanh kêu, nếu không kêu thì ai biết con ếch tồn tại.

slimline-rain-water-tank-plumbed-to-shed.jpg


Raintank-2300Lt-1.jpg


378003.jpg


TSL160.V002.Beige_-600x520.jpg


Diễn đàn congdongxaydung đã nêu từ lâu rồi, nhưng là một diễn đàn vô danh nên các con ếch không đua nhau vào đây ộp oạp.
 
  • Like
Reactions: GiangHoangBaoChau
Không quá khó cho những ngôi nhà trong ngõ nhỏ phố nhỏ

2000-Litre-Ultraslim-Colorbond-Slimline-Tank-with-internal-pump-for-toilet-flushing-1024x768.jpg

Wall_Tank_Pub_1_d90f514d-9ca6-4f13-8ca8-b0f72bbe0d10_1400x.jpg


Trước kia nước mưa còn có chỗ thấm xuống đất, giờ vỉa hè, đường sá được bê tông nhựa hóa hết nên áp lực thoát nước mưa lên hệ thống cống rất lớn + thêm phong trào người người xả rác nhà nhà xả rác nên cống càng bị tắc. Giờ muộn còn hơn không, khi có công trình nào xây mới chính quyền bắt buộc làm hệ thống này chắc là ok.
kCbk19E.jpg
 
TP.HCM đất chất người đông, cần giải pháp tổng thể mọi người ơi, mời mọi người đọc



(còn nữa)