"Chúng ta đã đánh mất một Sa Pa lặng lẽ, và đang lấy đi của Đà Lạt một nỗi buồn"

  • Người khởi tạo Người khởi tạo haisssd
  • Ngày gửi Ngày gửi

haisssd

Thành viên cơ bản
17/8/17
8
3
Tiêu đề là nhận định của một bài báo trên Zing

Còn đây là ý kiến của KTS Ngô Viết Nam Sơn

Đúng là mỗi thời đại cần tạo ra những dấu ấn riêng. Nhưng hãy trung thực, và học tiền nhân từ lịch sử và quá trình đem tâm huyết đi khai phá vùng đất mới – không gian đô thị mới cho Đà Lạt, chứ không nên phá hại di sản cũ để xây nên những công trình, mà chưa chắc đã có thể xem là dấu ấn thời đại.

...một đô thị có nhiều cách đạt được các mục tiêu kinh tế mà không nhất thiết phải đánh đổi với việc mất đi nhiều vốn quý và giá trị nền tảng như vậy. Thật sự ra thì những giá trị mang lại từ bản đồ án lần này, có thể gọi nôm na là đang kiến tạo “Sài Gòn trên cao nguyên”.

Cần phải tìm hiểu về những đô thị có cơ cấu giống Đà Lạt ở Tây Âu, như Pháp và Thụy Sỹ. Nếu học từ Paris, thì phải thấy được rằng quy hoạch của Paris hiện đại đã không cho phép xây nhà cao tầng trong khu nội thành để bảo vệ di sản, mà chỉ cho xây ở khu mới La Défense. Thực tế, hầu hết khách du lịch đến Paris đều ghé thăm nội thành, chứ rất ít đi thăm La Défense.


Về chuyên môn, việc hiện đại hóa Đà Lạt bằng cách cho phép cắm nhà cao tầng khắp nơi là một tư duy rất sai lầm về mặt chiến lược.

Trên thế giới, các đô thị luôn có sự phân định bảo tồn khu trung tâm lịch sử và phát triển khu trung tâm mới. Khu lịch sử, phố cũ có đặc điểm là nhà thấp tầng, đường nhỏ, thân thiện với người đi bộ, đi xe đạp, xe điện… Những khu đô thị mới có đặc điểm là nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại, đi theo đó là hệ thống giao thông đại lộ, metro và xe buýt nhanh.
a83c6899-a0d4-4b33-bf08-830e15f01a56.png
 
Thuở ban đầu của Dalat...Rừng trong phố và phố trong rừng.
Ko phải tự dưng mà có câu ấy hay thực tế sinh ra vậy...mà đó là ý tưởng đầu tiên từ gợi ý của viên toàn quyền đưa ra khi quy hoạch xây dựng Dalat.
Có lẽ không nên ăn mày quá khứ... đập sạch nó đi, nhất là các công trình kiến trúc thực dân.
 
Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng

Ngay từ khi hình thành, Đà Lạt đã được mệnh danh "thành phố trong rừng - rừng trong thành phố". Nhưng hoạt động xây dựng thiếu kiểm soát đã khiến phong cách đô thị đặc biệt của thành phố này biến dạng, lộn xộn.
Nguồn : https://dulich.tuoitre.vn/da-lat-nh...ai-thanh-pho-trong-rung-20190324010001009.htm

Đô thị hóa khắp cả nước, Đà Lạt sao ngược quy luật được. Đà Lạt không làm thế lấy đâu biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng cho khách ăn ở các dịp lễ lạt. Không lẽ cất cái chòi không tường cho khách ăn ở . Sapa ngoải cũng thế thôi.

Nhạc sĩ Lam Phương không còn khỏe mạnh, chứ còn chắc chắn quay lại Đà Lạt sẽ sáng tác bài thành phố vui và tiếp tục bán với giá 12 tỷ
 
Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng đã đăng đàn trên báo Lâm Đồng, nhiều lần dùng cụm từ: giải tỏa, giải tỏa trắng, và cho rằng “không nên sống hoài niệm quá mà cản trở sự phát triển của Đà Lạt”.
Chính quyền Đà Lạt hiện nay đang nóng ruột phát triển thành phố bằng mọi giá

Chính quyền Singapore cũng từng thất bại trong chính sách “đập và xây”ở những năm 60-70. Khi đó ông Lý Quang Diệu cho giải toả trắng những khu di sản kiến trúc thuộc địa Anh và kiến trúc dân gian Mã Lai/Trung Hoa... để xây lên những khu thương mại cao tầng vì ông quan niệm những kiến trúc này cũng do người nước ngoài xây lên chứ ko phải của người bản địa... hậu quả đến thập niên 80 quốc đảo Singapore sụt giảm nghiêm trọng lượng du khách ghé thăm, với một đất nước dựa vào nguồn thu từ du lịch thì đó là một thất bại, kéo theo sự suy giảm về thương mại và đầu tư.

May mắn chính quyền Singapore nhận ra sai lầm và ban hành nhiều điều luật nghiêm ngặt về bảo tồn, không di sản nào được đập bỏ để xây dựng công trình mới, may mắn giữ lại được khu Chinatown, đường Koon Seng, các khu dinh thự...khiến cho nguồn thu từ du lịch tăng mạnh trở lại.
 
Không biết nói sao nữa
KTS. Trần Quang Trung: “Tôi hy vọng làm được gì đó tốt cho Đà Lạt”

Một thành phố lấy nghỉ dưỡng làm trung tâm mà không có cảm xúc thì ai lên nữa

để rồi, mình cũng đã thất vọng khi háo hức khám phá Sapa - thề một lần không bao giờ trở lại

 
  • Like
Reactions: ATAD
Nguồn tin của Người Đô Thị ngày 11.4 cho biết, 77 kiến trúc sư đã cùng tham gia kiến nghị trong một văn bản gửi Bộ Xây dựng, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng… yêu cầu xem xét, làm rõ Quyết định phê duyệt đồ án 'Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị – tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt' của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng có tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật. Tiếp nối kiến nghị này, một Thư kiến nghị khác cũng vừa được phổ biến rộng rãi để lấy ý kiến dư luận gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.


Không biết có hy vọng gì không?
 
Đà Lạt trước đây thanh bình quá
DWdQZzZ.jpg

Hình chụp ko nói lên gì nhiều, em nghe mấy anh chị lớn lên ở đó trước thập niên 80 nói chuyện rất xót xa, nhiều người gốc Đà Lạt bỏ xứ ra đi
một xứ khí hậu mát mẻ, con người bình dị, cảnh đẹp, món ăn ngon, không có chuyện chặt chém du khách chắc trở thành dĩ vãng một Đà lạt bình yên, tĩnh mịch, lạnh, nhiều chỗ đẹp mà cũng tan tành
 
Ai bảo rạp Hoà Bình - Đà Lạt bây giờ là đẹp thì giơ tay lên ! Nhìn chả khác gì cái chợ chồm hổm

anh-2-JPG-2064-1552731985.jpg


Mình thì đồng ý cải tạo khu vực này

 
  • Like
Reactions: VinaLight
Sa Pa chưa bao giờ khổ thế, đại gia trắng đêm lo tắm rửa cho khách


nua-trieu-khoi-nuoc-chu-khach-san-nuom-nuop-di-mua-luc-nua-dem.jpg


Đại diện Chi nhánh cấp nước Thị trấn Sa Pa cho biết: 'Thị Trấn có 5 nguồn cung cấp nước là Thác Bạc, Cầu Pha, Cây Năm, Suối Hồ 1 và 2. Nguồn nước tốt nhất hiện nay là Suối hồ 2.

Nguyên nhân thiếu nước là do các hộ dân tộc canh tác nông nghiệp vào mùa làm lúa, họ cần nước tưới tiêu vì thế các hộ ở đây chặn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, gây thiếu nước cung cấp cho Thị trấn Sa Pa'.
 
Sự thật là giờ xem hình này mình không biết lý do gì để đi Sapa ? Đến để ngắm cái đống xám xịt toàn sắt thép và bê tông, chui vào phòng khách sạn ngủ rùi về

60419611_2799000970142091_7391943620439310336_n.jpg