Chuyện gì đang xảy ra với giá sắt thép ? Liệu có trượt theo vết xe đổ 2008 ? Các nhà thầu thì đang méo mặt vì giá thép !

Dự báo được giá phôi trên thị trường thì dự báo được giá thép.
Chứ mấy cái nhà máy thép ở Việt Nam thì nhằm nhò gì

Nhu cầu sử dụng thép thông thường bên Trung Quốc đăng tăng cao, đến rất cao, diễn biến giá thép chỉ tăng và khó lường, một diễn biến bất ngờ về giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép, một năm trước, trong khi khó khăn, không ai tin giá thép lại bật tăng kinh như vậy. Các công ty thi công nhà dự án đang đái ra quần vì giá thép.

Nguyên nhân giá thép toàn cầu lại tăng là do Trung Quốc không nhập khẩu được nguyên liệu từ Úc, hiện nay Úc bị hạn chế xuất khẩu than luyện cốc vào Trung Quốc, cái này mới là khó, chứ nguồn cung quặng thì dễ có đầu vào hơn, vì nhập khẩu quặng không phải là mấu chốt của sản lượng thép bên trong Trung Quốc đâu vì Trung Quốc có thể không khai mỏ quặng nhưng vẫn có thể tăng nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhưng than luyện cốc cho lò luyện thép thì hiện nay Úc chi phối cả châu Á, không rõ diễn biến này sẽ là bao lâu ?

Doanh nghiệp thép tăng giá 3 lần trong tuần đầu tháng 4, nhà thầu xây dựng méo mặt khi đại lý phân phối báo giá 2 ngày/lần, liệu giá thép có đang trượt theo “vết xe đổ” năm 2008 ?



Chắc diễn đàn nhiều bạn trẻ nên không nắm rõ giá thép 2008, những tháng đầu năm 2008, giá phôi thép thế giới tăng liên tục, có lúc lên cả ngàn USD/tấn, kéo theo giá thép trong nước tăng cả chục triệu đồng/tấn, lên 22 - 23 triệu đồng/tấn. Khi giá thép trong nước bắt đầu tăng, nhiều người kinh doanh thép đổ xô thu gom hàng trữ với số lượng tăng gấp 5-10 lần bình thường; lúc giá đã lên đến “đỉnh”, họ vẫn không chịu bán do kỳ vọng giá còn tăng tiếp. Đến tháng 8-2010, giá phôi thép thế giới giảm còn 330 USD/tấn kéo giá thép trong nước cũng giảm mạnh. Lúc này, những doanh nghiệp thương mại, đại lý thép đều đã “ôm” lượng hàng khá lớn, có doanh nghiệp trữ vài chục đến cả trăm ngàn tấn, lỗ ít nhất vài chục tỉ đồng (phần lớn đều là vốn vay ngân hàng). Hậu quả là nhiều doanh nghiệp thương mại thép phải “tán gia bại sản”.

Năm 2021, cứ tưởng tăng nhẹ so với 2020, ai ngờ tăng khủng khiếp còn khan hiếm, tăng giá từng ngày, đúng thời kỳ cao điểm xây dựng khiến nhiều nhà thầu ngậm ngùi bù lỗ.

Chuyện gì xảy ra vậy mọi người ơi ?
 

JerryBuilding

Thành viên cơ bản
9/4/21
2
1
Hoà Phát không mua phôi trong nước, Hoà Phát nó tự luyện phôi cả từ thép phế lẫn quặng, sao lại tăng giá được nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat
Đáng ra Hòa Phát phải nuôi dưỡng nguồn thu, mười năm trước đây Hòa Phát toàn mua thép Tàu về tẩy mác đi rồi dập tên Hòa Phát vào, giờ phải nâng dỡ thị trường chứ
Vãi nuôi dưỡng nguồn thu, vào ngày 19/11/2020 báo chí đã đưa tin, tính đến thời điểm này, khối lượng đơn hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát đã lên tới trên 180.000 tấn cho tháng 1/2021, trong khi thời điểm đó, Hòa Phát chỉ có thể cung cấp 90.000 tấn, do phải dành một phần cho sử dụng nội bộ. Điều này có nghĩa nhu cầu thị trường đã vượt 200% so với năng lực sản xuất của Hòa Phát.



Cũng vãi luôn thép Tàu tẩy mác, sản xuất thép có hai kiểu chính, mua phôi về cán hoặc sản xuất từ quặng. Trước khi đầu tư nhà máy sản xuất phôi thì việc đầu tư nhà máy cán và mua phôi về cán là quy trình sản xuất chuẩn, lấy ngắn nuôi dài. Cách đây độ trên 10 năm, Hòa Phát bắt đầu đầu tư nhà máy sản xuất phôi từ quặng.
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

vatlieuxaydungsg

Thành viên cơ bản
Vãi nuôi dưỡng nguồn thu, vào ngày 19/11/2020 báo chí đã đưa tin, tính đến thời điểm này, khối lượng đơn hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát đã lên tới trên 180.000 tấn cho tháng 1/2021, trong khi thời điểm đó, Hòa Phát chỉ có thể cung cấp 90.000 tấn, do phải dành một phần cho sử dụng nội bộ. Điều này có nghĩa nhu cầu thị trường đã vượt 200% so với năng lực sản xuất của Hòa Phát.



Cũng vãi luôn thép Tàu tẩy mác, sản xuất thép có hai kiểu chính, mua phôi về cán hoặc sản xuất từ quặng. Trước khi đầu tư nhà máy sản xuất phôi thì việc đầu tư nhà máy cán và mua phôi về cán là quy trình sản xuất chuẩn, lấy ngắn nuôi dài. Cách đây độ trên 10 năm, Hòa Phát bắt đầu đầu tư nhà máy sản xuất phôi từ quặng.

Thay lời muốn nói,

Đè bẹp cả Úc nhợn



Có lợi thì xuất ngược phôi thép sang Trung Quốc

 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

FitsViet

Thành viên cơ bản
9/4/21
2
1
Đáng ra Hòa Phát phải nuôi dưỡng nguồn thu, mười năm trước đây Hòa Phát toàn mua thép Tàu về tẩy mác đi rồi dập tên Hòa Phát vào, giờ phải nâng dỡ thị trường chứ

Ngành thép, cũng như ngành kinh doanh Kim Loại Màu như đồng, nhôm, các chế phẩm..., không đơn giản, giá cả không đến mức như giá vàng, nhưng cũng gần được như thế, có những giai đoạn thép Việt Nam ngắc ngoải sao các nhà thầu không chung tay cứu trợ như cứu trợ thanh long dưa hấu ?


Thay lời muốn nói,

Đè bẹp cả Úc nhợn



Có lợi thì xuất ngược phôi thép sang Trung Quốc


Ngành thép, bao gồm thép và tôn mạ, được chia thành 3 mô hình: luyện thép tạo phôi, sản xuất thép thành phẩm, và phân phối thép. Phôi thép là nguyên liệu đầu vào của ngành thép, và TQ có thể coi là nhà xuất khẩu phôi lớn với giá thành cạnh tranh nhất. Cả khu liên hợp Dung Quất từng ấy tiền mà sau này đi xuất phôi cho TQ là cũng căng đấy ạ, biện pháp tạm thời thôi.

Mà thực sự thí giá thép cũng đang muốn tiệm cận giá chung thế giới,






Theo số liệu thống kê từ Bộ công thương, xuất khẩu sắt và thép Việt Nam đạt 1.826 tỷ USD trong quý đầu năm nay, tăng mạnh 65.2% (tương đương 720 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sắt và thép thô, cũng như thép cuộn tăng 14.4% và 54% trong khi thép hình giảm 1.6%.

Dựa vào sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp dụng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dường và Hiệp thương mại tự do Việt Nam- Châu Âu đã giúp ngành công nghiệp sắt thép Việt Nam thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường mới trong thời gian tới.

Tận dụng lợi thế các cơ hội đầy hứa hẹn, nhà sản xuất thép hàng đầu như Hòa Phát (HPG) và Hoa Sen (HSG) đã bắt đầu xuất khẩu khối lượng lớn tới các thị trường tiềm năng như Châu Âu và Mỹ trong 3 tháng qua .... Xuất khẩu sắt thép Việt Nam vượt trần
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat
Trước khi phàn nàn giá thép vui lòng lướt qua giá quặng xem nào


Để hiểu rằng tất cả các loại thép giá đều tăng ào ào, thép tấm bây giờ mua không có, giá đang tầm 22-23k cả VAT, dự kiến vài ngày tới tăng mạnh nữa, so với tháng 6/2020 là tăng xấp xỉ 100% rồi. Giá xà gồ mạ kẽm và tôn tăng hàng tuần từ mấy tháng nay, giá xà gồ sắp chạm ngưỡng 27-28k rồi. Nói chung là tất cả các loại sắt thép xây dựng tăng điên cuồng và tháng 4-5 này vẫn chưa dừng lại.

Giá nguyên liệu tăng lần này khác với 2008, có những yếu tố này ảnh hưởng đến:
1. Nguồn cung giảm, do một phần nhà máy thép Trung Quốc chưa hoạt động trở lại, một số nhà máy thép Trung Quốc bị đóng cửa vì Trung Quốc có thói quen là cứ khủng hoảng là sẽ diệt một số nhà máy không đủ tiêu chuẩn, vì vấn đề môi trường.

2. Giá quặng tăng cuối năm rồi, dù hiện tại không tăng đáng kể nữa

3. Nhu cầu thép nội địa Trung Quốc tăng cao, nội địa bán tốt


4. Chính sách rebate từ 13% đang có nguy cơ về 0%, 10/4 này sẽ chốt, nếu chốt đúng 0% thì giá thép sẽ nhảy mạnh một cú


5. Cầu cao hơn cung nên đầu cơ, đầy giá. Trung Quốc luôn là trùm vụ này

6. Ấn Độ cũng hụt sản xuất do bị Covid nên có những nhà máy chưa hoạt động, nguồn cung càng thiếu

7. Các nhà máy Âu Mỹ vốn đã ít, lại bị ảnh hưởng Covid nên sản xuất kém đi. Trong đó không hiểu sao nhu cầu thép lại tăng cao nên hút hàng rất mạnh. Mà giá bán cho Âu Mỹ nhà giàu rất cao nên lượng thép, thép mạ và tôn màu đang xuất đi rất mạnh.

8. Cũng vì lý do trên mà giá thép mạ kẽm và mạ màu do các công ty Việt Nam như Phương Nam, Hoa Sen, Đông Á, Nam Kim đều tăng chóng mặt, tăng hàng tuần và giá tăng dựng đứng. Ngoài yếu tố nguyên liệu nhập về giá cao, khan hiếm ra còn có yếu tố dồn sản phẩm xuất hết sang Âu Mỹ thu lợi nhuận từ giá cao, dẫn đến thiếu hụt cung cho thị trường nội địa. Tạm gọi là bỏ mặc. Do vậy giá càng điên cuồng hơn nữa.


9. Thông tin hiện nay ngày càng hỗn loạn, giá thép tháng 4 này chắc chỉ tăng và tăng. Tháng 5 thì khả năng tăng vẫn cao và giữ giá trên đỉnh cao là khả thi. Dự đoán thép quý 3 mới có thể hạ nhiệt. Tuy nhiên nếu dịch bệnh không được kiểm soát và chênh lệch cung cầu cao thì giá thép quý 3 vẫn khả năng giữ cao, khó có chuyện nhảy hố như năm 2008.


Lượm lặt từ chia sẻ của một đại gia sản xuất vì kèo thép
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

HaThanhTransCons

Thành viên cơ bản
Liệu có nghĩa lý gì không anh @YenPhatCons ?

embed.png





Steel-Prices-2016-through-March-2021.jpg


Liệu có tăng phi mã gấp 3 giai đoạn 2016 đến 2017
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

EpCocHoangMinh

Thành viên cơ bản
10/4/21
4
1
Chắc chắn là sau đại dịch giá thép sẽ đạt đỉnh do các quốc gia phải ném tiền vào đầu tư công để kích thích nền kinh tế (chắc trừ Đông Lào quá)
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Nhiệm vụ công nghiệp nặng nhọc nhằn này giờ Trung Quốc muốn chuyển giao cho các quốc gia kém phát triển hơn, khi nhu cầu tăng đột biến sau đại dịch thì bắt buộc phải tăng giá do nguồn cung tăng đột biến, nước chảy chỗ trũng, trách móc các nhà sản xuất Việt tội nghiệp họ lắm.

Thôi thì nghiên cứu chuyển sang vật liệu khác đi

1618187799816.png

1618187862157.png

1618187894348.png

1618187918687.png

1618187944985.png
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat

ChienIetGroup

Thành viên cơ bản
27/4/21
2
2
Vãi muôn thưở về thông báo giá của sở xây dựng

Phản ánh về tình hình giá thép tăng phi mã, VACC cho biết, nếu như giá thép Việt Mỹ phi 6 ở thời điểm tháng 4/2020 có giá 13.145 đồng/kg thì hiện nay giá bán loại thép này ở TP. Đà Nẵng lên tới 18.370 kg, tăng 40%. Trong khi đó, giá thép công bố của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo cho các nhà thầu áp dụng trong thanh quyết toán chỉ là 13.805 đồng/kg.

Các dự án đầu tư công thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của Sở Xây dựng, mà các thông báo này thì không theo kịp biến động của thị trường nên các nhà thầu cũng phải tự xử lý.

 
giá thép tăng còn hơn giá vàng, sợ luôn
Rồi sao nữa ? Vào thả còm giới thiệu web mà không có bất kỳ nhận định hay họ nào thì ma nó vào web của bạn vì loại web chỉ biết liệt kê thông tin như của bạn nhan nhản trị giá 200k VNĐ.

Liệu giá thép 2021 đã đạt đỉnh và đảo chiều giữa năm nay hay không ? hay là tiếp tục tăng hết quý 3 hay thậm chí leo sang năm 2022 ?
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat
Báo chí thì ra rả "Trung Quốc ồ ạt mua thép, láng giềng hưởng lợi trong đó có Việt Nam - Các công ty thép của Việt Nam trước đây vốn chịu ảnh hưởng bất lợi từ nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng xu hướng này đã đảo ngược"


Nhà thầu thì khóc tiếng Mán, giờ cứ nằm ngủ sáng dậy mất tiền tỷ vì giá sắt thép, đau tim vì giá sắt thép, nhất là mấy công trình chỉ định thầu giá trọn gói, mấy công trình điều chỉnh giá thì còn hy vọng.

Hôm nay đọc tin "Theo S&P Global Platts, Bộ Tài chính Trung Quốc vừa thông báo sẽ hạ thuế nhập khẩu còn 0% kể từ ngày 1/5 tới đây đối với các sản phẩm gang, thép thô (phôi thép) và thép phế liệu. Bộ này cũng sẽ chấm dứt chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với 146 loại sản phẩm thép kể từ ngày 1/5. "


Các công ty như Hòa Phát giàu to, nhưng giá thép lại tăng giá liên tục rồi, chắc lại ngày một báo giá mới, vkl thật.
 
Báo chí thì ra rả "Trung Quốc ồ ạt mua thép, láng giềng hưởng lợi trong đó có Việt Nam - Các công ty thép của Việt Nam trước đây vốn chịu ảnh hưởng bất lợi từ nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng xu hướng này đã đảo ngược"


Nhà thầu thì khóc tiếng Mán, giờ cứ nằm ngủ sáng dậy mất tiền tỷ vì giá sắt thép, đau tim vì giá sắt thép, nhất là mấy công trình chỉ định thầu giá trọn gói, mấy công trình điều chỉnh giá thì còn hy vọng.

Hôm nay đọc tin "Theo S&P Global Platts, Bộ Tài chính Trung Quốc vừa thông báo sẽ hạ thuế nhập khẩu còn 0% kể từ ngày 1/5 tới đây đối với các sản phẩm gang, thép thô (phôi thép) và thép phế liệu. Bộ này cũng sẽ chấm dứt chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với 146 loại sản phẩm thép kể từ ngày 1/5. "


Các công ty như Hòa Phát giàu to, nhưng giá thép lại tăng giá liên tục rồi, chắc lại ngày một báo giá mới, vkl thật.
Vậy thì thép thế giới nó tràn vào Trung Quốc , rồi thép lại tiếp tục khan hiếm, rồi thép trong nước lại tăng tiếp
Mấy thầu nào tham gia đấu thầu công trình có nhiều bê tông cốt thép đợt này mà ham hố trúng thầu (do gần giá gói thầu đã phê duyệt không thay đổi được) thì ăn đủ, thôi ngừng tham dự thầu thôi.
 
  • Like
Reactions: ChuyenNhaPhatDat
Nhớ năm 2006 mấy anh doanh nghiệp vay bank mua sắt thép ông nào mặt mày cũng tươi roi rói, bank xuống doanh nghiệp được tiếp đãi như vua con bia bọt gái gú tiền phong bì tiếp đãi ngập mày ngập mặt, tiền tỷ coi như rác. Ngày vui ngắn chẳng tày gang, năm 2008 giá sắt thép rơi tự do, bank lại suốt ngày đi săn lùng chủ doanh nghiệp đòi nợ. Chủ doanh nghiệp trốn mất mặt, tắt điện thoại, không tiếp khách. Thời điểm này cho vay thế chấp hàng hoá các bank còn lỏng lẻo ,tự làm tự quản nên xảy ra một lô hàng thế chấp nhiều nơi gây thiệt hại . Ông GĐ bank nào ký vay sắt thép nhiều thì lên huyết áp căng thẳng lo âu như ngồi lưng cọp .

Giờ thì khác, Trung Quốc muốn nhập thép từ nước khác, nhường sản xuất phôi thép cho mấy nước nghèo, doanh nghiệp thép Trung Quốc sẽ vất vả hơn khi giá thép nội địa Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm, mục tiêu của Trung Quốc là để bảo vệ môi trường và triệt tiêu công nghệ sản xuất cũ kém cạnh tranh. Động thái của Trung Quốc làm giá thép thế giới sẽ còn tăng cao hơn do nguồn cung của Trung Quốc bị thắt chặt và giá tăng. Đương nhiên, các nhà sản xuất khác ngoài Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhờ mở rộng thị phần do Trung Quốc để lại và giá tăng.
 

TruongXuanVanPhuc

Thành viên cơ bản
Khổ cái là giá sắt thép không nằm trong rổ tính CPI, nên nhà nước sẽ không quan tâm.

Tình hình này thì các nhà thầu ký hợp đồng từ năm 2020 trở về trước sẽ méo mặt, với tình hình chung gía sắt thép như vậy thì giá xây thô sẽ tăng phi mã nữa, giá xe, giá nguyên liệu đầu vào kỳ này bùng.... Ông thầu đại ca của mình trúng gói thầu nhà xưởng 500 tỷ, hôm qua nói nhẩm sơ tèo 30 tỷ tiền thép, tình hình này càng làm càng lỗ, không muốn làm nữa, cứ tưởng tượng từ lúc có thiết kế đến lúc thực tế thi công giá thép nó leo phi mã cỡ nào, tạm ngưng gửi tiền vào đất thôi.
 
Chiến tranh thương mại thôi, Trung Quốc không nhập quặng từ Úc, nên thiếu hàng thôi, buộc nhập thép để bù sản lượng bị thiếu hụt do nhu cầu của Trung Quốc ngắn hạn đang lên mạnh do các gói đầu tư cơ sở hạ tầng.

Còn chuyện Trung Quốc cắt giảm 30% sản lượng CO2 với trọng tâm là ngành thép phải cắt giảm lớn lò than, chỉ cho phép lò điện, các lò cũ bắt buộc phải chuyển đổi , nâng cấp, lò nào không đạt tiêu chuẩn khí thải phải đóng cửa ... thì đâu phải mới mẻ gì.

Hoà Phát hiện là nhà cung cấp thép rẻ nhất thị trường, họ vẫn xuất khẩu sang cả Trung Quốc từ năm ngoái khi giá thép còn thấp, ngay cả thép của FMS cũng đang lỗ. như vậy HPG bất chiến tự nhiên thành. chỉ riêng mảng thép xây dựng nội địa Việt, Hoà Phát đã chiếm được trên 30% thị phần, một quá trình tằm ăn lá dâu, nuốt chửng thị phần của nhóm tổng thép TVN và các doanh nghiệp FDI, một ngày nào đó sẽ có sức mạnh độc quyền

Giai đoạn hiện tại thì thì ngay Hòa Phát cũng đuối vì sản xuất không kịp, chỉ có điều giờ Hòa Phát làm thép sẽ lãi đậm, bất động sản không còn ý nghĩa giai đoạn này. Đương nhiên khi biết sản xuất không kịp (luyện quặng thành phôi), rồi thép phế liệu sẽ chảy sang Trung Quốc ... các đầu nậu cũng sẽ nâng giá thép cho đến khi tiệm cận giá thép thế giới - ví dụ giá thép của Hàn Quốc. Các tay to trên thị trường thép hiện giờ vẫn là Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, Posco của Hàn Quốc năm nay lãi đậm, là tay chơi lớn nhất nhì thế giới cùng với Baosteel của Trung Quốc.

Đang lý ra nhà nước phải giảm thuế nhập khẩu thép, chỉ cần giảm thuế nhập khẩu là ổn. Người tiêu dùng Việt đang bị nhà nước và các Công ty thép nội bóp cổ vì ngoài vấn đề nguyên liệu thế giới tăng thì còn vấn đề nhà nước đang áp thuế chống phá giá sản phẩm phôi và thép nhập khẩu để bảo hộ thép nội theo quyết định 920/BCT. Căng củ cọt cái là giờ chính phủ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu (kéo dài đến tháng 3-2023), giúp doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vượt qua khó khăn, nhưng người dân và ngành xây dựng lại khốn nạn, khốn nạn này không nằm trong CPI mới đau bòi

Nếu nhà nước tạm dừng quyết định 920/BCT này thì thép sẽ giảm nhiệt và ngành xây dựng trong nước đỡ bớt, tiếc là đội ô lớn thép quyền lực lớn nên vận động xây được cái hàng rào bảo hộ khủng 1230/QĐ-BCT năm 2019 rồi 920/QĐ-BCT năm 2020, giết dân cho một nhóm nhỏ công ty sản xuất thép bóp cổ nội địa, ông nào cũng báo lãi gấp 5-7 lần giữa mùa Covid, nhóm lợi ích thép đứng số 2 sau nhóm lợi ích banks, năm qua SBV giảm lãi suất điều hành cực mạnh để hỗ trợ DN mùa Covid hóa ra lại là móc túi người gửi tiền (giảm mạnh lãi suất tiền gửi) và bóp cổ người vay (lãi cho vay gần như không giảm mấy), banks toàn báo lãi hàng chục K tỉ gấp 2-3 lần các năm trước.

Quyết định 920/BCT của bộ CT là để bảo vệ nhà sản xuất thép nội chống lại hàng sản xuất nước ngoài khi khó khăn, giờ lẽ ra chính phủ phải tạm dừng thi hành khi giá thép sốt để bảo vệ ngành xây dựng nội địa , đằng này è ra áp dụng để vỗ béo các công ty sản xuất thép như Hòa Phát Hoa Sen bóp cổ móc túi ... mà bản chất rồi cũng móc túi ngân sách nhà nước vì đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn.

Yêu cầu BCT khẩn cấp dừng QĐ 920, hãy hành động như chính phủ Trung Quốc vừa hủy hoàn thuế VAT thép xuất khẩi và giảm về 0% thép nhập khẩu để cứu người tiêu dùng thép trong nước. Dừng ngay QĐ 920 để hạ nhiệt giá thép, ngăn chặn sự thao túng thị trường của Hòa Phat Hoa Sen Formosa.

Dân xây dựng đang sặc tiết, các công trình từ tư nhân đến hạ tầng nhà nước sẽ đình trệ nếu tiếp tục áp QĐ 920 vỗ béo công ty thép. Cho các nhà sản xuất siêu ô nhiễm đốt than nấu thép ở đất Việt Nam, dân chấp nhận ung thư ô nhiễm từ than thép là mong được sử dụng thép giá hợp lý từ NSX thép nội, ai dè còn bị móc túi bóp cổ vì bảo hộ thuế quan QĐ 920. Dân chết cả đôi đường vừa hưởng ô nhiễm vừa mua thép đắt hơn bình thường.
 
  • Haha
Reactions: PhucOSO

PhucOSO

Thành viên cơ bản
30/4/21
1
0
35
Giảm thuế nhập khẩu có ý nghĩa gì khi giai đoạn này giá thép đang tăng trên toàn thế giới, giá thép nóng ở tất cả khu vực. Giá thép HRC trên thị trường Thượng Hải phi mã từ 500 USD lên 800, giá HRC bên Mỹ hiện là 1400 USD.

Lý do ư, lý do là tất cả các nước cùng bơm tiền vào hạ tầng (trừ Đông Lào đang chờ Quốc Hội khóa mới), trong khi nguồn quặng sắt từ Brazil bị gián đoạn, chiến tranh thương mại Trung Quốc với Úc, Trung Quốc kiểm soát khí thải, các nhà máy thép ở vùng dịch chưa hoạt động được ở trạng thái bình thường..., tất cả cùng lúc tự nhiên đẩy thép khan hiếm.

Cho nên lúc này riêng mảng xuất khẩu doanh nghiệp thép làm còn không xuể, lấy đâu ra thừa thép mà sợ tự vệ hay không tự vệ, toàn bộ nhu cầu HRC hằng năm trong nước là 12 triệu tấn, thì nguồn cung trong nước mới chỉ có 8 triệu tấn. cung không đủ cầu, nên cứ yên tâm là còn sốt , nhất là Quốc Hội Đông Lào khóa mới 99% dự sẽ phải bơm tiền vào đầu tư hạ tầng thôi.

Thị trường thép Việt Nam lúc này thì nhóm các doanh nghiệp thép thương mại và tổng thép Việt là những kẻ bị bỏ lại phía sau, lý do là nhóm doanh nghiệp này hoặc là chỉ nhập thép về cán ra bán, hoặc là hoạt động luyện thép từ thép phế bằng lò điện, chi phí rất cao, biên lãi rất mỏng với diễn biến thị trường hiện nay.

Túm váy là Việt Nam thiếu thép chứ không phải thừa thép, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn, cho dù Dung Quất GĐ2 cũng không đủ, chỉ chờ Formosa mở rộng may ra đáp ứng nhu cầu trong nước. Những năm trước do Trung Quốc thừa cung, đẩy lượng hàng này ra bên ngoài với giá thấp nên giá thép các nước mới chịu áp lực. Nên nhớ đây là hệ quả của khủng hoảng thừa do các địa phương Trung Quốc mở rộng đầu tư vô tội vạ, chủ yếu là các lò lạc hậu, nên Trung Quốc mới chơi trò hoàn thuế xuất khẩu.

Hiện các cửa hàng thép không buồn báo giá khi khách đề nghị gửi thông tin báo giá, lý do khách hàng vừa nhận báo giá xong chưa kịp xem thì giá bên ngoài đã nhảy múa, rất đơn giản là năm trước ví dụ thép tấm chỉ tầm 16-17k VNĐ/kg, hôm qua giá 28k,
 
  • Wow
Reactions: HaNoiDeCons
Nhà nước phải biết cân đối hài hòa lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất bằng chính sách, trước 2019-2020 Chính phủ đã bảo hộ bằng hàng rào thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu, giờ giá thép sốt thì Chính phủ phải bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đình chỉ quyết định 920/BCT .
 
  • Like
Reactions: SunnyPham

NenMongHoangMinh

Thành viên cơ bản
Bão giá nguyên vật liệu: "5 năm nữa sợ không còn công ty xây dựng Việt Nam"

Hiện nay nhà thầu xây dựng không biết phải làm thế nào, làm cũng chết, không làm cũng không xong, thoái lui bỏ công trình thì ra toà bị phạt...
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam.

Giá thép tăng phi mã suốt từ cuối năm 2020 đến nay, dự kiến đà tăng còn kéo dài đến cuối quý 3/2021 bất chấp trước đó Văn phòng Chính phủ đã có văn bản nhắc các bộ ngành xử lý vấn đề này.

Mới đây nhất, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) tiếp tục có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các Bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân giá thép tăng đột biến, bằng không các nhà thầu sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

 

LeDacThai

Thành viên cơ bản
2/5/21
2
1
Giờ nguyên vật liệu sản xuất hầu như đã tăng hầu như mọi ngành nghề và lĩnh vực, mà giá trị hàng hoá tạo ra lại không thể tăng được do thị trường còn chưa thông. Dấu hiệu lạm phát xuất hiện rõ ràng rồi, dư nợ tín dụng đang cao và các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất rút bớt dòng vốn. Các doanh nghiệp đang vay sắp tới sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn đây!!!! Năm nay chưa chắc đã ngon đâu. Kinh doanh được nhưng khả năng thua lỗ rất cao.
 

Vistruc

Thành viên cơ bản
3/5/21
1
0
vistruc.vn
Giá thép thép cuộn cán nóng HRC đạt đỉnh trong năm 2021 (có thể là quý 3 hay quý 4) đã được dự báo

DwEegwZ.png



Cơ chế thị trường, làm sao nhà nước can thiệp được
 
Vãi thật, nhờ Tuyền Canada phản ánh


Trong buổi livestream phá vỡ mọi kỷ lục người xem tối 25.5, CEO Nguyễn Phương Hằng đã “quy sắt thép” số tiền 14 tỉ mà Hoài Linh đang giữ trong tài khoản.

“Tháng 11.2020, giá sắt chỉ có 15,5 ngàn đồng/kg, 14 tỉ tương đương mua được 903 tấn. Bây giờ 25.5.2021, 14 tỉ quy ra sắt thì lên hơn 24 tỉ. Số tiền chênh lệch cỡ 10,658 tỉ đồng”- Tính toán của bà Phương Hằng.

Tại sao bà Hằng không tính bằng lãi suất, không quy vàng, quy USD mà lại quy sắt thép?

Có lẽ đó chỉ là một cách tính, nói đúng hơn là một cách nói.

Nhưng việc quy sắt thép của nữ CEO Đại Nam đang phản ánh một thực tế “vỡ trận” và “không lối thoát” của các doanh nghiệp (DN) xây dựng khi giá sắt thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung đang tăng phi mã.

Chỉ vừa xong, mới nhất: Hàng chục doanh nghiệp ở Tiền Giang đồng loạt ký đơn kêu cứu.

Làm làm sao được nữa, sao mà không “vỡ trận” hay phá sản được khi mà từ cuối năm ngoái đến nay, giá vật liệu xây dựng, bao gồm tất tật từ sắt thép, tôn, cát, đá, gỗ, cửa nhựa, sơn, xăng dầu… đã tăng mạnh, với mức trung bình 25%. Riêng giá thép tăng tới 50-60%; cát xây dựng (cát xây và san lấp) tăng 100%.

50-60% hay 100%, các bạn có thể tưởng tượng được sức ép từ những con số này tới các doanh nghiệp không? Khi mà các gói thầu các hợp đồng, nhất là sử dụng vốn nhà nước đã “chốt”, thấp rất xa so với giá thị trường đang biến động từng ngày.

Lấy giá thép Hoà Phát làm ví dụ. Tháng 12.2020, thép Hoà Phát có giá 11.600 đồng/kg. Đến 12.5.2021, giá thép tại nhà máy (chưa VAT) đã là 17.250 đồng/kg, tăng tới 48,7%.

Trong khoảng thời gian chỉ vài tháng ấy, giá đã 28 lần tăng với biên độ 300-500 ngàn/tấn.

Giá cả phi mã, tăng chóng mặt, biến động từng ngày như thế thì doanh nghiệp nào chịu nổi.

Còn tình huống “không lối thoát”, là vì dù các Hiệp hội đồng loạt đề nghị kiểm tra, doanh nghiệp khắp nơi kêu cứu nhưng ngay cả việc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép vẫn còn đang được Bộ Tài chính tính toán.

Để các doanh nghiệp có thể sống, có lẽ, ngay lúc này cần một sự điều chỉnh trong tính toán giá vật tư, vật liệu xây dựng cho phù hợp với thực tế. Chứ doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng không thể không bị ảnh hưởng.
 
Nhiều người cho rằng đây là một diễn biến bất ngờ về giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam, không ngờ tiêu thụ thép lớn như vậy, nhiều đại lý thép nói rằng doanh thu tháng 12/2020 bằng cả năm 2019.

Tuy nhiên tình hình hiện nay có vẻ khả quan khi TQ siết chặt tín dụng


Hiện tại giá đại lý ngược lại báo rẻ hơn giá nhà máy 2-3% vì hàng trong nước bán chậm, nhưng giá neo cao là do xuất khẩu mạnh
 
  • Like
Reactions: DracoCoffaFilm

ThepCongNghiep

Thành viên cơ bản
25/2/17
2
2
11
thepcongnghiep.com.vn
Cơ chế thị trường, hàng thép đang xuất khẩu đi khắp nơi, giá xuất khẩu chi phối giá thép trong nước, kể cả có nhập khẩu thép khác vào, làm gì có ai tốt đến mức bán theo giá thành lúc này.

Chủ tịch hiệp hội Thép đã lên tiếng

Tôi khẳng định năng lực sản xuất thép trong nước không thiếu. Thép xây dựng sản xuất mỗi năm khoảng 17-18 triệu tấn, nhưng nhu cầu chỉ 10,5 triệu tấn, năng lực sản xuất của ngành thép hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu. Thép là mặt hàng liên thông quốc tế, nhu cầu thị trường quốc tế đang tăng nên doanh nghiệp tận dụng đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Điều này khiến lượng cung cho thị trường trong nước có thể giảm xuống. Để bình ổn thị trường thì Nhà nước cần có sự can thiệp bằng các công cụ quản lý vĩ mô theo thẩm quyền

Đơn giản thôi mà, lúc thép tấm, cuộn về giá 7-8 triệu 1 tấn như 2013,Hoa Sen ngày lỗ 3 tỉ, SMC ngày lỗ 1 tỉ, Nam Kim tí đi bụi thì không thấy nhà thầu nào lên tiếng.

Giai đoạn này khác giai đoạn 2008 là gần như không có chuyện làm giá, giá đại lý báo sẽ rẻ hơn giá nhà máy , vì thép tròn xây dựng khó tích trữ nhiều, nhu cầu thép năm nay giảm chứ không tăng, nên các nhà thầu đừng lên án các đại lý, cứ thử xem ôm đống to thì 2000 tấn thì chỉ có 38 tỉ, quá muỗi để kiếm lời so với chi phí lưu kho, vận chuyển, lãi vay ngân hàng ....

Mặt khác hàng thanh tròn xây dựng, lưu kho lâu (trừ cuộn) xuống màu, thì chỉ có bán cho đồng nát, thép thanh tròn xây dựng sản xuất theo tiến độ bán hàng, lưu kho theo khả năng của kho, nhưng không lưu kho nhiều được, vì hàng này có một điểm yếu là xuống màu, tấm cuộn, phôi lá thì không sao

Trong ngành thép, chỉ các trong ngành thép, chỉ có kinh doanh thép tấm cuộn là lo nếu thị trường down, vì lưu kho rất lớn, nhập khẩu là chính.
 

TaNgocAnh

Thành viên cơ bản
22/6/21
3
0
41
Vĩnh Phúc
bọn thầu nó không ngu đâu ông ơi, khi sắt thép lên ông lặn không sủi bọt, khi sắt thép đang trên đà hạ xuống ông nhảy vào la liếm.

Thép cuộn D6-8, thép thanh D10 thì Kyoei và Việt Ý cũng duy trì mức giá công bố từ ngày 21/6, bên Hòa Phát Việt Đức cũng vậy mấy ngày nay báo giá ổn định. Tuy nhiên nếu Mỹ bỏ thuế trừng phạt ... thì Mỹ nhập khẩu nhiều hơn, giá cả khôn biết được.

Tụi mình trung gian cũng khốn đốn theo
Đi rải quảng cáo trên diễn đàn chuyên ngành toàn anh em trong nghề không thấy phản cảm à ? Đây chứ đâu phải Facebook hay trang web rao vặt ? Có gì chia sẻ thì chia sẻ, không thì nín cho môi trường diễn đàn trong sạch.
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
177362847_735267890499376_7286476868386916519_n.jpg


Thép đã tăng thế đấy - giá thép xây dựng diễn biến bất thường: Đục nước béo... Nhà đầu cơ

Nhưng sắp đảo chiều rồi, Thép sẽ giảm thế đấy

Bất ổn trong lĩnh vực bất động sản đã lan sang ngành thép và dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế Trung Quốc​

Các vấn đề về nợ tại Evergrande hiện đã tràn sang một lĩnh vực quan trọng của Trung Quốc là lĩnh vực thép và bắt đầu lan sang các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

tinnhanhchungkhoan.vn/bat-on-trong-linh-vuc-bat-dong-san-da-lan-sang-nganh-thep-va-dau-hieu-canh-bao-cho-nen-kinh-te-trung-quoc-post287466.html