Thảo luận Cơ sở pháp lý về việc xử lý các hành vi vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ?!

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Vấn đề này hiện khá là nhức nhối, chuyện Hội nghị nhà chung cư luôn yêu cầu có phạt này phạt nọ, nhưng cứ dính đến phạt thì "quyền gì mà phạt, căn cứ vào điều luật nào để áp dụng hình thức nộp phạt, móc quy định ra đây " ... hãy đọc nội quy của một chung cư
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT
Về xử phạt đối với các trường hợp vi phạm “Nội quy quản lý sử dụng cụm chung cư Green Stars”

  • Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;
  • Căn cứ thông tư 02/2016/BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư;
  • Căn cứ Nội quy quản lý sử dụng cụm chung cư Green Stars đã được Hội nghị nhà chung cư lần đầu ngày 19 tháng 11 năm 2017 thông qua, được ban hành và có hiệu lực cùng ngày với các chi tiết về hành vi nghiêm cấm trong quản lý và sử dụng nhà chung cư;
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này quy định về hình thức, phương thức xử phạt đối với các vi phạm nội quy về quản lý, vận hành, sử dụng cụm chung cư Green Stars có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Điều 2: Nguyên tắc xử phạt.
1. Nguyên tắc xử phạt:
a) Mọi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm, mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm nội quy cụm chung cư hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan;

e) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm;

f) Đối với các cơ quan, tổ chức được đăng ký hoạt động tại cụm chung cư, nếu có cá nhân thuộc đơn vị mình vi phạm sẽ bị xử phạt liên đới tối thiểu bằng 50% mức xử phạt đối với cá nhân đó; trong trường hợp có nhiều cá nhân có cùng hành vi vi phạm cùng một thời điểm thì mức xử phạt đối với tổ chức không quá 02 lần so với mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử phạt:
a) Cá nhân bị áp dụng các biện pháp xử phạt bao gồm: Chủ sở hữu; Người sử dụng; Cán bộ công nhân viên; Các cơ quan, tổ chức hoạt động tại cụm chung cư và mọi cá nhân khác có hành vi vi phạm các nội quy của cụm chung cư;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử phạt được tiến hành theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Quy định này;
c) Việc quyết định biện pháp, thời hạn, hình thức xử phạt tiến hành theo Điều 3, Quy định này.

Điều 3: Các biện pháp, hình thức và thời hạn xử phạt.

  1. Các biện pháp, hình thức xử phạt.
a) Người có thẩm quyền xử phạt phải ra các quyết định xử phạt vi phạm với các hình thức: Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, từ chối cung cấp dịch vụ và trục xuất. Trong đó hình thức cảnh cáo và phạt tiền là hình thức chính; đình chỉ hoạt động có thời hạn, từ chối cung cấp dịch vụ và trục xuất là hình phạt bổ sung.
b) Đối với mỗi vi phạm, các tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt bằng 01 hình thức chính; hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thực hiện hình phạt chính hoặc ngăn chặn việc xâm phạm đến nội quy của cụm chung cư.
2. Thời hạn xử phạt.
a) Thời hạn xử phạt là 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc có quyết định giải quyết khiếu nại; trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
b) Quá thời hạn trên Ban Quản trị sẽ thống nhất phương án xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm và người được giao trách nhiệm xử phạt.
Điều 4: Thẩm quyền xử phạt.
1. Ban Quản trị cụm chung cư là tổ chức được pháp luật công nhận; giao thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định và do Hội nghị nhà chung cư giao. Ban Quản trị cụm chung cư được cư dân ủy quyền tại Hội nghị nhà chung cư về việc ra mọi quyết định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm Nội quy cụm chung cư.

2. Trưởng Ban Quản trị là người đại diện Ban Quản trị ra các quyết định xử phạt; việc ra các quyết định xử phạt phải đảm bảo đúng nội quy, quy chế và phù hợp với các quy định của pháp luật và được thông qua Ban quản trị.
3. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Quản trị ủy quyền cho Ban Quản lý tòa nhà ra các quyết định xử phạt; việc ủy quyền phải thể hiện bằng văn bản, được thực hiện theo từng vụ việc cụ thể hoặc theo thời kỳ.
4. Người được Trưởng Ban Quản trị ủy quyền thực hiện việc xử phạt phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Quy đình này và được thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 3 Quy định này.

CHƯƠNG II: XỬ PHẠT CÁC VI PHẠM

Điều 5: Nhắc nhở có ghi nhận lại bằng biên bản đồng thời yêu cầu thực hiện đúng quy định và/hoặc khôi phục tình trạng ban đầu, sạch sẽ đối với các hành vi vi phạm sau:
1. Vứt rác bừa bãi trên khu vực sử dụng chung, hành lang, sảnh chờ các tầng;
2. Đặt, để rác trong phòng đổ rác mà không vứt rác trực tiếp vào thùng rác theo quy định;
3. Để nước từ túi chứa rác, chứa đồ ăn tươi sống có (hoặc không có) mùi chảy, rớt ra khu vực chung như hành lang, cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ, đường giao thông .v.v. mà không có sự khắc phục ngay lập tức;
4. Đùa nghịch trong thang máy hoặc có các hành vi không phù hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thang máy như chủ động dùng vật hoặc người để chặn/giữ cửa thang máy;
5. Đá bóng, chơi thể thao tại các khu vực hành lang, sảnh chờ, đường giao thông;

6. Viết, vẽ bậy lên tường hành lang và các khu vực công cộng thuộc sở hữu chung.

7. Tổ chức tiệc, họp mặt hoặc các hoạt động sinh hoạt khác tại căn hộ nhưng gây tiếng ồn hoặc gây mùi ảnh hưởng đến các căn hộ xung quanh khi có tối thiểu 02 phản ánh từ các căn hộ khác nhau tới Ban quản lý, trưởng tầng hoặc Ban Quản trị;
8. Dắt chó, vật nuôi đi lại trong khu vực hành lang, sảnh chờ, thang máy và các diện tích chung khác mà không có rọ mõm hoặc không cho vào chuồng (đối với chó có kích thước nhỏ);
9. Đặt, treo chậu cây, đồ vật lên lan can, ban công mà không được giằng, buộc cẩn thận hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn;

10. Đặt chậu cây, giầy dép, giá kệ, đồ dùng cá nhân, tài sản riêng ra khu hành lang, sảnh chờ, cầu thang thoát hiểm và khu vực sở hữu chung.
Điều 6: Cảnh cáo đồng thời buộc ngừng hoạt động đối với các hành vi sau:
1. Thi công không đúng thời gian quy định tại cụm chung cư; nhân sự vào thi công không đeo thẻ và không sử dụng thang máy chở hàng để di chuyển.
2. Có các hành vi được nhắc đến tại Điều 5 của Quy định này nhưng vẫn tiếp tục thực hiện và/hoặc không thực hiện ngay việc khôi phục tình trạng ban đầu, sạch sẽ sau khi đã được Bộ phận an ninh và các bộ phận có liên quan khác của Ban Quản lý, Trưởng tầng hoặc Ban Quản trị cụm chung cư nhắc nhở;
Điều 7: Phạt tiền mức 200.000 đồng đối với các hành vi sau:
1. Dừng, đỗ xe vượt quá thời gian quy định tại các khu vực có quy định thời gian tối đa được phép dừng đỗ xe để đón trả người và hàng hóa; Dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định tại khu vực đường đá xung quanh cụm chung cư và/hoặc đỗ sai làn, vạch quy hoạch chỗ đỗ trong hầm gửi xe ảnh hưởng đến việc đỗ xe của cư dân, khách hàng khác. Điều khiển phương tiện đi vào trong khuôn viên chung của cụm chung cư mà chưa được phép;
2. Thi công hoặc vận chuyển phế liệu, vật liệu xây dựng không đúng với thời gian quy định, mức phạt cao nhất cho trường hợp đã được nhắc nhở yêu cầu dừng, lập biên bản nhưng vẫn tiếp tục cố tình thực hiện;

3. Nôn, khạc nhổ trong hành lang, cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ, đường giao thông.v.v. mà không có sự khắc phục ngay lập tức;

4. Để chó, mèo, vật nuôi đi vệ sinh tại khu vực sở hữu chung, để chó mèo, vật nuôi.v.v. dẫm nát hoa, cây cảnh trong khu vực sân vườn, tiểu cảnh của cụm chung cư.

5. Cố tình ngắt hoa, bẻ cành hoặc cố tình lấy trộm cây cảnh từ sân vườn, tiểu cảnh.
6. Vi phạm tới lần thứ 2 đối với các hành vi được nhắc tới tại Điều 5 Quy định này.

Điều 8: Phạt tiền mức 500.000 đồng đối với các hành vi sau đây

  1. Vứt đồ vật, rác, đầu mẩu thuốc lá, đổ thức ăn thừa từ trên căn hộ xuống sân hoặc xuống căn hộ phía dưới (ngoại trừ trường hợp xác định do trẻ em nghịch vứt xuống).
  2. Vận chuyển chất dễ cháy nổ và các hàng hóa, vật dụng khác bị nghiêm cấm bằng thang máy (bình gas, khí đốt hóa lỏng, than tổ ong, xe đạp điện, gia súc) khi chưa được sự đồng ý của Ban Quản lý hoặc Ban quản trị;
  3. Cố tình dùng đồ vật chèn, chặn làm mất khả năng tự đóng của cửa thoát hiểm;
  4. Bỏ rác, vật dụng, đồ dùng có kích thước lớn vào trong phòng rác;
  5. Cố tình lấy những tài sản, trang thiết bị, đồ vật thuộc tài sản chung về làm tài sản riêng của mình.
  6. Vi phạm tới lần thứ 2 đối với các hành vi được nhắc tới tại Khoản 1,2,3,4,5 Điều 7 Quy định này.
Điều 9: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  1. Hút thuốc và cố tình hút thuốc tại tầng hầm và các khu vực có biển cấm hút thuốc tại cụm chung cư. Đại, tiểu tiện ra các khu vực chung thuộc cụm chung cư;
  2. Đốt vàng mã và/hoặc các vật dụng khác tại các khu vực sử dụng chung; hoặc khu vực riêng nhưng ảnh hưởng đến an toàn cụm chung cư.
  3. Có hành vi chống đối, bất hợp tác, cố tình gây mất an ninh trật tự tại cụm chung cư khi vi phạm nội quy đã được nhắc nhở, thông báo nhưng vẫn cố tình không thực hiện. Tùy thuộc vào tình huống cụ thể của hành vi này, Ban Quản lý, Bộ phận an ninh hoàn toàn có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh, trật tự chung tại cụm chung cư;
  4. Cố tình thi công không đúng với thiết kế đã đăng ký và đã được phê duyệt của Ban quản lý, Ban Quản trị Tòa nhà ảnh hưởng đến mỹ quan chung của Tòa nhà như thay đổi mẫu cửa ra vào, mẫu cửa sổ mặt ngoài. Đối với hành vi này, ngoài việc xử phạt theo chế tài còn buộc phải thực hiện đúng thiết kế chung đã được phê duyệt.
  5. Cho cá nhân, tổ chức sử dụng diện tích sử dụng riêng trong căn hộ để kinh doanh ngành nghề và các loại hàng hóa dễ cháy nổ. Đối với hành vi này, ngoài việc xử phạt theo chế tài còn bị buộc ngừng ngay lập tức hành vi vi phạm.
  6. Đùa nghịch, sử dụng không đúng mục đích các trang thiết bị thuộc hệ thống kỹ thuật điện, nước, PCCC tại Tòa nhà (như tháo kẹp chì của các bình cứu hỏa, ấn chuông báo cháy khi không có cháy) và/hoặc các hành vi bị nghiêm cấm khác trong việc sử dụng các diện tích, trang thiết bị thuộc sở hữu chung (ngoại trừ trường hợp xác định do trẻ em nghịch).
    Điều 10: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
    1. Tái diễn hành vi vi phạm được nêu tại Điều 9 Quy định này;
    2. Cố tình thi công không đúng với thiết kế đã được phê duyệt, ảnh hưởng đến các hệ thống điện, nước (bao gồm cả cấp và thoát nước), điện nhẹ của Tòa nhà. Đối với hành vi này, ngoài việc xử phạt theo chế tài còn buộc phải khôi phục lại nguyên trạng phần bị vi phạm cũng như bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng do hành vi vi phạm gây ra (nếu có);
    3. Cơi nới, lấn chiếm các diện tích sử dụng chung để phục vụ mục đích sử dụng riêng;
    Điều 11: Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
    1. Tái diễn hành vi vi phạm được nêu tại Điều 10 Quy định này;
    2. Thi công không đúng với thiết kế đã được phê duyệt, ảnh hưởng đến kết cấu chung, hệ thống PCCC của Tòa nhà. Đối với hành vi này, ngoài việc xử phạt theo chế tài còn buộc phải khôi phục lại nguyên trạng phần bị vi phạm cũng như bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng do hành vi vi phạm gây ra (nếu có).
    Điều 12: Các chế tài xử phạt khác.
    1. Các chế tài xử phạt trên có thể xử lý riêng hoặc áp dụng kết hợp với việc xử phạt của cơ quan chức năng (nếu có) nếu hành vi vi phạm là nghiêm trọng có sự tham gia giải quyết theo các quy định pháp luật hiện hành của cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền xử lý vi phạm.
    2. Đối với các hành vi vi phạm về tài chính, ngoài việc buộc bồi thường toàn bộ phần giá trị tài chính bị xâm phạm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng buộc phải xử lý theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo quy định của Pháp luật.
    3. Đối với các hành vi vi phạm chưa được nêu trong Quy định này; nếu xảy ra trên thực tế sẽ bị lập biên bản và Ban Quản trị có trách nhiệm họp quyết định hình thức xử phạt.
    Điều 13:Thông báo kết quả xử phạt
    1. Mọi quyết định xử phạt vi phạm phải được thông báo công khai nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội quy đến cư dân tòa nhà; tùy từng mức độ vi phạm sẽ có hình thức công khai phù hợp.
    2. Đối với các trường hợp bị lập biên bản nhắc nhở hoặc bị xử phạt theo Điều 5, Điều 6 Quy định này sẽ được thông báo đến trưởng tầng.
    3. Đối với các trường hợp bị xử phạt theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Quy định này sẽ được thông báo công khai tại bảng tin của tòa nhà.
    4. Đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử phạt sẽ được thông báo trên hệ thống loa phát thanh của tòa nhà.
    Điều 14: Khiếu nại quyết định xử phạt.
    1. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại quyết định xử phạt của Ban Quản trị hoặc của Ban Quản lý.
    2. Ban Quản trị, Ban quản lý có trách nhiệm trả lời cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc trả lời khiếu nại chỉ được thực hiện 01 lần và phải được dán công khai tại bảng tin của tòa nhà.
Chương III: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ XỬ PHẠT

Điều 15: Quản lý Quỹ xử phạt.
1. Ban Quản lý được Ban Quản trị cụm chung cư giao thu số tiền phạt đối với các hành vi vi phạm bị xử phạt theo Quy định này.
2. Hàng tháng, Ban Quản lý có trách nhiệm báo cáo tổng kết các vấn đề và số tiền thu được tới Ban Quản trị cụm cung cư cùng thời điểm với báo cáo thu chi về công tác quản lý vận hành tại cụm chung cư.
3. Số tiền phạt thu được Ban Quản trị có trách nhiệm gửi vào Tài khoản tại Ngân hàng của Ban Quản trị cụm chung cư.
Điều 16: Sử dụng Quỹ xử phạt.
1. Số tiền thu được từ Quỹ xử phạt sẽ được sử dụng để khen thưởng các cá nhân, đơn vị có hành động thông báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể dẫn tới các hậu quả về con người và tài sản chung của cụm chung cư.
2. Mức thưởng đối với các cá nhân được Ban Quản trị quyết định với từng trường hợp cụ thể; mức thưởng tối đa bằng 50% mức tiền xử phạt thu được đối với các hành vi phát hiện được.
3. Ngoài ra, số tiền thu được từ Quỹ xử phạt sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trình, sự kiện được tổ chức tại cụm chung cư và theo các quyết định sử dụng khác được Ban Quản trị cụm chung cư thông qua.
Cãi nhau chán chê - Đi ngược chiều trong chung cư phải nộp 100 nghìn đồng
Ban quản lý toà nhà chung cư Imperia Garden đã lập phiếu thu đối với ông D.N.V. – không phải là cư dân chung cư này (khách ngoài) số tiền là 100.000 đồng với lý do “khắc phục vi phạm do đi ngược chiều”.

Ở đây rõ ràng đang có sự tranh cãi, BQL không phạt hành chính (thuộc thẩm quyền của nhà nước) mà đang sử dụng "thỏa thuận dân sự", nhưng liệu có quyền ngăn cản người khác xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng không được phạt tiền ??? Liệu nếu BQL đã cho công khai mà người bên ngoài đi vào chung cư đều ý thức đã đọc được các quy định của chung cư thì liệu có phạt tiền được không - vì khi đó xem là "thỏa thuận dân sự" ? Liệu mức phạt do BQL đặt ra để phạt trong phạm vi nội bộ chung cư đều trái pháp luật ?

Một số chung cư BQL thay vì quy định vi phạm và mức phạt, thi ghi rõ, nhưng không có từ PHẠT
- Quăng rác chỗ này, trả tiền: xxx/lần
- Đậu xe chỗ này, trả tiền: yyy/lần
- Đi ngược chiều, trả tiền: zzz/lần
...
thì có xem đây là thỏa thuận dân sự không ? Vì

Theo Điều 104 Luật nhà ở 2014 và Điều 41 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền "Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở 2014 và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD"

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.

Luật dân sự năm 2015 đã dành hẳn Chương XI (Mục 2) bao gồm 8 điều từ 163 đến điều 170 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác. Theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua phương thức Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu

Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;

Theo quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý, sự dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD thì bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:

- Các nhà chung cư thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế quản lý, sự dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD đều phải có Bản nội quy quản lý, sử dụng có các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý, sự dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
- Chủ đầu tư, hội nghị nhà chung cư căn cứ vào mẫu Bản nội quy quy định tại Quy chế quản lý, sự dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD để tham khảo xây dựng, thông qua Bản nội quy cho phù hợp với từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.
Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư phải có các nội dung chủ yếu như:

- Quy định áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư và việc xử lý các hành vi vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư


Mình cóp nhặt mỗi nơi một tí, chủ yếu là gom lại để xác định nội dung như chủ đề đã nêu.
 
  • Like
Reactions: NguyenHoaArch

NguyenHoaArch

Thành viên cơ bản
14/6/19
4
1
Đúng là vấn đề căng thật, để mang lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng cư dân sinh sống tại các chung cư quá là khó.

Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở ... thì có Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư nhưng BQL không có thẩm quyền được phạt. Bên cạnh đó, tại Điều 41, 42 Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý, sử dụng chung cư và Điều 104 Luật Nhà ở 2014, ban quản trị chung cư hay đơn vị quản lý vận hành chung cư không có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khu chung cư. Thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm trên thuộc về các cơ quan nhà nước

Đúng là hiện nay BQL, BQT .... bất lực với vi phạm ở chung cư, cũng chỉ nhắc nhở người vi phạm như xả rác bừa bãi, hút thuốc trong khu vực để xe, đốt vàng mã ở khu vực thang thoát hiểm hay để đồ vật rơi từ trên cao xuống (chưa gây tai nạn cho người và thiệt hại vật chất )....

Sử dụng "Quy chế vận hành, sử dụng nhà chung cư" do chính cư dân biểu quyết thông qua tại hội nghị nhà chung cư thì BQT, BQL không có đủ thẩm quyền để xử phạt hay chế tài để cưỡng chế những cá nhân gây ra những hành vi này như một vi phạm hành chính. Còn thỏa thuận dân sự thì chắc quên đi cho nhanh. Nếu áp dụng việc cúp nước, cúp điện, từ chối không giữ xe đối với các hộ, cá nhân có hành vi có thể gây hại hoặc không chấp hành quy định của chung cư thì cũng dễ bị kiện sấp mặt vì BQT không có quyền tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền được bảo đảm trong hợp đồng mua bán căn hộ giữa bên bán và bên mua.

Nếu mượn tay chính quyền, BQT lập biên bản các vi phạm nhưng cư dân không thèm ký thì cũng bó tay.
 
Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.
 

dongvinhomes

Thành viên cơ bản
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.


Theo đó, sửa đổi nhiều quy định về Quy chế quản lý nhà chung cư tại Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016; đơn cử như:

- Làm rõ đối tượng áp dụng quy chế quản lý, sử dụng chung cư tại Thông tư 02 bao gồm cả nhà chung cư có căn hộ khách sạn (condotel), căn hộ văn phòng (officetel).

- Về ủy quyền tham dự và thay mặt biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư, chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó hoặc người đang sử dụng nhà chung cư đó.

(Hiện hành, quy định mỗi chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư chỉ được ủy quyền cho một người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đó).

Chi tiết xem thêm ở đây

 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Biểu quyết trong chung cư: Chủ căn hộ lớn sẽ có "quyền" hơn ... Quyền biểu quyết tại hội nghị chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, trong đó 1 m2 diện tích tương đương với 1 phiếu biểu quyết