CotecCons lụn bại bởi CentralCons ? Nhân tài có sở hữu được không? Giải pháp nào cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ?

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Nghe có vẻ phi lý khi công ty xây dựng thành lập chưa được 1 năm với tiềm lực tài chính còn nhỏ lại trở thành vấn đề "đau đầu" với nhà thầu xây dựng lớn nhất nước với hàng chục năm kinh nghiệm.
Nhưng thực tế đúng là như vậy bởi vì ông chủ của Central Cons là ông Trần Quang Tuấn - nguyên Phó Tổng giám đốc và cũng là một trong những người đã chèo lái Coteccons từ những ngày đầu. Việc một trong những nhân sự chủ chốt ra đi đã dẫn đến tình trạng "chảy máu nhân sự" tại Coteccons, đồng thời hàng loạt hợp đồng từ những khách hàng truyền thống cũng mất đi.

photo-1-1527482932739217876691.jpg

Ông Trần Quang Tuấn (ngồi giữa hàng đầu) và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Central Cons​

Trong khi Coteccons lay hoay tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng thì Central Cons lại liên tiếp trúng thầu rất nhiều công trình giá trị cao từ nhiều chủ đầu tư lớn như Vingroup, SSG Group, Phát Đạt...

Website của công ty cho biết chỉ sau 10 tháng hoạt động công ty đã ký được các hợp đồng thi công có tổng trị giá lên đến 5.000 tỷ đồng với 22 dự án đã và đang thi công. Trong số này, có khá nhiều dự án của Vingroup như Vinhomes Riverside - The Harmony, Vinpearl Nam Hội An, Vinhomes Star City Thanh Hóa...

cafebiz.vn/co-phieu-coteccons-mat-5...-thanh-doi-thu-dang-gom-20180528115054564.chn

Ở nước ngoài cũng thế thôi, ai giỏi thì thành công, chỉ hơi ngạc nhiên vì cách đây thời gian ngắn thấy bác chủ tịch Contecons lên báo chém gió về đối đãi anh em, giữ người tài

Triết lý của chủ tịch CotecCons giúp ông đi đâu cũng có nhân viên trung thành: "Anh em theo vì tin tôi kiếm được 10 đồng thì họ cũng được 7 đồng"

Được biết các công ty đa quốc gia, có những vị trí khi hợp đồng tuyển dụng , họ bắt cam kết sau khi nghỉ việc thì sau x năm không được kinh doanh ngành nghề cạnh tranh hay làm việc cho đối thủ cạnh tranh

Trong lúc chưa có giải pháp hữu hiệu thì thử chém gió

Chủ đề: nhân tài có sở hữu được không?

Thực ra cũng chỉ là mấy cái lý thuyết uông. Thông qua mấy câu hỏi:

1. Tại sao cần phải quản trị? Tại sao phải quản trị người mà ta cho là nhân tài?

2. Nhân tài (cứ cho là vây đi) tại sao lại bất trị? Tại sao một số nhân tài sau một thời gian lại té ra làm riêng?

3. Tại sao CEO hay chủ một công ty sẵn sàng mua cho mình vài cái biệt thự, vài con xe sang nhưng lại không chịu chia sẻ một chút lợi ích cho người được coi là nhân tài?

4. Trong cơ cấu quản trị. Tại sao quản lý của mình lại luôn e sợ người thông mình và tài năng dưới trướng. Việc chấp nhận một người giỏi hơn mình khó vậy sao?

5. Etc....
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Chuyện bình thường, bản thân em cũng là nhân lực chủ lực ra làm riêng và cạnh tranh trực tiếp với xếp cũ đây ạ, em ra riêng một cái là công ty cũ xiểng niễng.

Thương trường là cạnh tranh sòng phẳng có ăn có thua, khách hàng là thượng đế chứ không phải vật sở hữu mà của anh của em. Xếp cũ tuy sống có tình có lý với nhân viên, nhưng cái áo nào cũng sẽ chật, tại sao em không được ở nhà lầu xe hơi xịn như xếp .... và thú thật là bây giờ em giàu gấp 10 xếp em. Xếp cũ cũng không có buồn em, hai anh em vẫn giữ quan hệ tốt với nhau.

Và với cá nhận em, thì em chắc chắn rồi một ngày những nhân viên chủ chốt của em cũng bay ra làm riêng, dù em tự hào giờ là doanh nghiệp lớn .... vì khi họ đã muốn đi, muốn chứng minh, muốn làm chủ ... thì em ưu đãi cho họ bao nhiêu cho đủ

Nói chung thì ở Việt Nam, với văn hóa nó như vậy, khi anh sáng lập doanh nghiệp, rất nhiều người thường nhận và nói rằng nó như là "con" của mình, là tài sản của mình, là cái mà mình có toàn quyền định đoạt... còn đi làm thuê dù có giàu bao nhiêu vẫn là làm thuê
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Coteccons nổi tiếng vì văn hoá doanh nghiệp rất tốt. Điều hiếm có ở các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, ở đó ta thấy từ anh kỹ sư hiện trường mới vào nghề, anh Giám đốc dự án hay các Quản lý cấp cao hơn có một sự đồng nhất hiếm có trong nói và làm, thực sự đáng trân trọng!

Còn chuyện PTGĐ ra đi mở ra cty mới làm đối thủ cạnh tranh cũng là chuyện bình thường, quy luật đấu tranh mới phát triển tốt lên được, có như vậy các doanh nghiệp mới luôn phải đổi mới, luôn nỗ lực để phát triển hơn nữa. Chỉ ngại mấy trò chơi bẩn đâm nhau sau lưng thôi.
Còn chuyện đối đãi thì cũng chỉ một phần, đôi khi tầm vóc của những CEO quản lý cấp cao quá lớn họ không chấp nhận phải đứng dưới một ai nữa nên họ lựa chọn ra đi để có những thách thức mới, có những thành công mới.

Em nhớ ngày xưa cty cũ của em cũng có một lần thay đổi lớn như thế này, GĐ điều hành đi sang mở hẳn một cty khác nhờ sự chống lưng tài chính của một tập đoàn lớn để quay lại làm đối thủ của cty em trong một cái thị trường nghách rất đặc thù và giành luôn những hợp đồng từ những quan hệ cũ, với lợi thế được đầu tư máy móc thiết bị mới và quan hệ từ tập đoàn lớn chống lưng họ giành liên tiếp các gói thầu lớn. Ngày đấy từ anh em quản lý đến nhân viên đều thấy căng thẳng, nhưng rồi thời gian trôi qua, suy nghĩ cũng thay đổi nhiều nên em thấy chuyện đó cũng bình thường.

Còn nói chuyện cam kết sau khi nghỉ việc không được kinh doanh ngành nghề cạnh tranh hay làm việc cho đối thủ cạnh tranh, chắc chỉ áp dụng cho Tây. Cả chủ cả tớ bên ta nền tảng đạo đức không bằng bên Tây. Vì đạo đức kém nên chủ mới ngại người giỏi hơn mình, do tham lam quyền lực nên sợ người khác soán ngôi của mình, do tham lam hình ảnh nên sợ ánh mắt của người khác không tôn trọng mình. Còn người làm thuê cũng do thiếu đạo đức nên khi có tí tài, đôi khi chỉ là tài lẻ là khôn vặt, là đã huênh hoang tự đắc rồi phát sinh đủ thứ tệ nạn. Chuyện "lắm tài nhiều tật" chính là do thiếu đạo đức.

Còn Tây, một điều ko thể chối cãi là nền đạo đức chung của xã hội họ cao hơn. Ra đường họ nhường nhịn hơn, ý thức tốt hơn, mỉm cười với nhau nhiều hơn, nói cảm ơn xin lỗi nhiều hơn... Do vậy các hiện tượng "lắm tài nhiều tật" ở Việt Nam họ ít mắc phải. Chủ doanh nghiệp sẵn sàng mời người giỏi về làm, họ không cần quá quan tâm đến đạo đức của nhân viên vì đạo đức nền trong xã hội của toàn dân đã khá tốt. Chủ cũng hết lòng tạo điều kiện cho nhân viên làm việc, chia sẻ thoả đáng lợi nhuận với nhân viên. Ngược lại nhân viên cũng tôn trọng chủ hơn, biết trên biết dưới hơn, ý thức đóng góp cho doanh nghiệp cũng cao hơn và đặc biệt không bao giờ có tình trạng nhân viên "cắn trộm" chủ - một điều thường xuyên xảy ra bên ta.
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Quan điểm em thì khác về người tài.

Với người tài thì luôn là cộng tác, tất nhiên phải xác định được mức độ hợp tác đến đâu.

Người thấy mình giỏi quá mà người thuê không thể sử dụng hết được sự giỏi giang của mình thì cũng nên đi tìm nơi khác để phát huy và ông sử dụng người tài cũng vậy, tùy mức độ nhu cầu sử dụng thì cũng phải đánh giá được mức trả công hợp lý, nếu họ giỏi quá, mình chỉ sử dụng ít thôi thì nên để họ đi tìm chỗ khác, còn mình tìm người có mức độ giỏi ít hơn để khỏi phải trả công quá cao so với nhu cầu!

Mà giỏi thì cũng phải đúng với nhu cầu của vị trí làm, giỏi cái này đi làm việc khác thì cũng chỉ như người thường khác thôi!

Suy nghĩ của em khác với nhiều bác trên này, ông chủ giỏi không phải là ông chủ nhiều hay ít tình cảm, mà là ông biết đánh giá để xắp xếp cho người làm đúng vị trí và trả công đầy đủ, xứng đáng cho đóng góp của họ cho doanh nghiệp. Kể cả người rất giỏi có bỏ ông ấy đi thì chưa chắc ông ấy đã phải là người không biết giữ người tài!

Nhiều người bình luận về việc sợ người tài. Điều này chỉ đúng với các cấp trung gian hay các sếp nhà nước, họ sợ vì lo có ngày bị người kia vượt mặt, leo lên vị trí cao hơn. Còn chủ doanh nghiệp thì không thể sợ người tài được. Họ đã bỏ tiền ra trả công thì họ không sợ nữa, mà nếu không hợp tác được thì nguyên nhân có thể hai bên không hiểu nhau hoặc người tài kia quá tài mà doanh nghiệp lại quá nhỏ không sử dụng được hết tài năng nên phải chia tay!

Ông chủ nào mà sợ nhân viên mình thuê về quá tài, vượt mặt mình, từ đó kìm hãm người ta, hoặc không muốn, không thể xác lập ra một cơ chế để giao trách nhiệm và phân chia lợi nhuận hợp lý cho người ta, thì,,, nói đi nói lại vòng vo làm gì, có hai khả năng:

- Đó là doanh nghiệp nhỏ, khả năng phát triển cũng chỉ có hạn
- Người chủ không muốn trao quyền/chia sẻ lợi nhuận với người ngoài. Họ cho rằng cơ hội, tiền bạc là của họ, và chỉ cần người làm thuê.

Trong cả hai trường hợp, người chủ doanh nghiệp đều không ở tầm ông chủ lớn.


Còn thích chém gió kiểu Tây về người tài .... lưu ý là chém gió nhé

1. Một công ty cần có một chiến lược xuyên suốt. Các nhân sự cao cấp cũng phải có cái nhìn trùng với chiến lược đó. Trừ khi chính họ là chủ-người đưa ra tầm nhìn, vạch ra chiến lược.
Phải quản trị "Nhân tài", để họ dùng cái tài làm việc họ thích-------> phá nát chiến lược, kế hoạch của công ty.​

2. Với người tài, vì đơn giản họ biết họ hơn người, công ty cần họ.
Phải cho họ biết mình là ai ? giới hạn của những xung đột, đòi hỏi .... sẽ quyết định một phần việc trọng dụng của người chủ. Và cũng quyết đinh việc té ra làm riêng của họ.​

3. Về lương thưởng " Nhân tài ": được lòng trước, mất lòng sau. Mọi thứ đều cần phải thỏa thuận trước trong khung thời gian nhất định.
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1
Lao động nào cũng đến lúc bị thay thế;

các anh chưa quản lý và chịu trách nhiệm về quản lý trong 1 thời gian đủ để nhận ra vấn đề, nên vẫn còn ngạc nhiên hoặc bất ngờ với những diễn biến như vậy

Mình thấy bọn facebook có câu:
những thằng hay triết lý...sống như lon

Những thằng triết lý là những thằng có vấn đề ... nhất là những thằng làm chủ
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Rồi ai cũng thế thôi, đến thời điểm nhất định họ sẽ tách riêng. Ngoài yếu tố tài chính thì còn nhiều yếu tố khác. Và họ cũng bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ khác. Cái khó cho nhà quản lý là không xây dựng đc quan hệ khách hàng tiềm năng. Quá tin vào nhân sự nên mới ra nông nỗi này.

Muốn nhân sự trung thành trong thời hạn theo ngu ý nên.
- Để họ hưởng đúng thành quả công sức mà họ bỏ ra
- Ngoài tiền bạc thì cần gắn chặt tình cảm
- Đừng tạo cơ hội cho họ
- Và quan trọng nhất là đừng giao phó mạng sống của mình cho họ, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xây dựng thì khách hàng chính là mạng sống của mình.

À đang nói doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Doanh nghiệp như tay của mình, thì mọi thứ tài chính, kinh doanh, nhân sự, tài sản thì nằm ở phía trong lòng bàn tay, riêng nhân sự thì nằm ở mu bàn tay. Cho nên không bao giờ nắm được nhân sự, mọi vận hành làm sao cho hài hoà thôi ạ. Nên em cũng xác định đáp ứng tốt nhất trong phạm vi cho phép với nhân sự. Còn lại họ đi mình cũng phải chịu. Họ thành công hơn, chúc mừng họ và xem lại bản thân.

Nhưng mà xét cho cùng khi lợi ích, khi đường lối chiến lược không còn hợp nhau nữa thì ra riêng thôi.

Nhân viên mình là kỹ sư xây dựng, không ra mở công ty xây dựng chả lẽ lại mở phòng khám? Thỏa thuận này nọ làm quái gì, họ không làm trực tiếp nhưng gián tiếp thì vẫn được có mà trời kiểm.

Có câu xưa nay rồi, không sợ người tài rời bỏ mình, chỉ sợ người dốt bám theo mình suốt đời.

À nhân tiện chuyện ra riêng. Có ông nhựa Châu Âu (Europlas) từ 1 công ty mà tách ra thành 8 công ty làm sản phẩm y như ông nhựa Châu Âu. Nhưng 12 năm qua ông Nhựa Châu Âu vẫn lớn mạnh, doanh thu tăng trưởng 30%/năm, yếu mỗi thu hồi công nợ nội địa kém khi khách có thể nợ đến 90-100 ngày. Kể cả các ông cũ tách ra biết được COM chi cho khách hàng nào, bao nhiêu cũng chịu không vào cạnh tranh được. Bởi vì bên mua hàng cho các công ty này họ quan trọng gì giá là bao nhiêu khi họ vừa có COM, vừa được gửi giá. Quan trọng là lợi ích họ được hưởng khi mua hàng. May mà trường vốn do đặc thù mặt hàng siêu lợi nhuận nên ngân hàng muốn mời nhựa Châu Âu vay còn xếp hàng dài kia kìa.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Thực ra bài toán là giá trị doanh nghiệp nằm ở đâu? Thương hiệu (chất lượng, uy tín, năng lực...). Nếu giá trị doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ của một vài cá nhân thì đó là doanh nghiệp dịch vụ.

Mà doanh nghiệp hoạt động xây dựng là doanh nghiệp dịch vụ rồi.

Lương cao bao nhiêu là giới hạn? Cỡ như ô Tuấn, Phó tổng phụ trách quan hệ đối ngoại kiếm dự án, lương 300 củ/tháng, nhà xe ba chục cái, hỏi còn thiếu gì? Người như ô Tuấn chắc không bao giờ hài lòng với vị trí Phó tổng Cotechcons.

Chính ông chủ tịch Cotechcons cũng kéo tới hơn 1 nửa nhân sự của công ty cũ của ông ấy là Descon mà. Có gì lạ đâu!
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Vậy phàm là người lãnh đạo thì ngày nhậm chức cũng chính là ngày phải tìm ra người kế nhiệm để bồi dưỡng.

Rồi phải xây dựng thương hiệu cho tổ chức để khách hàng cần đến là cần đến tổ chức chứ không phải nhờ quan hệ cá nhân.

Toàn là xạo sự ?
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Chuyện nhân viên có tài, làm lâu năm thì sẽ nắm được chiến lược đường lối .... và khách hàng của doanh nghiệp. Và muôn thuở thì luôn có mâu thuẫn, đến một thời điểm nào đó mâu thuẫn tích lại, đến điểm là bùng nổ.

Một số ngành mà rào cản gia nhập ngành thấp thì chuyện này như cơm bữa, ngành xây dựng cũng không khủng khiếp lắm đâu.

Theo em nắm được thì anh Tuấn là người giỏi nhất trong các phó tổng của Cotec. Anh Tuấn là người có công gắn bó và phát triển Cotec rất nhiều. Mối quan hệ công việc ở Vin cũng là của anh ý đưa về. Sau đó tưởng bác Dương rút chức TGĐ thì anh ấy lên thay, nhưng anh ấy không được ngồi vào vị trí đó mà lại là người khác nên anh ấy rút. Anh ấy ra đi cũng kéo luôn nguyên team của anh ấy giống như hồi bác Dương từ DESCON ra. Hiện tại anh ấy cũng có một lực lượng hùng hậu để hỗ trợ chiến đấu. Thương trường là chiến trường. Cạnh tranh sòng phẳng.

Thêm phần bác Dương vô tình PR cho Central khi tuyên bố tất cả các nhà cung cấp/ nhà thầu nào mà báo giá cho Central nếu Cotec biết sẽ vĩnh viễn không làm ăn chung, nhân viên Cotec nếu bị bắt gặp ngồi tám với nhân sự của Central cũng sẽ bị kỷ luật. Cotec lên được cũng nhờ mấy anh cốt cán. Giờ đi gần hết thì không sớm thì muộn thôi.


Cái chính là lãnh đạo đừng để công ty phụ thuộc vào một cá nhân, khách hàng gắn bó với công ty chứ không phải với cá nhân cụ thể. Nếu công ty tốt thì dù nhân viên này nghỉ thì nhân viên khác thay, dịch vụ tốt thì khách hàng nó cũng lợi gì mà bỏ công ty cũ đang ổn định làm việc với một công ty mới chưa biết thế nào. Còn công ty mà phụ thuộc vào nhân viên, khách hàng cũng chỉ biết đến nhân viên thì trách sao được nhân viên, khi chính nhân viên là tài sản mà khách hàng nó đánh giá cao chứ không phải bản thân công ty.

Mà chính anh Dương cũng như vậy rồi

Chủ tịch CotecCons Nguyễn Bá Dương : “Cái quan trọng là đọc vị được trận đấu”

Khi tôi rời Descon, giám đốc bên đó hỏi tôi là “tại sao không ở lại mà đi, ở đây có thương hiệu có sẵn rồi ra ngoài làm gì cho khó khăn?”. Thế nhưng tôi đã nói là tôi có con đường của tôi và tôi đã chọn rồi, trong khoảng 2 năm tôi sẽ vươn lên thành một trong những công ty hàng đầu ở Sài Gòn. Anh ta mới hỏi tiếp tôi là “tại sao lại tự tin như vậy?”. Lúc đó tôi trả lời: thứ nhất tôi xây dựng uy tín rất lâu rồi, người ta quý tôi, tin tôi ở chổ vì tôi đã hứa là chính xác, những gì tôi làm được tôi mới nói và bằng chứng là các công ty tư vấn của nước ngoài người ta nhìn mặt và tin tôi, giao việc cho tôi làm chứ không phải là tin ở công ty nào. Khi uy tín mình có, nhà thầu có thể ứng tiền cho mình làm, các nhà cung cấp mình cũng có thể nợ được, và mình hẹn chính xác và trả được, đó là tiền đề mà tạo cho tôi cái lợi thế.

Lặp lại thôi mà

Triết lý của chủ tịch CotecCons giúp ông đi đâu cũng có nhân viên trung thành: "Anh em theo vì tin tôi kiếm được 10 đồng thì họ cũng được 7 đồng"

Giao việc là giao cho tôi chứ không phải bất kỳ công ty nào!

Theo ông Nguyễn Bá Dương uy tín trong kinh doanh là yếu tố phải xây dựng rất lâu. Lật lại câu chuyện từ năm 2002, khi đó CotecCons chưa có tên tuổi thì để được đối tác tin cậy, ông Dương dựa vào uy tín của chính ông đã tích luỹ 30 năm đi làm từ nước ngoài, và các nơi khác.

"Tôi xây dựng uy tín rất lâu rồi, người ta quý tôi, tin tôi ở chổ vì tôi đã hứa là chính xác, những gì tôi làm được tôi mới nói và bằng chứng là các công ty tư vấn của nước ngoài người ta nhìn mặt và tin tôi, giao việc cho tôi làm chứ không phải là tin ở công ty nào.

Khi uy tín mình có, nhà thầu có thể ứng tiền cho mình làm, các nhà cung cấp mình cũng có thể nợ được, và mình hẹn chính xác và trả được, đó là tiền đề mà tạo cho tôi cái lợi thế", ông Dương chia sẻ.

Nhờ có sự uy tín, CotecCons được ứng đến 15% trong dự án đầu tiên, ngân hàng VCB chi nhánh Nhà Rồng cũng tìm đến công ty và muốn cho vay 10 tỷ đồng mà không cần thế chấp. Tất nhiên, ông Nguyễn Bá Dương không dùng số tiền đó mà chỉ để bảo lãnh, còn tiền thi công thì bên kia đã ứng rồi, nên CotecCons chỉ dùng để quay vòng làm dự án.

"Anh em đi theo tôi vì họ biết rằng, tôi kiếm được 10 đồng thì họ cũng được 7 đồng".

Uy tín với đối tác đã có rồi, như vấn đề quan trọng không kém đó là làm sao để nhân viên, mọi người phía dưới sẵn sàng tin tưởng, đi theo mình. Bởi chỉ khi đạt được sự đồng thuận lớn, công việc mới có thể tiến hành thuận lợi.

Đến đây ông Dương lại cho thấy triết lý "dụng nhân" rất đơn giản nhưng khó thực hiện. Đó là ngay từ thời điểm lập nghiệp, vị Chủ tịch CotecCons luôn tâm niệm: "Anh em đi theo tôi vì họ tin tôi, tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7 đồng"

Phương châm nói dễ nhưng khó làm. Tuy nhiên, một lần nữa ông Dương lại cho thấy chữ "tín" của mình khi được rất nhiều người trung thành đi theo. Năm 2002, khi chuyển từ Descon sang CotecCons, 2/3 nhân sự Descon đã đi theo ông Dương tới một nơi "hoàn toàn chưa có gì".

Nên như em đã nói, em rất vui vẻ khi nhân viên cũ thành công
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1
Hành trình của một Công ty xây dựng phải được qua thời gian thử thách, chưa khẳng định được điều gì, trước CotecCons, có BMC, Vinaconex4, Xây lắp Ngoại thương, Invesco, Descon...., nhưng khi sinh lực không còn thì sẽ lụi tàn, bị thay thế.

Nokia, Motorola còn phải có lúc dừng lại, để những công ty sáng tạo hơn tiếp bước. Phát triển là như thế.

Ngành xây dựng, có một đặc thù khác nhiều so với các ngành nghề khác, nên cần qua thử thách rất lớn, khốc liệt, các anh có xem bảng thống kê 100 công ty có giá trị thương hiệu đắt nhất xem có công ty nào làm nghề xây dựng không?

Hình như 10 năm qua, không một lần thống kê nào có tên 1 hãng xây dựng.

Chuyện nhân sự chủ chốt đi hay ở không quan trọng, quan trọng là có người tiếp nối ... Apple có Tim Cúc tiếp nối Job, sau Tim là ai? nếu có những người tiếp nối mạnh mẽ thì vẫn thịnh vượng.

Central có những khoảnh khắc bi cực như CotecCons thời 2007-2010 chưa nếu chưa? thì mọi thứ vẫn là ẩn số. Level của anh Dương được khẳng định bằng nỗ lực vượt qua những khó khăn và tổn thất lớn, rất lớn.

Những anh làm nghề trên 20 năm chứng kiến lụi tàn của bao nhiêu công ty xây dựng có tên tuổi rồi?

Hòa Bình, CotecCons xứng đáng là những anh hùng trong ngành xây dựng.

Tư cách, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ quản lý, nhận thức về trách nhiệm của họ là những thứ được để lại không bao giờ lu mờ.

Sau này còn nhiều anh lập lại chữ Cons danh tiếng của CotecCons: DuraCons, xyx Cons, Central Cons.... nhưng chưa công ty nào nổi bật như CTD.

Dự đoán của một người bạn Đồng nghiệp, cán bộ của CTD, cách đây gần 3 năm, khi đang ngồi ăn trưa ở Thạnh Hóa Long An đã thành hiện thực 1 phần, chỉ tiếc là nó đến sớm quá, hơn dự đoán khá nhiều.

Anh nào thử viết ra đặc thù nổi bật của ngành thi công xây dựng xem sao? Cách của anh Tuấn không mới, nhưng để thực hiện tốt cách đó, chưa qua thử thách, chưa nói trước điều gì.
 

HoangLac

Moderator
2/4/13
29
3
huynhbao chuyện khi chuyển từ Descon sang CotecCons, 2/3 nhân sự Descon đã đi theo ông Dương tới một nơi "hoàn toàn chưa có gì" là sai hoàn toàn.

Anh Dương tài giỏi bản lĩnh uy tín là không sai, nhưng khi anh Dương rời Descon 2/3 theo anh là sai hoàn toàn. Lý do là 2 xí nghiệp được anh Dương quản lý trực tiếp theo anh qua Cotecgoup thời đó thôi; Đến nay Descon của anh Bảng chuyên làm công nghiệp vẫn vậy;

Năm 2004 Cotecgroup cổ phần hoá 2,3 xí nghiệp tách hẳn ra thành CotecCons; tiếp theo cổ phần hoá tiếp 1 xí nghiệp và 2 trạm trộn bê tông thành Cotecin; Đến 2005 cổ phần hóa thêm 2 nhà máy sản xuất vật liệu, 1 xí nghiệp và một trung tâm BĐS thành CotecLand. Đến 2006 CotecAnPha ra đời từ khối xây lắp ..... Đến bây giờ hầu hết Cotec đều chết lâm sàng, nhưng CotecCons vẫn đang làm trùm ngành xây dựng Việt Nam;

vuyen Xây dựng Việt Nam mình không thua kém ai ở thế giới đâu nhé. Qua Trung Quốc, Úc, Nhật, Mỹ, Dubai ... vào nhiều công trình bọn họ đang làm .....nếu kỷ luật được đưa lên hàng đầu thì xây dựng Việt vẫn ngang hàng hoặc hơn!

chắc là sẽ còm bụp lại là ai cũng thấy điều đó, quan trọng là chữ "Nếu" :cool:
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Ngành xd làm thầu thì cần quân hệ và hệ thống thầu phụ thui...cần gì vốn nhiều như ctd làm j...vốn nhiều đi đầu tư chứ làm thầu làm j. Làm thầu cần là cần thăng cđt nhiều xèng ứng vốn cho làm... Thầu chính như ctd,hbc cầm xèng xong ngồi chơi chỉ đạo mấy thằng thầu phụ làm phần chênh bỏ túi. Nói chung được giao việc là quan trọng chứ triển khai thi công dễ bỏ mia. Tuấn centrai nhờ ở ctd ra nên cũng có quan hệ và hệ thống thầu phụ. Mấy thằng unicons và ricons cũng từ ctd ra thôi. ..

Công nhận centrai đợt này làm nhiều mà éo hiểu sao có cả cái hợp đồng Alma 1000 tỏi ...trước h tướng thằng Alma ảo chứ. .. à quên Hoà Bình cũng lại bập vào Alma rùi 1.300 tỏi.

Cách nào để có hệ thống thầu phụ quá đơn giản, chỉ cần có việc làm cho họ. .... đâu cần phải cỡ vị trí mr Tuấn ở ctd .. . thầu phụ giờ nhiều vô kể. Nhiều anh trên đây có vẻ thần tượng ctd nhỉ.

Cách viết của Central cũng tự hào về ctd, cũng phải nâng ctd để lên cưỡi tên vai danh tiếng

www.centralcons.vn/leadership/tran-quang-tuan/

Đặc biệt, ông đã làm việc cho Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong 14 năm. Cùng với Coteccons, ông đã tham gia nhiều vai trò khác nhau, từ Giám sát, Chỉ huy trưởng, Quản lý dự án, Giám đốc dự án, và nổi bật 8 năm với vai trò Phó Tổng Giám đốc. Ông đã quản lý nhiều dự án quy mô lớn với yêu cầu khắt khe của các Nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tất cả các dự án mà ông quản lý đều được đánh giá cao bởi các Nhà đầu tư về chất lượng, an toàn và tiến độ. Ngoài ra, trong vai trò Phó Tổng Giám đốc của Coteccons, ông còn quản lý nhiều bộ phận, phòng ban và các hoạt động chung của công ty.

Trà dư tửu hậu hay ngồi tán phét với nhau là các quan lý thầu phụ là trong vài thằng xin làm thầu phụ hạng mục nào đó.. ..chọn ra 3 thằng có hồ sơ đẹp. ..mỗi hôm đi nhậu vs 1 thằng. .. Thằng nào có phong bì dày nhất chứng tỏ thằng đó năng lực mạnh nhất ... Chọn thằng đó là chính xác. ... :D

À mà vụ này thì thiệt cho mấy anh lướt sóng trước và là cơ hội cho mấy anh lướt sóng sau. Như nhiều anh đã nhận định là chứng khoán trong nước chỉ liên quan đội lái là chính.

Chủ tịch, Hội đồng quản trị, Ban Lãnh đạo, cổ đông lớn tức chủ sở hữu công ty CotecCons có thiệt hại gì đâu ... vì mấy anh đó có lướt sóng đâu mà thiệt hại, nó xuống tạm thời rồi lại lên, rồi lại xuống, rồi lại lên. Báo chí cứ vài bữa lại la lên tài sản anh này phình ra vài tỷ đô, anh kia mất đi vài tỷ đô, điều đó chỉ thành hiện thực khi mấy anh bán công ty thôi, công ty đang kinh doanh bình thường thì mấy anh hưởng theo thành quả kinh doanh là chính.

Phó chủ tịch HĐQT bên em toàn ngồi rình mò ai bán để gom, nội bộ đang nghi ngờ ông thỉnh thoảng thuê báo chí hù dọa để ai nhát đòn ù té. Lý do là khác với Cotec, lượng mua bán bên em trên sàn rất ít, vì rất ít người bán.

Nhiều anh thần tượng CTD,HBC quá ... chắc cũng ôm một mớ giấy của mấy anh í đây ...hehe... làm xd thời gian vừa roài nhiều công trình biên lợi nhuận lên tới 50% đóa ...mà chui vào túi mấy anh lãnh đạo hết rầu ...để lại tí lợi nhuận cho cổ đông thoai ... nói chung tránh xa cổ phiếu ngành này ... vài ông như ông Tuấn central thì 30 giây có vài công ty cạnh tranh ngay và luôn ...chẳng cần bề dày lịch sử cho đẹp mà làm gì ... đó là chưa kể sau khi thi công cái Vivo Q7 CTD chảnh chọe thấy ớn (ko thèm nhận thầu mấy công trình dưới 200 tỷ) ... được mùa chớ phụ ngô khoai ... BĐS mà có tí vấn đề là đi ăn mày cả đám ...hehe

Lúc cổ phiếu CTD lên, chót vót .... không thấy ai bàn gì, giờ tụt cái là mấy anh tụt quần, hi hi

Chỉ có mấy anh ngoại đạo thì tưởng này tưởng kia thôi chứ người hiểu chuyện chẳng ai đàm tiếu mấy chuyện này

Mấy anh hóng chuyện đầu ngõ rồi mang ra chém gió thôi, chứ dạo này anh Dương ở trên sân golf suốt
 

ThanhChamEng

Thành viên cơ bản