Hệ thống kinh doanh offline của họ đã tạo nên thương hiệu, đã đến lúc họ thu hẹp các cửa hàng ... dự đoán số cửa hàng của TGDĐ sẽ giảm còn 1/2 trong 2 năm.
Tất nhiên bề ngoài vẫn là kiểu truyền thông
Mười năm bán offline đã làm thương hiệu, đã tạo dựng thị phần, 10 năm qua của TGDĐ là một vốn rất lớn, đã tạo một cơ đồ hoành tráng, đặc biệt là khoản dịch vụ của TGDĐ làm rất tốt. Chỉ nội cái phần mềm quản lý tồn kho và nhân sự nội bộ của TGDĐ thôi đã đáng giá ít nhất 10 triệu USD rồi, mấy cái ERP chào tùm lum chỉ đáng xách dép ... để nói thế rằng hiểu nội lực của TGDĐ khi chuyển mình sang online.
dài quá, ngắt cái đã
Thế Giới Di Động liên tiếp đóng cửa hàng bán điện thoại
Công ty cổ phần Thế giới Di Động (mã CK: MWG) vừa công bố báo cáo hoạt động 4 tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng cao về cả doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động tiếp tục sụt giảm.
Theo báo cáo này, quy mô chuỗi đến cuối tháng 4 còn 1.065 cửa hàng, giảm 6 cửa hàng so với cuối tháng 1. Tính chung 4 tháng đầu năm, Thế Giới Di Động đã đóng cửa 7 cửa hàng, lần đầu tiên sau nhiều năm liên tiếp mở rộng quy mô.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...iep-dong-cua-hang-ban-dien-thoai-3752451.html
Tất nhiên bề ngoài vẫn là kiểu truyền thông
Chỉ vài năm tới, có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy cửa hàng Thế Giới Di Động nào nữa. Bước chuyển của TGDĐ cũng là lời cảnh báo cho toàn bộ hệ thống bán lẻ di động tại Việt Nam.
Khi ông Nguyễn Đức Tài, nhà sáng lập kiêm CEO của Thế Giới Di Động tuyên bố: “Chúng tôi sẽ mở một sàn thương mại điện tử vào cuối năm nay”, hầu hết nhà đầu tư tin rằng, đây là bước đi đúng đắn, giúp Thế Giới Di Động phủ rộng khắp thị trường bán lẻ di động, nhất là khi hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp này đã bắt đầu rơi vào trạng thái bão hòa.
Hiện tại, doanh thu điều kiện để mở một cửa hàng Thế Giới Di Động đã giảm từ mức 3 tỉ đồng/tháng xuống chỉ còn 1,5 tỉ đồng/tháng. Điều này cho thấy, thị trường đã không còn nhiều “đất” để TGDĐ phát triển.
Trong khi đó năm 2015, doanh thu của TGDĐ từ bán hàng online đã đạt hơn 1.300 tỉ đồng, tiếp tục tăng trưởng mạnh. Việc mở rộng mảng online được hy vọng sẽ bù đắp doanh thu cho mảng offline (mua trực tiếp qua cửa hàng) vốn đang bão hòa.
Với việc mở ra sàn TMĐT bán di động online, DN này đang tự “ăn thịt” chính mảng kinh doanh offline là hệ thống cửa hàng của mình. 1.300 tỉ đồng doanh thu từ bán hàng online của TGDĐ năm 2015 nghe có vẻ to, nhưng để có được con số này, có thể là mảng kinh doanh offline đã mất 1.500 tỉ đồng.
Sự mâu thuẫn giữa mô hình online và offline đã được bản thân ông Nguyễn Đức Tài nhìn ra từ lâu.
“5 năm trước, Thế Giới Di Động có mô hình mua online rẻ hơn offline nhưng sau một thời gian, mô hình này trở nên rất mâu thuẫn, bởi khách hàng sẽ không bao giờ ra các cửa hàng mua chiếc điện thoại có giá 15 triệu trong khi chỉ cần ngồi nhà đặt hàng lại mua được với giá 14,5 triệu. Chính vì vậy, Thế giới di động đã bỏ mô hình này”, ông Tài cho biết.
Vậy tại sao đến thời điểm này, sau 5 năm, ông Tài lại quyết định trở lại và đẩy mạnh mô hình có thể gây nguy hại cho toàn bộ hệ thống cửa hàng của mình?
Câu trả lời đó là Thế Giới Di Động đã nhìn thấy họ sẽ sớm không thể “cưỡng” lại sự thoái trào của mô hình bán lẻ di động.
Mười năm bán offline đã làm thương hiệu, đã tạo dựng thị phần, 10 năm qua của TGDĐ là một vốn rất lớn, đã tạo một cơ đồ hoành tráng, đặc biệt là khoản dịch vụ của TGDĐ làm rất tốt. Chỉ nội cái phần mềm quản lý tồn kho và nhân sự nội bộ của TGDĐ thôi đã đáng giá ít nhất 10 triệu USD rồi, mấy cái ERP chào tùm lum chỉ đáng xách dép ... để nói thế rằng hiểu nội lực của TGDĐ khi chuyển mình sang online.
dài quá, ngắt cái đã