hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
em mở thớt này mong các bác chia sẻ cho em một ít kinh nghiệm. Sau một thời gian đi làm, em được đưa lên làm manager cho một dự án nho nhỏ. Cái khó ở chỗ em là người nhỏ tuổi nhất công ty, mà môi trường công ty VN thì các bác biết rồi. Vậy làm sao để có thể tồn tại cũng như làm việc tốt được ? em được đưa lên đơn thuần vì chuyện chuyên môn thôi nên chuyện quản lý coi như em mù tịt, em làm E&I , mới làm manager cũng bỡ ngỡ, supervisors với team leader toàn u40 nên có vẻ ko phục lắm

Chung chung là phải tôn trọng và khéo léo, biết lắng nghe, học kinh nghiệm, cầu thị từ những người dưới mình vi họ lớn tuổi hơn mình,kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm sống nhiều hơn, phải khiêm tốn dưng củng phải tỏ ra quyết đoán, có tầm nhìn tiên liệu. Rồi manager là đứng mũi chịu sào cho cả team, công đầu mà tội cũng đầu nên phải khôn khéo chút thoai. Hãy đối xử một cách chân thành và công bằng với các team member, đừng ngần ngại giao việc cho họ và cũng đừng ngần ngại nhờ vả / học hỏi những cái hay của từng member, nhất là học kinh nghiệm của các member nhiều tuổi đời, tuổi nghề. Trước khi push cái gì ra bên ngoài team thì nên sync-up trong nội bộ team trước với những người liên quan, khi đưa lên cấp trên hoặc sang các team khác thì team mình phải có the same voice... thì xếp đã dặn trước khi bổ nhiệm làm manager

 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Công việc cần chú ý
- Bản vẽ đã hoàn thiện chưa
- Tiến độ xây dựng của civil works
- Tiến độ xây dựng của E&I
- Tiến độ gia công, cung cấp vật tư
- Khối lượng công việc từng giai đoạn
- Số lượng công nhân từng giai đoạn
- Dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công việc
- Họp giao ban buổi sáng với công nhân, tổ trưởng, nêu khối lượng công việc ngày đó, nhắc nhở công nhân về vật tư, dụng cụ và an toàn
- Thường xuyên đi kiểm tra kỹ thuật lắp đặt có chính xác không, an toàn thi công có đảm bảo không?
- Cuối ngày họp lần nữa, nếu công việc không kịp thì tăng cường ngoài giờ, thông báo công việc sáng mai tiếp tục làm
.........
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Có 5 điều anh nên tránh khi làm Manager (bất luận anh làm nghành nghề gì)

1. Liều lĩnh khinh suất khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
2. Rụt rè, chậm chạm khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
3. Nóng giận hồ đồ khi ra qyết định có thể khiến anh bị mắc mưu của kẻ dưới.
4. Liêm khiết tự trọng khi giải quyết công việc có thể khiến anh không chịu được nhục nhã của kẻ trên.
5. Lo lắng cho kẻ dưới một cách thái quá có thể khiến anh suy kiệt tinh thần.

Nếu làm kĩ thuật thì chắc là theo dự án nên đầu tiên nắm chắc :

1. MS project, phân bổ, sắp xếp các resources hợp lý để cho dự án hoàn thành nhanh nhất và ko bị trùng hoặc ngồi chơi. Nói chung là biết về các kĩ năng quản lí dự án
2. Kĩ năng trình bày, phân công công việc cụ thể đúng người, đúng việc. Tất cả công việc phải breakdown đến hàng ngày.
3. Kĩ năng tổ chức cuộc họp định kì hàng ngày, hàng tuần...follow up timeline, thằng nào ko thực hiện đúng thì cứ note lại mark đỏ , sau đó send minutes cho toàn group, trước khi họp thì kiểm tra tiến độ,đôn đốc. Bất kì cuộc họp nào thì outcomes phải thể hiện, ai, làm việc gì, khi nào hoàn thành, công việc ưu tiên...
4. Khả năng xử lí tình huống khi các member trong team không thực hiện kịp hoặc có biểu hiện chống đối ko thi hành nhiệm vụ, thông qua nhắc nhở, khuyên bảo, tâm sự.....nịnh, gạ tình hoặc trảm...tùy theo đối tượng
s2.gif
.
5. Thực hiện giám sát công việc onsite thường xuyên, thấy nhân viên làm chưa đúng thao tác hay có lỗi kĩ thuật hoặc vi pham an toàn hoặc thấy các rủi ro tiềm ẩn thì.....gọi giám sát ra chỉ và coaching.
6. Thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có nhiều credibility, uy tín thì chịu khó dựa hơi thằng sếp phía trên.
7. Role model : đi về dúng giờ, chăm chỉ , tác phong nghiêm túc.....
8. Phát triển kĩ năng huấn luyện, training...lâu lâu gọi vào training vài bài về kĩ thuật hoặc bổ sung thông tin mới, kiến thức hoặc các kĩ năng khác trong công việc cho nhân viên bên dưới. Điều này sẽ tạo sự khác biệt với các manager khác và tạo credit với nhân viên...

Thực hành liên tục thì sau 1 thời gian anh sẽ tạo được leadership cao , chúc anh may mắn.
 

dinhdonguyen

Thành viên chính thức
21/5/13
12
2
Bác được chọn làm manager tức về năng lực trong cty đã được công nhận, em có chút kinh nghiệm thế này:

- Kiểm soát tốt phần nghiệm thu và thanh toán, như vậy chủ/sếp sẽ thấy cần bác.
- Nếu bác có quyền chọn và tuyển người thì sẽ thuận lợi hơn, tập hợp cho mình 1 ekip phục mình, dù sao người bác tuyển vào cũng sợ bác nhất.

- Tạo ra cái uy cho mình:
Nếu có điều kiện thì xe riêng, phòng riêng, bàn to, ghế cao nếu .... những thứ tưởng linh tinh nhưng gián tiếp tạo cho bác một sự khác biệt.
Chỉ tham gia ăn nhậu vừa phải, tránh ngày nào cũng la cà với anh em tăng 2, tăng 3....
Quyết định nhanh gọn, không ậm ờ, có thể la mắng nhưng đừng để bụng với cấp dưới, mắng xong lại xoa
- Học hỏi từ người khác:
Khi làm Manager bác có nhiều cơ hội tiếp xúc với các manager, giám đốc, ông chủ đối tác, nên học hỏi được nhiều từ họ, về chém gió vi vu, hơn nữa khi bác làm việc, đưa đón, họp hành với những lãnh đạo cấp cao khác, dưới mắt cấp dưới bác đã ở đẳng cấp khác, cũng có lợi tí đỉnh.

Chúc mừng bác.
 

tienhavan

Thành viên chính thức
21/5/13
13
0
Có 5 điều anh nên tránh khi làm Manager (bất luận anh làm nghành nghề gì)

1. Liều lĩnh khinh suất khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
2. Rụt rè, chậm chạm khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
3. Nóng giận hồ đồ khi ra qyết định có thể khiến anh bị mắc mưu của kẻ dưới.
4. Liêm khiết tự trọng khi giải quyết công việc có thể khiến anh không chịu được nhục nhã của kẻ trên.
5. Lo lắng cho kẻ dưới một cách thái quá có thể khiến anh suy kiệt tinh thần.

Nếu làm kĩ thuật thì chắc là theo dự án nên đầu tiên nắm chắc :

1. MS project, phân bổ, sắp xếp các resources hợp lý để cho dự án hoàn thành nhanh nhất và ko bị trùng hoặc ngồi chơi. Nói chung là biết về các kĩ năng quản lí dự án
2. Kĩ năng trình bày, phân công công việc cụ thể đúng người, đúng việc. Tất cả công việc phải breakdown đến hàng ngày.
3. Kĩ năng tổ chức cuộc họp định kì hàng ngày, hàng tuần...follow up timeline, thằng nào ko thực hiện đúng thì cứ note lại mark đỏ , sau đó send minutes cho toàn group, trước khi họp thì kiểm tra tiến độ,đôn đốc. Bất kì cuộc họp nào thì outcomes phải thể hiện, ai, làm việc gì, khi nào hoàn thành, công việc ưu tiên...
4. Khả năng xử lí tình huống khi các member trong team không thực hiện kịp hoặc có biểu hiện chống đối ko thi hành nhiệm vụ, thông qua nhắc nhở, khuyên bảo, tâm sự.....nịnh, gạ tình hoặc trảm...tùy theo đối tượng
s2.gif
.
5. Thực hiện giám sát công việc onsite thường xuyên, thấy nhân viên làm chưa đúng thao tác hay có lỗi kĩ thuật hoặc vi pham an toàn hoặc thấy các rủi ro tiềm ẩn thì.....gọi giám sát ra chỉ và coaching.
6. Thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có nhiều credibility, uy tín thì chịu khó dựa hơi thằng sếp phía trên.
7. Role model : đi về dúng giờ, chăm chỉ , tác phong nghiêm túc.....
8. Phát triển kĩ năng huấn luyện, training...lâu lâu gọi vào training vài bài về kĩ thuật hoặc bổ sung thông tin mới, kiến thức hoặc các kĩ năng khác trong công việc cho nhân viên bên dưới. Điều này sẽ tạo sự khác biệt với các manager khác và tạo credit với nhân viên...

Thực hành liên tục thì sau 1 thời gian anh sẽ tạo được leadership cao , chúc anh may mắn.

rất details bổ ích

nhưng anh ko có đc tình cảm của cấp dưới, khá lựu đạn
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
rất details bổ ích

nhưng anh ko có đc tình cảm của cấp dưới, khá lựu đạn

Ở VN, trong môi trường kĩ thuật thì thử thách của lãnh đạo mới là hay bị cấp dưới hỏi xoáy, chọc ngoáy về vấn đề kĩ thuật cụ thể, nếu ko trả lời được thì sẽ gây ra tâm lý ko phục, nhưng việc này đối với người cứng kỹ thuật thì chắc ko thành vấn đề. Việc tạo, xây dựng phát triển mối quan hệ như thế là kĩ năng mềm của từng cá nhân.

Nhưng mình khuyên là dân culi chuyên nghiệp nên xây dựng tác phong và ảnh hưởng thông qua kết quả công việc tốt và cách điều hành chuyên nghiệp hơn là nghĩ cách làm vừa lòng mọi người. Vì cuối cùng thằng GD nó sẽ nhìn kết quả công việc để trả tiền cho mình chứ thằng nhân viên nó có vui cỡ mấy thì cũng ko thay đổi được gì nếu kết quả tồi.

Vào vị trí mới nếu có người bàn giao và hỗ trợ 1 tháng đầu thì ko nói làm gì. Nếu 1 người nghỉ ngang và mình lấp chỗ trống thì câu hỏi đặt ra là : ngày mai tôi ngồi vị trí này, tôi phải làm gì ?? bắt đầu ra sao ??

Vài Tips:
1. Lục dữ liệu sếp cũ (nếu có) xem nó đã làm gì, kiếm trong outlook ( vào user/AppData/local/Microsoft/outlook).... xin IT account kiếm trong máy cũ nếu có xem nó đã làm gì, làm việc với ai.
2. Lục hết các văn bản, qui trình ra đọc xem mình chưa nắm cái gì ---> sắp xếp văn bản theo work flowđể biết bước nào cần kí duyệt, ai là người cập nhật văn bản nào trong công việc. Điều này giúp có cái nhìn tổng thể về công việc sắp tới vì có thể trước đến giờ mình chỉ làm phần nhỏ trong qui trình.

Ví dụ:- Tạo 1 đơn hàng thì có nhiều nghiệp vụ nhỏ như tạo PR--> PO---> GR---> ROC......mỗi nghiệp vụ này cần form nào, ai làm, ai kí....

3. Nắm bắt các công việc tồn đọng cần xử lý và ưu tiên.
4. Nắm được mục tiêu, KPIs, các yêu cầu compliance về safety/ finance/ documentation... của công ty, bộ phận.
5. Lập kế hoạch 30/60/90 ( 30 ngày/60 ngày/90 ngày )để đảm bảo mình cover được các yếu tố công việc thông qua trả lời các câu hỏi sau :
- Mục tiêu công ty/ dự án là gì ?
- Để đạt được mục tiêu, tiến độ dự án này thì cần phải làm gì, chuẩn bị gì với :
1. Nhân lực : ai, làm gì, trình độ, đủ người hay ko, ko thì phải tuyển như thế nào, trình độ nhân viên đáp ứng nhu cầu dự án, công việc hay ko ?
2. Tiền :
3. Các thiết bị, máy móc... hỗ trợ công việc có đầy đủ hay ko, ko thì phải làm sao
4. Các nguồn lực khác liên quan đến công việc dự án.
- Sau khi trả lời các câu hỏi trên thì lên kế hoạch nhân sự ( tuyển dụng, training) kế hoạch tài chính, kế hoạch...mua hàng......bảo trì.....
5. Có kế hoạch rồi thì triển khai thế nào , phân công ra sao, làm sao để các yêu cầu đề xuất được đáp ứng ( trình bày. giải thích, chém gió xin xỏ....)

Ok, Sau khi mọi thứ sẵn sàng thì có vẻ ổn để rung đùi ngồi chém gió
 
Biết là hội họp là công việc thường xuyên và quan trọng trong công tác sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, là công cụ cực kỳ quan trọng để điều hành dự án hiệu quả, là những yếu tố thực sự rất quan trọng để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên nhận thấy hầu hết những cuộc họp cứ thế đến và kết thúc và chúng ta chấp nhận chúng như một phần của công việc, nhận thấy rất nhiều cuộc họp đáng ra không cần họp, không những lãng phí thời gian và tiền bạc, mà còn gây khá nhiều ức chế tới những người phải tham gia họp hành, những cuộc họp mà chuyện không đạt được kết quả là chuyện đoán trước hoặc thậm chí khiến mọi chuyện tệ hơn, nhưng vẫn tổ chức họp.

Nhiều lần nhận được thông báo họp, nghĩ rằng không biết người quyết định tổ chức cuộc họp liệu đã cố gắng xác định khi nào/như thế nào/liệu có cần thiết phải có một cuộc họp không
 
  • Like
Reactions: DungCivilIndustrial
Có 5 điều anh nên tránh khi làm Manager (bất luận anh làm nghành nghề gì)

1. Liều lĩnh khinh suất khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
2. Rụt rè, chậm chạm khi ra quyết định có thể khiến anh bị phế truất.
3. Nóng giận hồ đồ khi ra qyết định có thể khiến anh bị mắc mưu của kẻ dưới.
4. Liêm khiết tự trọng khi giải quyết công việc có thể khiến anh không chịu được nhục nhã của kẻ trên.
5. Lo lắng cho kẻ dưới một cách thái quá có thể khiến anh suy kiệt tinh thần.

Nếu làm kĩ thuật thì chắc là theo dự án nên đầu tiên nắm chắc :

1. MS project, phân bổ, sắp xếp các resources hợp lý để cho dự án hoàn thành nhanh nhất và ko bị trùng hoặc ngồi chơi. Nói chung là biết về các kĩ năng quản lí dự án
2. Kĩ năng trình bày, phân công công việc cụ thể đúng người, đúng việc. Tất cả công việc phải breakdown đến hàng ngày.
3. Kĩ năng tổ chức cuộc họp định kì hàng ngày, hàng tuần...follow up timeline, thằng nào ko thực hiện đúng thì cứ note lại mark đỏ , sau đó send minutes cho toàn group, trước khi họp thì kiểm tra tiến độ,đôn đốc. Bất kì cuộc họp nào thì outcomes phải thể hiện, ai, làm việc gì, khi nào hoàn thành, công việc ưu tiên...
4. Khả năng xử lí tình huống khi các member trong team không thực hiện kịp hoặc có biểu hiện chống đối ko thi hành nhiệm vụ, thông qua nhắc nhở, khuyên bảo, tâm sự.....nịnh, gạ tình hoặc trảm...tùy theo đối tượng
s2.gif
.
5. Thực hiện giám sát công việc onsite thường xuyên, thấy nhân viên làm chưa đúng thao tác hay có lỗi kĩ thuật hoặc vi pham an toàn hoặc thấy các rủi ro tiềm ẩn thì.....gọi giám sát ra chỉ và coaching.
6. Thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có nhiều credibility, uy tín thì chịu khó dựa hơi thằng sếp phía trên.
7. Role model : đi về dúng giờ, chăm chỉ , tác phong nghiêm túc.....
8. Phát triển kĩ năng huấn luyện, training...lâu lâu gọi vào training vài bài về kĩ thuật hoặc bổ sung thông tin mới, kiến thức hoặc các kĩ năng khác trong công việc cho nhân viên bên dưới. Điều này sẽ tạo sự khác biệt với các manager khác và tạo credit với nhân viên...


Thực hành liên tục thì sau 1 thời gian anh sẽ tạo được leadership cao , chúc anh may mắn.
có lúc phải cứng nhưng đôi khi cũng nên mềm cương nhu đúng lúc
 

xuantruong99

Thành viên cơ bản
22/6/21
33
6
24
Tuổi trẻ nhưng làm manager được người lớn hơn, đó đúng là mình giỏi (nếu tự thăng tiến bằng thực lực)
Do đó, mình cứ lấy điểm mạnh mà CHỈ manager mới có để thu phục người trong team thử.