Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (NĐ 20) quy định về Quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết. NĐ 20 có hiệu lực thi hành từ 1/5/2017 nhằm tránh thất thu thuế. Tuy nhiên, một số quy định tại NĐ 20 đang khiến cho nhiều doanh nghiệp lo lắng, cụ thể
Quy định trong NĐ 20 về quy định về giao dịch liên kết, nhưng điều khoản này được áp dụng đối với cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Với khống chế tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao), sẽ làm giảm khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí lãi vay có thể không được tính đầy đủ vào chi phí tính thuế.
Ví dụ một doanh nghiệp hiện nay về bất động sản khá lớn hiện nay đang nợ 12.000 tỷ, vị chi một năm phải trả lãi không dưới 1.200 tỷ. Trong khi đó lợi nhuận theo báo cáo năm 2016 thì lãi trước thuế khoảng 2.200 tỷ. Vậy theo cách tính mới này phải trả 1.200 tỷ, nhưng chỉ được công nhận là 20% của 2.200 là 440 tỷ, dẫn đến phải nộp thêm tiền thuế TNDN của phần còn lại là 22%x( 2.200 - 440) = 387 tỷ, khiến cho doanh nghiệp tốn kém chi phí vốn, làm giảm sức cạnh tranh.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân đang lớn mạnh và phát triển mô hình tập đoàn công ty mẹ con. Ở đó, công ty mẹ (holding) sẽ có các hoạt động chính là đầu tư vào các công ty con thông qua việc góp vốn với tỷ lệ trên 51%. Công ty mẹ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho vay lại các đơn vị thành viên. Đáng lưu ý, với việc vay vốn nước ngoài thì các ngân hàng, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá tiềm lực tài chính của cả tập đoàn và thực hiện cho vay vốn đối với công ty mẹ thay vì cho vay trực tiếp vào công ty con. Sau đó công ty mẹ chuyển tiếp nguồn vốn vay cho công ty con vay để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, việc đi vay và cho vay này là hoạt động đặc trưng, thường xuyên và mang lại lợi thế của các tập đoàn.
Những doanh nghiệp chưa có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp xem như đứng hình trong việc huy động vốn
Điều 8. Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù
3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy định trong NĐ 20 về quy định về giao dịch liên kết, nhưng điều khoản này được áp dụng đối với cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Với khống chế tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao), sẽ làm giảm khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí lãi vay có thể không được tính đầy đủ vào chi phí tính thuế.
Ví dụ một doanh nghiệp hiện nay về bất động sản khá lớn hiện nay đang nợ 12.000 tỷ, vị chi một năm phải trả lãi không dưới 1.200 tỷ. Trong khi đó lợi nhuận theo báo cáo năm 2016 thì lãi trước thuế khoảng 2.200 tỷ. Vậy theo cách tính mới này phải trả 1.200 tỷ, nhưng chỉ được công nhận là 20% của 2.200 là 440 tỷ, dẫn đến phải nộp thêm tiền thuế TNDN của phần còn lại là 22%x( 2.200 - 440) = 387 tỷ, khiến cho doanh nghiệp tốn kém chi phí vốn, làm giảm sức cạnh tranh.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân đang lớn mạnh và phát triển mô hình tập đoàn công ty mẹ con. Ở đó, công ty mẹ (holding) sẽ có các hoạt động chính là đầu tư vào các công ty con thông qua việc góp vốn với tỷ lệ trên 51%. Công ty mẹ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho vay lại các đơn vị thành viên. Đáng lưu ý, với việc vay vốn nước ngoài thì các ngân hàng, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá tiềm lực tài chính của cả tập đoàn và thực hiện cho vay vốn đối với công ty mẹ thay vì cho vay trực tiếp vào công ty con. Sau đó công ty mẹ chuyển tiếp nguồn vốn vay cho công ty con vay để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, việc đi vay và cho vay này là hoạt động đặc trưng, thường xuyên và mang lại lợi thế của các tập đoàn.
Những doanh nghiệp chưa có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp xem như đứng hình trong việc huy động vốn