Doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ảnh hưởng như thế nào bởi Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/0

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (NĐ 20) quy định về Quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết. NĐ 20 có hiệu lực thi hành từ 1/5/2017 nhằm tránh thất thu thuế. Tuy nhiên, một số quy định tại NĐ 20 đang khiến cho nhiều doanh nghiệp lo lắng, cụ thể
Điều 8. Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù
3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.


Quy định trong NĐ 20 về quy định về giao dịch liên kết, nhưng điều khoản này được áp dụng đối với cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Với khống chế tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao), sẽ làm giảm khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí lãi vay có thể không được tính đầy đủ vào chi phí tính thuế.

Ví dụ một doanh nghiệp hiện nay về bất động sản khá lớn hiện nay đang nợ 12.000 tỷ, vị chi một năm phải trả lãi không dưới 1.200 tỷ. Trong khi đó lợi nhuận theo báo cáo năm 2016 thì lãi trước thuế khoảng 2.200 tỷ. Vậy theo cách tính mới này phải trả 1.200 tỷ, nhưng chỉ được công nhận là 20% của 2.200 là 440 tỷ, dẫn đến phải nộp thêm tiền thuế TNDN của phần còn lại là 22%x( 2.200 - 440) = 387 tỷ, khiến cho doanh nghiệp tốn kém chi phí vốn, làm giảm sức cạnh tranh.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân đang lớn mạnh và phát triển mô hình tập đoàn công ty mẹ con. Ở đó, công ty mẹ (holding) sẽ có các hoạt động chính là đầu tư vào các công ty con thông qua việc góp vốn với tỷ lệ trên 51%. Công ty mẹ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho vay lại các đơn vị thành viên. Đáng lưu ý, với việc vay vốn nước ngoài thì các ngân hàng, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá tiềm lực tài chính của cả tập đoàn và thực hiện cho vay vốn đối với công ty mẹ thay vì cho vay trực tiếp vào công ty con. Sau đó công ty mẹ chuyển tiếp nguồn vốn vay cho công ty con vay để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, việc đi vay và cho vay này là hoạt động đặc trưng, thường xuyên và mang lại lợi thế của các tập đoàn.

Những doanh nghiệp chưa có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp xem như đứng hình trong việc huy động vốn
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Thứ nhất chủ thớt chắc không phải dân quản lý hay kế toán, thuế TNDN giờ còn 20%.

Thứ hai đúng là với doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp thi công và doanh nghiệp BOT thì hầu hết là lãi vay ngốn sạch toàn bộ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Lãi 100 tỷ nhưng chi phí tài chính hết 60 tỷ là chuyện bình thường (bài toán đơn giản: vay 1,000 tỷ, doanh số 2,000 tỷ, chi phí bán hàng và quản lý 1,900 tỷ, lãi vay 6% / năm = 60 tỷ...). Giờ ra nghị định mới chỉ cho phép hạch toán 20 tỷ vào phần chi phí tài chính thôi, vì tối đa là =20% của khoản 100 tỷ lãi gộp nêu trên), đúng là chua xót khi trả lãi 60 tỷ cho ngân hàng thật mà không cho hạch toán ... nhưng:

- Chi phí của DN thì nhiều thứ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí văn phòng, điện nước, chi phí lãi vay ....
- Không phải doanh nghiệp thi công nào cũng là công ty liên kết. Chết ở đây hầu hết là các tập đoàn đầu tư BĐS, BOT và BT. Nghĩa là không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng.

- Với doanh nghiệp bị ảnh hưởng, từ công thức tính EBITDA = Doanh thu – Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình) hay là EBITDA = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) + Khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình ... doanh nghiệp sẽ rồi cũng kiếm cái lý để hạch toán được hết. Tất nhiên giá thành sẽ đội lên vài %.

- Qui định này cũng hợp lý để khống chế các doanh nghiệp liên kết trốn thuế bằng cách đẩy chi phí lãi vay lên cao ... giúp cho các doanh nghiệp độc lập dễ thở hơn.
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
P/S: Phải nói người nào chủ trì soạn cái nghị định này thuộc loại cao mưu, nhờ nghị định này mà rất nhiều người sẽ được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Mấy doanh nghiệp chơi đòn bẩy đương nhiên sẽ run giò.

Giờ nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp là nhìn vào cái EBITDA, là chỉ tiêu giúp phân tích mức độ sinh lợi của doanh nghiệp, dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua từng thời kỳ hay so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau, phổ biến thông qua tỷ lệ lãi EBITDA. Cho phép người sử dụng so sánh được mức độ sinh lợi của doanh nghiệp qua từng thời kỳ hay so sánh với các doanh nghiệp khác, trung bình ngành một cách chính xác hơn nhờ EBITDA đã loại trừ ảnh hưởng của:
(1) Các chi phí khấu hao tài sản cố định, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phương pháp kế toán khác nhau, hay khấu hao xuất phát từ lợi thế thương mại do đi thâu tóm doanh nghiệp khác;

(2) Cấu trúc vốn (ở khía cạnh vốn vay và chi phí lãi vay); cũng như

(3) Chi phí thuế (quy định luật thuế khác nhau tùy theo địa phương, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp…).
Nói cách khác, chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán, tài chính hay quy định pháp luật gây ra.​


Hy vọng luật đấu thầu đưa chỉ tiêu EBITDA vào việc lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư, cứ doanh nghiệp nào có EBITDA âm thì loại khỏi cuộc chơi. Tất nhiên thì EBITDA đã không tính đến sự thay đổi trong dòng vốn lưu động (working capital) và các dòng tiền tài chính hay dòng tiền đầu tư nên hoàn toàn không thể thay thế các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động phân tích tài chính và đầu tư.
 
7/4/17
126
5
Nghị định này chưa nặng nề - một cú táng rất mạnh vào thị trường Bất Động Sản đây
Đề nghị đình chỉ xây dựng và thanh tra 60 dự án có dấu hiệu sử dụng đất trái quy định
Bộ Tài chính vừa có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành đình chỉ thi công và chuyển Thanh tra Chính phủ thanh tra 60 dự án bất động sản có dấu hiệu sử dụng đất trái quy định.

Các dự án này tập trung ở 8 tỉnh, thành: TP.HCM, Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Nội. Trong đó, chiếm nhiều nhất là Hà Nội: 24 dự án và TP.HCM: 11 dự án.