Quyết định số 1697/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 - thành phố Hồ Chí Minh
Công văn 459/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án đầu tư Xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh" do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 459/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án đầu tư Xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh" do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành - Chuyên trang cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu và thảo luận pháp luật
hethongphapluatvietnam.net
Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM: Chia cơ hội cho nhà đầu tư địa phương
(baodautu.vn) Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chia Dự án về các địa phương có tuyến đường đi qua tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm này đã có thể có cái nhìn tương đối chính xác về Đường vành đai 3 TP.HCM – dự án đang được các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng và bất động sản đặc biệt quan tâm.
Theo Dự thảo Quy hoạch chi tiết Đường vành đai 3 TP.HCM vừa được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường này sẽ đi qua 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố, gồm TP.HCM (48,9 km), Đồng Nai (11,6 km), Bình Dương (23,4 km) và Long An (5,4 km).
Dự kiến, tuyến đường vành đai 3 TP.HCM bắt đầu từ Km38 lý trình Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch) và kết thúc nút giao giữa đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tuyến đường vành đai ngoài của TP.HCM có chiều dài chính tuyến 89,3 km, trong đó đoạn làm mới 73 km; đoạn sử dụng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16,3 km (do tỉnh Bình Dương đang đầu tư). Ngoài ra, để tạo điều kiện kết nối và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống giao thông trên địa bàn TP.HCM, Bộ GTVT đề xuất đầu tư thêm 4 km nối đường vành đai 3 với đường xuyên Á tại nút giao Thủ Đức.
“Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ là tuyến đường cao tốc đô thị lần đầu tiên khép kín khu vực đầu tàu kinh tế phía Nam”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ có 6 – 8 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất 121,5 m, tốc độ chạy xe từ 80 đến 100 km/giờ. Trên tuyến có 2 công trình vượt sông lớn là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai (Km11 + 560) dài 2,27 km và cầu Bình Giới (Km49 + 860) vượt sông Sài Gòn (Km 49 + 860) với chiều dài 1,63 km.
Ước tính, Dự án sẽ chiếm dụng 938 ha đất, trong đó,TP.HCM với 611 ha, Đồng Nai 124 ha, Bình Dương 154 ha và Long An 49 ha.
Theo ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị lập Báo cáo đầu tư, với chiều dài tuyến và quy mô xây dựng như trên, Dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Tính toán cho thấy, tổng vốn đầu tư toàn bộ Dự án khoảng 55.805 tỷ đồng, bao gồm: chi phí xây dựng tuyến đường 36.919 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 5.000 tỷ đồng…
Do quy mô vốn rất lớn, chưa thể đầu tư ngay toàn bộ tuyến đường, Bộ GTVT tạm phân chia Dự án thành 3 dự án thành phần, gồm: đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch) – Quốc lộ 1 (Tân Vạn) dài 26,3 km, có tổng vốn đầu tư 14.749 tỷ đồng, sẽ phải hoàn thành trước năm 2017; đoạn Quốc lộ 22 – cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 29,2 km, tổng vốn đầu tư 16.375 tỷ đồng sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2015 – 2019; đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 dài 17,5 km, tổng vốn đầu tư 9.814 tỷ đồng, sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2017 – 2019.
“Mục tiêu chính của Đường vành đai 3 là kết nối các khu đô thị vệ tinh và khu công nghiệp tiệm cận với vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ giải tỏa lưu lượng các phương tiện giao thông nội đô, đặc biệt là một lượng rất lớn xe tải, xe ô tô quá cảnh trên các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm vào Thành phố”, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá.
Do quy mô đầu tư rất lớn, nên Bộ GTVT đang đề xuất chia Dự án về các địa phương có tuyến đường đi qua tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng, khuyến khích các địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), hợp tác công – tư (PPP). Bộ GTVT sẽ chủ trì chung về đầu tư trên một số đoạn và các công trình đặc biệt bằng vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, đây là phương án huy động vốn được cho là phù hợp nhất đối với dự án này, vừa giảm tải cho ngân sách, vừa tạo cơ hội tham gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
.....
Hy vọng triển khai xây dựng đúng tiến độ ]. Mấy dự án nhà mình lúc nào cũng treo khoảng 5-10 năm, dần dần việc treo dự án trở nên bình thường luôn. Cứ dự án hạ tầng giao thông là treo...