Năm 2019 sắp hết rồi, FBNC mở cái thớt dự báo lãi suất ngân hàng 2020 như thế nào theo những thông tin cuối năm 2019 và khi tết Nguyên Đán sắp cận kề rồi, ý kiến của FBNC là sau Tết Nguyên Đán, lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1% từ đó kéo giảm lãi suất cho vay. Các kỳ hạn dài trên 12 tháng sẽ giảm chậm hơn do các quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và vẫn có sự phân hóa lãi suất giữa các nhóm ngân hàng thương mại lớn và nhỏ.
Theo quy định tại Thông tư 22, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng so với huy động (LDR) của các ngân hàng thương mại sẽ được thống nhất ở mức 85% thay vì áp dụng mức 90% với các ngân hàng thương mại nhà nước, 80% với ngân hàng thương mại tư nhân và nước ngoài. Tại 30/9/2019, LDR của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đang là 91,47% và của các ngân hàng thương mại cổ phần đang là 84,6%. Với quy định mới này, các ngân hàng thương mại nhà nước vốn dĩ có nguồn vốn dồi dào nhưng đầu ra tín dụng sẽ bị hạn chế hơn do các quy định về an toàn vốn và tỷ lệ LDR. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần còn dư địa để gia tăng tín dụng, do đó có thể sẽ chấp nhận mức lãi suất huy động cao hơn.
Tuy nhiên cuối năm với bài báo này - Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt
vietnamnet.vn
Như vậy sẽ có rất nhiều nguồn tiền nhàn rỗi tích cóp được không biết sử dụng sẽ được đưa cho các doanh nhân vay nóng, có thể thấy là nếu chỉ cần vài cú scandal bùng tiền như Côn Đồ Teo Con Cò Bay là sẽ có cuộc tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu ... nhưng liệu có kịp chảy không ? Nhưng túm lại nguồn tiền gửi vào ngân hàng sẽ không dồi dào, dẫn đến lãi suất dự đoán sẽ không giảm.
Theo quy định tại Thông tư 22, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng so với huy động (LDR) của các ngân hàng thương mại sẽ được thống nhất ở mức 85% thay vì áp dụng mức 90% với các ngân hàng thương mại nhà nước, 80% với ngân hàng thương mại tư nhân và nước ngoài. Tại 30/9/2019, LDR của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đang là 91,47% và của các ngân hàng thương mại cổ phần đang là 84,6%. Với quy định mới này, các ngân hàng thương mại nhà nước vốn dĩ có nguồn vốn dồi dào nhưng đầu ra tín dụng sẽ bị hạn chế hơn do các quy định về an toàn vốn và tỷ lệ LDR. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần còn dư địa để gia tăng tín dụng, do đó có thể sẽ chấp nhận mức lãi suất huy động cao hơn.
Tuy nhiên cuối năm với bài báo này - Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt

Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt
<p><img class='logo-small' title='' src='https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif' alt='' />Năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ “bùng nổ” với lãi suất hấp dẫn và lượng phát hành cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu DN “tăng nóng” cũng ẩn chưa nhiều rủi ro.</p>
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, tính đến hết tháng 11/2019, lượng phát hành trái phiếu DN đạt khoảng 237.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD), cao hơn 5,8% so với cả năm 2018. Trong đó, các ngân hàng thương mại phát hành 94 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% toàn thị trường. Tiếp đến là các DN bất động sản phát hành tổng cộng 71.312 tỷ đồng, chiếm 34,5% toàn thị trường.
Có thể nói, năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ “bùng nổ”. Tăng trưởng tín dụng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, cho vay trung dài hạn bị siết chặt, vì vậy huy động vốn thông qua kênh ngân hàng giảm. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các DN chuyển hướng sang phát hành trái phiếu. Hơn nữa, quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay rất thông thoáng. Chỉ cần DN có báo cáo tài chính đã kiểm toán là có quyền phát hành trái phiếu.
Vay ngân hàng lãi suất trung, dài hạn hiện nay ở mức từ 11-13%/năm lại không hề dễ dàng, phải qua thẩm định hồ sơ rất khắt khe, sau đó còn chịu giám sát về giải ngân, sử dụng vốn,... trong khi DN phát hành trái phiếu không chịu những ràng buộc này. Vì vậy, nhiều DN đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất cao, nhất là các DN thuộc lĩnh vực bất động sản, chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho biết.
Theo thống kê, có 44 trong tổng số 108 DN lớn thuộc lĩnh vực bất động sản đã thực hiện phát hành trái phiếu năm 2019. Nếu lãi suất bình quân trái phiếu nhóm ngân hàng chỉ ở mức 6,5%/năm, thì nhóm bất động sản lên tới 10,24%. Mức lãi suất này được cho là hấp dẫn hơn hẳn so với gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy, DN phát hành trái phiếu nhiều để đảo nợ ngân hàng. Trên thực tế, có nhiều lô trái phiếu DN phát hành ra, được các ngân hàng mua hết. Vì vậy, nhiều suy đoán cho rằng DN có khoản nợ ngân hàng, sắp đến kỳ phải trả, nhưng không biết lấy đâu tiền trả nợ. Để lâu sẽ thành nợ quá hạn và nợ xấu. Giải quyết vần đề này, chỉ có cách phát hành trái phiếu DN và “thuyết phục” các ngân hàng chủ nợ mua trái phiếu của mình. Như vậy, cả hai bên đều có lợi. DN sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng đúng hạn, còn ngân hàng cũng “làm đẹp” bảng cân đối tài chính và không bị nợ xấu tăng cao. Đây là lý do vì sao DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Ước tính cả năm 2019 thị trường trái phiếu DN sẽ đạt khoảng 260.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn cũng được rút xuống, theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, từ 1/1/2020 sẽ về 40%, sau hai năm giảm theo lộ trình, đến 1/10/2022 còn 30%. Điều này sẽ khiến việc vay vốn trung, dài hạn tại ngân hàng khó hơn, lãi suất cao hơn. Như vậy, các DN sẽ phải huy động vốn từ các kênh khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN,... Thị trường tái phiếu DN năm 2020, dự báo tiếp tục nhộn nhịp với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn gửi ngân hàng.
Như vậy sẽ có rất nhiều nguồn tiền nhàn rỗi tích cóp được không biết sử dụng sẽ được đưa cho các doanh nhân vay nóng, có thể thấy là nếu chỉ cần vài cú scandal bùng tiền như Côn Đồ Teo Con Cò Bay là sẽ có cuộc tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu ... nhưng liệu có kịp chảy không ? Nhưng túm lại nguồn tiền gửi vào ngân hàng sẽ không dồi dào, dẫn đến lãi suất dự đoán sẽ không giảm.