Email spam là gì và cách tránh bộ lọc spam (thuthuatmarketing.com)

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu vấn đề mua bán và sử dụng danh sách email. Nếu các bạn sử dụng danh sách đó, bạn sẽ bị các bộ lọc spam chặn lại và “đóng dấu” spamer ngay. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về spam và bộ lọc spam.
Nếu bạn đã từng gửi email với số lượng lớn, chắc hẳn bạn sẽ không lạ lầm gì với khái niệm bộ lọc spam. Theo ReturnPath, khoảng 10-20% email bạn từng gửi đi sẽ bị các bộ lọc spam chặn lại. Cho dù bạn làm email marketing đàng hoàng, chỉ gửi email đến những người đã đăng kí nhận email, thì bạn vẫn phải bước qua bộ lọc spam như thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc email của bạn bị bộ lọc spam chặn lại, nhưng cách duy nhất để tránh bộ lọc là hiểu spam là gì và cách thức hoạt động của bộ lọc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số vấn đề:
  • Spam là gì?
  • Cách thức hoạt động của bộ lọc spam
  • Những lỗi thông thường cần tránh
  • Làm sao để tránh những báo cáo spam sai
  • Tường lửa email
Cho dù bạn rất cẩn thận và đàng hoàng trong email makreting, thì bạn vẫn cần phải hiểu thế giới của spam. Nói sẽ giúp bạn tránh các rắc rối và trở thành một email marketer tốt hơn. Ok, bắt đầu nhé.

Spam là gì?

Một khái niệm vui, người ta gọi SPAM là Stupid Pointless Annoying Messages (những bức thư phiền toái, vô nghĩa, ngu ngốc)! Bạn có thể hiểu theo cách này cũng được. Những email nào hội đủ 3 yếu tố trên sẽ được gọi là SPAM, thế thôi.
Chỉnh chu hơn thì Spam là những email được gửi đến một danh sách người nhận mà không cần sự cho phép của họ. Đơn cử như việc bạn mua được 1 danh sách email từ đâu đó, gửi cho họ một email khuyến mãi thật hấp dẫn và thế nào họ cũng sẽ mua hàng của bạn. Một chiến dịch tuyệt vời, phải không?
1f600.png
Tuy nhiên, đó được gọi là SPAM và nếu bạn sử dụng các dịch vụ email marketing như Mailchimp, GetResponse, bạn sẽ bị khóa tài khoản ngay lập tức!
Nếu bạn không muốn bị khóa tài khoản, hãy gửi cho từng người một với nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chết vì những lá tự của bạn bị họ báo cáo spam. Ha ha.

CAN-SPAM Act 2003

Đây là một đạo luật của Mỹ có hiệu lực từ 01/01/2004. Theo luật, bạn có thể bị phạt đến $11.000 cho mỗi lá thư spam ($11.000 nhân với số lượng người trong danh sách sẽ ra được số tiền đóng phạt!). Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ đã kiện thành công các spammer nhiều triệu triệu đô la nhờ luật này!
Ở Việt Nam, chúng ta đã Nghị định của Chính phủ về Chống thư rác.
Về cơ bản, những email thương mại (bán hàng hoặc quảng cáo) cần phải tuân thủ những quy định sau nếu không muốn bị gọi là spam:
  • Không sử dụng tiêu đề, tên người gửi, tên người nhận phản hồi giả mạo, đánh lừa người nhận.
  • Phải luôn có đường dẫn ngưng nhận thư (unsubscribe).
  • Gỡ bỏ người nhận khỏi danh sách (khi họ ngưng nhận thư) phải được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc.
  • Việc ngưng nhận thư có hiệu lực ít nhất 30 ngày (trong 30 ngày này, bạn không được quyền gửi bất kì lá thư nào đến người đó).
  • Đính kèm địa chỉ nhận thư tay của bạn (ví dụ 90E Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM)

Cách thức hoạt động của bộ lọc spam

Các bộ lọc email được lập trình sẵn rất nhiều tiêu chí để đánh giá 1 email có phải là spam hay không, ví dụ những cụm từ giống spam như “CLICK HERE” hay “MIẾN PHÍ! MUA NGAY!”. Mỗi tiêu chí như vậy tương ứng với 1 số điểm. Tổng số điểm đạt tiêu chí của một email, cộng lại sẽ ra điểm spam (spam score). Ví dụ 1 vài tiêu chí của Spam Assassin như sau:
  • Nói về rất đến tiền (0.193 điểm)
  • Mô tả sự đột phá, phát minh (0.232 điểm)
  • Nói đến việc thế chấp (0.297 điểm)
  • Nội dung khẩn cấp (0.288 điểm)
  • Đảm bảo hoàn tiền (2.051 điểm)
If your campaign’s total “spam score” exceeds a certain threshold, then your email goes to the junk folder. You’re probably thinking, “What’s the threshold I need to stay under?” Sorry, but the number is different for every server.
Nếu điểm spam của bạn vượt ngưỡng cho phép, bạn sẽ đi vào hộp thư rác mà không cần bàn cãi.
Danh sách các tiêu chí của spam vẫn tăng đều và rất hiệu quả. Mỗi khi ai đó nhấn vào nút “báo cáo spam” trên chương trình duyệt email, các bộ lọc sẽ tiếp thu ngay. Thậm chí, các bộ lọc còn chia sẻ “kiến thức” cho nhau để ngày càng trở nên hoàn hảo. Tuy không có một công thức giúp bạn thoát các bộ lọc, nhưng vẫn có 1 vài lỗi bạn cần tránh để thư của bạn không vào thùng rác của người nhận.

Những lỗi thông thường cần tránh

Có 1 số lỗi mà một email marketer thường xuyên mắc phải, và hậu quả là bị các bộ lọc spam chặn đường:
  • Sử dụng các cụm từ spam, như là “Nhấn vào đây!” hoặc “Cơ hội duy nhất trong đời!”
  • Sử dụng dấu chấm than kịch liệt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  • TOÀN VIẾT HOA, CỨ NHƯ THỂ GÀO VÀO MẶT NGƯỜI ĐỌC
  • Tô màu đỏ hoặc xanh sáng
  • Code HTML cẩu thả, như kiểu copy từ Microsoft Word qua HTML
  • Email chỉ có 1 hình ảnh lớn, không có hoặc rất ít text (bởi vì các bộ lọc không xem được hình, nên nó cho rằng bạn đang lừa nó)
  • Sử dụng từ “kiểm tra” trong dòng tiêu đề
  • Gửi đến nhiều người nhận trong cùng 1 công ty (tường lửa email của công ty sẽ cho rằng đó là 1 cuộc tấn công spam)
  • Thiết kế HTML trong… Word và xuất ra file HTML (code sẽ rất cẩu thả, và bộ lọc spam sẽ rất ghét).
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Trong thực tế, nếu bạn gửi email đến 50.000 người nhận thì thế nào bạn cũng sẽ bị báo cáo spam một hai lần. Cho cho dù bạn hết sức cẩn thận thế nào đi chăng nữa, thì bạn cũng không thể tránh khỏi. Bởi vì, một sự thật cay đắng, nhấn vào nút spam để ngưng nhận email sẽ nhanh hơn là nhấn và nút “Ngửng nhận thư” (unsubscribe) rồi chuyển sang website để xác nhận!

Ngăn ngừa báo cáo spam sai

Nếu một ISP lớn như AOL nhận được một vài khiếu nại spam từ những email mbạn đã gửi, dù rất nhỏ, thì họ sẽ chặn tất cả các email từ máy chủ của bạn! Nếu bạn sử dụng MailChimp, GetResponse,… sai sót của bạn sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn marketer khác. “Con sâu làm rầu nồi canh”!
Đây là một loại tai nạn bạn không thể tránh khỏi. Các ESP sẽ liên tục theo dõi các cảnh báo spam từ các ISP, danh sách đen, mạng lưới chống thư rác. Nếu có bất kì dấu hiệu khả nghi nào, ngay lập tức, ESP sẽ chuyển tài khoản email đến những máy chủ khác và địa chỉ IP khác, đồng thời sẽ điều tra các tài khoản trên có vi phạm quy định hay không.
Khi bạn nhận được email cảnh báo về việc “Spam”, bạn sẽ bị liệt vào một “danh sách đen” và phải chờ để kiểm duyệt chứng minh bạn không phải là 1 spamer. Những gì họ làm là giảm email rác đến khách hàng. Bạn sẽ không thể thương lượng với họ, vì họ không có thời gian để lắng nghe bạn. Họ còn phải giải quyết rất nhiều các khiếu nại khác.
Nếu như những email trong danh sách của bạn là hợp pháp và bạn chứng minh được những báo cáo spam là sai sót của người nhận thì mọi việc sẽ nhanh chóng ổn thỏa. Nhưng, nếu danh sách email của bạn không rõ ràng, tài khoản của bạn sẽ bị các ESP khoá. Đó là lí do tại sao quản lý hệ thống danh sách email như MailChimp khuyên dùng double opt-in và họ cũng cấm việc mua bán hay thuê danh sách email, vi nó sẽ tạo ra rất nhiều báo cáo tiêu cực không mong muốn.

Tại sao người nhận lại báo cáo spam sai

Khi người nhận nghĩ bất kỳ thứ gì là spam, có thể họ sẽ nhấn vào nút “Spam” ở trong email. Khi họ làm vậy, “báo cáo spam” sẽ được tạo ra và gửi đến các nhà mạng lớn. Nếu các ISP nhận đầy đủ báo cáo về thông tin spam, họ sẽ gửi 1 cảnh báo đến người gởi email. Nếu bạn sử dụng Mailchimp để gửi email thì Mailchimp sẽ trở thành “người gởi” những email đó không phải là bạn! Nói đơn giản là họ sẽ đứng mũi chịu sào!
Nếu việc phàn nàn vẫn tiếp tục thì chắc chắn rằng tất cả những email được gửi từ 1 IP sẽ bị nhà mạng chặn lại, ít nhất là sẽ tạm khóa email của bạn. Đó là lí do vì sao các ESP luôn theo dõi các cảnh báo, phê duyệt cẩn thận những tài khoản mới trước khi xác nhận email của bạn hoàn toàn phù hợp với các quy định để họ thay bạn gửi email đến người dùng. Các ESP như Mailchimp, GetResponse luôn có những hướng dẫn viết email để giảm nguy cơ bị rơi vào spam nhất.

Lí do

Vậy lí do tại sao những người làm email marketing trung thực và đàng hoàng vẫn bị báo cáo spam? Đôi khi nói là sai sót từ phía người nhận chứ không phải là từ người gửi, nhưng “tiên trách kỉ hậu trách nhân”, bạn vẫn phải chú ý nhiều điều trước khi gửi email để giảm thiểu việc bị báo cáo sai.
  • Bạn lấy email một cách hợp pháp (thông qua 1 hình thức opt-in trên website) nhưng rất lâu sau đó bạn mới gửi email. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng là người nhận không nhớ là mình đã từng đăng ký email trên trang web của bạn.
  • Bạn có một cửa hàng trực tuyến, bạn có hàng ngàn địa chỉ email của khách hàng đã từng mua sản phẩm trước đây. Bạn gửi email đến khách hàng, và thay vì yêu cầu khách hàng quay lại tham gia trên trang web thì bạn lại gửi những email mời mọc giới thiệu các sản phẩm.
  • Bạn trưng bày sản phẩm tại một trung tâm thương mại nhân dịp một sự kiện nào đó, và các tổ chức sự kiện thương mại sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các địa chỉ email của người tham dự. Thay vì gửi email đến những người tham dự đó một lời mời vào tham gia vào trang web của bạn, đồng thời giải thích lí do họ có được email, nhưng bạn lại những email mang nội dung tin tức và khuyến mãi.
  • Dùng phương pháp bốc thăm và thẻ khuyến mãi, họ đã có được email của khách hàng khi tham gia chương trình, giải thưởng có thể là 1 suất ăn miễn phí hoặc một sản phẩm nào đó. Phương pháp này rất được các nhà tiếp thị ưa dùng – là 1 kỹ thuật dùng để thu thập danh sách người dùng.
  • Mua hoặc thuê địa chỉ email từ người khác.
Các vấn đề ở trên rất phổ biến, mà nguyên nhân chính là ở sự cho phép của người nhận. Về cơ bản, phát luật không cho phép bạn gửi email mà không có sự cho phép của người nhận. Thậm chí, chưa nói đến luật pháp, thì những email như vậy cũng rất thuộc loại mất lịch sự!
Ok. Bạn đã hiểu về spam và các vấn đề báo cáo spam sai như thế nào, lý do tại sao rồi.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Tiếp tục viết về chủ đề này. Một phần cũng là do tuần trước có 1 bạn đã email hỏi tôi như sau:
“Email cá nhân của mình bị liệt vô spam mail, do mình không biết về spam mail là như thế nào… mà vô tình gửi mail cho khách hàng và gửi với số lượng email hơi nhiều 1 chút. Giờ checkmail thử thì thấy email bị chuyển vô spam hết trơn…vậy phải làm sao để trở lại như cũ đây, vì là email mình liên lạc với khách nên cũng không muốn bỏ địa chỉ email đó nhưng gửi mail cho khách nhưng bị chuyển vô spam thì cũng không ai đọc được…giờ phải làm sau đây? Có cách nào để khôi phục địa chỉ email không nằm trong spam nữa không hay bỏ email đó đi và tạo email mới..?”
May mắn là tôi chưa từng đi spam, và cũng nắm trước các nguyên tắc tránh bị rơi vào bộ lọc spam như ở bài trước cũng như ở dưới nên tôi không có nhiều kinh nghiệm lắm về việc làm sao để đưa bạn ra khỏi danh sách spam của các ISP. Tuy nhiên, có 1 cách tôi đã thử nghiệm trên tài khoản email của bạn tôi và cũng cho kết quả khả quan sau 1 thời gian.
  1. Tuân thủ triệt để các nguyên tắc bên dưới. Đại loại là đã có “tiền án tiền sự” thì không có bất cứ hành động nào “chơi trội” nữa.
  2. Chỉ gửi email đến những người quen thuộc, có chất lượng tốt. Hạn chế gửi cho những người lạ hoặc email không rõ ràng.
  3. Nếu email của mình bị rơi vào hộp thư spam của người nhận, liên lạc với họ “Unspam” dùm mình.
Cứ kiên nhẫn thực hiện 3 bước trên, sau 1 thời gian (tôi không chắc là bao lâu, vì còn tùy vào hoạt động sử dụng email của bạn nữa) thì tài khoản email của bạn sẽ được “nhả” khỏi blacklist. Và đây là phần quan trọng hơn:

Các nguyên tắc gửi email để không bị đánh dấu là email spam

Với bất cứ dịch vụ email hay bất cứ phần mềm quản lý email nào cũng có một hộp thư spam để chứa những tin vớ vẩn. Mỗi ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) sử dụng những bộ lọc spam khác nhau và một số ISP có những hành động quyết liệt để chống lại các hành vi spam. Cho nên một khi chạy email marketing, email của bạn chắc chắn sẽ bị lọc và dễ rơi vào hòm thư rác một lúc nào đó. Nghe thì ghê vậy, nhưng cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn giảm đi rất nhiều khả năng bị chặn bởi bộ lọc email:

1. Đừng gửi email cho chính mình

Nếu bạn gửi email từ địa chỉ email gốc, (ví dụ test@thuthuatmarketing.com) và bạn gửi nó tới địa chỉ email của chính mình (test@thuthuatmarketing.com) thì nó dễ bị chặn bở bộ lọc spam. Hãy nhớ lại xem, khi bạn gửi email hàng loạt, bạn có tự gửi cho mình 1 bản?

2. Chú ý tới việc test bộ lọc spam trước khi gửi

Sử dụng những công cụ kiểm tra spam trước khi gửi. Nếu bạn dùng Mailchimp hoặc GetResponse thì chúng luôn tích hợp sẵn chức năng spam score khi bạn tạo chiến dịch email. Nó sẽ cho bạn biết bằng cách đánh dấu những chi tiết lỗi lớn trong email của bạn – những thứ có thể ảnh hưởng tới việc gửi email.

3. Email chỉ có mỗi một bức hình

Gửi email chỉ chứa một tấm hình, bộ lọc sẽ cho rằng bức email đó chắc chắn có vấn đề và chặn lại. Bạn nên dành thời gian để thiết kế soạn lại email với bố cục, từ ngữ và hình phù hợp. Đừng gửi email chỉ có duy nhất một bức hình.

4. Đừng sử dụng email cá nhân hay email miễn phí

Thay vì sử dụng email miễn phí hoặc email cá nhân như @hotmail.com hoặc @gmail.com, bạn nên sử dụng địa chỉ email của công ty hoặc tổ chức khi gửi email. Dĩ nhiên, bạn phải biết rằng nếu bạn bị cái ISP đưa và blacklist, thì tất cả email có cùng tên miền sẽ bị ảnh hưởng!

5. Tiêu đề email và các nội dung email khác nhau

Nội dung email đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc thư. Nếu bạn gửi cùng một nội dung và tiêu đề giống nhau đến nhiều người, thì bạn khó có lý do để nói mình không spam. Ngoài ra, tránh viết hoa toàn bộ, tránh viết những nội dung nghe như spam, (xem thêm tại đây). Bạn nên dùng A/B testing để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch email marketing của bạn.

6. Chú ý các liên kết trong email của bạn

Bộ lọc spam kiểm tra địa chỉ URL trong email của bạn. Nếu bạn dẫn link tới một domain thiếu uy tín (không an toàn), nhiều khả năng bạn sẽ bị phạt. Thêm vào đó, bạn nên tránh dẫn link tới các địa chỉ URL chứa các folder chỉ có 1-2 chữ cái ( ví dụ như domain.com/e/something or domain.com/es) vì như vậy bộ lọc sẽ tính đó là một dấu hiệu đáng ngờ.

7. Đừng sử dụng rút gọn liên kết

Đường link của bạn nên là link đầy đủ dẫn tới URL trực tiếp. Đơn giản, ISP không check được ngay nội dung của các liên kết đó, nên nó sẽ nghi ngờ bạn.

8. Sử dụng HTML chuẩn

Những tags HTML không thích hợp, những tag bị lỗi…có thể làm giảm khả năng gửi mail thành công của bạn.

9. Xóa bỏ những địa chỉ không còn được sử dụng

Hãy xóa những liên lạc cũ và không còn hoạt động nữa. Việc kiểm soát các liên lạc rất quan trọng trong việc gửi email. Tập trung vào những liên lạc còn hoạt động, bạn có thể tăng khả năng gửi email thành công.

10. Thường xuyên sử dụng 1 địa chỉ email

Chúng tôi khuyên bạn không nên đổi địa chỉ và thông tin email thường xuyên. Chúng nên được giữ cố định để xây dựng danh tiếng và thương hiệu cho bạn.

11. Không bao giờ thêm Javascript, mẫu code hoặc video vào email của bạn

Cách làm này chắc chắn sẽ bị kiểm duyệt gắt gao. Tốt nhất là dẫn đến một trang web chứa những nội dung trên.

12. Tránh copy trực tiếp từ Word, Excel hay Powerpoint, etc..

Khi bạn chép nội dung trực tiếp từ những ứng dụng , rất nhiều định dạng hầm bà lằng sẽ được nhét vào email và bạn không thể kiểm soát được. Các bộ lọc email spam cũng rất ghét điều này.

13. Đừng dùng cùng một cụm từ hay một câu có trong email làm tiêu đề

Nếu bạn gửi email có tiêu đề và thông tin tương tự nhau, nó phần lớn sẽ bị lọc thành email spam. Ví dụ tiêu đề thư của bạn ghi “ this is a test” và phần nội dung cũng ghi “this is a test”.
Hãy nhớ bạn nên tập trung vào những mối liên lạc còn tốt, gửi những nội dụng họ thực sự muốn, thêm họ vào danh sách của liên lạc của bạn, và khuyến khích họ tương tác với chiến dịch của bạn. Nếu bạn tập trung vào những điều trên, việc gửi email của bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn nhiều.