Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Đây là một vấn đề thú vị, đã tốn nhiều giấy mực

Full-cropped2.jpg

1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MB. 12.4MP.

1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.

1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon và sau này là tất cả các hãng máy ảnh KTS đều dùng CMOS)

CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.

Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).

Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...

CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây nhiều camera của Nikon đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD.

Xin tham khảo thêm về so sánh CCD-CMOS từ các nguồn thông tin khác trên Internet.

2. Kích thước Sensor

Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước xấp xỉ 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.

1071635mm_film.jpg


2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm (36x24mm)
Hình bên trái là cảm biến full frame, bên phải là cảm biến cỡ nhỏ
sensorsize_new_photo.jpg


2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6​
428px-SensorSizes.png
[/URL]
Lợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh.

Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view) và crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).

Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng hệ số crop x tiêu cự ống kính
VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm
Hình minh hoạ

Multiplier_Factor_DCS315.gif


Minh hoạ về trường nhìn của các sensor kích thước khác nhau
Focal-length-equivalents-500x405.jpg

đi vào phân tích yếu tố phần cứng của kích thước sensor:

Như bảng trên, diện tích bề mặt của FF Sensor là xấp xỉ 864mm², còn của CF 1.6x chỉ là ~370mm²
Như vậy, FF to hơn gấp đôi so với APS-C.

Trên một diện tích lớn như vậy, nếu có cùng số Megapixel (triệu điểm thu nhận tín hiệu) thì mỗi một pixel của FF cũng to hơn gấp đôi so với mỗi px của CF. Mỗi px của FF sẽ thu nhận được nhiều tín hiệu ánh sáng hơn, cũng như về mặt chế tạo thì khi có không gian, người ta có thể tích hợp thêm các chi tiết phụ trợ như là mạch chuyển Analog-Digital, mạch khử noise... và kết quả là Sensor FF có chất lượng cao hơn nhiều so với CF.

Yếu tố ánh sáng

Mặt khác, hiện tượng nhiễu xạ (diffraction) do ống kính tạo ra khi khép khẩu hẹp đến rất hẹp, sẽ được giảm thiểu đỡ hơn trên sensor FF. Giải thích hiện tượng quang học này và tác động của nó trên sensor thì rất là dài dòng, em đưa ra cái bảng này để so luôn. Muốn chẻ sâu thì làm bài khác.

DLA_zpsf49295d1.jpg


Trong bảng trên, thì nếu xét Canon 70D, với cảm biến CF độ phân giải tới 20.2MP, thì mỗi một pixel chỉ có kích thước 4.1 micron, và với body này thì lens chỉ đóng đến khẩu f/6.6 là bắt đầu gặp nhiễu xạ

Còn Canon 6D thì cũng có độ phân giải 20.2MP nhưng là FF nên mỗi pixel lớn đến 6.54 micron, và có thể khép khẩu đến f/10.5 mới gặp nhiễu xạ.


Nhiễu xạ gây nên điều gì?

Các airy disc do lens tạo ra không nằm gọn gàng mà càng khép khẩu quá nhỏ thì nó càng nhoè ra. Kết quả là khép khẩu nhỏ quá thì ảnh mất nét (ở mức pixel) chứ không phải là càng khép càng nét nhoen. VD bên dưới thì nếu khép f/5.6 thì một airy disc nằm gọn trong một ô cảm biến, còn càng khép thì nó càng nhoè rộng ra và nằm chồng lên các ô khác.

lens-diffraction.png


Nguồn: otosaigon.com​

 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Vấn đề góc nhìn Field Of View (FOV)

Minh họa
picture_angle.jpg


Giả thiết thứ nhất: 2 body FFAPS-C được lắp chung một loại ống kính, lấy tiêu cự bằng nhau (vd 200mm) và cùng chụp một đối tượng cố định.
Đây là minh hoạ về so sánh kết quả hình ảnh thu được trên 2 sensors​

Full Frame ------------- Crop Factor
1439885455_c8c41c1c68.jpg

+ Kích thước tuyệt đối của đối tượng là bằng nhau trên 2 sensors (vì ống kính giống nhau, cùng 1 đối tượng, cùng một tiêu cự, nên hình ảnh do 2 hệ thấu kính cho ra là bằng nhau tuyệt đối)

+ FOV của APS-C nhỏ chỉ bằng 1/1.5 lần so với FOV của FF. Phần không gian xung quanh chú chim do FF thu được lớn hơn hẳn so với APS-C (tóm lại APS-C là Cropped Field of View của FF)

Giả thiết thứ 2: Ta điều chỉnh tiêu cự ống kính của máy FF để có cùng Field of View với máy APS-C (theo tính toán theo đồng dạng phối cảnh thì tiêu cự này phải là 300mm, trong khi máy kia vẫn giữ nguyên là 200mm)

Đây sẽ là kết quả thu được:​
1440746082_a36507c1f3.jpg
Như vậy, APS-C 1.5x có cùng một một Field Of View với FF mà chỉ cần dùng tiêu cự nhỏ hơn (200mm so với 300mm), như vậy, ta sẽ có ngay một cảm tưởng rằng Cropped có ưu thế hơn FF (vì khỏi cần ống kính 300mm rất mắc tiền) mà vẫn có một FOV tương đương. Nhưng thực tế thì sao?

- Do hai hệ thấu kính đã được điều chỉnh khác nhau để cùng cho một Field of View, kích thước tuyệt đối của hình ảnh thu được là khác nhau. Trên FF, đối tượng to hơn nhiều so với trên APS-C. Và dĩ nhiên nó sẽ có nhiều chi tiết hơn.

- Khi in ra kết quả cuối cùng trên cùng một tờ giấy giống nhau, FF chả cần phóng to gì cả, còn APS-C thì phải phóng lên 1.54 lần, dĩ nhiên chi tiết sẽ bị vỡ hơn

Vấn đề Độ Sâu Trường Ảnh (Depth Of Field - DOF)

Cái này thì tính toán lằng nhằng lắm, ta cứ lấy luôn kết quả cho nhanh

Đầu tiên là kết quả tính toán cho 5D (FF) với các thông số: f=100mm; aperture = f/5.6; distance = 10m.
5D-DOF_zps7e0ccda7.jpg


Và dưới đây là kết quả của 7D (CF) cùng các thông số tương đương như trên
7D-DOF_zps8c75734d.jpg


So sánh 2 kết quả trên thì ta thấy độ sâu trường ảnh của CF (2.15m) nó mỏng hơn so với FF (3.46m) (DOF mỏng hơn) nghĩa là CF xóa phông ác liệt hơn trong trường hợp này
Thế nhưng, nếu ta kéo lens trên FF lên 150mm để có cùng một Field Of View với CF thì sao?

5D-150-DOF_zps9d0f6f1e.jpg



Lúc này DOF của 5D mỏng đi đáng kể, chỉ còn có 1.49m.

Như vậy, nếu 2 máy có cùng FOV thì DOF của Full-Frame mỏng hơn nhiều, xóa phông ác liệt hơn nhiều



Còn tất nhiên nếu các bác không in hình ra, mà ngược lại chỉ cần view với size nho nhỏ cỡ 640x480 trong email hoặc 4rum, thì các phân tích ở đây chả có ý nghĩa gì. Lấy đại cái PnS chụp lấy một bức hình, đại khái cũng có hình con chim bay trên nền trời xanh, cũng như nhau cả, mà chả cần đầu tư đến mấy chục ngàn $ làm gì cho mệt

Newbie_SG








Nguồn : otosaigon.com​
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Vấn đề Độ Sâu Trường Ảnh (Depth Of Field - DOF)

Cái này thì tính toán lằng nhằng lắm, ta cứ lấy luôn kết quả cho nhanh

Đầu tiên là kết quả tính toán cho 5D (FF) với các thông số: f=100mm; aperture = f/5.6; distance = 10m.
5D-DOF_zps7e0ccda7.jpg


Và dưới đây là kết quả của 7D (CF) cùng các thông số tương đương như trên
7D-DOF_zps8c75734d.jpg


So sánh 2 kết quả trên thì ta thấy độ sâu trường ảnh của CF (2.15m) nó mỏng hơn so với FF (3.46m) (DOF mỏng hơn) nghĩa là CF xóa phông ác liệt hơn trong trường hợp này

Thế nhưng, nếu ta kéo lens trên FF lên 150mm để có cùng một Field Of View với CF thì sao?

5D-150-DOF_zps9d0f6f1e.jpg



Lúc này DOF của 5D mỏng đi đáng kể, chỉ còn có 1.49m.

Như vậy, nếu 2 máy có cùng FOV thì DOF của Full-Frame mỏng hơn nhiều, xóa phông ác liệt hơn nhiều

otosaigon.com