Nhân tiện đọc bài báo trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần
cũng như theo giỏi kết quả tuyển sinh vào trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa với Đề và đáp án bài khảo sát Tiếng Anh vào lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa được công bố như sau
Đề thi và đáp án phần tự luận như sau:
Đề thi và đáp án phần trắc nghiệm:
Nội dung bài khảo sát đề cập đến nhiều lĩnh vực như địa lý, tự nhiên, xã hội.
Rồi
Một TS thứ thiệt dạy ĐH, cầm cái đề thi đầu vào lớp 6 lắc đầu ngao ngán, Họ (toàn TS-GS), ra cái đề quái quỷ gì với những đứa trẻ 11-12 tuổi thế này. Einstein tái thế chăc cũng khó ở lứa tuổi ấy, ví dụ những khía cạnh, thông tin, chữ nghĩa này, ngay cả người lớn tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đôi khi còn khó, nếu không chú ý, một đề thi giả cầy, lúc Anh lúc Việt tá lả:
(chia nhỏ bài ra, diễn đàn không cho đăng dài dòng)
Liệu có còn chỗ cho giá trị truyền thống?
TTCT - Câu hỏi đó không phải là sự tiếc nuối quá khứ nghìn năm lều chõng và lối học hành khoa bảng, nhưng cách dạy và học kiểu Khổng - Mạnh, cùng những ảnh hưởng hữu hình và vô hình kéo dài sau đó, chắc chắn vẫn còn mạnh mẽ ở nhiều quốc gia châu Á.
Giáo dục Á Đông từng, và vẫn đang, có những giá trị riêng mang tính bản sắc, đặc biệt rõ nét ở các trình độ phổ thông, mà việc phủ nhận sạch trơn và cố gắng sao chép giống hệt mô hình phương Tây có thể khiến những thế hệ tiếp theo phải trả giá đắt.
Xung đột giá trị
Trong cuốn sách in năm 2012, Cultural Foundations of Learning: East and West (tạm dịch: Những nền tảng văn hóa của học tập: Đông và Tây), tác giả Li Jin (Lý Cẩn) - sinh ở Trung Quốc và là giáo sư Đại học Brown (Mỹ) - đã chỉ ra những khác biệt cơ bản trong tư duy học tập phương Đông và phương Tây.
Theo bà, những học trò chịu ảnh hưởng của truyền thống Khổng - Mạnh coi việc học tập là điều quan trọng nhất trong đời, là mục đích của cuộc sống; học hành giúp một người không chỉ giỏi giang hơn mà còn lương thiện hơn; học tập là cả đời; tri thức giúp ta khác biệt không tới một cách tự nhiên và hành trình tìm kiếm tri thức đó đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực và tự nhận thức bản thân.
Ngược lại, các học trò phương Tây tiếp cận học vấn dựa trên các nguyên tắc: sự tò mò về thế giới bên ngoài là nguồn cảm hứng cho việc học tập; tinh thần nghi vấn liên tục với vũ trụ xung quanh ta sẽ dẫn tới những tri thức mới; khả năng tư duy của con người là vô song và khả năng tư duy duy lý sẽ dẫn dắt quá trình chúng ta tìm hiểu thế giới; từng cá nhân là một thực thể tham gia vào cuộc khám phá đó.
Những nhà nghiên cứu được dẫn trong cuốn sách đã tìm hiểu các mô hình học tập ở Đông Á và phương Tây và thấy những kết quả đáng kinh ngạc.
Họ thấy học trò, các bậc phụ huynh và thầy cô ở Mỹ giải thích sự thành công của trẻ nhỏ dựa trên năng lực, trong khi những người tương ứng ở châu Á dựa trên sự nỗ lực. Qua nghiên cứu của bà Li thấy rằng học sinh Đông Á luôn chăm chỉ hơn học trò phương Tây.
Một trong những khía cạnh hay được nói tới với hệ thống giáo dục phương Đông là bệnh thành tích và những kỳ thi cử cực kỳ căng thẳng, thậm chí ngay từ khi mới bắt đầu.
Sự chỉ trích nhắm vào lối khoa cử rõ ràng chịu ảnh hưởng mạnh của tư duy Khổng giáo này thì rất nhiều: nó chỉ tập trung vào giáo viên, độc đoán, khuyến khích học vẹt và bóp chết sáng tạo, gây ra bệnh thành tích, ảnh hưởng tới tâm lý trẻ...
....
Nhưng các xã hội châu Á, đang chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng hướng vào các giá trị phương Tây, đang thay đổi. Các thế hệ trẻ hơn đã “thấm nhuần” nếu không phải là tư tưởng thì ít ra cũng là một lối sống kiểu phương Tây thông qua mạng xã hội, Internet, phim ảnh và rất nhiều trao đổi liên văn hóa khác.
cũng như theo giỏi kết quả tuyển sinh vào trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa với Đề và đáp án bài khảo sát Tiếng Anh vào lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa được công bố như sau
Đề thi và đáp án phần tự luận như sau:
|
Đề thi và đáp án phần trắc nghiệm:
Nội dung bài khảo sát đề cập đến nhiều lĩnh vực như địa lý, tự nhiên, xã hội.
Rồi
“Cả nhà nói con phải vào bằng được Trường Trần Đại Nghĩa”
Buổi sáng 30/6, kỳ khảo sát năng lực bằng tiếng Anh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa diễn ra tại 5 hội đồng thi. Phụ huynh đi thi còn đông hơn cả thí sinh, không chỉ một người, nhiều gia đình cả bố mẹ, ông bà cùng “tháp tùng” con trẻ đi thi.
Bên ngoài trường thi là một bầu không khí “nóng” hơn cả trong cả phòng thi với đủ tâm trạng của phụ huynh với ước mong con vào được ngôi trường chuyên danh tiếng. Với chỉ tiêu chỉ hơn 500, sẽ có hơn 3.300 em sẽ rớt khỏi kỳ khảo sát này, hơn ai hết phụ huynh hiểu được áp lực “chạy đua” khủng khiếp và chuyện đỗ vào trường cực kỳ khó.
Ông bà nội ngoại ở các quận huyện TPHCM đưa cháu đi khảo sát năng lực vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa. Ông Hoàng Văn Kim, có cháu học Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Bình Thạnh cho hay mình có nhiệm vụ đưa đón cháu đi học, chở cháu đi học thêm nhiều trung tâm từ năm cháu lớp 4. Cháu của các bà bên cạnh cũng học thêm rất nhiều nơi.
Cảnh ngoài trường thi, phụ huynh còn căng thẳng hơn cả thí sinh.
Câu chuyện của nhiều nhóm phụ huynh, ông bà khi ngồi chờ con thi đã tái diễn hành trình ôn luyện nhồi nhét, biến trẻ thành “gà chọi”. Họ khoe con mình được ôn ở cùng lúc nhiều trung tâm đắt tiền, có tiếng nhất; ngoài ôn trung tâm học tại nhà những thầy cô “mát tay” luyện thi; chưa hết, có người còn mời gia sư về tại nhà kèm cặp con... Bé nào được ôn từ lớp 4 xe như là chậm, các em được ôn từ lớp 3, thậm chí từ lớp 2 với lịch ôn dày kín.
Các em đến từ khắp các quận huyện ở TPHCM, xa như quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng có nhưng cùng có điểm chung đều phải học sinh giỏi ở trường, có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5.
Phải chăng đây cũng chính là “gánh nặng” của các em khi bố mẹ mang niềm tin “con mình giỏi nhất nhì trường”, cùng với công sức ôn luyện bố mẹ góp vào. Việc đỗ vào trường Trần Đại Nghĩa không chỉ là dịp thể hiện mà còn là để không phụ công bố mẹ.
Một TS thứ thiệt dạy ĐH, cầm cái đề thi đầu vào lớp 6 lắc đầu ngao ngán, Họ (toàn TS-GS), ra cái đề quái quỷ gì với những đứa trẻ 11-12 tuổi thế này. Einstein tái thế chăc cũng khó ở lứa tuổi ấy, ví dụ những khía cạnh, thông tin, chữ nghĩa này, ngay cả người lớn tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đôi khi còn khó, nếu không chú ý, một đề thi giả cầy, lúc Anh lúc Việt tá lả:
(chia nhỏ bài ra, diễn đàn không cho đăng dài dòng)