Giá trị của một công ty xây dựng Việt Nam ? Thương hiệu và hình ảnh ? năng lực kinh nghiệm ? tài sản …. ?!

Nhân chuyện lùm xùm xảy ra giữa Kusto và Coteccons







Mong muốn zooming chủ đề này xem nó nằm ở đâu ?

Tài sản á, không phải, mấy thứ máy móc thi công từ cần cẩu cho tới cái bay nhà thầu nào cũng có thể sắm, còn nhận được nhiều công trình thì còn có giá trị, hết công trình thì như đống ve chai.

Ở công nghệ á? Không phải, công nghệ đi mua, đi học thôi chứ đâu có bí quyết.

Ở nhân sự giỏi á? Không phải, nhân sự giỏi nó như chim chẳng đậu mãi ở một chỗ đâu.

Ở tinh thần khát vọng Việt gì đó á? Chắc cũng chả giá trị gì mấy.

Ở quản trị ?

Ở hồ sơ năng lực kinh nghiệm ?

Vấn đề là nhà thầu xây dựng là người đi làm thuê cho kẻ khác nên nhận thấy thường thể hiện phong độ nhất thời, chứ hiếm có nhà thầu bền mãi với thời gian
 

saigonco

Thành viên cơ bản
21/5/13
460
10
Chủ đề khá hay đấy, các nhà thầu xây dựng Việt Nam không bền vững như ở nước ngoài, phải chăng là mô hình quản trị gia đình hay cách kiếm việc của công ty Việt Nam không giống với nước ngoài, dựa trên quan hệ là chính.
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Vốn quý nhất của nhà thầu là làm sao ký được hợp đồng giá cao và nhận tiền nhanh, vốn quý nhất của chủ đầu tư là làm sao thuê được nhà thầu giá rẻ và nợ. Với trường hợp Coteccons là lùa được vốn của cổ đông để nhận thầu trả chậm, muốn thế thì phải xây dựng phông bạt trước đó

Chọt vui thôi, chứ cũng lót dép hóng các cao nhân.
 
Coteccons - Đấu súng mùa ĐHCĐ - không biết trận này anh Dương thoát xác thành công không ?



Không rõ anh Dương có quá tham hay không, chứ ai lại bán cổ phần rồi cùng lúc lập ra 4 công ty con cũng chức năng tương tự, rồi công ty Nội Thất, công ty Nhôm Kính, công ty M& E nữa. Vừa hốt trọn thầu phụ vừa hốt trọn cạnh tranh thì Cotecons không sớm thì muộn cũng trở thành cổ nhân chứ cổ phiếu lên gì nổi, mấy anh Kusto ôm hận ngay từ lúc đặt bút bơm tiền nhưng chuyện đã lỡ , bật ngửa khi nghe tin dữ. Mấy cái lớn lớn mà dễ ăn sau này toàn Ricons ký, còn mấy công trình CĐT nợ như chúa chổm thì Coteccons ký và nằm ngửa chờ.

Không lẽ Kusto đi hốt rác cho thiên hạ ? Kusto vào doanh nghiệp nào thì một thời gian sau doanh nghiệp đó xiêu liêu, nào là Descon, nào là BT6 , nào là Châu thới 620 đúc dầm.

4 công ty con được lập ra gần chục năm trước khi Kusto tham gia vào Coteccons thì liên quan gì ở đây? Các công ty đó đều có vốn góp của Coteccons với đối tác khác, được lập ra với mục đích đa ngành đa nghề như tất cả các công ty đa quốc gia khác, anh có biết lý do tại sao đến một lúc nào đó tất cả các doanh nghiệp lớn đều đa ngành đa nghề không? Anh có biết mâu thuẫn hiện tại xuất phát khi nào, lý do tại sao không? Anh chỉ nhìn thấy cái vẻ bên ngoài và bị tác động của truyền thông thôi. Anh nào đang có doanh nghiệp chuẩn bị hợp tác với các quỹ thì nên nhìn vào đây mà học kinh nghiệm

Anh muốn chém thì nên tìm hiểu đầy đủ ngọn ngành, đọc số liệu các bên liên quan thay vì đoán mò
 
Không bàn về giá trị công ty, cũng không bàn sâu về nội tình Coteccons - đây là câu chuyện giữa quỹ và doanh nghiệp nhiều khi bên ngoài nhìn vào thấy vậy mà không phải vậy - giá CTD tăng đợt rồi do Kusto mua gom lấy quyền chi phối.

Chia sẻ thêm vài thông tin, do có mối quan hệ nhất định và khá lâu từ khi Coteccons mới được thành lập, từ việc từ việc cổ phần hóa một công ty xây dựng thành viên thuộc tổng công ty Fico năm 2004, sau đó tầm 2005-2006 thì thành lập công ty Unicons. Unicons khởi đầu làm thương mại, buôn bán thép, sau biến động 2007-2008 cũng phải làm thêm xây dựng, bây giờ đã thuộc sở hữu 100% của Coteccons.

Ricons (Phú Hưng Gia) thành lập từ năm 2004, là chủ đầu tư dự án Botanic mà ở đó Coteccons là nhà thầu, 2007 thị trường bất động sản đóng băng nên dịch chuyển sang làm xây dựng công nghiệp và thương mại và bây giờ đang quay lại bất động sản và các ngành nghề khác, hoạt động đa ngành. Tầm 2009-2010 gì đó Coteccons kết duyên với Ricons, hiện tại sở hữu khoảng 20% Ricons.

Newtechcons (FDC) thành lập 2003 khởi đầu làm hạ tầng công nghiệp, sau làm chống thấm, sống lay lắt qua khủng hoảng 2007-2008, đến đợt bùng nổ xây dựng 2014-2017 mới chuyển đổi sang làm xây dựng - mảng nhôm kính.

.....

Tóm lại là các công ty này hoạt động xây dựng trước khi Kusto vào. Kusto đầu tư vào Coteccons năm 2012 với số tiền hơn 500 tỷ, sở hữu 25% với giá mua vào 50k/cổ phiếu. Từ đó đến nay Coteccons tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận khủng, giá cổ phiếu lên mức nào thì cũng biết thương hiệu Coteccons, chưa nói Kusto từ 2012 đến nay bên đó ra sức thu gom cổ phiếu Coteccons thì mọi người cũng tự hiểu.

Hhoảng năm 2017-2018 nhà nước thay đổi một số chính sách dẫn sự thay đổi trong cách điều hành của nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn, nhưng Kusto đang thầm nghĩ, dịch vụ xây lắp cũng giống như bán hàng ở Massan, có thể ngồi ở văn phòng để kiểm soát mọi việc, Kusto can thiệp sâu vào công tác điều hành gây nhiều trở ngại cho việc kinh doanh nên Coteccons mới xảy ra mâu thuẫn, xáo trộn nhân sự và thay đổi chiến lược kinh doanh

Để xây dựng 1 doanh nghiệp xây dựng lớn mạnh và duy trì nó phát triển không phải dễ, phải nhạy bén và có chiến lược phù hợp cho từng thời điểm, nhưng nói về tài sản và lượng tiền mặt thì Coteccons còn hơn một ngân hàng tầm trung nữa ... lợi nhuận mấy năm trước toàn trên 1k tỷ.. trong khi các ngân hàng cầm cự không lỗ cũng là khướt rồi.

Nói chung biết mục đích của Trịnh Thanh Huy Kusto là gì , có vẽ có liên quan đến Massan - nhừng sờ đến đâu, nơi đó tan nát hết



Nhưng với Coteccons thì Kusto lãi rồi


Có vẻ Kusto thể hiện tham vọng thâu tóm Coteccons - có vẻ Kusto đang chơi chiêu bài con sói gửi chân - nếu thế bài học lớn cho các anh chủ doanh nghiệp Việt, bài học này không bao giờ cũ.
 
Kusto thể hiện tham vọng thâu tóm Coteccons là đúng rồi, thâu tóm xong là xà xẻo và Coteccons sẽ tan rã trong sau 1 năm giống như hàng loạt công ty mà Kusto nhảy vào mục đích cũng chỉ thế, bản chất hiện nay là muốn ôm cái tài sản và tiền mặt hiện có của Coteccons, ngoài ra thì ôm được Coteccons thì lại chi phối tiếp được các công ty con vì đang có phần trong công ty con.


Già nhanh thế anh Công, gần 30 năm rồi, một thanh niên già, luôn chăm học, nhã nhặn, và gần như không đánh bài trong KTX, giờ lại phải ngồi xem Kusto chia bài, căng nhỉ ? Bền bỉ theo anh Dương từ thời Cotec Fico (xí nghiệp Descon) giờ bị Kusto "cướp trắng" nghĩ cũng akay thật

Kusto là ai thì anh Dương chả xa lạ gì, cái gương của tiền nhân Descon còn sờ sờ ra đó, chắc anh Dương sẽ có chiêu trị .... vì dù gì Coteccons là thương hiệu quá lớn, hy vọng anh Dương sử dụng được Coteccons cho các công ty con ( Ricons, Newtechcons ... ) dựa hơi được tầm 3 năm nữa, quăng xác cho Kusto muốn làm gì thì làm. Ricons đang trúng thầu rất nhiều công trình của CĐT TQ nên xét về mặt doanh thu, doanh số thì cũng đủ đảm bảo cho nhóm anh Dương và chiến hữu cũng đủ sống và chiến đấu.

Kusto có thể nhìn ra được khoản tiền ứng trước của các chủ đầu tư cho Coteccons, nhìn thấy giá nhận và giá giao khoán của Coteccons, muốn rút ruột nhanh Coteccons chăng ?
 
  • Like
Reactions: NhatLanmak5

NhatLanmak5

Thành viên cơ bản
Giá trị lớn nhất của công ty xây dựng chính là nhân sự, thành công của Coteccons và cũng chính là giá trị của Coteccons là kéo được cả một bộ máy nhân sự cực kỳ tâm huyết và chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu thời tách ra khỏi Fico và duy trì đến ngày hôm nay.

Nhờ nhân sự ổn định mới phát triển được theo xu hướng D&B ( Design & Build) cũng như áp dụng BIM triệt để, từ đó mạnh dạn và mạnh tay trong an toàn lao động cũng như chất lượng công trình nhưng giá thành cạnh tranh được với các nhà thầu ngoại (tuy nhiên cao hơn giá bình quân chung của thị trường hiện nay khoảng 10-15%). Cũng nhờ quản lý tốt, đủ quy trình bài bản chuyên nghiệp, dù giá giao thầu phụ thấp hơn thị trường 5-10% nhưng được cái thanh toán dễ dàng và đúng hạn nên các nhà thầu phụ nào không mơ ước làm cho Coteccons.

Không biết Kusto muốn gì ở một nhà thầu xây dựng ? Vì biên độ lợi nhuận của Coteccons cũng chỉ tầm tầm 7-8%, Kusto có nhảy vào điều hành cũng không đẩy biên độ lợi nhuận được lên đâu. Hay là Kusto thấy nhân sự cấp cao của Group Coteccons suốt ngày xách gậy golf đi cuốc đất nên muốn hất cẳng ???
 
Giá nhận thầu cao hơn giá thị trường có khi là chủ đầu tư gửi đấy các anh chị ơi,

Thực sự cũng đã có cơ hội xem một dự toán của nhóm CTD, giá cũng chỉ nhỉnh hơn thị trường không tới 10% đâu, vấn đề là họ có nhà cung cấp, tổ đội nhận lại với giá tốt, ổn định, kịp thời .... như vậy tổ đội & nhà cung cấp ổn định giá hợp lý cũng là một phần cấu thành giá trị của doanh nghiệp xây dựng, có thể nói là network.

Rõ ràng nhất về giá trị của tổ đội và nhà cung cấp là khi anh Dương chủ quan để anh Tuấn tách ra Central và lấy rất nhiều tổ đội thi công, dĩ nhiên là cả quan hệ với các CĐT nữa, nhưng làm gì thì làm nếu không có các tổ đội thi công thì các anh Tuấn tèo liền.
 
Nói chung biết mục đích của Trịnh Thanh Huy Kusto là gì , có vẽ có liên quan đến Massan - nhừng sờ đến đâu, nơi đó tan nát hết
Anh Huy Thanh Hóa với Kusto vừa có chung vừa có riêng, là dân chỉ kinh doanh dự án chứ không đầu tư dự án , ví dụ Kusto Group - Bình Thiên An với đảo Kim Cương, Kusto Group - Thảo Điền Investment với Metropolis Thảo Điền, rồi HB Group với Côn Đồ Theo Hội An .... xây gần xong là bán cho bọn Tây lông nguyên cụm.

Giá trị lớn nhất của công ty xây dựng chính là nhân sự, thành công của Coteccons và cũng chính là giá trị của Coteccons là kéo được cả một bộ máy nhân sự cực kỳ tâm huyết và chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu thời tách ra khỏi Fico và duy trì đến ngày hôm nay.

Vậy nếu Kusto đá anh Dương ra khỏi CTD thì CTD chỉ còn cái vỏ ? Kusto sẽ xóa bỏ cái tên Coteccons như số phận Descon, BT6 ??? Vì hiện nay nhóm anh Dương nắm chưa tới 15% cổ phần của CTD.
 
Giá nhận thầu cao hơn giá thị trường có khi là chủ đầu tư gửi đấy các anh chị ơi,

Thực sự cũng đã có cơ hội xem một dự toán của nhóm CTD, giá cũng chỉ nhỉnh hơn thị trường không tới 10% đâu, vấn đề là họ có nhà cung cấp, tổ đội nhận lại với giá tốt, ổn định, kịp thời .... như vậy tổ đội & nhà cung cấp ổn định giá hợp lý cũng là một phần cấu thành giá trị của doanh nghiệp xây dựng, có thể nói là network.

Rõ ràng nhất về giá trị của tổ đội và nhà cung cấp là khi anh Dương chủ quan để anh Tuấn tách ra Central và lấy rất nhiều tổ đội thi công, dĩ nhiên là cả quan hệ với các CĐT nữa, nhưng làm gì thì làm nếu không có các tổ đội thi công thì các anh Tuấn tèo liền.

Anh Dương cũng đâu phải tay vừa, kẻ cắp gặp bà già khi kết lương duyên với Kusto thôi, trách anh Tuấn tách Central và lấy rất nhiều tổ đội thi công thì cũng phải nhớ về thời anh Dương còn làm cho Descon.

Có thể nói Descon là cái nôi và là bệ phóng cho anh Dương, khi đó anh Nguyễn Xuân Bảng làm giám đốc, là thời kỳ chuyển mình của Descon thay đổi mô hình quản lý, từ quản lý điều hành tập trung sang phân cấp mạnh mẽ và rộng rãi cho các Xí nghiệp thành viên ở mức độ mà thực chất các Xí nghiệp là các công ty con. Với mô hình tổ chức này, Giám đốc và CB-NV các Xí nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất để chủ động, sáng tạo trong hoạt động. Thực sự Descon cũng không phải khai sinh mô hình cai đầu dài với các xí nghiệp, giai đoạn giữa thập niên 1990 và đầu 2000 nợ rộ, hầu hết các công ty theo mô hình này sau một thời gian đều khủng khoảng về nợ nần hoặc khủng khoảng nhân sự, nhưng Descon lại khá chuẩn và bài bản tại thời điểm này, một trong số ít công ty lên sàn chứng khoán đầu tiền tại Việt Nam.

Khi đó chủ trương của anh Bảng, chuyên môn hóa và hiệp tác hóa - chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ tài chính và đương nhiên chia sẻ lợi nhuận - đặt hoạt động của Xí nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp là trung tâm hoạt động của công ty. Mọi hoạt động của Công ty và các phòng ban giúp việc công ty đều nhằm phục vụ, hỗ trợ các Xí nghiệp để các Xí nghiệp làm ăn có hiệu quả. Công ty đã xây dựng và ban hành một loạt tài liệu hướng dẫn, văn bản, quy chế, quy định, quyết định … chỉ có mục tiêu duy nhất là giúp các Xi nghiệp đi đúng hướng, hoạt động an toàn và hiệu quả.

Lúc ở Descon, anh Dương phụ trách 3 xí nghiệp và bắt đầu có các đệ tử là Công, Quân, Vĩnh, Tuấn. Anh Dương bắt đầu trúng nhiều công trình, muốn hất cảng anh Bảng, nhưng anh Bảng không chịu nhường ngồi, nhớ láng máng là đỉnh điểm là trúng thầu cái Bitexco 1 ở Nguyễn Hữu Cảnh, tách ra thành lập Coteccons. Phải nói làm cái gì cũng phải có thiên thời địa lợi, chứ thời điểm hiện nay thì khó nam cường.

Lưu ý cổ đông đầu tiên của Coteccons là 1 quỹ của Hàn Quốc, sau đó cổ cánh rớt ầm ầm thì Kusto mới nhảy vào
 

DinhHaTranCE

Thành viên cơ bản
Với việc chỉ giữ dưới 15% cổ phần thì anh Dương hoặc là quá coi thường đối thủ ngủ quên trên chiến thắng, hoặc là kim thiền thoát xác. Coteccons trúng thầu như thế nào thì cũng chỉ tiên phong được giai đoạn đầu, nếu không phết phẩy nhận chuyển giá của chủ đầu tư thì các đối thủ khác cũng làm được như vậy. Bản thân các công ty con Newtecons, Ricons ... muốn trúng thầu thì giá cũng phải cạnh tranh hơn giá của Coteccons. Rồi HBC đâu phải là nhà thầu vớ vẩn, rồi ngay cả người cũ của Coteccons là Central cũng đạp giá để trúng thầu chứ. Thị trường xây dựng BĐS bây giờ các CĐT cũng không có chuyện tạm ứng tiền dễ dãi cho nhà thầu, nhà thầu còn phải ôm sản phẩm căn hộ chứ thay được thanh toán bằng tiền như ngày xưa.
 

VoHungPMU2

Thành viên cơ bản
Khai phá, tiên phong về công nghệ cũng như giải pháp quản lý thì chỉ có ưu thế một giai đoạn nhất định, nếu không có bí quyết gì đặc biệt để cải tiến liên tục (giảm giá thành, giảm thời gian thi công) thì các đối thủ cũng sẽ nhanh chóng bắt chước, các đối thủ bắt chước thì luôn sẽ có giá cạnh tranh hơn mới trúng được thầu. Ngành xây dựng chứ không phải ngành sản xuất điện tử hay y dược để có bản quyền độc quyền.

Mình không ở trong mảng xây dựng dân dụng, nhưng đoán chắc anh Dương là mẫu người độc đoán nên khi ở trên đỉnh của ngành xây dựng một thời gian, không chịu nhìn nhận rằng không ai có thể ngồi trên đỉnh mãi.

Nói anh Huy Kusto ( nắm giữ 18,23% số cổ phần) chuyên đi thâu tóm rồi giết chết doanh nghiệp, để được lợi ích gì? Rằng Kusto ( Kustocem Pte. Ltd) không có đóng góp trực tiếp nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ là kẻ đi buôn tiền ??? Đọc bài này cũng không hiểu luôn, vì nếu ngay cả Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công ( đại diện theo pháp luật là ông Kebirov Ablakhat, cũng chính là đại diện pháp luật của Công ty Kusto Home - nắm giữ 14,67% số cổ phần ) có ôm điều hành Coteccons thì cũng vỡ mồm, vì hệ thống nhà thầu phụ nằm trong quyền của điều khiển của anh Dương.


Theo bài báo này thì sau 8 năm gắn bó, từ mối quan hệ "đối tác chiến lược", Kusto và Coteccons chuyển sang "đối đầu", chủ yếu vì những bất đồng về Ricons



Rằng Kusto cáo buộc Ban điều hành Coteccons “sử dụng tài nguyên và uy tín của Coteccons cho lợi ích của các công ty khác mà các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có các lợi ích liên quan... “gây thiệt hại nghiêm trọng cho khoản đầu tư” của Kusto và tổn hại quyền cổ đông .... cái này thì có lẽ anh Huy Cu to mất rồi (to đầu thì dại, nhỏ dái thì khôn).


Mô hình của Coteccons làm tổng thầu kiểu như thời xưa của anh Bảng Descon chắc lại giống như các tập đoàn xây dựng nước ngoài sang Việt Nam, chỉ mang theo pháp nhân và con người quản lý, còn lại công việc do các nhà thầu phụ tại Việt Nam đảm nhận hết


Quên mất cái thớt này đang bàn về thương hiệu và giá trị, mình thì không phải doanh nghiệp, nên chỉ có vài dòng vậy thôi
 

Long Bui

Thành viên cơ bản
20/10/16
5
1
Với Cotext , thương hiệu và giá trị nằm ở dàn đệ tử Quân, Công, Vĩnh, Tuấn và Thụy. Thần thiêng nhờ bộ hạ.
 
  • Wow
Reactions: NgoHoangGianGiao
Ngành xây dựng standardize lâu rồi, 2 yếu tố lớn nhất của ngành này là vốn và quan hệ với chủ đầu tư, đảm bảo được 2 yếu tố này thì sẽ có giá thành hợp lý với chủ đầu tư lẫn cổ đông - kể cả là ngân sách nhà nước. Chuyện khoe D&B hay BIM này nọ chỉ là phông nền, vì có giá hợp lý thì thiếu gì đối tác nhảy vào ôm.

Vốn nhiều dĩ nhiên là yếu tố cần, nhưng đủ phải có quan hệ tốt (bao gồm feedback cả dưới gầm bàn, chuyển giá, gửi giá ....), cứ nhìn ngày xưa Kumho E&C, Posco E&C... vào Việt Nam mạnh thế, giỏi thế, tiền nhiều thế nhưng không quan hệ được với các chủ đầu tư trong nước thì không thể trúng thầu được, cũng có thể là luật pháp của họ không cho phép những chuyện âm binh, ví dụ như bọn Nhật qua vụ đại lộ Đông Tây, chứ như các dự án BOT ai không biết nhà thầu được gửi giá không dưới 20% - 20% này mang lại các yếu tố quan trọng cho chủ đầu tư, đầu tiên là giá trị công trình được đẩy lên chủ đầu tư đi vay ngân hàng được nhiều hơn, tiếp nữa thì rút một cục giao lại cho chủ đầu tư làm việc khác.

Ví dụ như CentralCons mới thành lập 3 năm giờ cũng sắp có danh mục sắp đuổi kịp những công ty ra đời 10-15 năm trước. Ai bảo HBC, CentralCons không xây được những toà như Landmark 81? Chờ xem sắp tới họ thắng thầu thì xây Empire 88 tầng Thủ Thiêm hay Domino Tower 99 tầng ở Hạ Long cho mà coi.

Quan trọng là quan hệ với chủ đầu tư, chưa có kinh nghiệm những hạng mục đặc biệt thì chủ đầu tư cho phép thuê thầu phụ đặc biệt, chưa từng làm các tòa nhà skyscraper 300-500m thì thuê chuyên gia ngoại từ những công ty đã từng triển khai, về tư vấn cho là xong

Ai làm trong ngành này không cần phải khoe mình giỏi, và cũng đừng vội vỗ ngực 'không có tôi thì không có...'. ai cũng có thể bị thay thế, từ vai trò làm thầu cho đến là chuyên gia, quan trọng là giá nào thôi.

Với trường hợp CTD lên thì khi tác hợp với Kusto đã có những ma trận ma giáo, tiếp nữa thì được anh Vượng giao gần như độc quyền hầu hết các dự án từ Nam chí Bắc (giai đoạn 2014-2017), Vin còn ứng tiền trước cho làm nên không phải đi vay ngân hàng nặng nợ như HBC, chưa nói là thay vì chia tiền mặt cho cổ đông thì phát hành giấy cho họ.

Các anh lớn (nhóm về từ Đông Âu như anh VinGroup, Sun Group, Masterise - Techcombank, MIK - VPBank, Eurowindow ..) cho anh nào lên anh đó được lên. Mấy năm nay các anh ấy không còn thoáng trong vụ tạm ứng nữa, đặc biệt là các anh ấy bắt đầu chia đều, cứ nhìn dự án VGR, VGP ... bắt đầu chia đều cho cho cả CTD, Ricons, HBC, Central, Delta... CTD cũng chẳng còn ăn trọn miếng bánh từ các dự án của Vin nữa.

Nội bộ đoàn kết là điều cực kỳ quan trọng, trong đó có nhiều nhân sự chủ chốt làm việc lâu dài là điều tuyệt vời, càng tạo thiện cảm cho chủ đầu tư. Còn nội bộ mất đoàn kết đấu tố với cổ đông, lừa lọc đối tác, thiếu trách nhiệm với khách hàng .... đặc biệt là đưa nhau lên mặt báo thì bán danh 3 đồng ngay và luôn, các chủ đầu tư ghét không giao việc nữa là đương nhiên rồi. Bình thường thôi, đời thường không ai thích kết bạn giao du với những thành phần có cuộc sống cá nhân phức tạp - trừ bắt buộc phải giao du để đi buôn ma túy, ăn cướp, hiếp dâm thôi.

Thương hiệu đấy chính là danh tiếng trên thị trường (với đối tác, với nhà đầu tư, với nhân viên...) càng tốt bao nhiêu thì càng được chủ đầu tư mới tín nhiệm.
 
Cũng không hẳn như NamLongEquiment đề cập, những Tổng Fico, Tổng Dic, Handico, Tổng 4, Tổng Bạch Đằng, Tổng Sông Đà, Vinaconex, ... chuyển mình không kịp với thời cuộc thì chết thôi. Xưa kia là các thương hiệu ô tô, tiếp đến các thương hiệu điện máy và đồ gia dụng, gần đây là điện thoại và mạng xã hội, đã chứng minh rằng không kịp chuyển mình thì chết thôi.

Ví dụ như Vinaconex là một tên tuổi lớn và hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng, không ngờ tới một ngày bị một ông An Quý Hưng vô danh từ đâu ra mua đứt người không lồ Vinaconex - dĩ nhiên là đấu giá công khai rồi, nguồn tiền 7.400 tỷ An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex cũng công khai, nhưng đợt này thì An Quý Hưng không được trời thương rồi - tài sản thì mất giá do dịch bệnh và tình hình kinh tế đi xuống - tưởng mua nhanh thắng nhanh để xẻ thịt bán nhưng người tính không bằng trời tính.

Giá trị của một doanh nghiệp là tổng tài sản của doanh nghiệp đó, tài sản hữu hình thì phải đang khai thác được hoặc kết hợp với một tài sản khác thì có thể khai thác được, tiền mặt vẫn là thứ quý nhất. Tài sản trí tuệ cũng quan trọng, vì không dễ ngày một ngày hai mà thiết lập được một mô hình quản trị, một công nghệ sản xuất ...

Và những người như anh Hải HBC, anh Thụy RiCons, anh Dương CTD..., bất luận thế nào, nhiều người trong ngành xây dựng vẫn nhìn họ thực sự là những anh hùng.
 
Xây dựng lên những doanh nghiệp xây dựng cỡ như CotecCons, HBC, RiCons ... không dễ dàng đâu , tuy nhiên rất là dễ với những người ngồi cào phím, quyền bình luận là của mọi người, đơn giản nhất cứ thử tính toán làm sao xây nhà của chính cá nhân mình, ví dụ nhà 4mx20mx5tầng trong 4 tháng thử xem, bắt tay vào việc rồi sẽ thấy.
 
Kể từ khi ông Nguyễn Bá Dương rời đi, Coteccons đã trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, đương kim chủ tịch Coteccons, ông Bolat Duisenov, khẳng định đến thời điểm này, công ty đã thực sự trở lại cuộc đua.

Đáng kể nhất là ông Bolat Duisenov cho biết CTD đã chú trọng phát triển thêm mối quan hệ với các khách hàng mới, tăng cường hiệu quả của phòng đấu thầu và phát triển kinh doanh. “Điều này đảm bảo cho việc phát triển bền vững của công ty không phụ thuộc vào bất kì cá nhân nào”, ông nói đầy hàm ý.

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh quý IV của CTD cũng đã cho thấy những tia nắng đầu tiên sau cơn mưa dài 9 tháng. Trong 2 tháng đầu của quý IV, công ty đã thắng hơn 20 dự án với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng, nâng tổng số dự án công ty trúng thầu tính đến ngày 9/12 lên con số 40 với giá trị 25.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ biến động nhân sự được kiểm soát ở dưới mức 20%. CTD cũng ghi nhận nhiều nhân sự cũ quay lại.