Giấc mộng "kỳ lân" của startup công nghệ Việt ngày càng xa vời

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Startup (doanh nghiệp khởi nghiệp), có hai khái niệm về qui mô doanh nghiệp khởi nghiệp thường được nhắc tới đó là: Kì lân (Unicorn) và Siêu kì lân (Super Unicorn) .... nhưng nay giữa
áp lực “cơm áo gạo tiền”, Gojek, công ty đứng sau Go-Viet, thông báo đóng cửa 5 dịch vụ phong cách sống trên nền tảng của mình.

Động thái được Gojek đưa ra trong bối cảnh các startup đứng trước áp lực phải tìm ra con đường lợi nhuận. Các nhà đầu tư ngày càng lo sợ về những startup “đốt tiền” sau thảm họa WeWork. Quyết định của startup Indonesia cho thấy họ cũng không “miễn dịch” với xu hướng này.

GoLife là ứng dụng được Gojek tách ra từ năm 2017, cung cấp 7 dịch vụ phong cách sống. Tuy nhiên, chỉ có GoClean – dịch vụ dọn dẹp nhà cửa và GoMassage – dịch vụ trị liệu tại gia là được giữ lại. Theo công ty, bộ đôi chiếm 90% đặt hàng trên GoLife.

Sau cú rút lui bỏ chạy của Adayroi, các Startup Việt đến lúc phải ngồi xuống mặt đất, không còn vênh váo như ngày xưa nữa nhé.
 
Tiền (vốn) thì đương nhiên là yếu tố đầu tiên - tiền đâu, nên miễn bàn cãi chuyện này.

Để khởi nghiệp (Startup) thành công thì ý tưởng là thứ rẻ tiền nhất, biết xây dựng & phát triển sản phẩm hay dịch vụ mà thiếu kiến thức cũng như kỹ năng quản trị doanh nghiệp & tài chính cơ bản thì đương nhiên thất bại, vì yếu tố cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp nào đều là kỹ năng về tài chính & vận hành. Google hay Facebook hay Apple trước khi ngóc đầu lên đều có những chuyên gia thực thụ về quản trị doanh nghiệp đứng ra điều hành.

Thẳng toẹt ra là từ ý tưởng đến việc quản trị, điều hành và phát triển một dự án hay một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Thực tế, ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công của startup, 99% còn lại là do các yếu tố khác như tài chính, quản trị, nhân sự và marketing. Lý do các startup thất bại phần lớn xoay quanh 2 kỹ năng, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng tài chính, làm không tốt một trong 2 kỹ năng này thì sẽ thất bại.

Một điều cũng rất quan trọng nữa là quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ, nếu clone mô hình của Trung Quốc hay Mỹ về sẽ thất bại là điều chắc chắn ... mà hầu hết các Startup không có gì mới, phần lớn các Startup Việt khởi đầu bằng dân kỹ thuật công nghệ, du học sinh và Việt Kiều bê mô hình ở nước ngoài về Việt Nam ... vậy thì đốt tiền thôi.
 

NgocThienUTC

Thành viên cơ bản
Nói chung Startup thì mình luôn ủng hộ, vì ít ra trong ngắn hạn nó tạo ra công ăn việc làm, đồng tiền xoay vòng kích cầu kinh tế, nhưng một bộ phận nhỏ vẫn bị ảo tưởng chém gió mà theo mình không cần thiết vì nó ít nhiều gây ra tiêu cực.

Làm gì có chuyện mấy quỹ Venture Capital dễ dàng quăng tiền. Ở xứ Việt, trừ khi có chống lưng hùng hậu thì khi đó Startup mà như không Startup, chứ không thì tiền đâu ra? Quỹ thì toàn tầm nhìn ngắn hạn 3 năm top. Build to last thì gồng không nỗi còn build to sale thì toàn mơ giữa ban ngày.

Lỡ có ý tưởng chút mà làm chưa xong lên gọi vốn thì bị mấy anh chửi như tát nước vào mặt, là chém gió, là nổ etc .... Offer share thì đếch thằng giỏi nào tin share chỉ thích tiền tươi. Mà nhận share thì lại sợ thằng founder nó lừa nó cheat . Làm chút có chút tiền chút tiếng thì lại phát sinh mâu thuẫn thằng làm thì ngứa mắt với thằng điều hành etc....
 
Chuyện gì đây kỳ này ? Năm ngoái đọc bài này thấy ngờ ngợ ? Không lẽ có ai đó có nhu cầu rửa tiền ?


Vì đọc kỹ là công ty in xe đạp 3D này nhận vốn đầu tư 25 triệu từ quỹ đầu tư mạo hiểm do vợ chồng em Trang quản lý, mà tiền ở trong quỹ đó là từ các nhà đầu tư góp vào.

Chưa bàn đến sản phẩm xe đạp in 3D bằng vật liệu gì , vì được biết hiện tại in 3D chủ yếu là nhựa hoặc kim loại (đun nóng chảy bột kim loại rồi phun ra đầu phun), nhưng mà mua nhôm tấm về cho thợ mài khung theo mẫu thành hàng handmade, khung unibody vẫn rẻ hơn in 3D kim loại.

Cũng có thể là Composite = Resin + Fiber glass, vậy để làm các vật thể từ sợi carbon hay sợi thủy tinh siêu bền, cần có chất kết dinh là resin, và kết cấu vật liệu cũng như bê tông cốt thép, nhưng công nghệ in 3D làm bất kì hình thù nào bằng cách rót chất lỏng từng lớp và chúng dính kết lại với nhau dưới nhiều dạng, nung chảy rót, hay hỗn keo lỏng đê rót, vậy khả năng xuất hiện vết nức tế vi là rất lớn, ứng suất tập trung vào những điểm này sẽ làm đứt gãy khí có thay đổi lực, nên độ bền sản phẩm hoàn toan phụ thuộc vật liệu điền đầy bằng sự dinh kết.

Tuy nhiên thường sử dụng in 3D trong việc tạo ra những bộ khuôn để đúc kim loại là tuyệt vời, rút ngắn thời gian làm khuôn, tăng độ chính xác, giảm dư thừa của chi tiết đúc, còn sản phẩm từ in 3D để đạt sức bền vật liệu như cách làm truyền thống có vẽ còn xa lắm

Lướt qua FB thì cũng tưởng mừng cho em nó





Hôm nay thấy trên mạng, project Superstrata Bike, xe đạp in 3D từ sợi carbon của Sonny Vu trên Indiegogo:

Oa01lBn.png


Sau 8 tháng và $7M, update mới nhất của project này vẫn đang hứa về việc sẽ giao xe trong...vài tháng tới. Và đọc comment thì có vẻ như chưa từng có ai nhận được xe từ đó đến nay :D

Giữa những lời hứa hẹn đó thì gần đây một project khác lại được lên sóng (dĩ nhiên là lại toàn hình render). Tại thời điểm này đã được hơn $400K, deadline 11 ngày đến khi campaign kết thúc (không đòi refund được nữa?). Một số comments trên project mới này: (đọc thêm)

cJbhejz.png


Khorrum Khan viết:
Tụi nó thu 7 trẹo đu lơ với cú lừa xe đạp (mà chưa ai nhận xe). Tụi nó muốn bổn cũ soạn lại, vì 3 chiếc Bugatti Chiron vẫn chưa đủ cho Sonny

m5T3iZJ.png


Vấn đề hình như nằm ở chỗ "khung xe đạp", "in 3D", "sợi carbon" không kết hợp lại với nhau được :D

Và (lại) hình như, thiết kế về mặt kết cấu có vấn đề, cái thiếu ở đây là thanh đứng dưới yên xe (seat tube)

Prototype và phản ứng của giang cư mận (đọc comment trên youtube)


Cái hay là Policy của Indiegogo nói khi khách hàng đóng tiền vào thì có nghĩa là khách hàng "support" cái project đó, theo kiểu ủng hộ để biến giấc mơ thành hiện thực, thay vì giao dịch mua bán. Thành ra Indiegogo không đảm bảo được việc khách hàng sẽ nhận được thành phẩm về sau.

Tiền khách hàng đóng sẽ do Indiegogo giữ lại. Hoàn tiền sẽ nằm trong khung thời gian giới hạn nào đó nếu có yêu cầu. Thường thì sau khi campaign đóng lại thì sẽ không thể yêu cầu hoàn tiền.

 
  • Like
Reactions: CotanaGreen