Giải pháp quản lý win-win như thế nào khi nhân viên nhận việc chui bên ngoài ?

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Chuyện các doanh nghiệp bị thiệt hại hằng năm vì nhân viên không tập trung và hợp tác trong công việc, không tập trung hoàn thành những mục tiêu, không tuân thủ quy định làm việc mà doanh nghiệp đề ra ... với nguyên nhân chủ yếu là nhận việc chui bên ngoài đang là sự đau đầu của các doanh nghiệp xây dựng. Các giải pháp giám sát hoạt động của nhân viên sẽ được sử dụng như thế nào để tạo sức ép buộc nhân viên phải tuân thủ nội quy làm việc của công ty vừa tạo sự công bằng giữa các nhân viên, làm sao để người quản trị, nhân viên kế toán tính toán được mức chi phí chính xác nhất ?

Vấn đề nhân viên nhận việc chui bên ngoài gần như là khá phổ biến, đặc biệt là các doanh nghiệp có mảng tư vấn xây dựng. Rất nhiều doanh nghiệp đau đầu, nếu áp dụng bài toán khoán thì trước sau gì nhân sự trẻ sẽ ra đi, nhân sự già ôm sô vì vấn đề ăn chia sản phẩm mà cuối cùng thì công ty lãnh đủ. Nếu không khoán, tính theo lương thưởng định biên thì tình trạng chủ trì thì nhận đánh lẻ, dẫn đến công việc bê trễ, dẫn đến lương overtime luôn tăng vọt, nhưng chất lượng sản phẩm không cao.

Trước đây thì có thể áp dụng chủ trì tự lập tiến độ thiết kế và trình duyệt. Cứ theo tiến độ mà làm, báo cáo tiến độ hàng tuần. Trể tiến độ, phải làm overtime, đập chủ trì. Overtime không được lãnh tiền ngay, tính thời gian cộng vào phép năm, cuối năm quy đổi ra mà lãnh ... nhưng thời buổi hiện nay tuyển dụng được nhân sự có năng lực thiết kế khó, nên khó mà có chuyện nợ lương overtime.

Nếu để chủ trì tự lên tiến độ để không còn tình trạng overtime nữa ... thì lại phải giải bài toán thừa người thiếu người theo tiến độ khá khó khăn, không dễ tuyển và dễ đuổi nhân viên thiết kế như công nhân. Bài toán là giao công việc xong, chỉ quản lý tiến độ và chất lượng, không quản lý nguyên nhân nữa ===> không quản lý overtime là khá khó khăn.

Bài toán đặt ra liệu có giải pháp gì để bộ phận thiết kế của công ty hoạt động tự quản dạng gần như khoán. Gần như khoán vì công ty vẫn trả lương và đóng bảo hiểm y tế và xã hội cho nhân viên, nhưng đang đau đầu không biết triển khai bắt đầu như thế nào ? Chứ giờ cứ chính sách lương thưởng oải quá rồi, nhân viên thiết kế hưởng lương nhưng vẫn đua nhau đánh lẻ ở ngoài, chẳng lẽ quản lý trí thức mà như quản lý công nhân như lắp đặt camera và cài phần mềm theo dõi màn hình ?

Như thường lệ, cuối năm thì thưởng ... lại mè nheo tiền thưởng dù hiệu quả thấp. Hậu quả là năm mới HR luôn ở tâm trạng chuẩn bị phỏng vấn tuyển người, dù biết rằng nhân sự cũng loanh quanh từ công ty này nhảy qua công ty khác. Giờ muốn dẹp thưởng , đưa thẳng vào quỹ lương luôn, các anh chị vui lòng tự quản quỹ lương của mình, từ làm thêm làm bớt lẫn thuê ngoài .... liệu có ổn không ?

Lâu rồi không vào, không biết các anh chị còn sinh hoạt không hay kéo nhau lên Facebook hết rồi, nhưng cứ mở thớt vậy

Hóng cao nhân nào đi ngang cho vài dòng
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Em không phải cao nhân, nhưng đi ngang có vài dòng góp buồn :p

Giờ thiết kế một cái nhà phố, nếu giá của công ty thiết kế báo giá 100 triệu, nếu em làm nhóm trưởng em nói khách hoặc khách đề nghị em làm riêng, em lấy 50 triệu. Lương KTS giờ hiện là 20 triệu. Vậy khách đỡ 50 triệu, em được 2,5 tháng lương ... chuyện thường ngày và khá là phổ biến.

Do vậy để ngăn chuyện nhân viên đánh lẻ thì nói thật là không thể ngăn, chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty và các chủ trì, để vì sự tử tế của nhau mà hạn chế đánh lẻ.

KTS nào cũng có lòng tự trọng, quên chuyện công ty bị quản lý theo dõi như theo dõi thằng ăn trộm.

À em biết trước đây Nhà Vui quản theo doanh số. Mỗi nhóm mỗi tháng phải ký dược bao nhiêu tiền cho công ty. Doanh số trên thì cắt 15% cho nhóm, nhóm trưởng 5% còn ae chia nhau 10%. Giờ không biết có còn áp dụng.

Và cũng thật tình là em là người đánh lẻ khá nhiều, nhưng khi việc nhiều thì em xin nghỉ nhưng sếp chỉ cho nghỉ để giải quyết việc xong , không cho nghỉ hẳn và hàng tháng vẫn trả đủ lương, ngại quá mãi sau mới xin xếp nghỉ dứt điểm được.

Và cũng nói chung là ở đâu mà có tính lương overtime là ở đó có chây lười.

Nhưng mà bài toán lương thưởng phù hợp, giao nhiệm vụ có deadline rõ ràng, tự sắp xếp thời gian mà làm ... không quản lý nguyên nhân, chỉ quản lý kết quả khi giám đốc đồng thời là chủ trì thiết kế thì may ra ... nghĩa là mấu chốt của chuyện này chỉ giải quyết được khi giám đốc quản lý được kiến trúc hay không mà thôi ... nếu quản lý nổi thì mới mướn người về cày được theo hướng này.
 
  • Like
Reactions: amateurish

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
@ktsdinhloc chúng ta thừa biết là đặc thù của nghề thiết kế khác hẳn với sản xuất, khi thì dồn dập, khi thì rảnh rang, nhưng lại thế kẹt là cái đầu người nó khác cái máy. Khía cạnh nào đó đồng ý với bạn cái deadline rõ ràng & tự sắp xếp thời gian mà làm, nhưng thực hiện như thế nào, đây là chính cái mà mình đang quan tâm vì nghề thiết kế thì có thể cày mọi lúc mọi nơi.

Nguyên tắc bên mình cũng rất rõ ràng, khi cái áo đang mặc đã chật, anh chị thoải mái tìm kiếm cái áo khác để mặc, luôn luôn tạo điều kiện cho anh chị bay lên tầng nấc cao hơn. Ngay khi chốt hạ ký hợp đồng, mình cũng luôn chốt luôn là mong anh chị hợp tác được với công ty 5 năm thì quá tuyệt vời. Mình cũng tự hào là từ lò của mình, nhiều anh chị em đã ra mở nhiều doanh nghiệp, có vài người hiện nay khá thành đạt, cuối năm tất niên họ vẫn tranh thủ ghé về góp vui.

Giám đốc suốt ngày đi quan hệ kiếm công việc cùng đủ thứ hầm bà lằng, nếu ăn rồi chỉ ngồi quản lý công việc như chủ trì thiết kế thì có mà ăn cám, nên cái mà mình cần là một khung chính sách rõ ràng và đo đếm được trong việc đảm bảo cùng win win.
 

manhkts

Thành viên cơ bản
13/7/16
13
0
Giai đoạn này thì đúng là tuyển hiện trường đăng bữa trước, bữa sau HR chỉ ngồi soi mói ngoài bìa hồ sơ xin việc để loại bớt .... tuyển thiết kế HR ngồi canh email như chó chầu xương

Bản chất các KTS là khoái làm riêng, đánh lẻ, trừ khi công ty của họ thành lập. Cách đây không lâu, một KTS là họa viên của công ty mình ra mở công ty riêng, mình không giận mà còn khuyến khích. Giờ nó giàu gấp 10 lần mềnh nhờ buôn gỗ lậu thay cho thiết kế. Giờ anh em cứ cuối năm là họp mặt tất niên, chém gió. Đời nó vậy là vui gòi
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Mấy anh KTS hỏi kinh nghiệm quản lý thì mình chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân. Số là mình có tham gia tư vấn 1 số DN lớn ngành gỗ, thuỷ tinh, R&D... và các DN này đều có phòng thiết kế. Không hoành tráng như xây dựng nhưng các anh xem cách tiếp cận xem ổn với mình ko- Nếu công ty bé bằng lỗ mũi thì 1 là tự làm, 2 là outsource cho nhanh. Còn công ty đầy đủ ban bệ chục người thì tiếp cận như sau:
- tất cả các công việc sáng tạo, nghiên cứu đều có những bước chuẩn bị, trình tự như nhau--> tiêu chuẩn hoá và đưa các thiết kế theo qui trình
- breakdown toàn bộ các activity và đo thời gian thực hiện. Đo lường 1 ngày phải dc bao nhiêu mẫu....
- breakdown các step nhỏ để các junior désigners ko cần kinh nghiệm cũng có thể vẽ ngay. Ví dụ ở các công ty gỗ thì có thằng cả năm chỉ đi vẽ các chi tiết chân bàn, thằng cả năm vẽ tay ghế các kiểu. Vẽ giỏi hết thì dc promote lên cho đến khi nắm hoàn toàn cv và sẵn sàng làm phó kts trưởng/ thiết kế trưởng... các bước ko cần sáng tạo thì có thể outsource.
- công trình sư/ kst trưởng là người sáng tạo chính và chia tasks cho từng nhân viên theo chuyên môn và qui trình, và dí tiến độ theo thời gian đã đo, review hàng ngày và chek performance bằng con số cụ thể. Plan / actual. Ông này là sáng tạo chính, bọn bên dứoi là thợ vẽ, thiết kế theo chỉ đạo, khỏi cần múa may...
- thiết kế theo module sẵn, dự án đúng thế ráp, chỉnh sửa vào cho nhanh.
- Ngoài ra kết hợp lương 3P kèm theo các kpis hoàn thành công việc theo định mức
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Mấy anh KTS hỏi kinh nghiệm quản lý thì mình chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân. Số là mình có tham gia tư vấn 1 số DN lớn ngành gỗ, thuỷ tinh, R&D... và các DN này đều có phòng thiết kế. Không hoành tráng như xây dựng nhưng các anh xem cách tiếp cận xem ổn với mình ko- Nếu công ty bé bằng lỗ mũi thì 1 là tự làm, 2 là outsource cho nhanh. Còn công ty đầy đủ ban bệ chục người thì tiếp cận như sau:
- tất cả các công việc sáng tạo, nghiên cứu đều có những bước chuẩn bị, trình tự như nhau--> tiêu chuẩn hoá và đưa các thiết kế theo qui trình
- breakdown toàn bộ các activity và đo thời gian thực hiện. Đo lường 1 ngày phải dc bao nhiêu mẫu....
- breakdown các step nhỏ để các junior désigners ko cần kinh nghiệm cũng có thể vẽ ngay. Ví dụ ở các công ty gỗ thì có thằng cả năm chỉ đi vẽ các chi tiết chân bàn, thằng cả năm vẽ tay ghế các kiểu. Vẽ giỏi hết thì dc promote lên cho đến khi nắm hoàn toàn cv và sẵn sàng làm phó kts trưởng/ thiết kế trưởng... các bước ko cần sáng tạo thì có thể outsource.
- công trình sư/ kst trưởng là người sáng tạo chính và chia tasks cho từng nhân viên theo chuyên môn và qui trình, và dí tiến độ theo thời gian đã đo, review hàng ngày và chek performance bằng con số cụ thể. Plan / actual. Ông này là sáng tạo chính, bọn bên dứoi là thợ vẽ, thiết kế theo chỉ đạo, khỏi cần múa may...
- thiết kế theo module sẵn, dự án đúng thế ráp, chỉnh sửa vào cho nhanh.
- Ngoài ra kết hợp lương 3P kèm theo các kpis hoàn thành công việc theo định mức
Rất hay, để áp dụng được hết những ý trên thì phải có tương đối nhiều dữ liệu đầu vào.
Ngoài ra, việc thiết kế cho dự án liên quan với nhiều bên, nhiều hệ khác nhau. Đôi lúc đang làm có yếu tố tác động vào ít thì chỉnh sửa xíu là xong, nhiều đôi lúc gần như làm lại từ đầu.
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Rất hay, để áp dụng được hết những ý trên thì phải có tương đối nhiều dữ liệu đầu vào.
Ngoài ra, việc thiết kế cho dự án liên quan với nhiều bên, nhiều hệ khác nhau. Đôi lúc đang làm có yếu tố tác động vào ít thì chỉnh sửa xíu là xong, nhiều đôi lúc gần như làm lại từ đầu.
Các công ty lớn họ làm thế hết rồi anh. Tất nhiên phải mất thời gian đo lường, chuẩn hoá. Concept là work to time relationship thôi, đo lường đưa về chuẩn thời gian hoàn thành. Phân loại độ khó chi tiết vẽ và ước lượng thời gian hoàn thành, cân chỉnh từ từ.
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Các công ty lớn họ làm thế hết rồi anh. Tất nhiên phải mất thời gian đo lường, chuẩn hoá. Concept là work to time relationship thôi, đo lường đưa về chuẩn thời gian hoàn thành. Phân loại độ khó chi tiết vẽ và ước lượng thời gian hoàn thành, cân chỉnh từ từ.
Việc này là khả thi, và là những cty lớn, họ có đủ nguồn lực về tài chính, về con người, và đủ data

Đúng là lợi ích sau khi hoàn thành không có gì phải bàn,

Nhưng việc thực hiện với một cty cỡ vừa thì ntn? giải pháp trước mắt thì sao, có thể không được 10 điểm như ở trên, nhưng cũng phải 7 8đ chứ
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Em không phải cao nhân, nhưng đi ngang có vài dòng góp buồn :p

Và cũng nói chung là ở đâu mà có tính lương overtime là ở đó có chây lười.

Nhưng mà bài toán lương thưởng phù hợp, giao nhiệm vụ có deadline rõ ràng, tự sắp xếp thời gian mà làm ... không quản lý nguyên nhân, chỉ quản lý kết quả khi giám đốc đồng thời là chủ trì thiết kế thì may ra ... nghĩa là mấu chốt của chuyện này chỉ giải quyết được khi giám đốc quản lý được kiến trúc hay không mà thôi ... nếu quản lý nổi thì mới mướn người về cày được theo hướng này.
Đừng đào quá sâu vào chi tiết cách thức thực hiện, chỉ đưa ra deadline và checkpoint, anh nào biết việc thì sẽ đáp ứng được, anh nào viện dẫn lý do thì không sủ dụng được .
 

manhkts

Thành viên cơ bản
13/7/16
13
0
Đừng đào quá sâu vào chi tiết cách thức thực hiện, chỉ đưa ra deadline và checkpoint, anh nào biết việc thì sẽ đáp ứng được, anh nào viện dẫn lý do thì không sủ dụng được .
Vấn đề thiết kế và quản lý thiết kế ở ta không bao giờ có thể đưa ra cái gọi là checkpoint được
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Giai đoạn này thì đúng là tuyển hiện trường đăng bữa trước, bữa sau HR chỉ ngồi soi mói ngoài bìa hồ sơ xin việc để loại bớt .... tuyển thiết kế HR ngồi canh email như chó chầu xương

Bản chất các KTS là khoái làm riêng, đánh lẻ, trừ khi công ty của họ thành lập. Cách đây không lâu, một KTS là họa viên của công ty mình ra mở công ty riêng, mình không giận mà còn khuyến khích. Giờ nó giàu gấp 10 lần mềnh nhờ buôn gỗ lậu thay cho thiết kế. Giờ anh em cứ cuối năm là họp mặt tất niên, chém gió. Đời nó vậy là vui gòi
chỗ mình có thằng làm thiết kế, không ngờ nó bắt được kèo thiết kế nhà riêng cho 1 thằng CDT, thế là họ nhờ nó vẽ phối cảnh giùm cái dự án mới, rồi nhờ nó làm hồ sơ dự án, rồi nhờ nó đi làm thủ tục, nhờ đi làm thủ tục nó quen mẹ nó hết các cửa, rồi nó éo vẽ vời gì nữa, giờ nó chỉ ngồi bán đất để mua gạo ăn. Mấy anh em thiết kế chơi chung hỏi nó mày có thiết kế không gửi đây cho tao làm, nó bưng 2 tay luôn vì nó quên vẽ cmnr
 

ksddxd

Thành viên cơ bản
12/7/16
13
5
Các bộ môn kết cấu, M& E, dự toán là khá dễ để kiểm soát và đặt KPI, vì cơ bản anh em là dân kỹ thuật, hầu hết đều làm việc có kỷ luật, ngoài ra nếu cần vẫn dễ dàng áp dụng khoán hay dùng partner để đối trọng hay giãn việc bớt cho AE.

Nhức đầu nhất vẫn là Kiến trúc: kiếm được người giỏi chịu hợp tác không đơn giản chút nào chưa kể dân kiến lại có máu “nghệ sỹ” (cả nghĩa bóng lẫn đen) và lại là người dễ bắt việc ngoài nhất! Vì vậy với các công ty thiết kế vừa và nhỏ nếu không có KTS là người có quyền lợi gắn bó sống chết doanh nghiệp, mà lại không có nguồn việc đặc trưng thì rất khó tồn tại nếu chỉ cạnh tranh sòng phẳng ngoài thì trường!

Công ty mình chuyên thi công mà đám kỹ sư nó còn đánh lẻ nữa là.

Nhiều người nói thuê quản lý ư ? Hãy nhìn gương Central Cons , quản lý móc ra làm riêng đó.

Nói về nhân sự Việt Nam thì đến nản, mình đang đang đập hết công ty ra, làm lại như ý của anh @dautuhieuqua thà một lần đau.
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Vấn đề thiết kế và quản lý thiết kế ở ta không bao giờ có thể đưa ra cái gọi là checkpoint được
Các bộ môn kết cấu, M& E, dự toán là khá dễ để kiểm soát và đặt KPI, vì cơ bản anh em là dân kỹ thuật, hầu hết đều làm việc có kỷ luật, ngoài ra nếu cần vẫn dễ dàng áp dụng khoán hay dùng partner để đối trọng hay giãn việc bớt cho AE.

Nhức đầu nhất vẫn là Kiến trúc: kiếm được người giỏi chịu hợp tác không đơn giản chút nào chưa kể dân kiến lại có máu “nghệ sỹ” (cả nghĩa bóng lẫn đen) và lại là người dễ bắt việc ngoài nhất! Vì vậy với các công ty thiết kế vừa và nhỏ nếu không có KTS là người có quyền lợi gắn bó sống chết doanh nghiệp, mà lại không có nguồn việc đặc trưng thì rất khó tồn tại nếu chỉ cạnh tranh sòng phẳng ngoài thì trường!

Công ty mình chuyên thi công mà đám kỹ sư nó còn đánh lẻ nữa là.

Nhiều người nói thuê quản lý ư ? Hãy nhìn gương Central Cons , quản lý móc ra làm riêng đó.

Nói về nhân sự Việt Nam thì đến nản, mình đang đang đập hết công ty ra, làm lại như ý của anh @dautuhieuqua thà một lần đau.
Bài toán khó nhất cho DN vẫn là bán hàng thôi, bán hàng được thì quản lý không khó khăn gì hết. Bài toán này được gọi là Creative Resource Management trong quản lý, các bước thì đều như trên, không làm được thì phải chịu phụ thuộc.
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Bài toán khó nhất cho DN vẫn là bán hàng thôi, bán hàng được thì quản lý không khó khăn gì hết. Bài toán này được gọi là Creative Resource Management trong quản lý, các bước thì đều như trên, không làm được thì phải chịu phụ thuộc.
Cho đến nay có lẽ chỉ còn duy nhất các công ty thiết kế công trình (không tính đến công ty thiết kế và thi công nội thất) do đặc thù của công việc mà vẫn chưa thể lập được 1 đội ngũ sale chuyên biệt!
 

ksddxd

Thành viên cơ bản
12/7/16
13
5
Cho đến nay có lẽ chỉ còn duy nhất các công ty thiết kế công trình (không tính đến công ty thiết kế và thi công nội thất) do đặc thù của công việc mà vẫn chưa thể lập được 1 đội ngũ sale chuyên biệt!
Bây giờ 1 số DN thiết kế họ làm truyền thông hơi bị kinh luôn như thằng ThTh, xây dựng chuỗi giá trị từ thiết kế thi công cung cấp thiết bị... mặc dù làm như clw. Vấn đề muốn làm và chịu chi ko thôi
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Cảnh báo các thành viên không được nhân tiện nói xấu các doanh nghiệp khác nhé
Khen thì được
BQT chưa có tiền thuê luật sư để đi hầu tòa
thông cảm nhé
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Bây giờ 1 số DN thiết kế họ làm truyền thông hơi bị kinh luôn như thằng ThTh, xây dựng chuỗi giá trị từ thiết kế thi công cung cấp thiết bị... mặc dù làm như clw. Vấn đề muốn làm và chịu chi ko thôi
Dạng như thth lại lấy thi công làm chủ đạo rồi và cũng không đủ tầm làm thiết kế các dự án hạng 1 trở lên.
 

hienbtv

Thành viên cơ bản
20/2/17
5
0
@ktsdinhloc chúng ta thừa biết là đặc thù của nghề thiết kế khác hẳn với sản xuất, khi thì dồn dập, khi thì rảnh rang, nhưng lại thế kẹt là cái đầu người nó khác cái máy. Khía cạnh nào đó đồng ý với bạn cái deadline rõ ràng & tự sắp xếp thời gian mà làm, nhưng thực hiện như thế nào, đây là chính cái mà mình đang quan tâm vì nghề thiết kế thì có thể cày mọi lúc mọi nơi.

Nguyên tắc bên mình cũng rất rõ ràng, khi cái áo đang mặc đã chật, anh chị thoải mái tìm kiếm cái áo khác để mặc, luôn luôn tạo điều kiện cho anh chị bay lên tầng nấc cao hơn. Ngay khi chốt hạ ký hợp đồng, mình cũng luôn chốt luôn là mong anh chị hợp tác được với công ty 5 năm thì quá tuyệt vời. Mình cũng tự hào là từ lò của mình, nhiều anh chị em đã ra mở nhiều doanh nghiệp, có vài người hiện nay khá thành đạt, cuối năm tất niên họ vẫn tranh thủ ghé về góp vui.

Giám đốc suốt ngày đi quan hệ kiếm công việc cùng đủ thứ hầm bà lằng, nếu ăn rồi chỉ ngồi quản lý công việc như chủ trì thiết kế thì có mà ăn cám, nên cái mà mình cần là một khung chính sách rõ ràng và đo đếm được trong việc đảm bảo cùng win win.
Nếu là cty xây dựng hay cty thiết kế thì đập đầu vô tường khóc đi, ráng chịu đựng, tình hình chung rồi

Nếu là CĐT thì dọa cắt benefit hehe
Bây giờ 1 số DN thiết kế họ làm truyền thông hơi bị kinh luôn như thằng ThTh, xây dựng chuỗi giá trị từ thiết kế thi công cung cấp thiết bị... mặc dù làm như clw. Vấn đề muốn làm và chịu chi ko thôi
Làm truyền thông là mặt phải dày.
Mà bọn KTS thì chảnh chõe
 

hiennhan

Thành viên cơ bản
1/5/16
4
0
Đọc thớt mà tâm tư buồn thật
Thằng em vợ em.
Kỹ sư thiết kế.
Ra trường vào nam lập nghiệp xong về lại Hà Tĩnh mở công ty thiết kế xây dựng con con làm, một mình nó làm từ A-Z từ bản vẽ thiết kế đến cái gỉ gì gi nó cũng làm hết. Mà làm mấy công trình con con cho huyện, tiền thì huyện nợ có khi cả gần 2 năm mới trả.
Có lúc ngân sách huyện éo đủ phải trả bằng đất phân lô.
Em bảo nó bỏ nghề thiết kế đi, cái nghề càng làm càng lỗ ... trong lúc ăn thì toàn thi công, giám sát, đấu thầu, kiểm định ... hehe chủ đầu tư thì miễn bàn rồi - kiểu gì cũng ăn ngập mặt.
Ngay cả vợ nó cũng biểu tình làm loạn đủ kiểu để nó bỏ nghề thiết kế
Méo hiểu sao nó vẫn chưa chịu bỏ nghề thiết kế xây dựng bạc bẽo này.
 

hienbtv

Thành viên cơ bản
20/2/17
5
0
Đọc thớt mà tâm tư buồn thật
Thằng em vợ em.
Kỹ sư thiết kế.
Ra trường vào nam lập nghiệp xong về lại Hà Tĩnh mở công ty thiết kế xây dựng con con làm, một mình nó làm từ A-Z từ bản vẽ thiết kế đến cái gỉ gì gi nó cũng làm hết. Mà làm mấy công trình con con cho huyện, tiền thì huyện nợ có khi cả gần 2 năm mới trả.
Có lúc ngân sách huyện éo đủ phải trả bằng đất phân lô.
Em bảo nó bỏ nghề thiết kế đi, cái nghề càng làm càng lỗ ... trong lúc ăn thì toàn thi công, giám sát, đấu thầu, kiểm định ... hehe chủ đầu tư thì miễn bàn rồi - kiểu gì cũng ăn ngập mặt.
Ngay cả vợ nó cũng biểu tình làm loạn đủ kiểu để nó bỏ nghề thiết kế
Méo hiểu sao nó vẫn chưa chịu bỏ nghề thiết kế xây dựng bạc bẽo này.
Chỉ thuần làm chuyên môn là thiết kế thì rất khó mà khá được , phải làm thêm thi công cõng hoặc làm chủ đầu tư thì may ra.
 

hiennhan

Thành viên cơ bản
1/5/16
4
0
Chỉ thuần làm chuyên môn là thiết kế thì rất khó mà khá được , phải làm thêm thi công cõng hoặc làm chủ đầu tư thì may ra.
Nó kể cái chó chết của nghề thiết kế xây dựng là cái lãi thì nằm phần công nợ, trong khi lãi bank thì tháng phải trả đều, lương nhân viên cũng chốt có thiếu được éo đâu.
 
Nó kể cái chó chết của nghề thiết kế xây dựng là cái lãi thì nằm phần công nợ, trong khi lãi bank thì tháng phải trả đều, lương nhân viên cũng chốt có thiếu được éo đâu.
Thiết kế giờ phải làm kiểu công nghiệp, việc phải nhiều để nhân viên sao chép thiết kế hạng mục công trình này sang công trình khác, chứ mỗi năm nhận được vài công trình cặm cụi vẽ mới thì ốm đòn.
Nói chung là giờ muốn sống tốt về thiết kế, phải sản xuất hàng công nghiệp, tức là thư viện thiết kế phải nhiều để sao y sử dụng.

Còn không thì bỏ nghề thiết kế, chuyển sang tư vấn giám sát hoặc thi công.
 

thaihaitran

Thành viên cơ bản
Nếu doanh nghiệp có sơ đồ tổ chức, quy trình vận hành, các ma trận phân quyền, hệ thống kế hoạch, hệ thống báo cáo và dùng những công cụ quản lý như KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc), BCS (Balanced Scorecard - thẻ điểm cân bằng), mô hình OGSM (Objectives, goals, strategies and measures), hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), JIT (Just In Time) ... thì chắc không lăn tăn chuyện này nữa.

Khi đó chỉ còn suy nghĩ sao cho chọn đúng việc (right things), tạo động lực cho nhân viên (motivation), phát triển con người (developing people), xây dựng văn hóa tổ chức (corporate culture), gắn kết đội ngũ, tầm nhìn, triết lý kinh doanh, tính gương mẫu...
 

DangThanhTVXD

Thành viên cơ bản
Nhớ đâu đó trong diễn đàn này hay diễn đàn nào có người đã có ý kiến

Điều quan trọng nhất trong công tác quản lý là tính chuyên nghiệp và theo qui trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà làm. Một ông chủ giỏi thì ko cần quan tâm nhân viên nó nghĩ gì mà chỉ quan tâm nó lãnh lương và làm được gì theo công ty qui định, thí dụ công ty 500 người thì hơi éo đâu mà quan tâm đứa nào đau bụng, nhức đầu. Hôm nay vợ nó đẻ, rau có bầu thì tâm lý nó sẽ khác hôm qua.......

Phương pháp: Quan sát làm việc chưa đúng yêu cầu, gửi warning letter, sau 3 lần cảnh cáo thì mời nghỉ tuyển người khác. Nhiều người bảo coi lại chế độ lương bổng, ok, đi mua cái salary survey ngành thì có mặt bằng chung ngay.....

Tóm lại công ty ở qui mô nào thì lựa cơm gắp mắm thôi. Anh coi nhân viên là tài sản hay chi phí DN thì cách tiếp cận sẽ khác nhau.

Túm váy là chỉ cần quan tâm nhân viên làm được gì với số tiền họ đã nhận