Gian lận xây dựng - mua vật tư xây dựng ham rẻ, coi chừng hố

Trong số báo Tuổi trẻ ra ngày Thứ Bảy ngày 25/04/2009 có bài viết phản ánh tình trạng gian lận khi bán vật liệu xây dựng, với tình trạng cân thiếu, rút ruột, đổi hàng thiết bị vật tư cũng được mùa “ăn theo”, dù thực trạng này đã nhiều lần được cảnh báo. Các loại vật liệu bị rút ruột, ăn gian... đang phổ biến là sắt, ximăng, cát, gạch...

Tái diễn nạn “đạp” cân


Ông T., một nhà thầu xây dựng (đường Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, TP.HCM) vẫn chưa hết bức xúc khi nhắc lại trường hợp bị một đại lý vật liệu xây dựng (VLXD) trên đường Dương Quảng Hàm (Gò Vấp) “đạp” cân thiếu đến hơn 70kg thép phi 6 khi ông đến mua khoảng 200kg hồi tuần rồi. Theo ông T., khi đại lý đến giao thép, ông đề nghị cân ngay tại chỗ nhưng nhân viên theo xe nhất định đòi vào nhà “để cân cho an toàn (!)”. Sau đó, dù ông đứng cạnh kiểm tra, nhưng khi tự mình cân lại đã phát hiện thấy thiếu đến hơn 70kg!
Trong khi đó bà M.N., gia chủ tự lo nguồn vật tư cho nhà xây trên đường Lê Lai (Gò Vấp), lại là nạn nhân của ximăng bị rút ruột và ăn gian gạch. Theo hợp đồng với chủ vựa VLXD trên cùng tuyến đường, bà được giao đợt một 50 bao ximăng và hai thiên gạch bốn lỗ (tương đương 2.000 viên). So với mặt bằng giá chung trên thị trường khu vực này, bà được chào giá rẻ hơn khoảng 2.000 đồng/bao ximăng, chừng 100 đồng/viên gạch.

Theo lời bà N., lúc giao hàng bà có đứng kiểm tra, “nhưng chẳng được bao lâu thì có việc nên phải đi”. Đến khi thợ thầy lôi ximăng, gạch ra xây thì mới phát hiện “bao ximăng có ruột lỏng bỏng”, khi cân lại mỗi bao chỉ còn 45kg thay vì phải là 50kg +/-1 như đã ghi trên bao bì. Riêng năm cây gạch kiểm tra thấy mất tổng cộng 200 viên, tức mất gần 140.000 đồng!

“Rút nhiêu tùy thích!”
Anh B., một nhân viên bán VLXD, vốn từng phục vụ cho một điểm bán VLXD chuyên ăn bớt trọng lượng trên địa bàn Gò Vấp nay đã “gác kiếm”, đã khẳng định như vậy khi được hỏi về trọng lượng rút bớt của từng bao ximăng hoặc từng thiên gạch được giao cho đối tác. Do cấu tạo của bao ximăng có một “lưỡi gà” - miếng chắn trên miệng bao, sẽ được tự động bịt kín khi nhà sản xuất bơm đầy ximăng vào - không thể may kín được. Từ đây mới có chỗ hở, tuy nhỏ nhưng vẫn đủ để lấy ximăng ra dễ dàng bằng các ống nhựa. Với giá ximăng bán lẻ từ 2.000-2.500 đồng/kg, chỉ cần nơi bán rút 3-4kg/bao thì sẽ có gần 10.000 đồng.

Còn để “ăn” gạch, anh B. cho biết tùy theo độ tinh mắt của gia chủ, một cây gạch thay vì sẽ được xếp thành 15 lớp (32 viên/lớp) + 5 viên gạch lẻ, thì nhân viên giao hàng sẽ “phù phép” xếp mỗi lớp sao chỉ còn 28 viên/lớp, dân trong nghề thường gọi là “ăn nửa tay gạch!”. Đặc biệt, dân giao hàng rất thích chọn khoảng thời gian thi công đông đúc, “hiện trường” bề bộn để giao gạch vì “càng lộn xộn, chật chội càng qua mặt dễ dàng!”.

Bà Hoàng Anh, chủ cửa hàng VLXD Hoàng Anh (Lý Thường Kiệt, Gò Vấp), cho rằng để khỏi bị mua VLXD thiếu số lượng và trọng lượng, người tiêu dùng cần lưu ý với những cửa hàng có mức giá bán quá thấp hoặc kiểu chào mời “giá nào cũng bán”. Khi nhận hàng, cần cắt cử người kiểm tra cẩn thận, diện tích dành để vật tư không lẫn lộn với hàng có sẵn để tránh nhầm lẫn. Khi mua thép, nếu nơi bán sử dụng cân bàn thì nên đứng thử lên để kiểm tra độ chính xác của cân, sau đó mới đồng ý để thép lên cân. Nếu người bán sử dụng cân đồng hồ khi giao hàng tại nơi xây, nên lấy bao ximăng làm “trọng tài” để kiểm tra cân.
TRẦN VŨ NGHI

Theo ông Bùi Hoàng Triệu - giám đốc Công ty TNHH xây dựng Minh Khoa (Tân Bình), phần lớn những cửa hàng VLXD mua bán gian dối thường chọn ở những quận vùng ven hoặc vùng có ít điểm bán để thực hiện. Hầu hết đối tượng này đều đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Ví dụ, ximăng Hà Tiên 1 giá trung bình 68.000 đồng/bao nhưng có nơi chỉ bán 65.000 đồng/bao, thép bán đúng phải là 11,1 triệu đồng/tấn nhưng chỉ rao bán 10,8 triệu đồng/tấn, cát đẹp 240.000 đồng/xe có nơi chỉ còn 180.000 đồng/xe.


Trao đổi thêm:

1. Vấn đề "lát" gạch và xi măng: Khi chất hàng, có thể người giao hàng chất hở ở trong để ăn gian. Riêng đối với gạch, nếu chất một cây gạch 500 viên thì thường được chất như sau 15 (lớp) x 32 (viên/lớp) + 20 (viên). Tuy nhiên, khi chất gạch, có thể chất hở phía trong (dễ bị phát hiện) hoặc mỗi tay chỉ 7 viên, tức mỗi lớp chỉ 28 viên, người mua hàng khó phát hiện ra hơn vì không bị hổng ở trong. Tình trạng "rút ruột" xi măng trước đây xảy ra nhiều nhưng nay có lẽ rất ít xảy ra hơn.

2. Chúng tôi đã đề cập khá kỹ về hiện tượng "bán rẻ" thép trong bài chia sẻ kinh nghiệm. Quả thật, rất khó cho chủ nhà khi dành dụm cả đời mới làm một căn nhà vì họ không thể có kinh nghiệm để đối phó với nạn gian lận. Chọn đối tác tin cậy là việc không hề dễ dàng giữa "ma trận" các cửa hàng VLXD mà ai cũng nói rằng mình "uy tín".

3. Nhiều trường hợp, nhà thầu và nhà cung cấp bắt tay với nhau, chủ nhà tin nhà thầu, khi đó nhà thầu và nhà cung cấp tha hồ làm mưa làm gió. Chủ nhà dù không hài lòng nhưng lại ngại làm mất lòng nhà thầu nên không dám có ý kiến. Chúng tôi từng gặp tình huống chủ nhà muốn thay đổi chủng loại và thay đổi nhà cung cấp nhưng nhà thầu không đồng ý và chủ nhà đành "im lặng cho qua".


Lượm lặt
 
Năm ngoái bên mình tổ chức bắt tại trận một đội cung cấp (doanh nghiệp) thép ở công trình (chủ đầu tư cung cấp), ăn cắp khoảng 1/3 khối lượng, với nhiều chiêu trò rất kinh, như một công nghệ ăn cắp vậy.

Mọi người có thể tham khảo thêm bài báo này

 

DecoSaigon

Thành viên cơ bản
23/5/18
2
0
decosaigon.com
Mua cát xây nhà, nó giao 7 khối cát bằng cái xe 2 tấn khoảng 2,5 khối, mình bảo mày tính xem cái thùng chứa được bao nhiêu khối, thế mà nó vẫn khăng khăng lấy tiền đủ 7 khối
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
Gian thương ở đâu cũng có mà, gạch xây nhà lại là chuyện bình thường nhất, sểnh tí là xuống gạch ào ào xếp đống để đếm, xếp rỗng ruột bên trong.
Lúc xuống gạch các anh chịu khó canh và làm khó dễ, bắt sắp xếp theo từng "cây" hay "kiêu", mỗi mặt 8 viên, không nên 10 viên hoặc hơn vì dễ bị để rỗng ruột hay độn gạch xấu vào. Mỗi mặt 8 viên, cứ thế đếm với số hàng gạch là ra số gạch mỗi "cây" hay "kiêu". Chứ không chú ý, bên bán gạch hay có chiêu xuống ào ào chất đống lộn xộn rồi "tay này che tay kia", mất 30-35% là bình thường, chưa kể bị độn gạch xấu vào nữa. Hoặc xếp thành dãy như thế nào đó để như đã nói là không bị "rỗng ruột" hay "độn gạch xấu".

Mấy lần thiếu gạch đột xuất, người cung cấp chính chưa kịp cung cấp, kêu mấy ông gần công trình toàn gian lận, nên khi yêu cầu xếp gạch ngay ngắn ông thì giả vờ tự ái "không bán nữa", ông thì hì hì .. sau đó đề nghị tăng giá nếu muốn cấp gạch tiếp.