Googling với Google để tìm kiếm thông tin trên mạng nói chung cũng như congdongxaydung nói riêng

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Google đã trở thành cỗ máy tìm kiếm mạnh nhất thế giới, vượt qua các đối thủ khổng lồ khác như Yahoo, Bing, ... và thậm chí làm xuất hiện thêm từ mới trong tiếng Anh (ngôn ngữ phổ biến nhất trên máy tính & Internet). "Google" & "Googling". Googling đang sử dụng công cụ tìm kiếm phổ biến Google.com để tìm kiếm tên của ai đó trong nỗ lực tìm hiểu thêm về họ. Bạn có thể Google hàng xóm, bạn cùng phòng đại học cũ của bạn hoặc người mà bạn mới gặp gần đây để xem thông tin nào có sẵn về họ trên Internet.

Cũng vài dòng về thuật ngữ mới:
- To google: là động từ mới dựa trên Google.com, có nghĩa là để tìm kiếm trên web.
- Googled: thì quá khứ, đã googled về phần mềm Autocad 2012 cách đây 2 năm
- Googling: thì hiện tại đang diễn ra, đang Googling về phần mềm Autocad 2015.

Nhờ có Google mà nhiều vĩ (cuồng) nhân đã trở thành thánh hay thành từ điển bách khoa toàn thư, nhưng cũng không ít nhân vật đã trở thành trò hề, do kỹ năng Googling rất kém. Cũng vì kỹ năng Googling rất kém nên mới có 'Don't Google Google, Googling Google is wrong', says Google .... No Googling, says Google — unless you really mean it


Nội dung trong bài viết này thì cũng cóp nhặt nhưng đã được kiểm chứng qua trải nghiệm cá nhân, nên chia sẻ cho mọi người, nhằm để mọi người biết khai thác tốt hơn thông tin trên thế giới mạng. Trong khuôn khổ thớt này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ các kỹ năng Googling để mau chóng tìm thấy những thông tin cần thiết và chính xác. Tìm kiếm tốt cũng như sở hữu một chìa khóa vạn năng mở ra các kho tàng kiến thức, trí tuệ nhân loại, làm phong phú hiểu biết cá nhân. Từ đó cũng làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng nhỏ bé trước vũ trụ kiến thức bao la.

Google lập chỉ mục (indexing) hầu như mọi thứ trên World Wide Web, khi muốn tìm kiếm điều gì đó, chúng ta chỉ đơn giản là gõ "từ khóa" keyword(s) vào khung tìm kiếm và Google sẽ trả lại hàng đống kết quả liên quan. Dĩ nhiên là nó có thuật toán rất thông minh để tự xác định xem kết quả nào là liên quan nhất đến từ khóa tìm kiếm (most relevant results).

- (Cụm) Từ khóa càng ngắn thì phạm vi kết quả trả về càng rộng (Ví dụ: Xây Dựng)

- (Cụm) Từ khóa càng dài thì phạm vi càng hẹp lại. (Ví dụ: Diễn đàn Xây dựng, Cộng Đồng Xây Dựng)

- Nếu muốn Google trả về kết quả bao gồm cả 4 chữ "Cộng Đồng Xây Dựng" thay vì các kết quả riêng lẻ chứa "Cộng", hoặc "Đồng" hoặc "Xây" hoặc "Dựng", chúng ta gõ dấu "+": Cộng +Đồng+Xây+Dựng. Lúc này Google sẽ chỉ trả về các nội dung có cả 4 chữ nêu trên, bỏ qua các kết quả riêng lẻ.

- Nếu muốn Google loại bỏ các kết quả chúng ta không muốn xem, chúng ta gõ dấu "-" trước phần loại bỏ. Ví dụ gõ Paris -Hilton sẽ cho chúng ta các kết quả về thành phố Paris và liên quan, thay vì trả về kết quả liên quan đến cô gái lắm chiêu Paris Hilton lúc nào cũng ầm ĩ trên Internet, các thông tin đó làm rối việc tìm kiếm

- Nếu muốn Google trả về kết quả chứa chính xác cụm từ khóa, chúng ta để cụm từ khóa trong dấu ngoặc kép "...". Ví dụ gõ "vốn đầu tư công 2014" sẽ trả về những kết quả chứa chính xác 5 từ trên theo đúng trật tự được gõ trong hai dấu "..."

P/s: chỉnh sửa lại bài viết 24/6/2020 vì hình ảnh minh họa hỏng hết rồi
 
Sửa lần cuối:

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Những thủ thuật kiểu như dùng trình duyệt Chrome trên desktop ( Right click vào hình ảnh) và mobile (dí bàn tày vào hình ảnh) để "Search Google for This Image" hay "Tìm kiếm ảnh này trên Google" gần như là thói quen cá nhân để kiểm chứng hình ảnh đã xem trên Internet, đặc biệt là nguồn gốc, và "copy image location" nhằm lấy đường link của ảnh để chèn hình ảnh vào diễn đàn chẳng hạn.

Một cách tìm kiếm search hay dùng nhất khi muốn tìm thông tin trên một site nào đó sẽ thêm cú pháp "xyz" site:website từ cần tìm ví dụ "Long Thành" site:congdongxaydung.vn, để tìm kiếm những bài viết cũ, những nội dung đã có người đăng để đăng tiếp, nhằm kiếm điểm để có thêm điểm mở thớt mới.

Muốn biết thời tiết các thành phố, thay vì đi tìm lung tung các website thời tiết, chỉ cần gõ từ khóa weather city là xong

GoogleThoiTiet.png


Khi bất chợt cần tính toán vài phép tính số học nào đó, máy thì đang chậm do load nhiều thứ, mở thêm Excel thì rõ là lâu, chúng ta có cách này:
Gõ công thức vào thanh tìm kiếm Google, sẽ ra ngay kết quả, và hay hơn nữa: có luôn cái calculator của Google chạy luôn trong trình duyệt web, thoải mái mà tính

Googletinh.png


Tương tự, có thể chuyển đổi các đơn vị đo lường, muốn chuyển đổi các đơn vị tính của các hệ khác nhau, chỉ cần gõ từ khóa liên quan là có ngay kết quả.

GoogleConvert4f8e1cc89806a619.png


Thực ra những kỹ năng này nọ, hoặc mẹo này nọ cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất vẫn là từ khóa. Từ khóa thì nằm trong đầu chúng ta. Cho nên mấy chú đầu đất sẽ chẳng bao giờ tìm ra được từ khóa tìm kiếm thích hợp và đương nhiên là khó có thể tìm ra kết quả chính xác.

Ví dụ rất đơn giản giờ những bài toán mẹo lớp 6 chẳng hạn, giờ mấy đứa học sinh cũng Goolgle rồi

GoogleToanKho.png



Tất nhiên là tìm kiếm nâng cao là cái luôn luôn

GoogleNangCao.png


Mời mọi người tham gia cho xôm tụ


P/s: chỉnh sửa lại bài viết 24/6/2020 vì hình ảnh minh họa hỏng hết rồi
 
Sửa lần cuối:

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Với Googling, có thể đọc thêm từ bên otosaion , nằm ở trong chuyên mục tán nhảm Chuyện Ngoài Lề, nên không tránh khỏi chuyện trao đổi linh tinh, giờ vẫn tham gia tán nhảm bên đó, và muốn vào đó phải đủ có thời gian tham gia trên 1 tháng, và có số bài trên 100 bài, thôi copy bài - chủ yếu của Admin tuandq bên đó ra đây hầu mọi người, dĩ nhiên là có chỉnh sửa không giữ nguyên bản nhé.

1. Để tìm kiếm hiệu quả thì điều quan trọng nhất là biết mình tìm cái gì? Từ đây thì mới có thể chọn được từ khóa phù hợp để có được kết quả chính xác nhất. Và như vậy thì cần phải có được những hiểu biết nhất định về cái mình tìm, càng hiểu sâu thì càng dễ tìm thông tin phù hợp. Google không phải là nơi để tìm tài liệu cho những lĩnh vực mà mình hoàn toàn không biết gì.

2. Google tung đội quân robot của mình đi lùng sục khắp Internet để thu thập thông tin về và đến thới điểm này theo thống kê không chính thức (vì đây là số liệu mà Google chưa bao giờ xác nhận) thì Google đã lập chỉ mục được 100 tỷ trang web. Tuy nhiên, quá trình xử lý dữ liệu này như thế nào là điều hoàn toàn bí mật nên nếu khi tìm kiếm mà Google báo là không có thì không có nghĩa là không có. Nếu thật sự cần thông tin thì các hãy bỏ công tìm trong những trang web, các diễn đàn chuyên ngành vì không phải là Google biết mọi thứ như mọi người vẫn tưởng.

3. Cách đây gần 20 năm, khi mạng Internet chưa có mặt tại Việt Nam thì nguồn tư liệu duy nhất mà mọi người có được là sách báo, tạp chí. Những nguồn thông tin này bị hạn chế tiếp cận về mặt địa lý cũng như cách thức tổ chức. Nhưng đổi lại, thông tin từ những nguồn này có thể coi là đáng tin cậy để có thể sử dụng trong công việc, trong nghiên cứu. Khi Internet bùng nổ và nhất là sau khi Google thể hiện sức mạnh của mình thì người Việt Nam lại rơi vào một thái cực ngược với thời kỳ thiếu thốn thông tin trước đây là thời kỳ tràn ngập thông tin. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn giữ suy nghĩ cũ khi cho rằng mọi thông tin mình đọc được trên mạng đều đáng tin cậy. Điều này hoàn toàn sai lầm vì thông tin trên mạng Internet là thông tin kém tin cậy nhất trừ phi có được từ những nguồn cực kỳ đáng tin cậy. Nếu không nhớ được điều này thì người đọc từ đói thông tin lại trở thành ngộ độc thông tin. Và trên thực tế, các nguồn thông tin trên Internet không bao giờ (ít nhất là cho đến thời điểm này) được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu nghiêm túc (ngoại trừ một số trường hợp cực kỳ đặc biệt). Vậy nên, khi dùng Google thì rất cần một mức độ hiểu biết nhất định và kỹ năng phân tích thông tin để phân biệt được đâu là thông tin đáng tin cậy và đâu là thông tin rác.

Tóm gọn thêm thông tin từ Google của bên đó

Google thành danh ban đầu là nhờ tiết kiệm.
Sergey Brin và Larry Page xây dựng ra được một giải pháp đánh chỉ mục cực kỳ hiệu quả mà không cần phần cứng quá mạnh. Thế nên Google thay vì mua những con server đa xử lý hoành tránh như các ông lớn thời đó đã dùng những con server tự ráp với giá thành loanh quanh 1000$/con. Sergey Brin và Larry Page còn tạo ra cả một biến thể của Linux được gọi là Google OS chỉ sử dụng nội bộ nhằm kết nối các server bình thường thành một hệ máy ảo rất mạnh. Đây chính là một điểm đặc biệt của GG nhưng số lượng server này bị GG giữ bí mật để các đối thủ không đoán biết được khả năng thực sự của mình. Số lượng này chỉ được hé mở một phần khi Google nộp hồ sơ IPO, trong đó có mục liệt kê giá trị hệ thống máy chủ là 600 triệu đô, tính theo giá mỗi con tôi nói ở trên thì số lượng server của Google là 600.000 cái (đây là con số ước tính vì Google vẫn không xác nhận hay phủ nhận con số này). Chém về số lượng server của Google chỉ mang tính lịch sử và là một trong những giai thoại về gã khổng lồ này mà thôi Đến bây giờ chắc số lượng server của Google phải là vài triệu con rồi!!!

Ngày xưa có Yahoo Search nhưng dùng rất tệ, nên khi Google được thành lập đã thuyết phục Yahoo sử dụng công cụ của mình thay cho Yahoo Search. Yahoo lúc đó đang say men chiến thắng (trang web có số lượng truy cập lớn nhất thế giới) và nghĩ rằng sẽ mọi người sẽ chỉ cần dùng danh bạ web để tìm thông tin chứ chẳng mất công tìm kiếm làm gì. Thế là Yahoo ngờ nghệch đã để cho con sói ma lanh Google thò chân vào nhà mình. Sau 2-3 năm gì đó, khi mà Yahoo phát hiện ra mưu đồ của Google và cắt đứt hợp đồng thì đã muộn vì Google lúc đó đã đủ lông, đủ cánh để có thể đứng một mình. Người dùng Internet đã quen với việc dùng Google tìm thông tin thay vì lục lọi trong danh bạ của Yahoo! Yahoo! sau khi hất cẳng Google vội vàng tái khởi động Yahoo! Search nhưng chẳng làm nên trò trống gì. Trước khi Google trở nên độc bá như hiện nay, hồi năm khoảng 2000-2001, vẫn dùng chương trình Corpernic có tính năng rất vui là cùng một lúc gửi yêu cầu tìm kiếm đến hàng loạt máy tìm kiếm (nhớ hình như là 15 hay 20 cái gì đó) mà Google chỉ là một trong số đó. Nhưng Google đã đánh bại tất cả để bây giờ chỉ còn mỗi Bing là lẽo đẽo được gần nhất.


Quay trở lại Google, nguyên nhân thành công của họ là gì? Đó là Google giống như tất cả những hạng công nghệ thành công nhất như MS, Apple, FB phát hiện ra rằng: "Trên thế giới rất nhiều thằng ngu nên nếu chiều chuộng những thằng ngu này sẽ có được rất nhiều tiền! " Đơn giản là cuộc sống càng bận rộn, con người càng thích sự đơn giản, Google thông minh khi biến sự phức tạp trở nên đơn giản, kết quả trả lại đúng những gì họ tìm.

MS, Apple, FB cũng suy nghĩ tương tự khi tìm mọi cách để những thằng ngu cảm thấy không gặp khó khăn gì khi sử dụng sản phẩm của mình. Và thế là mấy chú đó kiếm được rất, rất nhiều tiền!

Trước thời Google, thỉnh thoảng vẫn dùng những công cụ đỉnh cao thời đó như Altavista hay Infoseek để tìm thông tin.
Nhưng những công cụ này bắt người dùng có trang bị kỹ năng của kỹ sư máy tính để sử dụng khi yêu cầu câu tìm kiếm phải viết đúng cú pháp giống như cú pháp mà những người dùng các trình quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng. Câu lệnh tìm kiếm phải sử dụng các toán tử AND, OR, NOT với các dầu nháy kép, dấu ngoặc đơn để tinh chỉnh kết quả tìm kiếm và câu lệnh sẽ có dạng kiểu này: ("Ông" AND ("Newbie" OR "Kiên trố") AND "là ông nào mà toàn hỏi lung tung thế?"). (Google hiện vẫn hỗ trợ câu lệnh tìm kiếm dạng này để ra những kết quả được tinh chỉnh tối đa) Google đã đầu tư vào việc xử lý hậu trường để giúp người dùng chỉ cần đánh câu tìm kiếm như khi viết thông thường và câu trên viết lại thành Ông Newbie hay còn gọi là Kiến trố là ông nào mà toàn hỏi lung tung thế? Thời đó, nhiều chuyên gia vẫn nói nhỏ với là: "Thằng Google bị điên hay sao mà trên trang của nó chỉ có độc một ô tìm kiếm!? Muốn tìm được thông tin chính xác thì phải bắt người dùng điền thêm các thông tin như tác giả, khoảng thời gian, từ khóa v.v... chứ!?" Nhưng vì phần lớn người dùng không phải là chuyên gia nên đã hưởng ứng nhiệt liệt cách tiếp cận này và rời bỏ tất cả các công cụ khác mà chuyển sang dùng Google.

Cách tiếp cận ban đầu của Google là phi chuẩn vì chú trọng đến việc "tầm chương, trích cú" chứ không giúp người đọc có được một cái nhìn tổng thể về phổ tài liệu mình đang tìm kiếm. Vì thế, thực ra đối với giới học thuật cách tìm thông tin của Google không hề được coi trọng. Nhưng hai đồng chí sáng lập Google đã nhìn thấy được sự bùng nổ của Internet và đánh giá được rằng giới học thuật sẽ chỉ là thiểu số trong cộng đồng người dùng Internet. Và Google đã ưu tiên phục vụ nhóm này.

Chìa khóa thành công của GG chính là thuật toán phân loại, đánh giá, xếp hạng dữ liệu để tự động chọn ra tài liệu phù hợp nhất với yêu cầu trong một mớ tài liệu hổ lốn trên Internet. Mặc dù giới học thuật rất cay cú với cách làm này nhưng vì lượng dữ liệu cần tìm kiếm quá lớn, vượt quá khả năng phân loại của hệ thống biên mục hiện có nên đành tặc lưỡi thỏa hiệp.

GG sau khi có được vị trí độc tôn cũng quay trở lại tinh chỉnh thuật toán của mình nhằm phục vụ những dạng đối tượng chuyên biệt hơn bằng những CSDL mà có khi nhiều người không hề biết. Ví dụ:
- Google Patents tại địa chỉ google.com/patents chứa gần như đầy đủ các đơn sáng chế của Mỹ từ cuối thể kỷ XIX đến nay.
- Google Scholar tại địa chỉ google.com/scholar chứa các bài viết mang tính nghiên cứu, học thuật
- Google Books tại địa chỉ google.com/books chứa rất nhiều sách được số hóa
Tất cả CSDL này đều sử dụng thế mạnh của Google trong việc tìm kiếm để giúp người dùng lục lọi trong đống tài liệu này.

Tuy nhiên, có một ngộ nhận mà rất nhiều người mắc phải khi cho rằng "dã có Google thì không cần thư viện nữa!!!" Đây là một nhầm lẫn to lớn nhưng để phân tích rõ thì cần viết dài lắm mà tuandq thì lại lười!

Quay lai chủ đề là mẹo tìm kiếm bằng Google thì để giới hạn phạm vi tìm kiếm của Google có thể sử dụng một số toán tử sau:
1. Site: để giới hạn vùng tên miền tìm kiếm Ví dụ: site: .otosaigon.com hay site:.vn
2. Filetype: để giới hạn việc tìm kiếm bên trong một loại tập tin nào đó Ví dụ: filetype: .pdf hay filetype:doc,docx,xls

Ngoài ra Google còn hỗ trợ các cách tìm kiếm dùng ký tự đại diện (wildcard), từ đồng nghĩa v.v... nhưng hỗ trợ chủ yếu cho tiếng Anh chứ tiếng Việt mới chỉ đoán được từ không dấu và phát hiện cụm từ (nhưng như vậy đã là tốt lắm rồi). Nếu ai cầu kỳ hơn thì có thể xây dựng câu lệnh tìm kiếm với các toán tử luận lý như AND, OR, NOT nhưng như thế có vẻ đánh đố nhau quá nhỉ!?

Nói rằng người ta có thể tìm được mọi thứ trên Internet thì đã quên mất rằng phần lớn thông tin người ta tìm được là nhờ Google. Nhưng Google lại nắm quyền kiểm soát việc lọc bỏ kết quả mà mình không muốn người dùng nhìn thấy! Nếu ai nghi ngờ điều này thì hãy nhớ lại việc Google rút khỏi Trung Quốc vì không chấp nhận việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm mà chính quyền yêu cầu (thực ra thì ban đầu Google có làm việc này nhưng sau thấy bị ép nhiều quá nên cãi lại). Hoặc cách đây mấy năm có vụ BMW dùng thủ thuật gì đó để nâng hạng các trang web của mình trong kết quả tìm kiếm nên bị Google trừng phạt bằng cách loại bỏ trang bmw.com ra khỏi kết quả tìm kiếm của mình. Hay mới nhất là vụ này http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20141003/google-bi-doa-kien-100-trieu-usd/653635.html.

Thuật toán gốc là do Sergey Brin và Larry Page sáng tạo ra nhưng được cải tiến hàng tuần, thậm chí hàng ngày (người dùng có thể thấy điều này khi thấy trang kết quả tìm kiếm của Google rất hay có các thay đổi về cách trình bày hay nhiều thứ khác). Vì thế bí quyết công nghệ của Google không phải chỉ vài người nắm nữa mà có nhiều cách để lưu giữ nó rồi. Còn nếu có ai hỏi là tại sao Bing, Yahoo! Search hay những công cụ tìm kiếm khác không sao chép thì câu trả lời là thời gian và lượng người dùng. Lượng dữ liệu Google hiện có đã được thu gom trong gần 20 năm và đây là thứ mà các công cụ khác dù bỏ ra hàng tỷ đô cũng không thể có được ngay lập tức. Bên cạnh đó còn lượng người đông đảo sử dụng Google hàng ngày, những người này khi sử dụng Google đã vô tình cung cấp rất nhiều thông tin cho Google để có thể đưa ra những kết quả phù hợp nhất cho những người dùng sau có yêu cầu tương tự.

Những điểm thua kém này là điều Bing đang phải cố gắng hết mức để khắc phục kể cả bằng tiền. Bing có chương trình tặng tiền cho những người sử dụng công cụ này (Bing Rewards) nhưng đau nhất là người ta tìm kiếm thông tin về chương trình này toàn bằng Google.

Có một vụ rất vui mà ít người để ý về kết quả tìm kiếm của Google. Đó là Google toàn bịa về số lượng kết quả mình tìm được. Nếu không tin thì các bác có thể tự mình thử mà xem! Cách thử như sau:

- Tìm kiếm một cụm từ phổ biến nào đó như "ảnh nóng ngọc trinh" chẳng hạn. Google sẽ thông báo có hơn 6 triệu trang web có cụm từ này:
https://www.google.com.vn/webhp?sou...=UTF-8#sourceid=chrome-psyapi2&ie=UTF-8&q=ảnh nóng ngọc trinh

- Để xem danh sách các trang Google tìm được, người dùng sử dụng danh sách ở cuối trang và thường thì chỉ duyệt vài trang mà thôi. Tuy nhiên, nếu nhìn lại địa chỉ trên thanh địa chỉ có dạng: https://www.google.com.vn/webhp?sou...spv=2&ie=UTF-8#q=ảnh+nóng+ngọc+trinh&start=30 sẽ thấy có tham số start=30 chính là để chỉ định kết quả đầu tiên cần hiển thị (trong trường hợp này là kết quả thứ 30). Vì Google báo rằng có hơn 6 triệu kết quả nên ta thử xem trang bét bảng nào đó (ví dụ trang thứ 100.000) tức là sửa tham số trên thành start=100000

Khi đó Google sẽ thông báo ngay là Xin lỗi, Google không trả lại trên 1000 kết quả cho bất cứ tìm kiếm nào. (Bạn đã yêu cầu kết quả bắt đầu từ 100000.) Tức là thực ra Google chỉ cần tìm 1000 kết quả chứ đoạn sau hoàn toàn có thể bịa ra vì cóc ai có thể kiểm chứng được. Mánh này mọi người hoàn toàn có thể áp dụng trong công việc của mình khi đã tạo ra được một vị thế vững chắc nào đó!

Ngoài thuật toán index, Google dựa vào lịch sử lướt web của người dùng để xác định thể loại, chủ đề, tính cách, v.v của người dùng để đưa ra kết quả. Người dùng sẽ rất happy vì Google đưa ra kết quả khá/rất tốt. Nhưng đằng sau đó là Google track (theo dõi) người dùng trên mạng.

Việc tracking này có thể là:
- Trực tiếp: khi người dùng search Google lưu trữ tất cả lịch sử search của người dùng.
- Gián tiếp thông qua tiện ích Google Analytics mà Google cung cấp cho các anh quản trị web, dùng Google Analytics để cân đong đo đếm lượng user truy cập vào website chính là tiếp tay cho Google track.

Có một câu nói nổi tiếng "You are naked on the Internet" (nguồn gốc thì vui lòng nhờ Google) dịch nôm là "Bạn đang cởi truồng trên Internet". Vậy nên, che chắn phòng ngủ của mình như thế nào thì hãy làm đúng như vậy khi sử dụng Internet (trừ phi thuộc nhóm muốn nổi nhờ ảnh nóng). Những cái gì mình không muốn ai biết thì đừng đưa lên Internet dù dưới bất kỳ hình thức nào. Những thông tin chia sẻ với người khác thì hãy dùng email (ít ra thì chỉ nhà cung cấp dịch vụ thò mũi vào đây).

Nhưng đó là kinh nghiệm trước đây, còn giờ có FB thì còn phải thêm kinh nghiệm nữa là đừng chơi với những ai thích "không mặc gì trên Internet". Dù giữ mình nhưng bạn bè lại chia sẻ búa xua những thông tin, những bức ảnh liên quan đến cá nhân thì những kẻ tò mò vẫn gom góp lại được để dựng nên thành một chân dung khá đầy đủ về cá nhân. Đó là lý do mà tuandq đã xóa tài khoản FB và không bao giờ sử dụng lại nó nữa.
 
  • Like
Reactions: tamxuanpham