Hãy hiểu đúng về bản chất Sở hữu kỳ nghỉ Timeshare hay Vacation Onwership

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Nhân tiện có lùm xùm từ bên lamchame.com - Đã mẹ nào sở hữu kỳ nghỉ Trọn đời Alma chưa ạ? rồi tiếp đến bên otosaigon.com: Có bác nào biết về dự án của công ty ALMA - sở hữu kỳ nghỉ
xin copy nguyên văn phản hồi từ bên otosaigon



otosaigon nói:
Em xin phép tạm thời xóa các bình luận không phù hơp diễn đàn. Hôm nay vừa nhận được thông báo từ đơn vị PR của dự án. Các bác vui lòng xem thông tin sau để đưa thông tin phù hợp nhé .

Từ ngày 23/11/2015, trên diễn đàn otosaigon có xuất hiện topic về “Có bác nào biết về dự án của công ty ALMA - sở hữu kỳ nghỉ”
link:https://www.otosaigon.com/threads/c...ua-cong-ty-alma-so-huu-ky-nghi.8700732/page-4

Theo như nội dung trao đổi ở topic, chủ topic muốn tìm hiểu sản phẩm của ALMA và muốn có tư vấn từ các thành viên trên diễn đàn. Đây là hoạt động bình thường để trao đổi thông tin và ngay từ đầu ALMA đã rất tôn trọng những ý kiến đánh giá, trao đổi của khách hàng. Tuy nhiên đã có một số đối tượng lợi dụng việc này để đưa thông tin không chính xác về công ty Vịnh Thiên Đường, gây nhiễu loạn thông tin về dự án ALMA, ảnh hưởng xấu tới dự án được cấp phép đầu tư xây dựng hàng trăm triệu USD, chủ đầu tư là doanh nhân uy tín Ông Igal Ahouvi, hiện đang giữ chức vụ là Đại sứ danh dự của Việt Nam tại Israel, thành phố Haifa và hoạt động kinh doanh của công ty.
Đặc biệt, một thành viên có nickname là “Bánh bèo” vừa mới tham gia vào diễn đàn và tự nhận là nhân viên cũ của ALMA đã đưa ra những thông tin sai lệch về ALMA và mô hình sở hữu kỳ nghỉ, lôi kéo những nhận định sai trái từ những thành viên khác.
Em xin phép đưa ra một số nội dung tiêu biểu trong comment của “Bánh bèo” để anh Hải dễ theo dõi hơn ạ
otosaigon nói:
  1. Chủ post tự nhận là nhân viên cũ của ALMA và nói rằng ALMA lừa đảo => Vi phạm cam kết bảo mật thông tin của công ty nếu thực tế chủ post là nhân viên cũ. Vi phạm nguyên tắc cáo buộc doanh nghiệp lừa đảo mà không có chứng cứ xác thực
  2. Các thông tin đưa ra mơ hồ “Tiến độ xây dựng thì khoảng tháng 6 vừa rồi e có đi qua, nó có mỗi cái hàng rào, với cái cổng. Chả thấy công nhân nào luôn, cũng không có biển báo công trường xây dựng, đến cái căn bản là cái bảng vẽ quy hoạch khu (cái biển to to đẹp đẹp đưa hình 3D của công trình ý ạ) mà cũng không có luôn. Đống ảnh tiến độ thì mới đang thực hiện thí nghiệm nén tĩnh cọc thí nghiệm )) từ cái này đến lúc nó đóng cọc chính thức chắc phải 3 tháng nữa, hoàn thiện thí nghiệm cọc chắc thêm 2-3 tháng nữa. Thế là q3 năm nay mới xong phần cọc. Các bác thử tính xem 2018 có hoàn thiện không “=> Thực tế về tiến độ xây dựng
    1. Tháng 6/2015, ALMA đang thực hiện các hạng mục thi công: Di dời 1,1 triệu m2 cát phục vụ mặt bằng xây dựng và đã hoàn thiện vào tháng 10/2015
    2. Hình ảnh dự án, bản vẽ 3D hiện cũng đặt rất to rõ ràng bao quanh khu vực công trường dự án
    3. ALMA đã tiến hành công bố chính thức tới truyền thông và khách hàng: Tháng 12/2015 đã hoàn thành kiểm nghiệm cọc, sau đó tiến hành phổ cọc đại trà cho khối công trình toà nhà chính trước tết Bính Thân. Hiện ALMA đang hoàn thiện phổ 400 cọc theo kế hoạch và dự kiến tới cuối năm 2016 này sẽ hoàn thiện xây thô toà nhà chính (chiếm 75% khối lượng công việc). Việc khai trương khu resort vào cuối năm 2018 là cam kết của ALMA
3. Một số thông tin chủ post chia sẻ về chất lượng đầu tư công trình mà hồi còn làm ở ALMA có “liếc mắt qua” cũng đều rất vô lý và không có căn cứ

ALMA xin khẳng đinh
  1. Công ty ALMA đầu tư và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về mặt pháp lý
  2. Tiến độ của ALMA đang hoàn thiện gấp rút trên công trường. Các hình ảnh cũng đã được cung cấp ra cho báo chí và trên trang fanpage & website của ALMA
    1. GD 1: https://www.facebook.com/media/set/?...3819245&type=3
    2. GD 2:
      https://www.facebook.com/media/set/....396179083819245&type=3&__mref=message_bubble
3. Chủ đầu tư của ALMA là ông Igal Ahouvi, đại sứ danh dự của ALMA tại Việt Nam. Trên cương vị đại sứ, thời gian vừa qua ông cũng tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại giao của hai nước Việt Nam và Israel. ALMA là dự án tâm huyết của ông tại Việt Nam với mong muốn mang đến cho người dân Việt Nam trải nghiệm về mô hình sở hữu kỳ nghỉ mới mẻ, hiện đại, đã thịnh hạnh tại các nước châu Âu hàng thập kỷ qua.
vietnamnet.vn/vn/quoc-te/251...on-phai-doan-ban-kinh-te-trung-uong-dang.html
4. ALMA cũng rất sẵn lòng gửi tới anh và diễn đàn những giấy tờ minh chứng cho hoạt động hợp pháp nếu được yêu cầu và giải đáp mọi vấn đề của thành viên diên đàn đang nêu một cách đầy đủ và thấu đáo nhất

Do vậy, ALMA kính mong diễn đàn

  • Xoá topic hoặc comment tiêu cực vì TOPIC đã trở thành công cụ để công kích cá nhân, vi phạm quy định của diễn đàn
  • Kính mong diễn đàn kiểm tra, hạn chế hoặc không cho phép thành viên có những nhận xét không chính xác, thiếu căn cứ nhằm bôi xấu doanh nghiệp khi không chưa có thông tin chính thống từ báo chí hay cơ quan điều tra.

thấy auto chửi quá nhiều vì ai cũng nghĩ đây là hình thức đầu tư Bất Động Sản kiểu mới nhưng không biết rằng đây là loại hình kinh doanh dịch vụ trong tương lai nhưng mà người mua phải trả trước chứ không phải bán tài sản ... nên người bán có quyền hủy hợp đồng hoặc thích thì chây ì đó .... hoặc đền hợp đồng, đành mạo muội copy từ các nguồn về ở dưới đây.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Có rất nhiều cách khác nhau để sở hữu một ngôi nhà nghỉ dưỡng. Người mua nên xem xét kĩ lưỡng về chất lượng và cách quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo rằng giá trị tài sản của mình được duy trì lâu dài. Hiện nay ở Việt Nam, lựa chọn phổ biến nhất là sở hữu toàn bộ biệt thự nằm trong một khu resort. Gần đây có thêm hai hình thức là: đồng sở hữu theo thời giansở hữu phân chia. Vậy những khái niệm đó thực sự có ý nghĩa gì và đâu là điểm khác biệt?


Sở hữu toàn bộ một biệt thự nghỉ dưỡng với giấy tờ chứng nhận đầy đủ thì chủ sở hữu có thể đem bán, cho thuê hoặc để lại trong di chúc. Có hai cách khai thác sử dụng loại tài sản này. Cách thứ nhất là tài sản riêng tư chỉ được chủ sở hữu cùng gia đình và bạn bè sử dụng, loại tài sản này thường là sự đầu tư lâu dài như một ngôi nhà thứ hai và được truyền cho cho thế hệ tiếp theo. Cách thứ hai, là tài sản cho thuê được chủ sở hữu đến nghỉ ngơi vài tuần mỗi năm và thời gian còn lại để cho thuê nhằm tạo ra lợi nhuận, rất thích hợp cho những nhà đầu tư bởi nó đem lại nguồn thu thường xuyên làm tăng giá trị tài sản.

Sở hữu theo thời gian (timeshare ownership) cho phép bạn mua “đơn vị thời gian” để sử dụng một biệt thự trong một resort cố định hoặc để trao đổi với những resort khác trong cùng một chương trình. Việc sử dụng tài sản này được điều chỉnh thông qua kế hoạch đặt chỗ của nhà điều hành và được giới hạn từ 2 đến 5 tuần mỗi năm, những đêm ở thêm sẽ tính thêm tiền. Các thành viên sở hữu sẽ chia sẻ quyền sử dụng và trả phí duy trì hàng năm bên cạnh khoản mua ban đầu. Hiện nay có nhiều hình thức sở hữu theo thời gian phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng luôn thay đổi, trong đó những loại phổ biến nhất hiện nay là Tuần cố định, Tuần không cố định, Hệ thống theo điểm đến và Hợp đồng quyền sử dụng.

Sở hữu chia phần (fractional ownership) có nghĩa là “mua một phần” trong một khu nghỉ riêng biệt. Một nhóm người cùng sở hữu một biệt thự cố định và luân phiên sử dụng với kế hoạch đặt chỗ của nhà điều hành resort, mỗi người có thể dùng tới 12 tuần hàng năm. Nhiều nhà điều hành cung cấp cho khách hàng cơ hội trao đổi kì nghỉ như một tiện ích. Về cơ bản, có 3 nhóm sở hữu kiểu phân chia khác nhau. Kiểu Sở hữu một phần tài sản là hình thức phổ biến nhất, cho phép chủ sở hữu mua một phần cố định trong khu nghỉ và sử dụng với số ngày nhất định trong một năm. Kiểu Câu lạc bộ điểm đến cho phép hội viên tiếp cận với nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng ở những điểm đến tuyệt vời khắp nơi trên thế giới. Kiểu Sở hữu thời gian cố định - được coi là cao cấp nhất của thị trường này – thì tạo điều kiện để chủ sở hữu mua khu nghỉ trong một giai đoạn của một năm chứ không tính theo mỗi lần đến hoặc số ngày mỗi năm. Với cả ba kiểu sở hữu này, chủ sở hữu sẽ nhận được giấy tờ sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng, và họ có thể bán, cho thuê, hoặc để lại cho người khác theo di chúc.

Có thể tìm hiểu thêm tại wiki

https://en.wikipedia.org/wiki/Timeshare
https://en.wikipedia.org/wiki/Fractional_ownership
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Timeshare là loại hình kinh doanh dịch nghỉ dưỡng còn khả mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao chủ đầu tư, với khả năng thu hồi vốn nhanh và mãi lực kinh doanh cao.

Timeshare được định nghĩa là “việc sở hữu một kỳ nghỉ trong một tuần cố định hoặc một khoảng thời gian cố định trong năm kéo dài suốt vài chục năm tại một căn hộ của một khu nghỉ dưỡng “resort” nào đó. Ngoài ra bạn có khả năng trao đổi Timeshare với resort khác trong mạng hệ thống resort mà khu resort bạn đang ở là thành viên của hệ thống. Đối với thị trường Việt Nam, Timeshare là loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng vẫn còn khá mới mẻ. Khởi đầu những dự án Timeshare tại Việt Nam chủ yếu do các tập đoàn khách sạn và quản lý bất động sản nước ngoài triển khai. Có thể kể đến các khu nghỉ dưỡng đã cung cấp các dịch vụ và sản phẩm này như: Hồ Tràm Sanctuary, The Nam Hai, Furama resort tại miền Trung, dự án Flamingo Đại Lải resort, Tản Viên resort tại Hà Nội, The Manna tại Vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa…

Đầu tư Timeshare tại Việt Nam Ngành công nghiệp Timeshare có lịch sử phát triển thành công trên thế giới hơn 50 năm, Timeshare là loại hình kinh doanh dịch vụ mang lại nhiều lợi ích không chỉ với chủ đầu tư mà cả khách hàng sử dụng Timeshare. Tuy nhiên khi áp dụng loại hình Timeshare mới mẻ này vào thị trường Việt Nam, thì các chủ đầu tư và khách hàng sử dụng nên tìm hiểu kỹ những ưu điểm và nhược điểm của loại hình này để có bước đầu tư chuẩn xác, mang lại hiệu quả lợi nhuận cao.

Lợi ích cho chủ đầu tư :

1. Tỷ suất sinh lợi cao: So với các loại hình kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng thông thường khác, hình thức đầu tư BĐS kiểu Timeshare có khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. Theo báo cáo năm 2010 của Howard thực hiện cho chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Cam Ranh thì suất đầu tư (key) của một phòng là $170K/key/45m2 ->$3,778/m2/key và Villa là $350K/key/175m2 -> $2,000/m2/key villa. Nếu bán hết Timeshare cho 52 tuần/1 căn hộ thì sẽ thu được doanh số/m2 đối với loại căn hộ trong khu resort là 7,8801/m2, và Villa là 7,877/m2. Như vậy chỉ cần bán 48%/52 tuần tức bán được 25 tuần đối với căn hộ Timeshare, lấy 25% x 52 = 13 tuần là chủ đầu tư đã hòa vốn. Ngoài ra chủ đầu tư còn được huy động góp vốn từ khách hàng đầu tư, và không phải mất phí để trùng tu khu resort vì hàng năm khách hàng phải đóng phí bảo dưỡng cho chủ đầu tư.

2. Không bị ảnh hưởng bởi Luật nhà ở về huy động vốn: Timeshare là loại hình kinh doanh dịch vụ chứ không phải bán tài sản nên sẽ không bị điều chỉnh bởi các chính sách về huy động vốn trước từ khách hàng. Các chủ đầu tư có thể huy động vốn lên đến 80% hoặc hơn. Trong trường hợp không khả quan, chủ đầu tư có thể hoãn lại, thậm chí có thể hủy hợp đồng và việc đền bù hợp đồng còn ít thiệt hại hơn so với chủ đầu tư xây dựng thật.

3. Tính thanh khoản tốt: Sản phẩm Timeshare đã được chia nhỏ thành những căn hộ nhỏ, khách hàng chỉ mua những căn hộ nhỏ chứ không mua hết cả khu resort nên giá tiền không quá cao, hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng từ trung lưu trở lên. Thị trường rộng nên khả năng thanh khoản sẽ dễ dàng.

4. Mãi lực cao: Tạo mãi lực và khả năng tăng giá cho các sản phẩm Timeshare, vì chủ đầu tư không cần phải tốn chi phí để xây dựng các tiện ích phụ trợ khác để duy tu resort. Tuy nhiên, các chủ đầu tư nên chú ý, hiện tại loại hình kinh doanh Timeshare này không dễ bán tại thị trường Việt Nam vì thị trường vẫn chưa quen với hình thức Timeshare, bởi quan niệm sở hữu của người Việt Nam việc mua căn hộ hay biệt thự, ngoài đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí hàng năm thì đây còn là tài sản riêng, là một khoản đầu tư sinh lời thông qua việc cho thuê hoặc chuyển nhượng lại Timeshare không phải là hình thức đầu tư sinh lợi đúng nghĩa như các kênh đầu tư khác, nhưng là cách đầu tư nghỉ dưỡng thông minh giúp người sử dụng tận hưởng những kỳ nghỉ sang trọng, thoải mái, với chi phí rất thấp.

Lợi ích cho khách hàng

Khái niệm Timeshare còn khá mới lạ với thị trường Việt Nam, thêm vào đó tập quán sở hữu của người Việt vẫn chưa quen với việc chia sẻ tài sản của mình với nhiều người. Tuy vậy, dịch vụ Timeshare mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn cho người sử dụng như:

1. Lợi ích tài chính: Đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà Timeshare mang lại cho người sử dụng. Ví dụ: Một người sử dụng gói Timeshare có trị giá $13,100 (Timeshare mùa hè) trong 40 năm của một resort 5 sao có thể ở được 5 người. Và một người không sử dụng Timeshare để đi nghỉ ở một resort cùng đẳng cấp, 5 người sẽ tốn 2 phòng với mức giá trung bình khoảng $350-400/phòng/đêm. Như vậy trong 7 đêm, 5 người sẽ tiêu tốn tiền phòng hết (350+400)*7 = $5,250, vậy chi phí trong 3 năm không sử dụng dịch vụ Timeshare là $15,750, trong khi đó 3 năm sử dụng Timeshare là ($350*3+13,100/40)=$1,38. Như vậy, chi phí bỏ ra 3 năm cho Timeshare đã hoàn đủ số tiền đi nghỉ tại khu resort 5 sao trong 40 năm đã bao gồm chi phí quản lý hàng năm.

2. Quyền sử dụng tài sản: Người đang sở hữu Timeshare được xem là sở hữu một quyền tài sản, người sử dụng được toàn quyền sử dụng trong thời gian đã mua. Đồng thời người sử dụng có thể chuyển nhượng lại, trao đổi mua bán, cho thuê hoặc là tài sản thừa kế.

3. Tận hưởng kỳ nghỉ sang trọng cùng gia đình: Timeshare mang lại cho người sử dụng những phút giây vui chơi thoải mái, cảm giác tận hưởng một kỳ nghỉ trọn vẹn một tuần hoặc nhiều tuần bên gia đình và người thân, gắn kết yêu thương cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời đây là quãng thời gian để bạn hồi phục sinh lực, tái sản xuất lao động.

4. Kỳ nghỉ được lên kế hoạch trước và luôn được đảm bảo: Với dịch vụ Timeshare kỳ nghỉ luôn được lên kế hoạch trước, người sử dụng sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian công việc, chủ động phương tiện đi lại, mua vé máy bay/ô tô trước, có lợi thế về giá và dịch vụ. Ngoài ra chủ sở hữu không phải lo lắng tình trạng hết phòng vào các mùa du lịch cao điểm. Việc sở hữu Timeshare đảm bảo chỗ nghỉ cho gia đình chủ sở hữu nhiều năm trong tương lai. Với việc sở hữu kỳ nghỉ đã lên kế hoạch trước là động lực giúp người sử dụng siêng năng đi du lịch nghỉ dưỡng để thư giãn, hưởng thụ sau một năm làm việc cực nhọc.

5. Cơ hội trao đổi kỳ nghỉ quốc tế: Ngoài ra Timeshare còn cho người mua có quyền trao đổi Timeshare của Resort này qua Resort khác ở trên toàn thế giới. Khi đó người sử dụng có quyền du lịch nghỉ ngơi ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới, chỉ cần Resort đó nằm trong danh sách trao đổi Timeshare.

Những lưu ý khi sử dụng Timeshare

1. Sở hữu tuần cố định: Khách hàng mua Timeshare tức là mua quyền sử dụng một đơn vị căn hộ Timeshare trong một tuần thứ n, hoặc một số tuần thứ n trong năm và phải sử dụng trong khoảng thời gian hợp đồng của Timeshare.

2. Căn hộ thay đổi: Trong khu Resort có kinh doanh Timeshare sẽ có nhiều loại căn hộ phân hạng khác nhau như hạng A,B,C. Nếu khách hàng đã mua căn hộ hạng A thì có quyền sử dụng căn hộ hạng A cho đến hết hợp đồng. Nhưng vị trí căn hộ thì không cố định trong từng năm sử dụng. Đó có thể là căn hộ hạng A hướng ra biển, hoặc hướng ra hồ bơi, hay hướng ra câu lạc bộ…Và khách hàng không được khiếu kiện chủ đầu tư về vị trí căn hộ bị thay đổi. Điều này gây bất tiện cho khách hàng thích sử dụng một vị trí cố định của căn hộ.

3. Chí phí quản lý hàng năm: Dù đã thanh toán tiền Timeshare đến hết thời gian sử dụng, thì hàng năm người sử dụng vẫn phải thanh toán phí quản lý. Phí này dùng để bảo dưỡng Resort, các công trình công cộng như bể bơi, bếp nấu…Điểm này sẽ làm giảm những hứng thú của khách hàng, khi hàng năm họ vẫn phải lo thanh toán các khoản phí liên quan đến Timeshare. Thêm vào đó khách hàng nên hiểu rằng Timeshare không phải là đầu tư sinh lợi đúng nghĩa như các kênh đầu tư khác, mà chỉ là đầu tư nghỉ dưỡng giúp tiết kiệm chi phí. Và một khi không sử dụng nữa chủ sở hữu có thể bán lại kỳ nghỉ với giá thấp hơn đến 60 -70%.

Như vậy Timeshare là một hình thức kinh doanh nghỉ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư và khách hàng đầu tư. Tuy nhiên, khi đầu tư loại hình mới mẻ này các nhà đầu tư nên nắm rõ về mô hình phát triển của Timeshare để có hướng đầu tư chính xác.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Đề nghị chủ thớt ngâm cứu luật kinh doanh BĐS 2014 và nghị định 76/2015/NĐ-CP
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Tham khảo: www.nolo.com/legal-encyclopedia/top-ten-reasons-think-twice-before-buying-timeshare.html
Top Ten Reasons to Think Twice Before Buying a Timeshare

Here are ten reasons why you should think carefully before purchasing a timeshare.

If you are considering buying a timeshare, think twice before signing on the dotted line. Many people get into a timeshare contract without fully understanding the pros and cons of timeshare ownership. Others have no idea what the total cost will be until they get hit with their first special assessment or tax bill. And if down the line you can’t make the payments, you’ll face foreclosure.
Here are the top ten reasons why it makes sense to think carefully before purchasing a timeshare.

1. Timeshare Salespeople Are Notorious for the Hard Sell

Many people go to timeshare presentations with no intention of buying a timeshare. Often, they want the promised free round of golf, spa treatment, or restaurant meal. Unfortunately, some of those folks walk out of the presentation as timeshare owners. Other people might go into the presentation thinking they might buy a timeshare, but get pressed into signing a contract without carefully weighing the pros and cons or assessing the total cost of timeshare ownership.
Depending on where the timeshare is located, if this happened to you, you may have a right to cancel the contract if you act quickly.

2. You Are on the Hook for More Than Just the Mortgage Payments

If you cannot afford to pay cash for the timeshare, you’ll have to get a mortgage. But read the fine print of the timeshare contract – you’ll be responsible for other costs in addition to the mortgage. In most timeshare contracts, you will be liable for special assessments, property taxes, maintenance fees, and utilities. If you don’t pay these, the timeshare developer can foreclose on your timeshare.

3. Timeshares Are Not a Good Investment

There are very few buyers looking to purchase a timeshare in the after-market, which makes them very difficult to sell. The bottom line: You will likely lose money when you go to sell your timeshare.
If you want to buy a timeshare in order to enjoy your vacation time in a particular resort, great. But don’t buy one as an investment.

4. Timeshare Resale Scams Are Rapant

Because it’s so difficult to sell timeshare interests, a whole industry of scam artists has popped up – timeshare resale brokers. These folks tell you they have a buyer for your timeshare and can broker a sale – but not without a price. The scammers charge you hefty up-front fees and then, lo and behold, never manage to sell your timeshare.
Not all timeshare resellers are scammers. And some states have enacted laws that attempt to protect consumers from timeshare resale scams.

5. You Cannot Deduct a Loss on a Timeshare Sale on Your Tax Return

If you sell your timeshare at a loss (which is almost certain), you won’t be able to deduct the loss on your tax return. There are a few exceptions.

6. If You Default on Timeshare Payments, You Will Face Foreclosure

When you buy a timeshare, you are purchasing an interest in real estate. If you take out a loan (mortgage) to pay for part of the timeshare price, you will face foreclosure if you default on those payments. But that’s not all. If you default on your other timeshare financial obligations, like special assessments, taxes, and maintenance fees, you will also face foreclosure.
Foreclosures come with negative consequences, including a hit to your credit score, difficulty in getting another loan, and higher cost of future credit.

7. After a Timeshare Foreclosure, the Lender Might Be Able to Get a Deficiency

In many timeshare forclosures, the sale proceeds are not enough to cover the amount you owe on the timeshare mortgage. The difference between what you owe and the sale proceeds is called the deficiency.
Luckily, some states prohibit timeshare mortgage lenders from coming after you for a deficiency after a timeshare foreclosure. But some states don’t. If you live in a state that allows for timeshare deficiency judgments, the timeshare mortgage lender can sue you after the foreclosure(or get a judgment in the foreclosure action if it’s a judicial foreclosure) for the amount you still owe – and then collect by garnishing your wages, attaching your bank accounts, and using other tactics available to judgment creditors.

8. You Cannot Count on Renting Out Your Timeshare

While many timeshare contracts allow you to rent your timeshare to others, the reality is that this is difficult to do. There are usually many timeshares for rent and few people who want to rent them. In addition, some contracts don’t allow you to rent your timeshare, and others place restrictions on the rental of your timeshare.

9. Scheduling Your Allotted Time Might Be Harder Than You Think

The sales presentation may make it sound like booking the timeshare resort will be a piece of cake. Unfortunately, this is not always true. In fact, misrepresentations about the ease of scheduling has become such a problem that some states have passed laws that specifically outlaw such deceptive statements.

10. Renting Accommodations in a Similar Resort Might Be Cheaper

Many people think that buying a timeshare is a great deal, saving them money over booking a hotel room. In fact, in many cases, if you factor in the additional costs that come with timeshares, like special assessments, maintenance fees, taxes, and the like, you’ll find that renting a hotel room in a similar resort ends up being cheaper.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Sáng nay coi Bản tin buổi sáng của VTV1

Thấy tập 1 của seri ALMA. Vậy là chính thức lên sóng và tiễn một Thiên đường về Địa ngục. Tuy hơi muộn 1 tí , nhiều anh lỡ chung tiền vào rồi giờ cắn răng vậy, nhưng còn đỡ hơn là để cho nhiều người mất tiếp.

Túm cái váy trong tập 1:

- Dụ người ta tới coi và tặng quà, tặng vé đi du lịch... dụ người ta ký , nộp tiền cọc rồi mới xuất hợp đồng, không cho mang hợp đồng về tham khảo xe trước.... khi tiếp xúc thì múa thật nhanh hợp đồng để cho người ta không kịp xem các điều khoản bất lợi.

- Xảy ra tranh chấp thì đòi mang qua Sing xử lý và ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh. Bó tay cho mấy anh muốn đòi tiền vì cảm thấy của 1 đồng công 1 nén.

- Gài điều khoản giao nhà vì thời điểm được tính là 36 tháng kể từ ngày có "giấy phép xây dựng cuối cùng". Đéo hiểu cái GPXD cuối cùng là cái giấy ccj. Cái này chính thức bị gài vì ai cũng biết không bao giờ có cái GPXD cuối cùng nào cả,... anh xây dựng thì mỗi lần thay đổi 1 hạng mục thì lại phải làm bổ sung hoặc xin mới GPXD,... trên mảnh đất nhà mình khi xây nhà thì có bao giờ gọi là GPXD cuối cùng hay không,... hay là chán nhà này đập đi xây nhà mới....

- Cho đến hiện nay GPXD của thằng ALMA vẫn chưa có bất cứ cái nào, nhưng toàn bộ dự án thì xây được 2 cái khung bê tông trơ trọi - hóng mấy chú sở xây dựng Khánh Hoà vô giải trình. Vậy mà vẫn bán ngon lành.

- Dẫn dụ con người ta đóng 800 triệu thì mỗi năm được 1 tuần trong vòng 40 năm. Được trao đổi với mấy nước,... cơ mà hiện nay ở VN còn éo có thì lấy chó gì trao đổi với người ta, mà cái cụ thể cần trao đổi thì cũng chưa biết nó hình thù thế nào.


Thôi thì chính thức RIP các anh đã lỡ xuống tiền. Vì mình nhìn cái bản mặt thằng chủ là thấy đéo có tiền trả rồi đó. Tiền của các anh nạp cho nó thì nó dùng để thuê văn phòng , trả tiền điện , nước, văn phòng phẩm, lương lậu, xây dựng , và tiêu xài cá nhân. Nay xác định nó chỉ có dái không thôi.

Giờ tiền thì đéo đòi được rồi nên cách tốt nhất là chặn nó lại xin tí huyết.

Cách làm thông minh nhất bây giờ là các anh là nạn nhân của nó phát đơn ngay lên công an yêu cầu Cấm xuất cảnh với thằng này để bố mẹ anh em của nó ở nước ngoài bán nhà chuộc nó về.

 
7/4/17
90
7
Như thường lệ, trong mọi phi vụ nối giáo cho giặc đều có dấu ấn của người Việt, từ trợ giúp pháp lý đến tài chính và bán hàng.

Dự án ALMA: Bỏ vài trăm triệu chỉ để được... thuê phòng

www.vnmedia.vn/ban-doc/201704/du-an-alma-bo-vai-tram-trieu-chi-de-duoc-thue-phong-564726/
Lập lờ đánh lận con đen?
Chúng ta có thể so sánh, tại trung tâm của TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, khách hàng hoàn toàn có quyền sở hữu được 01 căn hộ tiện ích có diện tích khoảng 70m2 với tổng giá trị trên 1 tỉ đồng Việt Nam (đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu) với chất lượng tương khách sạn 4 sao.​
Còn theo Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA, giá trị cho thuê 01 căn hộ nghỉ dưỡng /biệt thự ALMA từ 15.000 USD đến 20.000 USD, nhưng khách hàng chỉ được quyền sử dụng 01 tuần/năm trên cơ sở lặp lại định kỳ trong các năm tiếp theo.​
Như vậy, đối với 52 tuần còn lại ALMA cho 52 khách hàng Việt khác cho thuê cùng loại căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng với giá trị như trên thì số tiền căn hộ, biệt thự cho thuê của ALMA có giá trị lên tới trên dưới triệu đô la. Đây đúng là một bài toán kinh tế kỳ lạ nhất mà ALMA đem đến cho khách hàng Việt.​
ALMA mang đến cho khách hàng nhiều sự kỳ vọng và những phép tính siêu lợi nhuận để khách hàng ký vào Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với những điều khoản bất lợi cho khách hàng như một cái bẫy để khách hàng sa chân vào là không có lối thoát.​

"Mắc cạn" trong dự án Alma, khách hàng "tố" Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường lừa đảo

reatimes.vn/mac-can-trong-du-an-alma-khach-hang-to-cong-ty-tnhh-vinh-thien-duong-lua-dao-516.html

Khách hàng không được phép khiếu kiện… kể cả khi Vịnh Thiên Đường sai luật?


Vô lý hơn, tại Điều 9: Bồi thường, Hợp đồng này nêu rõ: Khách nghỉ dưỡng tuyên bố và xác nhận rằng trước khi ký kết hợp đồng này với công ty đã đọc và hiểu toàn bộ Hợp đồng này và các phụ lục của Hợp đồng này, đã xem xét và kiểm tra các cam đoan và cam kết của công ty là rõ ràng đối với khách nghỉ dưỡng.

Do đó, theo hợp đồng này, khách nghỉ dưỡng đồng ý rằng, khách nghỉ dưỡng sẽ không thực hiện bất kỳ khiếu nại hoặc kiếu kiện nào chống lại Công ty…!?

Screen%20Shot%202016-08-18%20at%2012.27.05.png
Điều 8 và Điều 9 quy định Khách nghỉ dưỡng sẽ không thực hiện bất kỳ khiếu nại hoặc kiếu kiện nào chống lại Công ty…!? và Trong mọi trường hợp, Công ty sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả cho khách nghỉ dưỡng một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc hoặc thanh toàn mà khách nghỉ dưỡng đã thanh toán?

Như vậy, bằng điều khoản này, Công ty Vịnh Thiên Đường đã “ngăn chặn” mọi hành vi khiếu kiện của khách hàng. Đây có lẽ là điều khoản “hiếm có khó tìm”, vô cùng thức thời và sáng tạo mà chỉ có Vịnh Thiên Đường mới có thể nghĩ ra nhằm tránh những rắc rối liên quan đến pháp luật cho mình.

Cũng vì “phát minh vĩ đại” này mà câu hỏi đặt ra là, liệu Vịnh Thiện Đường có thể “ung dung” trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả khi Công ty này sai luật?

Cấm các khách hàng cung cấp thông tin cho báo chí?


Đây có lẽ là quy định “lạ đời” và “mờ ám” nhất từ trước đến nay trong Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của Công ty Vịnh Thiên Đường.

Screen%20Shot%202016-08-18%20at%2012.26.33.png
Điều 13: Vịnh Thiên Đường cấm các khách hàng cung cấp thông tin cho báo chí?

Theo đó, điều 13: Bảo mật trong bản Hợp đồng của công ty này quy định:Không bên nào cung cấp bất kỳ thông cáo báo chí nào hoặc tuyên bố trước công luận hoặc giao tiếp với bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng, hoặc bên thứ 3 nào liên quan đến hợp đồng này hoặc giao dịch dự kiến tại đây mà không có sự phê chuẩn trước của bên còn lại...

Mọi thông tin sẽ được giữ bí mật một cách nghiêm ngặt và các bên sẽ không báo cáo, tiết lộ cho bên thứ ba hoặc công bố thông tin đó... - Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ ký giữa Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường với khách hàng nêu rõ.

Tiền đã nộp cho Vịnh Thiên Đường thì không trả lại?


Cụ thể, theo Điều 10: Các vi phạm, Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ ký giữa Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường với khách hàng quy định: Nếu khách nghỉ dưỡng (khách hàng đã ký Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ) vi phạm bất cứ quy định nào trong Hợp đồng này và không khắc phục được vi phạm đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày được công ty yêu cầu khắc phục vi phạm đó bằng 1 thông báo bằng văn bản gửi bởi Công ty, Công ty sẽ có quyền, mà… không theo bất kỳ luật nào, đơn phương chấm dứt hợp đồng này

Sau đó, Công ty sẽ có quyền giữ lại và sở hữu toàn bộ tiền đặt cọc (hoặc bất kỳ phần nào của tiền đặt cọc) và nếu vì bất kỳ lý do nào Công ty chưa nhận được đầy đủ tiền đặt cọc vào ngày chấm dứt , có quyền yêu cầu khách nghỉ dưỡng thanh toán đầy đủ cho công ty trong 7 ngày kể từ ngày chấm dứt các khoản tiền còn lại của tiền đặt cọc và khoản lãi chậm thanh toán… và yêu cầu, khách nghỉ dưỡng thanh toán cho Công ty khoản bồi thường cho các chi phí tổn thất và thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu phát sinh từ hoặc liên quan đến việc vi phạm hợp đồng này.

Để tránh hiểu lầm, trong mọi trường hợp, Công ty sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả cho khách nghỉ dưỡng một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc hoặc thanh toàn mà khách nghỉ dưỡng đã thanh toán - Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ ký giữa Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường với khách hàng nêu rõ.

Quy định cụ thể và hết sức chặt chẽ với các điều khoản nhằm giữ lại tiền đặt cọc của khách hàng khi vi phạm hợp đồng là như vậy, thế nhưng, trong bản Hợp đồng của Vịnh Thiên Đường, tuyệt nhiên không hề có bất cứ điều khoản nào về việc công ty này sẽ bồi thường cho khách hàng ra sao khi chính họ vi phạm hợp đồng!? Liệu điều này có quá “ngược đời” và bất công?

Đáng nói hơn, theo nhiều khách hàng của Công ty Vịnh Thiên Đường, vào thời điểm họ đến ký hợp đồng chính thức, các nhân viên của công ty này tỏ ra rất gấp gáp do có việc đột suất và yêu cầu họ ký nhanh vì hợp đồng rất “chuẩn chỉ” theo đúng quy định của pháp luật.

Vì quá tin tưởng, những khách hàng này đã ký vào bản Hợp đồng mà chưa xem xét kỹ các điều khoản. Và kết quả là khi sự việc “bung bét” như thời điểm hiện tại, nhiều khách hàng mới tá hoả ra rằng mình đã bị đưa vào “tròng”!

Mấy thể loại gọi đến xưng là bên tập đoàn, công ty quốc tế, ngân hàng quốc tế Mỹ... nghe là vãi rồi, toàn Việt gian bày trò. Phải nói ALMA cực kỳ rành rẽ và chơi chữ bài bản, nếu không có mấy tên Việt gian tiếp tay thì chắc chắn ALMA không thể tinh vi đến mức như thế này. ALMA chỉ đưa ra ý tưởng còn chiêu trò câu chữ thì phải có Việt gian lắt léo đưa ra để thoát cái Hình sự ... cái đám Việt gian này chắc chung đám với cái đám tư vấn hợp đồng hồi chồng Thu Minh. Muôn đời thì cũng chỉ tại người Việt hại nhau.

Cái gọi là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu - làm có tài sản nào trên đất đâu mà bảo có giấy sở hữu. Có chăng hiện nay cao lắm nếu ALMA đóng tiền sử dụng đất thì Khánh Hoà cấp cho ALMA "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" , hay còn gọi là sổ đỏ. Điếm thúi cỡ này thì chắc chắn phải có bàn tay Việt đạo diễn. Vào website của ALMA thì tuyệt nhiên không thấy show mấy cái này ra, mặc dù đây là thứ rất muốn đem khoe, chỉ thấy khoe đi chụp hình dạo với mấy lãnh đạo, kiểu như một lá bùa. Thôi thì ai nghĩ rằng ALMA có quan hệ mạnh với lãnh đạo thì cứ đi tìm lãnh đạo mà đòi tiền.

Mới tập 1 thôi à.. còn nhiều tập nữa .. tại tập 1 mới nhắc đến giấy phép xây dựng - chưa có giấy phép xây dựng mà đã thi công, không biết tập tiếp theo sở Xây dựng Khánh Hoà trả lời sao đây? Không biết Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Kỹ Thuật Abbo có được mời phỏng vấn không?



Gọi cho mấy em trước tiếp thị cho ALMA, mấy em nói đã chạy khỏi chốn này. Mấy em nói hết ăn rồi vọt, hỏi sao nhẫn tâm thế, mấy em nói ALMA trả tiền rất cao thì làm, còn đúng sai làm sao mấy em biết. Hỏi mấy em có sợ gặp lại nạn nhân cũ không? Mấy em nói có dí súng vào đầu bắt mua đâu ? Phận làm sâu thì phải bán tìm mọi cách giới thiệu được hàng, chứ thực sự mấy em có tham gia ký kết với khách đâu. Hỏi mấy em qua Cocobay Đà Nẵng à, mấy em cười nói có thể lắm ... vì Cocobay có nhà xây ngon lành rồi.

Nghe nói ALMA thuê LIM Tower 3 tầng, mỗi tháng trả hơn 1.5 tỉ tiền mặt bằng, chưa kể lương nhân viên, voucher Terra, he he ... Cũng gọi cho người bạn nhận Outsource gói thiết kế chữa cháy cho cái này thì kêu là thiết kế kiến trúc đổi liên tục nên oải quá, chẳng muốn làm. Để tí chiều gọi cho người nhận thầu gói thiết kế MEP của dự án này xem nhận được tiền chưa.
 
27/10/16
94
4
Mọi người cứ trách mấy người môi giới. Có em gái môi giới nói thẳng, những người có tiền thì thường ít khi ngu, thường chết vì tham lam
ở đời bất động sản ngon thì không ai mời mọc , lôi kéo như mấy món này.
clear.png

Cứ kinh nghiệm qua mấy món mời bảo hiểm, mời góp vốn lãi suất cao, mời chơi Coin ... thì biết, ngon thì tự huy động vốn chứ tâm thần mới đi dụ dỗ tham gia.
Với bất động sản, 10 cuộc gọi từ sale thì toàn mời mọc chung cư chứ có mời đất nền đâu. Đất nền đi mua toàn phải tranh giành, hàng đâu mà mời. Hàng mời lại là hàng tương lai xa xăm mà chưa biết thành hình hay ko !?
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
ABBO là công ty có tiếng đó chuyên làm cho chủ đầu tư ngoại, không hiểu sao lại sa lầy ở đây?

Bài toán của PV về Alma rất đơn giản dễ hiểu: mua nơi ở du lịch trong 07 ngày / năm. Có giá từ 300-800tr. Mình lấy bình quân là : (300 + 800)/2 = 550tr/ căn
- 550tr gửi bank 6% = 550tr x 6% = 33tr.
33tr/ 6 ngày = 5tr5/ ngày . Ở resort 5tr5 thì đầy rẫy ở thế giới ngoại trừ mấy cái đặc biệt như Amanoi, Four season.....

Nên lâu lâu có người gọi : Anh may mắn trúng phần thưởng du lịch nghỉ dưỡng gì gì đó...
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Họ đã ra thông cáo báo chí rồi

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG TIN VỀ ALMA TRÊN BẢN TIN TÀI CHÍNH KINH DOANH VTV24


Ngày 24/04/2017, bản tin Tài Chính Kinh Doanh của Đài truyền hình Việt Nam đã đưa tin về Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) và khu nghỉ dưỡng ALMA tại Cam Ranh, Khánh Hòa với các nội dung về mô hình Sở Hữu Kỳ Nghỉ mà Công ty đang triển khai tại Việt Nam, giấy phép xây dựng của dự án và một số điều khoản của hợp đồng Sở hữu Kỳ nghỉ. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và khách hàng của Công ty, chúng tôi xin được đưa ra phản hồi chính thức về sự việc như sau.

Ngày 12/04/2017, ngay khi nhận được yêu cầu tìm hiểu thông tin từ phóng viên của VTV24, trên tinh thần hợp tác, cởi mở và thẳng thắn trao đổi thông tin, chúng tôi đã xếp lịch mời các phóng viên tới làm việc tại văn phòng Công ty tại Hà Nội vào ngày 14/04/2017 với các đại diện từ Phòng Truyền thông, Phòng Pháp chế và Phòng Nhân sự của Công ty. Sau đó sáng ngày 20/04/2017, chúng tôi đã tổ chức cho phóng viên của VTV Khánh Hòa tham quan thực tế công trường xây dựng của ALMA tại Cam Ranh – Khánh Hòa cũng như xếp lịch phỏng vấn trực tiếp giữa VTV24 với Tổng Giám đốc Công ty tại Hà Nội. Tại thời điểm phóng viên tới thăm công trường xây dựng, có hơn 250 công nhân và các đội ngũ giám sát, kiểm định chất lượng cũng như các đơn vị nhà thầu đang làm việc.

Tuy vậy, từ cách mà bản tin được biên tập, Công ty nhận định rằng những nội dung đã được đưa có thể sẽ khiến các khách hàng và đối tác hiện tại của chúng tôi chịu những tác động tiêu cực , gián tiếp tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và uy tín của Công ty. Một số khách hàng được phỏng vấn trong bản tin cũng không phải là đại diện cho đa số ý kiến từ các khách hàng của Công ty, những người đã và đang tiếp tục sử dụng và có đánh giá tốt đối với sản phẩm dịch vụ do Công ty cung cấp. Do vậy bằng sự minh bạch thông tin, Công ty ALMA xin đăng tải nguyên văn các phản hồi mà chúng tôi đã gửi tới phóng viên bản tin Tài chính Kinh doanh của VTV24. Chúng tôi khẳng định sự xác đáng của các thông tin như trong phản hồi dưới đây và sẽ tiếp tục làm việc với các Cơ quan hữu quan cũng như các đơn vị truyền thông để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, của khách hàng, của đối tác, cũng như yêu cầu được truyền tải thông tin một cách chính xác nhất.

Bằng Thông cáo Báo chí này, một lần nữa Công ty xin khẳng định lại rằng mọi hoạt động của công ty đang thực hiện tại Việt Nam đều hợp pháp. Đây là một dự án với vốn đầu tư và quy mô lớn và chủ đầu tư của dự án là Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Israel, do vậy hơn ai hết Chủ đầu tư và Ban Lãnh đạo công ty hiểu được tầm quan trọng của việc vận hành các hoạt động kinh doanh hoàn toàn đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Nguyên văn phản hồi của ALMA gửi phóng viên VTV24.pdf

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Phòng Truyền thông Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường

Đ/c: Tầng 7 & Tầng 15, tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

ĐT: (04) 73046868. Số máy lẻ: 22069/22004.

Email: marcom@alma.vn
alma.vn/news/thong-cao-bao-ch...h-doanh-vtv24/
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Trích từ Nguyên văn phản hồi của ALMA gửi phóng viên VTV24.pdf

1.3 ALMA giải thích thêm về quy định chọn trọng tài quốc tế chứ không phải trọng tài trong nước để giải quyết tranh chấp
Pháp luật Việt Nam cho phép các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và có thể lựa chọn các cơ quan giải quyết tranh chấp như: Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài quốc tế, Trọng tài nước ngoài, trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập theo Điều 12 Luật đầu tư 2005 và Điều 14 Luật đầu tư 2015. Do đó, hợp đồng ghi nhận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là SIAC là phù hợp với quy định của pháp luật.

Sở hữu kỳ nghỉ là một hoạt động kinh doanh khá mới mẻ ở VN, do đó, nhiều người bao gồm người có chức năng giải quyết tranh chấp tại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề này – do đó, việc lựa chọn một đơn vị trọng tài thương mại quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và uy tín trong giải quyết tranh chấp như SIAC sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, thấu đáo, phù hợp thông lệ và đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là SIAC cũng đã được ALMA và các đơn vị tư vấn luật hàng đầu cân nhắc tới các yếu tố của hợp đồng và hài hòa lợi ích giữa các bên: Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có một nội dung quan trọng là quy định quyền trao đổi kỳ nghỉ quốc tế giữa khách hàng của ALMA với các khu nghĩ dưỡng khác trên toàn thế giới - điều này có nghĩa quan hệ hợp đồng này sẽ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước nước ngoài như: RCI (Tổ chức trao đổi kỳ nghỉ quốc tế), chủ sở hữu những resort khác trên toàn thế giới có tham gia RCI.... Chính vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, sẽ có thế có yếu tố nước ngoài tham gia - do đó, việc lựa chọn một tổ chức giải quyết tranh chấp trung gian như SIAC là hợp lý nhất. Đặc biệt SIAC là một tổ chức trọng tài thương mại quốc tế có vị trí gần Việt Nam nhất.

Tuy vậy, cân nhắc các ý kiến đề nghị của khách hàng cũng như kiến nghị từ phía các cơ quan hữu quan và truyền thông, ALMA đã xin tư vấn luật pháp để thay đổi cơ quan giải quyết tranh chấp sang Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Việc thay đổi này sẽ được áp dụng cho các khách hàng mới của ALMA kể từ 20/04/2017. Các khách hàng cũ của ALMA đã ký hợp đồng trước thời điểm này được quyền lựa chọn 1 trong 2 cơ quan giải quyết tranh chấp SIAC hoặc VIAC.

1.4. Cơ sở pháp lý của Hợp đồng Sở hữu Kỳ Nghỉ?
Hợp đồng Sở hữu Kỳ nghỉ được tư vấn soạn thảo bởi công ty luật hàng đầu Việt Nam VILAF. Cơ sở pháp lý của hợp đồng là Luật Du lịch, Luật Thương Mại và Bộ luật Dân sự.

Đối tượng của Hợp đồng Sở hữu Kỳ nghỉ không phải là hoạt động cho thuê phòng thông thường mà là dịch vụ lưu trú, là việc Công ty cung cấp cho khách hàng quyền được sử dụng (hoặc trao đổi/mua bán) quyền nghỉ dưỡng hoặc quyền Sở hữu Kỳ nghỉ theo các điều khoản của hợp đồng.

Mô hình kinh doanh chia sẻ quyền nghỉ dưỡng không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản hay hoạt động cho thuê phòng theo cách hiểu truyền thống của các hoạt động đó. Khách hàng khi mua quyền nghỉ dưỡng tại Khu nghỉ dưỡng ALMA sẽ lựa chọn tuần nghỉ cố định trong năm và loại hình không gian nghỉ dưỡng xác định (ví dụ như căn hộ loại A,B...). Khách hàng sở hữu quyền nghỉ dưỡng chứ hoàn toàn không sở hữu căn hộ cụ thể, hay bất động sản cụ thể. Xin nhấn mạnh lại rằng Hợp đồng Sở Hữu kỳ nghỉ hoàn toàn không phải là hợp đồng mua bán bất động sản, do vậy không có quyền sở hữu bất động sản nào được phát sinh từ các giao dịch trong hợp đồng này.
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Hahaha đây là trò tay không bắt giặc hay mượn đầu heo nấu cháo ... muốn vậy phải vẽ một viễn cảnh tương lai tươi sáng
ví dụ mấy trung tâm Anh ngữ thì dụ dỗ phụ huynh đóng trước một cục tiền với cam kết cam đoan ... nhưng không có ai chế tài hết.
Về trường hợp của Alma thì họ không có gì sai, nhà nước mình cũng sẽ không làm gì được họ, ai muốn kiện cứ kiện chỉ lại béo luật sư , béo trọng tài, béo thông dịch ... vì kiện cáo cái gì?
1. Đóng tiền mua kỳ nghỉ (!) an tâm Alma vẫn cung cấp nơi ở không resort này, thì resort khác, khi đến đúng ngày giờ yêu cầu, có trên hợp đồng hay phụ lục..... nhớ là phải trả phí dịch vụ, hoặc chênh lệch tiền ăn ở thực tế so với hợp đồng
2. Đóng tiền xây resort ! cái đó dính é ó gì đến kỳ nghỉ ghi trên hợp đồng, liên quan gì đến mà đòi kiện
​​3. Các cơ quan pháp luật cũng không bắt giò gì được để vin vào đó để kiếm chuyện tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
4. Chuyện bán hàng giá cao, vẫn đồng ý mua thì kiện thế nào được?

Túm lại đã xuống tiền ngu rồi thì ......... chờ đến lúc ngủm thì hết ngu ... cái ngu này có lặp lại một ngàn lần nữa vẫn chưa khôn ra.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Nói chung vệt của thằng Alma này chỉ nằm ở điểm duy nhất

- Nó buộc phải sử dụng dòng tiền từ lùa khách hàng. Cái này là nguồn nuôi cả bộ máy của nó. Khựng cái này là nó chết ngay.

- Việc nó chọn Cam Ranh để thực hiện dự án thì nó buộc phải tuân thủ luật đầu tư, luật xây dựng. Ở Khánh Hoà thì thằng này muốn thực hiện dự án thì phải đóng tiền sử dụng đất và ký quỹ ( 10 - 15%). Đây là 1 số tiền cực khủng thằng Alma đảm bảo là đíu có để nộp, vì đíu có để nộp nên chắc chắn nó íu có sổ

- Việc tiếp đến là nó phải xây dựng gì đó thì mọi người mới tin tưởng nạp tiền hay chào mời đưa tiền cho nó,.. tuy nhiên nó lại vấp phải trở ngại là vì đếch có sổ đỏ nên đếch được có quyết định phê duyệt dự án, không có qđinh phê duyệt thì còn lâu mới có GPXD.. cho nên tội lớn nhất của thằng này sẽ là xây dựng không phép.

- Nó xây dựng không phép thì phải ngừng. Mà dân mình nghe ngừng một phát là thôi luôn. Nó không kiếm đc nguồn tiền bổ sung vào là đứt.

- Nó đứt ngang thì nó sẽ to mồm quay qua chửi lãnh đạo Việt Nam này nọ. Nó cuốn xéo. Tiền thì các anh cứ qua Sing mà nộp đơn. Để coi trọng tài bên Sing nó có rảnh rái tới mức đi đòi giùm không


Điểm mấu chốt này của nó là chưa được cấp phép dự án. Cái cấp phép mà nó hay nói thật ra chỉ là cái giấy chứng nhận đầu tư, mà cái giấy chứng nhận đầu tư thì nó chỉ ngang cái giấy đăng ký kinh doanh thôi.

Câu chuyện sẽ như thế này :

- Hợp đồng của nó là hợp đồng mua bán kỳ nghỉ ( ok ta tạm hiểu kỳ nghỉ là một loại hàng hoá - kiểu như software í)

- Trong hợp đồng nó thể hiện nội dung là nó cho người ta được tận hưởng ở cái kỳ nghỉ tại Alma Cam Ranh ( cái mà nó đang xây dựng. Dĩ nhiên nó đá một điều khoản là người mua được quyền chọn một vài chỗ khác để trao đổi ( Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nga,..) tuy nhiên cái này không phải là cái chính , vì đây là quyền được lựa chọn của 1 bên , nó không ép, cái nó ép là ép vào cái nó đang xây

- Câu chuyện ở đây theo Luật dân sự: Anh không thể bán một thứ mà anh không có . Nói cách khác nếu cái đó không phải sở hữu của anh thì anh không có quyền được bán ( môi giới, giới thiệu hay cái jjj đó cũng được)

- Luật dân sự cũng quy định về việc bán một tài sản được hình thành trong tương lai. Việc định nghĩa tài sản hình thành trong tương lai quy định rằng tài sản nào hội đủ các yếu tố để hình thành được trong tương lai theo quy định của pháp luật. Ở đây tài sản của nó là căn phòng để người khác có thể tới ở. Nhưng tiếc rằng các văn bản pháp lý tại thời điểm nó ký hợp đồng bán ( lưu ý là hợp đồng bán nhé) thì tài sản của nó chưa có và chưa hội đủ yếu tố cấu thành nên sản phẩm được hình thành trong tương lai.

- Một điểm trong BLDS mới có nêu ra là khi mua bán ts hình thành trong tương lai thì việc thanh toán phải tương ứng với tsan đó ( điều này khớp với cái luật kd bds )

- Thật ra xét về luật học. Đây là 1 tranh chấp dân sự. Về phía người bán đưa ra các điều khoản bất lợi ( hợp đồng do người bán tự soạn vậy ưu tiên sẽ là về phía người mua), việc sử dụng các khoản chưa rõ ràng và chưa được pháp luật thừa nhận ( sản phẩm là kỳ nghỉ) thì toà án sẽ đưa về trường hợp "Hợp đồng vô hiệu".

- Khi hợp đồng trở thành vô hiệu thì người bán và người mua sẽ tự thương lượng để hoàn trả và đền bù thiệt hại nếu 1 trong các bên chứng minh được các thiệt hại mà các bên gây ra cho nhau. Vụ này sẽ tách sang một vụ khác không phải là vụ xử lý trah chấp hợp đồng.

- Khi một bên đã chứng minh được thiệt hại - người mua chỉ cần chứng minh rằng sản phẩm ( công trình) tại thời điểm chưa được cấp phép ( chưa được nhà nước công nhận) thì anh không thể giữ tiền của tôi được.

- Khi mà 1 bên không chịu trả tiền là có ý đồ chiếm giữ một tài sản của người khác trái quy định thì có thể quy vào tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ở đây sẽ là việc trả hay không trả thôi. Nếu anh trả tiền lại được thì tội chiếm đoạt không dc hình thành. Tuy nhiên để được công nhận là chiếm đoạt tài sản thì việc đầu tiên anh phải chứng minh là Món hàng nó bán cho anh là bất hợp pháp.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Đúng là nó đã nhờ công ty luật hàng đầu Việt Nam VILAF thì chua chát quá cho người Việt :
- Cái nó bán là "Quyền sở hữu kỳ nghỉ ", nó có bán resort Alma léo đâu? Nó không xây cái Alma cũng chẳng có gì sai. Nó vẫn cho các anh đi nghỉ chỗ khác là được chứ gì? Mà bán "kỳ nghỉ", là nó hoàn toàn lách được chuyện nó không xây cái Alma.

- Không biết có hợp đồng mẫu hay không? Nếu trong đó nó ghi trong hđ là nó bán kỳ nghỉ tại Alma resort Cam Ranh thì mới túm cổ nó được.
Còn nếu nó chỉ cần ghi thòng là "Alma Cam Ranh hoặc resort khác tương đương" thì nó không sai. Mà thằng này chắc nó đủ khôn lỏi để thòng đủ thứ.

- Kỳ nghỉ thì anh không thể chứng minh là nó "không tồn tại" hay "hình thành trong tương lai". Pháp luật Cuốc Tế thì có công nhận việc mua bán kỳ nghỉ, cái trò này Tây lông nó bán từ cách đây mấy chục năm rồi.

- Nó hoạt động theo luật đầu toi nước ngoài, và chắc là đăng ký tùm lum ngành nghề, nhưng thuế thì léo có đóng (vì nó khai lỗ) ..
1.4. Cơ sở pháp lý của Hợp đồng Sở hữu Kỳ Nghỉ? Hợp đồng Sở hữu Kỳ nghỉ được tư vấn soạn thảo bởi công ty luật hàng đầu Việt Nam VILAF.

Dẫu biết ở Việt Nam mình nó không đè câu chữ ra để móc méo nhau được. Vấn đề của mình là quan niệm của người thẩm phán họ quan niệm về hợp đồng này là gì thôi. Cái câu nói cửa miệng và thường xuyên của thẩm phán luôn là "Bản chất của hợp đồng này là..."

Dẫu biết Hiến pháp, các bộ luật của ta luôn đề cập tới khái niệm vùng - lãnh thổ. Việc trong hợp đồng các anh muốn viết gì thì viết.. Nhưng sự việc nào xảy ra trong vùng lãnh thổ của VN thì VN thì vẫn xử như thường. Việc nó hay VILAF tư vấn ghi là chọn Sing chẳng qua là cái thứ nó đem ra doạ thôi, vì nó nắm tâm lý sợ của người Việt e sợ đáo tụng đình ở hải ngoại

Nhưng dẫu Việt Nam được quyền xử lí vụ này, nhưng kết quả dự đoán là lơ lửng vì nhiều lý do khó public lắm

Dẫu sao việc đưa nó ra bêu xấu trên truyền thông, thì cũng tốt, vì nó sẽ không bán hàng được nữa.

Nhưng nó sẽ đóng cửa cái này, lập cái mới, tên mới và tiếp tục lùa gà. Chẳng có ai kết tội nó được cả.

Các cty bán kỳ nghỉ tương tự dư lày vẫn đang hoạt động hợp pháp ở khắp nơi trên thế giới.

Chỉ có uống thuốc chống Ngu thì mới tự bảo vệ được mình ... hehehe.
 
7/4/17
90
7
rất nhiều người nhao nhao hỏi nhau giờ làm sao đòi lại được tiền đã đóng cho ALMA ... xin thừa bắc thang lên hỏi ông trời
họ bán kỳ nghỉ hình thành trong tương lai ... với điều kiện người mua đóng trước một cục để mỗi năm được hưởng một khung thời gian miễn phí nhưng đi kèm lệ phí (chẳng hạn dọn dẹp vệ sinh), mua rồi thì phải chờ họ phục vụ như cam kết ... khi nào họ phục vụ không như cam kết theo hợp đồng thì mới kiện họ và đòi lại tiền được.
mà theo như thông tin trên báo chí thời gian vừa qua thì người mua đồng ý mua vịt giời rồi, giờ ALMA cứ tiếp tục tạo đàn thôi
 
7/4/17
90
7

Hóng cuộc chiến Vịnh Thiên Đường (ALMA) với luật sư Trương Anh Tú



Theo bài báo
dantri.com.vn/ban-doc/bi-doa...u-truong-anh-tu-phan-no-20170616172013121.htm
Bị doanh nghiệp yêu cầu “im lặng”, luật sư Trương Anh Tú phẫn nộ
Ngày 13/6/2017, Văn phòng luật sư Trương Anh nhận được một công văn từ phía Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường (ALMA) nói về việc yêu cầu Luật sư Trương Anh Tú dừng ngày các thông tin phân tích pháp lý, bày tỏ quan điểm bảo vệ người tiêu dùng mà công ty này tự cho rằng trái quy định.


Bên Vịnh Thiên Đường (ALMA) thông cáo báo chí đưa Luật sư Trương Anh Tú ra tòa
alma.vn/news/thong-tin-bao-chi/
Đáng tiếc là, trong số những người đưa thông tin gây nhiễu loạn thị trường như vậy, có luật sư Trương Anh Tú, người đã đưa ra các nhận định sai lệch về Dự án và mô hình kinh doanh mà chúng tôi đang triển khai.
Gần đây nhất, Tòa án Nhân dân thành phố Nha Trang, nơi Công ty ALMA có địa chỉ trụ sở chính, đã chính thức thụ lý Đơn khởi kiện của Công ty đối với Luật sư Trương Anh Tú, “Về việc yêu cầu ông Trương Anh Tú bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường; buộc ông Trương Anh Tú chấm dứt hành vi xâm phạm, chấm dứt việc đăng tải thông tin, bình luận và phát biểu ý kiến sai lệch gây bất lợi, gây hiểu nhầm cho Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường, Dự án ALMA và Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ trên các phương tiện truyền thông, công cộng; gỡ bỏ, đề nghị các phương tiện truyền thông gỡ bỏ, cải chính công khai các thông tin, ý kiến sai lệch gây bất lợi, gây hiểu nhầm cho Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường, Dự án ALMA, Hợp đồng Sở hữu Kỳ Nghỉ và xin lỗi công khai Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường bằng chính phương tiện truyền thông mà ông Tú đã đăng tải hoặc có ý kiến”.
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15

Nhiều người đã trở thành con nợ của ngân hàng để có tiền thanh toán cho sản phẩm "sở hữu kỳ nghỉ" của Alma, với lãi suất lên đến 13,8%/năm

Thời gian qua, hàng chục người đã khiếu nại Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (còn gọi là Alma) với các văn phòng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại TP HCM. Công ty này là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Alma với tổng diện tích gần 300.000 m2 tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.


....
Trong bài báo trên cứ đổ thừa thôi miên,

Trích:
"Bà Trương Thị Kim Thoa (ở quận 2, TP HCM) cho biết dù đang làm việc tại một công ty bảo hiểm lớn nhưng bà vẫn bị nhân viên Alma thuyết phục dễ dàng. "Khi tiếp xúc bên Alma, tôi như bị thôi miên vậy. Họ nói cái gì cũng hay nên tôi cứ răm rắp làm theo, đưa ngay thẻ cho họ "cà" hết 125 triệu đồng. Người bạn đi cùng không mang theo tiền cũng hồ hởi yêu cầu tôi cho mượn thẻ còn 12 triệu đồng để "cà" tiếp cho Alma. Khi về đọc lại hợp đồng, tôi mới tá hỏa vì toàn điều khoản bất lợi cho khách hàng."
thực tế thì một thủ thuật mà dân bán thịt lừa luôn được dạy thuộc lòng như đánh vần chữ quốc ngữ đó là

Khi khách hàng thể hiện sự hiểu biết thì hãy cho họ biết rằng họ là chuyên gia giỏi nhất quả đất này

Bây giờ đổi chiêu mời tới tòa nhà Techcombank trên đường Tôn Đức Thắng để xin ý kiến khách hàng về dịch vụ nghỉ dưỡng của môt công ty nước ngoài và tặng phiếu nghỉ dưỡng Hội An miễn phí giá trị 1 năm ... nếu hỏi kỹ về tên công ty thì nếu là tên công ty là Paradise bay resort., chỉ cần hỏi có phải là bên Alma không đảm bảo cúp máy cái cụp.

Câu cửa miệng là bên em không giới thiệu bán hàng hay yêu cầu anh chị phải mua gì của bên em cả, chỉ có 20 cặp vợ chồng được ưu tiên chọn ra để xin ý kiến và có phiếu nghỉ dưỡng miễn phí thôi. Nhiều người chết vì mấy lời này.

Hãy nghĩ: không có gì miễn phí và ngon ăn mà tới được mình đâu, thì sẽ tỉnh ra ngay thôi.

Mua nhà trên giấy còn chết, huống gì mua kỳ nghĩ trên giấy.
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Hôm nay thấy bên OF đang có thành viên manh nha bắc thang lên hỏi ông trời ... thấy có mấy thông tin ... do chưa bít đúng sai, chụp hình cho chắc ăn
vì cũng sợ tổ lái lắm

vinhthienduong01. png

Nhưng thấy ý kiến của thành viên hantannguyet cũng đáng lưu ý

Tôi xin phép được dấu tên và cung cấp suy nghĩ của tôi về vụ việc của dự án ALMA – Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường

I. Mời tham dự sự kiện: Tôi nhận được 1 cuộc điện thoại nói rằng tôi là khách hàng đích danh được mời đến tham dự sự kiện của Paradise Bay về mô hình du lịch nghỉ dưỡng mới và trao đổi quốc tế 108 quốc gia với chi phí chỉ bằng 50% chi phí du lịch thông thường . Nhân viên khá ngọt ngào, nhẹ nhàng. Tuần đầu tôi không tham gia được thì họ gọi lại mời lần 2 và nói rằng nếu tôi không đi thì nhân viên sẽ bị khiển trách, trừ lương. Tính thương người nổi lên nên dù nhà rất xa nên tôi vẫn đến.


II. Tư vấn tại sự kiện: Đến sự kiện thì không có cái tên Paradise Bay nào được nhắc đến mà thay vào đó là ALMA và Vịnh Thiên Đường. Khi nghe thì tôi cũng có phản hồi một số điều không hấp dẫn như:

- Kỳ nghỉ cố định trong 1 thời gian trong 1 thời gian quá dài: không hấp dẫn, khó thu xếp, cần linh hoạt thời gian hơn và trong mấy chục năm không ai chỉ muốn đến nghỉ ở mỗi 1 nơi duy nhất

- Phí bảo dưỡng hàng năm: Từ 7 đến 9tr quá đắt

- Phí trao đổi trên RCI: lại phải mất thêm phí

Nhưng nhân viên của ALMA và RCI đã xoa dịu và tháo gỡ các quan ngại của tôi như:

- Không nghỉ được vào đúng thời gian đó tôi có thể đổi kỳ nghỉ với 1 người sở hữu khác (hiện có 3.8tr người sở hữu timeshare kiểu này nên rất dễ đổi)

- Có thể trao đổi với các người sở hữu ở nước ngoài mà không mất thêm chi phí phòng nghỉ vì được trao đổi ngang bằng

- Có thể tặng, chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sở hữu kỳ nghỉ trong thời gian của mình với mức giá rât tốt (vì của tôi là biệt thự nên dễ cho Tây thuê với giá cao)

- Chủ đầu tư sẽ đầu tư thêm các khu resort tương tự ở Đà Nẵng và Phú Quốc nên càng dễ dàng trao đổi kỳ nghỉ

- Show video clip về tiến độ của dự án, ảnh về tiến độ của dự án

Và tôi đã hoàn toàn bị đánh gục và lạc vào mê trận với gói sự kiện đặc biệt chỉ dành cho 3 người ngay trong khung giờ này:

- Được tham gia ngay chuyến du lịch 8 ngày 7 đêm ở nước ngoài cho 2 người hoặc 4 ngày 3 đêm ở khu resort trong nước ngay trong năm 2018

- Được miễn phí thành viên RCI đến 2020 và có quyền cho thuê kỳ nghỉ của tôi tại ALMA vào cuối năm 2018 khi dự án hoàn tất

- Được miễn phí ugrade lên biệt thự 182m2 có bể bơi ngoài trời cho 7 người (giá 27.000 USD) mà chỉ cần đóng tiền để sở hữu căn hộ 70m2 cho 5 người (giá 17.000 USD) => lãi 10.000 USD ngay khi mua. Công ty sắp tới cũng sẽ tiếp tục tăng giá bán

- Được Maritime Bank cho vay 50% với lãi suất ưu đãi 0% trong 2 năm

- ALMA resort được quản lý bởi Marriot hoặc Hilton: những tên tuổi rất có tiếng tăm. Resort được xây dựng bởi Turner = nhà thầu cũng rất có tiếng tăm.

Quả là 1 gói siêu hấp dẫn và như giới thiệu thì quả là một thương vụ đầu tư sinh lời ngay khi ký và trước sự tư vấn chu đáo của nhân viên (phải công nhận về chất lượng nhân viên chăm sóc khách hàng của ALMA rất tốt), trước văn phòng sang trọng tại Keangnam rất đẹp (về đọc báo nước ngoài tôi mới biết chi phí marketing của hoạt động này rất lớn, chiếm 55% chi phí hoạt động vì họ cần đầu tư cho hoàn tráng ở khâu đầu) tôi đã bị thuyết phục luôn và đồng ý thanh toán tiền.

III. Thanh toán tiền

- Để kích hoạt gói trên tôi phải thanh toán đủ 30%, HD của tôi tương ứng với gần 400tr nên tôi phải đóng khoảng 116tr. Lúc ấy tôi chỉ có khoảng 15tr nên đóng trước 15tr và hứa sẽ đóng nốt 101tr sau 1 ngày.


IV. LO LẮNG, HOANG MANG VÀ CHỊU MẤT TIỀN

- Trên đường về nhà tôi mới lên google search Vịnh Thiên Đường thì nhận thấy nhiều bài báo cho biết công ty dự án của công ty bị chậm tiến độ và nhiều khách hàng cũng trong tình tự cảm thấy “bị lừa” như tôi. Nhưng theo nhân viên ALMA thì đó là những bài báo do các đối thủ cạnh tranh mua viết lên và tôi nên tin tưởng những nguồn tin chính thống.

- Lên mạng search về mô hình Timeshare của nước ngoài thì rất nhiều chủ sở hữu là người nước ngoài cũng than phiền về mô hình này: thật ra thì có nhiều resort chất lượng rất tốt được bán theo hình thức timeshare, và mô hình này rất tốt với người trẻ, ham thích du lịch vì được trao đổi kỳ nghỉ quốc tế nhưng họ đều đánh giá nếu là một thương vụ đầu tư thì đây là một thương vụ đầu tư không có lời, sau khi mua người mua bị nắm đằng lưỡi vì chi phí bảo trì hàng năm sẽ tăng, phí RCI cũng có thể tăng mà người mua nếu không đóng thì không thể tiếp tục sử dụng dịch vụ. Bạn phải bỏ tiền hàng năm chỉ để duy trì the right of use thôi. Và đặc biệt muốn bán lại gói timeshare bạn đã mua là rất khó khăn. Thị trường mua bán lại (resale market) luôn có nhiều người bán hơn người mua chứ không dễ dàng như nhân viên tư vấn.

- Ở nước ngoài có thể thiệt hại sẽ ít hơn vì lãi suất tiền gửi ở nước ngoài thấp, thậm chí lãi suất âm nhưng ở Việt Nam lãi suất cao nên với khoản đầu tư 400tr ban đầu, tôi mang đi gửi tiết kiệm 7%/năm thì thu được 28tr, phí bảo trì hàng năm 9.2tr và khoản phí gia nhập RCI vài triệu nữa là một năm tôi có thể có được 40tr, vẫn thoải mái đi du lịch mà lại được chủ động về thời gian và địa điểm.

- Người được lợi nhất là nhân viên bán hàng (hoa hồng) và đặc biệt là chủ của khu resort vì họ thu được món tiền khổng lồ (cùng 1 căn hộ họ có thể bán cho 52 khách hàng cho 52 tuần khác nhau). Giả sử với chi phí đầu tư cho 1 căn hộ 70m2 tại Nha Trang tính đắt là 4 tỷ thì chỉ cần bán được cho 10 khách là họ đã bù được chi phí đầu tư, còn lại 42 tuần là lợi nhuận. Chưa kể họ thu phí duy trì của 52 khách hàng này mỗi năm là 7 triệu/khách/năm nữa. Lợi nhuận khổng lồ.

- Sau khi phân tích và nhận thấy lỗi do mình đã không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định, tôi chấp nhận chịu mất khoản đặt cọc 15tr chứ không tiếp tục đóng tiền nữa. Có thể ALMA không lừa đảo, nhưng nếu tiến độ của họ không đúng cam kết, chất lượng dịch vụ của họ không đúng cam kết thì người mua chịu rất nhiều thiệt thòi và quyền lợi không được đảm bảo. Do đó tôi rất mong những người quan tâm tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi quyết định.

Trân trọng cảm ơn
 

DawnGlow

Thành viên cơ bản
Bạn đã từng bỏ tiền để sở hữu xe, nhà, ti vi, tủ lạnh, đổng, mác búc...
Nay, bạn hãy bỏ tiền để SƠ HỮU KỲ NGHỈ.
Nghe cực kỳ hoa mỹ, nhưng để hiểu được nó, bạn phải yêu cầu được định nghĩa, vì nó là từ mới. Sau khi nghe định nghĩa, bạn mới hiểu ra rằng, nó có nghĩa là:
Bạn phải trả tiền trước 10 - 30 năm (tùy công ty) cho việc nghỉ dưỡng tại một resort. Mỗi năm, bạn có quyền nghỉ 7 - 15 ngày (tùy công ty). Và ngày nào trong năm bạn sẽ nghỉ, thì bạn phải chọn trước cho kế hoạch ... 10 -30 năm.
OK. Xuống tiền.
Câu hỏi đặt ra sau khi bạn xuống tiền là:
  • bạn có biết bạn sống được bao nhiêu năm?
  • nếu bạn không muốn ở resort ấy mà muốn ở resort khác để đổi vị thì sao? bạn sẽ phải mang "quyền sử dụng phòng" của bạn để đổi với những người có "quyền sử dụng phòng" ở resort khác, vấn đề là tìm được đúng người thích hợp để khớp lệnh. Giống hệt như ngày xưa chưa xuất hiệm khái niệm "tiền", bạn dư con lợn, nhưng không có giường, bạn phải mang con lợn đến chợ, tìm người nào dư cái giường nhưng thiếu con lợn, và 2 người đổi cho nhau. Năm 2019, họ dụ bạn bỏ tiền đi để về lại thời nguyên thủy: hàng đổi hàng.
  • Nếu số tiền trả trước đó, bạn dùng vào việc kinh doanh, thì nó sinh lợi cho bạn bao nhiêu? có lợi hơn cái khoản rẻ bạn có được do bạn trả trước hay không?
Người cắn câu kiệt tác ghép chữ này, chắc chắn không phải người kinh doanh, tiền mà họ làm ra, là do họ làm cu li cao cấp mà có
 

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
Vẫn còn nhiều người dính sản phẩm đầu tư tài chính này, hiện đang dụ dỗ dụ xuống tiền trả trước tiền phòng cho 20 năm ... ai rảnh đến đây thử xin dùng thử sản phẩm ở nước ngoài được không ? chắc chắn không và sẽ cho cái voucher miễn phí 1 đêm ks 5 * nào đó .... nhưng đâu dễ ăn của ngoại, voucher đó yêu cầu chỉ được đặt ngày thường không cho cuối tuần và lễ, phải đặt trước ít nhất 2 tuần và phải chính chủ mới được sử dụng và chỉ có hạn sử dụng tầm 3 tháng .... nhưng trong thời hạn này khi gọi đến KS đặt phòng có khi luôn Full, không bao giờ có cơ hội sử dụng voucher.

À cũng có voucher miễn phí cho những con gà béo ngậy nhưng chỉ khi nào con gà đó đến dự hội nghị giới thiệu ....
 
Alma thì tóm tắt hơn một trăm trang hợp đồng chỉ có 3 dòng:
Dòng 1: Thời gian tính từ khi có "Giấy phép xây dựng chính thức dự án" - mà thế nào là "Giấy phép chính thức dự án" thì không ai biết vì nó không tồn tại​
Dòng 2: Nội dung trong thoả thuận là Bí Mật. Đứa nào đưa cho bên thứ 3 trước thì đứa đó THUA​
Dòng 3: Muốn kiện cáo gì , xin mời qua Singapore​

Nên phải tin tưởng vào Alma, tỷ phú tầm cuốc tế, đâu có làm ăn bậy bạ như bọn Con Cò Bay vớ vẩn , mô hình kinh doanh này ở nước ngoài rất thành công, ở cái đáy giếng Việt Nam các anh chị dốt nát chưa hiểu được đâu ...
 
Phải hiểu rằng đây là Giao Dịch Dân Sự, thì khi ký Giao Dịch Dân Sự cần làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của Giao Dịch Dân Sự, vì đây luôn là nội dung then chốt của Giao Dịch Dân Sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

Mọi người nên tham khảo bài viết này

 
Giờ có cái bọn quảng cáo thuộc hệ thống Resort Condominiums International cũng nên ù té luôn nhé



Một khi mua quyền sở hữu 1 hoặc 2 tuần ở nơi này, phải đăng kí môt tuần cố định nào đó trong năm (ví dụ tuần thứ 1-2 của tháng 3) vì dựa vào khung thời gian thì mới có giá bán tương ứng. Với các vùng biển thì mùa hè giá sẽ cao nhất, mùa đông giá sẽ thấp nhất hoặc sẽ được chia thành mùa cao điềm (mua với giá cao hơn) và mùa thấp điểm (giá mua thấp hơn), xác định mua thì gần như năm nào cũng phải đến đúng chỗ này mà nghỉ, việc đổi sang các nơi khác trong hệ thống khó như bắc thang lên trời. Về lâu dài lại càng lỗ vì do khu nghỉ dưỡng xuống cấp, tiền bảo trì hàng năm rất cao, bán lại thì không ai mua.