Hệ thống cao độ Quốc Gia tại Thành Phố Hồ Chí Minh hình như có vấn đề nên dẫn đến dễ ngập lụt ???

Hôm nay nhân tiện công việc vào miền Nam, đi ngang qua An Phú quận 2, ùn tắc sấp mặt, từ chỗ quay đầu XLHN tới chân cầu Sài Gòn, hướng ra Thủ Đức, xe 2b chết máy la liệt, dừng lại lấy con stupitphone quẹt chụp ảnh

VbS6cOx.jpg


a8T2jzB.jpg


VZLpdRz.jpg


và xem báo
"Ghi nhận tại khu vực phường An Phú, quận 2, nước từ sông Sài Gòn dân lên chảy vào kênh nằm giữa Xa lộ Hà Nội và đường song hành gây ngập hơn 30cm. Đoạn ngập kéo dài hơn từ nút giao cầu Sài Gòn đến nút giao thông cầu vượt Cát Lái khiến người dân di chuyển khó khăn. Xe cộ phải di chuyển ra làn ôtô để tránh ngập gây ùn ứ nối dài.
Theo Đài dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, chiều 28-9 đỉnh triều tại TP.HCM đạt mức 1m53 tại trạm Phú An và 1m50 tại trạm Nhà Bè. Trong những ngày tới đỉnh triều sẽ dâng cao hơn. Đến ngày 30-9, triều cường đạt mức 1m69 tại trạm Phú An và 1m70 tại trạm Nhà Bè, vượt báo động III (1,5 mét). "
xem đài KTTV thì thế thật

không lẽ Xa Lộ Hà Nội mới cải tạo - sắp tiến hành thu phí lại lại thiết kế thấp hơn mực nước triều cường ?

hôm qua có ngồi với anh em tham gia khảo sát Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của Trung Nam họ nói cao độ Quốc Gia tại TP.HCM có vấn đề hết, nguy hiểm nhất là cao độ đo mực nước tại các trạm thủy văn tại TP.HCM tuy cũng sử dụng mốc cao độ Quốc Gia theo giá trị cao độ có được trước 2008, từ năm 2014, 2015 và 2017 Cục đo đạc bản đồ bộ Tài Nguyên có rà soát lại cao độ Quốc Gia, so với thông tin mốc Quốc Gia mà anh em đi mua thì nhiều mốc lún tới gần cả mét, với trạm thủy văn Phú An anh em không biết dùng mốc nào nhưng so với các mốc gần đó sai số cũng gần 0,2m, anh em biết bộ Tài Nguyên có văn bản gửi tới các sở Xây Dựng , sở Giao Thông ... nhưng là tài liệu mật, mọi người đều lắc đầu không hiểu lý do gì mà thông tin cao độ Quốc Gia lại được xếp vào tài liệu mật
 
Chuyện lún ở TP.HCM đâu còn là chuyện lạ
dẫn đến các mốc quốc gia lún là đương nhiên, hằng năm cục đo đạc vẫn tiến hành kiểm tra các mốc, trách nhiệm của người đo đạc là phải sử dụng nguồn chính thống và mới nhất, còn trách nhiệm của người thiết kế là phải dự báo lún
để tình trạng vỡ bờ bao như thế này là lỗi của thiết kế
 
Vấn đề cao độ Quốc Gia thì cũng đã có phản hồi từ 2017,
Ông Đặng Thế Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Thiết kế - Xây dựng APIER, cho biết khi khảo sát, thiết kế dự án, các đơn vị tư vấn phải làm hồ sơ xin và được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cấp cho tọa độ chuẩn của các mốc cao độ ở vị trí gần công trình nhất. Từ mốc chuẩn đó, đơn vị tư vấn sẽ dẫn về công trình để thiết kế, thi công cao độ san nền theo đúng quy định của Nhà nước. “Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi phát hiện ra nhiều sự chênh lệch giữa các mốc cao độ. Lấy ví dụ một dự án ở Hiệp Phước, Nhà Bè, chúng tôi mua số liệu mốc cao độ ở khu vực Nhà Bè nhưng sau đó tham khảo, đối chiếu với các dự án lân cận mua số liệu mốc ở khu vực quận 7 thì thấy khu vực Nhà Bè thấp hơn 15 - 20cm”, ông Vinh cho biết.

Chia sẻ với lo ngại của các đơn vị tư vấn, ông Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, cho rằng có thể tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với hàng tỷ tấn bê tông đè xuống nền đất yếu của TP, cũng như tình trạng khai thác nước ngầm diễn ra khắp nơi đã gây ra hiện tượng lún tổng thể, dẫn đến việc các cột mốc cao độ đang bị lún so với thời điểm thiết lập ban đầu. Ông Anh bày tỏ nhiều lo ngại về trạm quan trắc Phú An, bởi lẽ tất cả các thông tin dự báo triều cường, ngập, xâm nhập mặn… hiện TP đều sử dụng theo số liệu tại trạm Phú An nhưng trạm này có vấn đề về cao độ.

“Chúng tôi từng phát hiện sự bất thường về số liệu của trạm Phú An qua các năm và phản ánh để UBND TP kiến nghị với Bộ TN-MT nhưng bộ vẫn khẳng định số liệu tại Phú An chính xác. Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam và nhiều đơn vị khác đã cùng nhau nghiên cứu, tính toán. Cuối cùng thấy rằng, khi dẫn số liệu từ trạm Phú An về dự án, công trình cụ thể, chúng tôi đều cộng cao độ thiết kế thêm 25cm”, ông Anh cho biết. Cũng theo ông Anh, hệ thống thoát nước của TP xây dựng trên cơ sở tính toán đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,32m nhưng hiện nay tất cả đều bị ngập do đỉnh triều đã lên gần 1,7m và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng. Nguyên nhân đỉnh triều ngày càng cao được lý giải một phần do nước biển dâng, nhưng theo nhiều báo cáo đánh giá hiện trạng thì mức độ dâng không nhiều đến 20 - 30cm như vậy.

Nếu sự thật mực nước trạm Phú An hàng năm cao đến +1,72m thì vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 7, 8,9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) tiền đâu mà nâng nền lên cao trình tối thiểu 2,5m (viện quy hoạch thường cộng vào +0,7m) và đặc biệt là đê bao sông Sài Gòn không còn giá trị nữa (thiết kế với +2,5m) không còn giá trị nữa, vì chắc chắn là sẽ có năm triều sẽ dâng lên đến 2,0m.
 
Đúng là hệ thống mốc cao độ Quốc Gia tại Nam Bộ bị lún, bị phá hoại là có. Tại sao lại là tài liệu mật, vì văn bản này đính kèm một bảng thống kê cao độ các mốc được đo vào năm 2017 - thông tin các mốc này được bán cho các đơn vị có nhu cầu khai thác mốc cao độ - không đóng dấu mật có mà xài chùa. Đóng dấu MẬT nghĩa là các đơn vị có nhu cầu không được photocopy để sử dụng, phải bỏ tiền đi mua - thế thôi.
 
Có khi nào là nguyên nhân


Theo Sở Giao thông Vận tải, qua kiểm tra nhanh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của 2 hạng mục công trình cầu đi bộ và đường song hành, kiểm tra cao độ của đường song hành, cao độ mố, trụ cầu bộ hành tại nhịp xảy ra sự cố cho thấy, theo yêu cầu thiết kế tĩnh không (giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên) là (12x4,75m), khoảng cách từ mặt đường đến đáy dầm là 4,75m; thực tế qua đo đạc kiểm tra, khoảng cách từ mặt đường đến đáy dầm không đạt 4,75m.

Hiện Sở Giao thông Vận tải đã yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công đo đạc, kiểm tra chính xác hệ thống mốc tọa độ, trắc dọc của đường song hành, cao độ mố, trụ cầu bộ hành, từ đó có giải pháp xử lý để đảm bảo tĩnh không theo đúng thiết kế đã phê duyệt.
 
  • Like
Reactions: HoangKienPham