Hiệu ứng Dunning-Kruger: Người ngu quá ngu để nhận ra mình ngu?

Hiệu ứng Dunning-Kruger: Người ngu quá ngu để nhận ra mình ngu?

Thấy có chia sẻ về Hiệu ứng đường cong Hermann Ebbinghaus , em làm bài Hiệu ứng Dunning-Kruger

Không phải quá khó để chúng ta có thể gặp những người tự đánh giá cao năng lực của bản thân. Đặc biệt là với sự phổ biến của internet, diễn đàn và mạng xã hội, mọi người có thể thoải mái bày tỏ ý kiến của mình, thể hiện quan điểm cá nhân và sự hiểu biết của mình cho cả thế giới biết. Do đó, nhiều người tự cho mình là tài năng trong khi không biết được năng lực thực sự của mình.

Chính điều đó đặt ra một câu hỏi cho các nhà tâm lý học, liệu rằng những người không thông minh có thể tự nhận thức được điều đó? Đó là một dạng tâm lý tồn tại trong nhiều cá nhân, được các nhà khoa học gọi là hiệu ứng Dunning - Kruger. Đây là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, những người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng tâm lý này vào năm 1999.

Nói nôm na là mấy người ngu không biết gì thì lại thường hay bi bô tưởng mình giỏi. Vì mấy người này ngu quá nên không còn nhận ra cái ngu của mình nữa.

43338925080_48e93f5fcc_o.jpg


Trục ngang thể hiện kiến thức, trục dọc thể hiện sự tự tin.
Người càng giỏi, càng biết nhiều thì lại càng kém tự tin. Trong khi người ngu thường lại rất tự tin, cứ bi bô chém ào ào như đúng rồi. Ông bà mình hay nói "Thần linh cũng kinh đứa ngộ" là vậy. Trên FB và các Forum đầy những trường hợp như thế này.
 

vemaybay01

Thành viên cơ bản
21/1/17
2
0
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một lệch lạc nhận thức (cognitive bias) trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản năng lực nhận thức (metacognitive: nhận thức về nhận thức) về chính những sai lầm đó. Do đó, những người có kỹ năng kém chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (illusory superiority), đánh giá những kỹ năng của họ trên mức trung bình, trên mức thực tế; trong khi những người có kỹ năng cao lại đánh giá thấp năng lực của họ, chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự ti (illusory inferiority).

Định nghĩa của Wikipedia về hiệu ứng Dunning – Kruger:
The Dunning–Kruger effect is a cognitive bias wherein unskilled individuals suffer from illusory superiority, mistakenly assessing their ability to be much higher than is accurate
Tạm dịch ra tiếng Việt là:
Hiệu ứng Dunning-Kruger là sự thiên vị về nhận thức trong đó các cá nhân thiếu tay nghề mắc phải một ảo tưởng về khả năng của mình, đánh giá một cách nhầm lẫn khả năng của mình cao hơn nhiều so với thực tế

Nhưng điểm còn thú vị nữa mà bài Wiki có đề cập về hiệu ứng này là như sau:
Với một kĩ năng bất kì, những người chưa được rèn luyện về kĩ năng này sẽ:
  • không nhận ra được việc thiếu kĩ năng của mình
  • không nhận ra được kĩ năng đích thật ở những người khác
  • không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của sự thiếu kĩ năng của mình
  • nhận ra và thừa nhận sự thiếu kĩ năng của mình, nếu họ được huấn luyện về kĩ năng đó
Và điều hay nhất nằm ở cái dòng cuối cùng!
Người thiếu kĩ năng sẽ không nhận ra được việc mình thiếu kĩ năng (ví dụ như tôi khi đá banh hay bị nói là giữ banh lâu quá, mà thật tình tôi thấy mình đá vậy ok chứ đâu có chậm gì lắm).
Và họ sẽ chỉ nhận ra sau đã được đào tạo và có bước tiến triển về kĩ năng đó (hiện tôi có đá khá lên chút nên bắt đầu thấy được việc mình giữ banh lâu hơn so với những người đá tốt hơn).
Như vậy, cách để giúp một người nhận ra sự thiếu hụt về kĩ năng của mình là giúp họ giỏi hơn!"

Dunning-Kruger là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này vào năm 1999 và đạt giải Ig Nobel về tâm lý học năm 2000 - châm biếm về công trình khoa học của họ. :D:D:D
 
Những ACE làm nhân sự chắc biết vụ này. Khi tự đánh giá bản thân thì bao giờ cũng tới 80-90% nhân sự trong công ty tự cho là mình trên trung bình (cho dù là khảo sát kín, không bắt buộc phải khai danh tính). Điều này dĩ nhiên về mặt toán học là không thể được. Đây chính là do hiệu ứng Dunning - Kruger đó

Mấy người ngu, chém gió ác liệt lại hay làm lãnh đạo (politicians). Mấy anh giỏi, kém tự tin, không dám chém thường chỉ làm lính. Đây cũng chính là hiệu ứng Dunning - Kruger. Tây ta gì cũng vậy thôi.
 

vemaybay01

Thành viên cơ bản
21/1/17
2
0
Mấy người ngu, chém gió ác liệt lại hay làm lãnh đạo (politicians). Mấy anh giỏi, kém tự tin, không dám chém thường chỉ làm lính. Đây cũng chính là hiệu ứng Dunning - Kruger. Tây ta gì cũng vậy thôi.
Một nửa sự thật chưa phải là sự thật
Gửi anh phần bị che

HPBM8cw.jpg


2 phần đó nó không hoàn toàn độc lập với nhau. Người chỉ có trải nghiệm mà thiếu kiến thức thì sẽ giảm tự tin vì không phải trải nghiệm nào cũng hạnh phúc.
Most of us: you don't know what you dont' know
Most of science graduates: you know what you know
Experienced scientists: you know what you don't know

Với cái đường biểu diễn này thì càng expert, càng tự tin.

30214869797_c7528518a5_o.jpg

Người không có kĩ năng (gần 0 ở trục nằm ngang) có mức độ tự tin rất cao

Như vậy, nếu một người chưa từng làm việc nào đó (ví dụ như nấu ăn, sửa điện hay làm startup) thì họ sẽ thường có đánh giá chủ quan một cách sai lầm rằng họ sẽ có thể làm được những việc đó “cũng ok” (ngay lập tức, khi chưa có training gì). Họ nghĩ mình sẽ làm được 4-5 điểm trên thang 10. Nhưng thực tế thì nếu họ làm thật thì chỉ có 0-2/10.

Kruger và Dunning đưa ra nhận xét rằng: một người năng lực kém
– sẽ có khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực, kỹ năng của họ
– không thể nhận ra kỹ năng, năng lực thật sự của người khác
– không thể nhận ra giới hạn của sự kém cỏi của họ
– vẫn có thể nhận thức về sự yếu kém của mình nếu họ được hướng dẫn để cải thiện thực sự

Như vậy, cách để giúp một người nhận ra sự thiếu hụt về kĩ năng của mình là giúp họ giỏi hơn!

Dẫn qua chuyện startup, đây có lẽ là một trong những lí do quan trọng khi người làm startup đầu tiên thường hay fail?
First-time entrepreneurs đã đánh gia hơi quá cao khả năng làm startup của mình. Và theo Dunning & Kruger, điều này bắt nguồn từ việc họ chưa có kĩ năng build startup – do đây là startup đầu tiên.

Chúng ta có thể nhận ra hiệu ứng này rất dễ dàng trong xã hội: những người chẳng có một tí chuyên môn nào lại phát biểu rất đao to búa lớn về lãnh vực đó; những người chỉ với những kiến thức đầu tư học “mót” lại tự tin sẵn sàng bỏ số tiền dành dụm cả đời vào cuộc chơi đầu tư chứng khoán; những thường dân chỉ biết thông tin như “lá mít” lại sẵn sàng chê bai dè bỉu những quyết sách của những nhà lãnh đạo hàng đầu…

Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn này? Điều đầu tiên là phải tránh bẫy tâm lý “bạn và tôi đều đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning-Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning-Kruger, sự đánh giá của bản thân mình không đủ tin cậy, có thể năng lực của chúng ta không đủ để đưa ra đánh giá này. Điều thứ hai chính là học hỏi thêm về lãnh vực mình quan tâm, có thể một lúc nào đó sẽ “ngộ” ra là “À! Mình đã/đang sai rồi”

Nhận ra chân trị của mình và người khác chính là biết sống vậy!

Tham khảo:
https://buratinodl.wordpress.com/2011/10/12/thieu-nang-luc-va-hieu-ung-dunning-kruger/
http://peterhung.org/education/hieu-ung-dunning-kruger-hieu-ung-cua-nguoi-ngoai-cuoc/
 
@vemaybay01 mình đang nói tới hiệu ứng thùng rỗng kêu to - ví dụ thực tế của hiệu ứng Dunning - Kruger

hieu-ung-dunningkruger-nguoi-kem-thong-minh-khong-du-thong-minh-de-nhan-ra-dieu-do.jpg

Nhưng người "đao to búa lớn" thường nằm trong hiệu ứng Dunning - Kruger.

While people became more skillful, at the same time they seemed to become a bit more uncertain about their own skills. When I noticed this effect first it made me feel a bit uncertain, wondering whether I was doing something wrong.

Vì sao khi người ta trở nên thành thạo hơn 1 kỹ năng nào đó, thì đồng thời người ta lại cảm thấy không chắc chắn chút nào về khả năng của mình? Khi tôi chú ý tới điều này, tôi tự hỏi có gì đó sai sai, phải tìm hiểu!

Today, on one of my favorite websites, Mindhacks, I came across the Dunning–Kruger effect. This paradoxical effect means that while people improve their skills, their self-assessment is reduced because they also learn to judge their ability level more accurately. It seems rather unfair, the least skillful may be more confident about themselves, than the most skillful…

Trên trang midnhacks có bàn về hiệu ứng Dunninng- Kruger. Hiệu ứng này chỉ ra rằng khi người ta trở nên thông thạo hơn, hiểu biết hơn về 1 kỹ năng, 1 mảng kiến thức nào đó thì đồng nghĩa họ cũng học được khả năng đánh giá năng lực bản thân chính xác hơn. Điều này thoạt nghe khá nghịch lý, ích nhất là phải càng rành rẽ thì phải càng tự tự tin chứ….

The Dunning-Kruger effect is the phenomenon that people who are incompetent in a certain area often are not aware -and cannot be aware- of just how incompetent they are. An explanation of this counterintuitive effect is the following: when you know little about a subject you do not know how much knowledge you are lacking due to which you are likely to overestimate yourself.

Hiểu nôm na thì hiệu ứng Dunning- Kurger là một hiệu ứng tâm lý (thuần Việt gọi là ảo tưởng sức mạnh), là khi người ta bị thiếu hiểu biết hoặc không có khả năng nhận biết năng lực của bản thân thường sẽ có xu hướng đánh giá cao bản thân một cách thái quá, hay còn gọi là THÙNG RỖNG KÊU TO, tự tin thái quá về khả năng của bản thân.

Tham khảo thêm https://www.quora.com/What-are-some-real-life-examples-of-the-Dunning-Kruger-effect
 

KienTrucSdesign

Thành viên cơ bản
22/6/19
3
1
Hà Nội
Chợt nhớ ngày xưa thầy mình nói một câu ngạn ngữ của phương tây "Kinh nghiệm là thứ bạn không thể có mà không trả gía, nhưng Người Ngu tự trả giá để có kinh nghiệm, Người Khôn thì học kinh nghiệm từ người khác"
Nên Người Ngu luôn gắng thể hiện
Người Khôn thì luôn tìm cách học hỏi
itd_3d_ani_w100_smiles_007.gif