Mềnh muốn bàn chuyện đường cong nhớ và quên, chuyện học ngoại ngữ, xin chia sẻ một chút kinh nghiệm rèn trí nhớ. ( chắc thiết thực hơn cho các cậu và con cái)
Chúng ta đi học hẳn phải rơi vào nhiều trường hợp ...thương đau là khi vào phòng thi mà không tài nào nhớ nổi cái từ mình từng học. Chịu chết!
Chưa kể lắm lúc gặp Tây cần nói chuyện thì từ ngữ bỗng bay đi đâu mất hết đành dùng động từ "to quơ" (quơ tay quơ chân).
Đó chính là lúc chúng ta đã quên, quên là phản ứng sinh lý cần thiết để bảo vệ não bộ khỏi bị tình trạng quá tải, sinh bệnh thần kinh rất nguy hiểm ( ai cái gì cũng nhớ lại không phải là hay mà cần đề phòng, người cái gì cũng nhớ luôn sống ở trạng thái rất khổ sở)
Thế nhưng trong cuộc sống và nhất là việc học hành thì chúng ta cần có những giai đoạn phải ghi nhớ để thi cử và giao tiếp...lúc này không cần phải hành hạ bộ não trong việc gạo bài mà vẫn có thể huy động những ký ức cần thiết vào lúc cần thiết nhất.
Hermann Ebbinghaus là người tiên phong nghiên cứu trí nhớ. Đường cong mang tên ông cho ta thấy việc ghi nhận ký ức và sự "bay hơi" của nó ra sao. ( là hàm mũ khá phức tạp)
R: Hàm duy trì trí nhớ (memory retention) ,
S cường độ trí nhớ trung bình (the relative strength of memory),
t là thời gian
Nếu một người có trí nhớ hoàn hảo nhớ 100% những gì thầy giảng trong lớp thì 20 phút sau khi tan lớp, anh ta chỉ còn nhớ khoảng 58,2% bài , 1 giờ sau còn 44,2% ...cứ thế cho đến đúng 1 tháng anh ta chỉ còn nhớ được 21,1% ( dĩ nhiên người bình thường có kêt quả kém hơn)
Đường xanh da trời biểu diễn trí nhớ người bình thường (ra khỏi lớp còn nhớ được 75%)
Nếu về nhà ta tiến hành ôn tập ngay thì trí nhớ được hồi phục và ta có thể đánh bại đường cong Ebbinghaus, nhưng sau đó cũng vẫn quên dần ( đường đỏ)
Như vậy để đánh bại hoàn toàn đường cong Ebbinghaus chúng ta phải tiến hành định kỳ ôn tập (văn ôn võ luyện mà) theo các chu trình thời gian để trí nhớ ta luôn khôi phục về đỉnh 95%.
Ở VN khi đi học về đa số các bạn học sinh mệt, đói và đủ các tác nhân hấp dẫn khác ( game, TV, giải trí, phim..) nên thường quăng tập vở không tiến hành các đường review để đánh bại sự suy thoái trí nhớ theo đường cong Ebbinghaus, do đó sau này việc ôn tập mất nhiều thời gian và hiệu quả kém, nhớ không lâu....
Ngoài ra một phương pháp nhớ Vocabulary hay các bài học ngữ pháp là khả năng mỗi học sinh cần tạo tip ( mẹo) cho chính mình.
Càng nhiều mẹo càng giúp trí não không bị quá tải, được nghỉ ngơi ...mà ký ức lúc cần vẫn "huy động" được nhanh.
Giờ các cậu có thể chia sẻ mẹo nhớ vocabulary và grammar tại đây.
Mời!
Việt Nam có câu "Học đi đôi với hành", nhưng giáo dục Việt Nam mới chỉ làm được khoảng 5% khẩu hiệu lý thuyết này.
Hôm rồi thằng nhóc con thằng cháu mềnh nó bị cô giáo VL lớp 6 bắt học thuộc cách đo thể tích chất lỏng bằng bình tràn, nó đọc rất vất vả mà ko hiểu ko thuộc !
Mềnh hỏi thế cô có lấy hai bình tràn và bình chứa ra làm cho các con xem ko?
Nó bảo ko!
Tức chỉ học chay.
Kết quả là mềnh phải lấy 1 cái ly khắc mức và một cái đĩa đựng to hơn phía dưới để làm cho nó xem.
Kết quả cậu nhóc hiểu liền và thuộc liền!
Lưu ý là bài nầy mình viết chứ không phải dịch từ nguồn tiếng Anh, nhưng tư liệu thì đầy trên internet, cần thì gù Hermann Ebbinghaus Curve ra cả đống.
Chúng ta đi học hẳn phải rơi vào nhiều trường hợp ...thương đau là khi vào phòng thi mà không tài nào nhớ nổi cái từ mình từng học. Chịu chết!
Chưa kể lắm lúc gặp Tây cần nói chuyện thì từ ngữ bỗng bay đi đâu mất hết đành dùng động từ "to quơ" (quơ tay quơ chân).
Đó chính là lúc chúng ta đã quên, quên là phản ứng sinh lý cần thiết để bảo vệ não bộ khỏi bị tình trạng quá tải, sinh bệnh thần kinh rất nguy hiểm ( ai cái gì cũng nhớ lại không phải là hay mà cần đề phòng, người cái gì cũng nhớ luôn sống ở trạng thái rất khổ sở)
Thế nhưng trong cuộc sống và nhất là việc học hành thì chúng ta cần có những giai đoạn phải ghi nhớ để thi cử và giao tiếp...lúc này không cần phải hành hạ bộ não trong việc gạo bài mà vẫn có thể huy động những ký ức cần thiết vào lúc cần thiết nhất.
Hermann Ebbinghaus là người tiên phong nghiên cứu trí nhớ. Đường cong mang tên ông cho ta thấy việc ghi nhận ký ức và sự "bay hơi" của nó ra sao. ( là hàm mũ khá phức tạp)
R: Hàm duy trì trí nhớ (memory retention) ,
S cường độ trí nhớ trung bình (the relative strength of memory),
t là thời gian
Nếu một người có trí nhớ hoàn hảo nhớ 100% những gì thầy giảng trong lớp thì 20 phút sau khi tan lớp, anh ta chỉ còn nhớ khoảng 58,2% bài , 1 giờ sau còn 44,2% ...cứ thế cho đến đúng 1 tháng anh ta chỉ còn nhớ được 21,1% ( dĩ nhiên người bình thường có kêt quả kém hơn)
Đường xanh da trời biểu diễn trí nhớ người bình thường (ra khỏi lớp còn nhớ được 75%)
Nếu về nhà ta tiến hành ôn tập ngay thì trí nhớ được hồi phục và ta có thể đánh bại đường cong Ebbinghaus, nhưng sau đó cũng vẫn quên dần ( đường đỏ)
Như vậy để đánh bại hoàn toàn đường cong Ebbinghaus chúng ta phải tiến hành định kỳ ôn tập (văn ôn võ luyện mà) theo các chu trình thời gian để trí nhớ ta luôn khôi phục về đỉnh 95%.
Ở VN khi đi học về đa số các bạn học sinh mệt, đói và đủ các tác nhân hấp dẫn khác ( game, TV, giải trí, phim..) nên thường quăng tập vở không tiến hành các đường review để đánh bại sự suy thoái trí nhớ theo đường cong Ebbinghaus, do đó sau này việc ôn tập mất nhiều thời gian và hiệu quả kém, nhớ không lâu....
Ngoài ra một phương pháp nhớ Vocabulary hay các bài học ngữ pháp là khả năng mỗi học sinh cần tạo tip ( mẹo) cho chính mình.
Càng nhiều mẹo càng giúp trí não không bị quá tải, được nghỉ ngơi ...mà ký ức lúc cần vẫn "huy động" được nhanh.
Giờ các cậu có thể chia sẻ mẹo nhớ vocabulary và grammar tại đây.
Mời!
Việt Nam có câu "Học đi đôi với hành", nhưng giáo dục Việt Nam mới chỉ làm được khoảng 5% khẩu hiệu lý thuyết này.
Hôm rồi thằng nhóc con thằng cháu mềnh nó bị cô giáo VL lớp 6 bắt học thuộc cách đo thể tích chất lỏng bằng bình tràn, nó đọc rất vất vả mà ko hiểu ko thuộc !
Mềnh hỏi thế cô có lấy hai bình tràn và bình chứa ra làm cho các con xem ko?
Nó bảo ko!
Tức chỉ học chay.
Kết quả là mềnh phải lấy 1 cái ly khắc mức và một cái đĩa đựng to hơn phía dưới để làm cho nó xem.
Kết quả cậu nhóc hiểu liền và thuộc liền!
Lưu ý là bài nầy mình viết chứ không phải dịch từ nguồn tiếng Anh, nhưng tư liệu thì đầy trên internet, cần thì gù Hermann Ebbinghaus Curve ra cả đống.