Hiệu ứng đường cong Hermann Ebbinghaus - đường cong nhớ và quên - vấn đề học ngoại ngữ

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Mềnh muốn bàn chuyện đường cong nhớ và quên, chuyện học ngoại ngữ, xin chia sẻ một chút kinh nghiệm rèn trí nhớ. ( chắc thiết thực hơn cho các cậu và con cái)

Chúng ta đi học hẳn phải rơi vào nhiều trường hợp ...thương đau là khi vào phòng thi mà không tài nào nhớ nổi cái từ mình từng học. Chịu chết!
Chưa kể lắm lúc gặp Tây cần nói chuyện thì từ ngữ bỗng bay đi đâu mất hết đành dùng động từ "to quơ" (quơ tay quơ chân).

Đó chính là lúc chúng ta đã quên, quên là phản ứng sinh lý cần thiết để bảo vệ não bộ khỏi bị tình trạng quá tải, sinh bệnh thần kinh rất nguy hiểm ( ai cái gì cũng nhớ lại không phải là hay mà cần đề phòng, người cái gì cũng nhớ luôn sống ở trạng thái rất khổ sở)

Thế nhưng trong cuộc sống và nhất là việc học hành thì chúng ta cần có những giai đoạn phải ghi nhớ để thi cử và giao tiếp...lúc này không cần phải hành hạ bộ não trong việc gạo bài mà vẫn có thể huy động những ký ức cần thiết vào lúc cần thiết nhất.

Hermann Ebbinghaus là người tiên phong nghiên cứu trí nhớ. Đường cong mang tên ông cho ta thấy việc ghi nhận ký ức và sự "bay hơi" của nó ra sao. ( là hàm mũ khá phức tạp)
R: Hàm duy trì trí nhớ (memory retention) ,
S cường độ trí nhớ trung bình (the relative strength of memory),
t là thời gian

ZKeqvmA.jpg


Nếu một người có trí nhớ hoàn hảo nhớ 100% những gì thầy giảng trong lớp thì 20 phút sau khi tan lớp, anh ta chỉ còn nhớ khoảng 58,2% bài , 1 giờ sau còn 44,2% ...cứ thế cho đến đúng 1 tháng anh ta chỉ còn nhớ được 21,1% ( dĩ nhiên người bình thường có kêt quả kém hơn)

v551mxw.jpg

Đường xanh da trời biểu diễn trí nhớ người bình thường (ra khỏi lớp còn nhớ được 75%)
Nếu về nhà ta tiến hành ôn tập ngay thì trí nhớ được hồi phục và ta có thể đánh bại đường cong Ebbinghaus, nhưng sau đó cũng vẫn quên dần ( đường đỏ)


dzvPQGB.jpg


Như vậy để đánh bại hoàn toàn đường cong Ebbinghaus chúng ta phải tiến hành định kỳ ôn tập (văn ôn võ luyện mà) theo các chu trình thời gian để trí nhớ ta luôn khôi phục về đỉnh 95%.

Ở VN khi đi học về đa số các bạn học sinh mệt, đói và đủ các tác nhân hấp dẫn khác ( game, TV, giải trí, phim..) nên thường quăng tập vở không tiến hành các đường review để đánh bại sự suy thoái trí nhớ theo đường cong Ebbinghaus, do đó sau này việc ôn tập mất nhiều thời gian và hiệu quả kém, nhớ không lâu....

Ngoài ra một phương pháp nhớ Vocabulary hay các bài học ngữ pháp là khả năng mỗi học sinh cần tạo tip ( mẹo) cho chính mình.
Càng nhiều mẹo càng giúp trí não không bị quá tải, được nghỉ ngơi ...mà ký ức lúc cần vẫn "huy động" được nhanh.

Giờ các cậu có thể chia sẻ mẹo nhớ vocabulary và grammar tại đây.

Mời!
permV7K.jpg


Việt Nam có câu "Học đi đôi với hành", nhưng giáo dục Việt Nam mới chỉ làm được khoảng 5% khẩu hiệu lý thuyết này.

Hôm rồi thằng nhóc con thằng cháu mềnh nó bị cô giáo VL lớp 6 bắt học thuộc cách đo thể tích chất lỏng bằng bình tràn, nó đọc rất vất vả mà ko hiểu ko thuộc !

Mềnh hỏi thế cô có lấy hai bình tràn và bình chứa ra làm cho các con xem ko?
Nó bảo ko!
Tức chỉ học chay.

Kết quả là mềnh phải lấy 1 cái ly khắc mức và một cái đĩa đựng to hơn phía dưới để làm cho nó xem.
Kết quả cậu nhóc hiểu liền và thuộc liền!
9znCmdG.jpg


Lưu ý là bài nầy mình viết chứ không phải dịch từ nguồn tiếng Anh, nhưng tư liệu thì đầy trên internet, cần thì gù Hermann Ebbinghaus Curve ra cả đống.
 
  • Like
Reactions: builamphuc
Cái này thì em copy của thầy Tr.Th.Phúc hiệu phó ĐHBK TP.HCM
=================================================
Ông thần nước mặn Edgar Dale nghĩ ra cái tháp của sự hiệu quả khi chúng ta học như sau:

XTDhVi9.png


Theo như biểu đồ này thì để tăng sự nhớ, không nên chỉ đọc (xem bằng mắt) mà nên thêm các giác quan khác cũng như các hoạt động khác để kích thích trí nhớ (nói cách khác là dùng "công cụ hỗ trợ!").

Một thang mô tả hoạt động nhớ khác để các bạn mình xem cho vui:

wJ84C22.png


Nôm na ông bà mình cũng đã chỉ ra là
"Trăm nghe không bằng một thấy (nhất là nhìn trộm!),
Trăm thấy không bằng một sờ (nhất là sờ ...trộm),
Trăm sờ không bằng một làm!"
Hề hề hề (chú thích: cười đểu!).

Mình nghe họ ví bộ nhớ ngắn hạn (những sự việc mau nhớ, mau quên; những sự việc cần xử lý thông tin nhanh nhưng không nhớ lâu) của con người như RAM trên máy tính và bộ nhớ dài hạn của con người (ký ức, chuyện xưa tích cũ) như ổ đĩa cứng.

Tất cả mọi chuyện khi xử lý thường ngày phải đưa ra RAM mà làm với đặc tính nhanh nhưng tắt máy là tèo! Mọi chuyện muốn còn lưu trữ ngay cả khi tắt điện thì phải nhờ đến ổ đĩa cứng. Vấn đề là làm sao đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn của con người lư trữ vào bộ nhớ dài hạn --> lặp đi lặp lại là một cách để thực hiện --> môn học thuộc lòng.

Nhớ hồi nhỏ, mình (và chắc các bạn cũng vậy) không thích môn học thuộc lòng vì chẳng hiểu tại sao bắt mình phải thuộc những bài thơ "linh ta linh tinh".
Ví dụ như:
Óc ngồi điều khiển trên cao,
Tay chân làm việc xiếc bao nhọc nhằn!
Một hôm tay bàn với chân:
Chúng ta cực khổ phải cần đấu tranh,
Tội chi để óc sai mình,
Cần chi đến óc, việc mình mình lo!
Thế là hai chú tự do,
Chân đi lộn xộn, tay quờ lung tung.
Chân vấp trẹo, tay đụng sưng,
Lại gây đổ vỡ tứ tung trong nhà.


Thật ra đây là cách dạy chúng ta một phương thức gởi thông tin lưu trữ vào ký ức - bộ nhớ dài hạn rất hiệu quả. Nếu biết dùng "chiêu học thuộc lòng" với các chiêu thức khác như học liên tưởng, học kết hợp với hình ảnh, học theo ngữ cảnh tưởng tượng,... thì thật lợi hại không thua Càn khôn Đại nã di Tâm pháp tới lớp thứ 7, ... chủ nhật gì đó chứ chẳng chơi!
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
Cái này thì em copy của thầy Tr.Th.Phúc hiệu phó ĐHBK TP.HCM
=================================================
Ông thần nước mặn Edgar Dale nghĩ ra cái tháp của sự hiệu quả khi chúng ta học như sau:

XTDhVi9.png


Theo như biểu đồ này thì để tăng sự nhớ, không nên chỉ đọc (xem bằng mắt) mà nên thêm các giác quan khác cũng như các hoạt động khác để kích thích trí nhớ (nói cách khác là dùng "công cụ hỗ trợ!").

Một thang mô tả hoạt động nhớ khác để các bạn mình xem cho vui:
wJ84C22.png


Nôm na ông bà mình cũng đã chỉ ra là
"Trăm nghe không bằng một thấy (nhất là nhìn trộm!),
Trăm thấy không bằng một sờ (nhất là sờ ...trộm),
Trăm sờ không bằng một làm!"
Hề hề hề (chú thích: cười đểu!).


Mình nghe họ ví bộ nhớ ngắn hạn (những sự việc mau nhớ, mau quên; những sự việc cần xử lý thông tin nhanh nhưng không nhớ lâu) của con người như RAM trên máy tính và bộ nhớ dài hạn của con người (ký ức, chuyện xưa tích cũ) như ổ đĩa cứng.

Tất cả mọi chuyện khi xử lý thường ngày phải đưa ra RAM mà làm với đặc tính nhanh nhưng tắt máy là tèo! Mọi chuyện muốn còn lưu trữ ngay cả khi tắt điện thì phải nhờ đến ổ đĩa cứng. Vấn đề là làm sao đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn của con người lư trữ vào bộ nhớ dài hạn --> lặp đi lặp lại là một cách để thực hiện --> môn học thuộc lòng.

Nhớ hồi nhỏ, mình (và chắc các bạn cũng vậy) không thích môn học thuộc lòng vì chẳng hiểu tại sao bắt mình phải thuộc những bài thơ "linh ta linh tinh".
Ví dụ như:
Óc ngồi điều khiển trên cao,
Tay chân làm việc xiếc bao nhọc nhằn!
Một hôm tay bàn với chân:
Chúng ta cực khổ phải cần đấu tranh,
Tội chi để óc sai mình,
Cần chi đến óc, việc mình mình lo!
Thế là hai chú tự do,
Chân đi lộn xộn, tay quờ lung tung.
Chân vấp trẹo, tay đụng sưng,
Lại gây đổ vỡ tứ tung trong nhà.


Thật ra đây là cách dạy chúng ta một phương thức gởi thông tin lưu trữ vào ký ức - bộ nhớ dài hạn rất hiệu quả. Nếu biết dùng "chiêu học thuộc lòng" với các chiêu thức khác như học liên tưởng, học kết hợp với hình ảnh, học theo ngữ cảnh tưởng tượng,... thì thật lợi hại không thua Càn khôn Đại nã di Tâm pháp tới lớp thứ 7, ... chủ nhật gì đó chứ chẳng chơi!
Quá đúng!
Thí dụ học về trái bưởi
Níu chỉ mô tả trái bưởi bằng lời thì rất khó hình dung trái bưởi
Níu cho nhìn trái bưởi là bắt đầu kích thích não cao độ, trí tưởng tượng bắt đầu bay bổng và bắt đầu phân biệt được hình dạng phong phú của bưởi.
Níu cho sờ trái bưởi thì ôi thôi, toàn bộ các hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp làm việc cật lực và bắt đầu hiểu được cơ tính, lý tính của bưởi.
Níu cho ăn trái bưởi thì thêm các hệ tiêu hóa và hệ bài tiết làm việc căng thẳng và bắt đầu biết đánh giá toàn diện về bưởi.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Kiểu này lại nâng niu kiểu học thuộc lòng có tác dụng nhất định, một cách luyện trí nhớ.
Nhưng giờ mấy cha mẹ bỉm sữa đọc mấy cái Tây hoá chưa đến nơi sẽ vào chửi chuyện học thuộc lòng là vô bổ và thụ động cho mà xem.

Nói vui thôi chứ bên Cà Phân có thớt của Kem Tươi cũng chọn có công mài sắt có ngày nên xà beng, bê về cho ACE xem
Mấu chốt là ở đây là HỌC THUỘC LÒNG.
Hãy học thuộc.

[Funland] Sau 1 năm đứng trước bọn Mỹ, Anh thuyết trình, mấy cái giao tiếp cà phê trà đá chỉ là chuyện rất nhỏ
E2271OX.jpg


Tiếng Anh thì nhìn chung thế giới nó phân theo 6 cấp độ như sau, mình post theo từ khóa để các bạn gõ trên google là ra các bài đọc phù hợp trình độ.

Trên đây là phân loại trình độ tổng hợp, tuy nhiên để luyện nói thì chúng ta chọn các tài liệu đọc hiểu thấp hơn từ 1-2 đơn vị để học thuộc nhé. Thí dụ ai ở trình độ 4 thì chọn tài liệu đọc hiểu cấp độ 3 (hoặc 2) để luyện học thuộc.

Từ vựng và ngữ pháp ở cấp 4 là đủ dùng 99% trong hầu hết mọi giao tiếp rồi (tất nhiên ai chuyên ngành nào thì phải cần thêm từ vựng chuyên ngành đó), cấp độ 5-6 thì đòi hỏi viết lách hay ho tí, dùng từ và cấu trúc bóng bẩy tí cho nó hay.

Nói chung là các cụ học thuộc độ 200 câu/đoạn hoặc tốt nữa là bài đọc từ trình độ 1 đến 4 thôi là sau 1 năm nữa các cụ đứng chém gió trước hội thảo tuyền các bạn Tây ngồi dưới nhé.

Hiểu nghĩa và học thuộc lòng như cháo chảy (đâu đó có từ mới thì tra từ điển, nhưng chắc ít thôi), in ra mỗi bài 1 tờ giấy hoặc lưu vào 1 file riêng trên smartphone, ôn lại đều đặn, học thuộc 10 đoạn thì có 1 buổi tổng ôn, đoạn nào thấy còn chưa nhuyễn thì xếp riêng ra ôn lại.

Học thuộc và học thuộc,... 200 đoạn này là hạt nhân, nó LÀ VỐN và sự kết nối nơ ron để tạo ra 2000 đoạn thuyết trình thì là việc còn lại để não bộ nó lo, các cụ không phải lo. Học thế này rồi thì mấy cái giao tiếp tay bo với Tây ở ngoài đường, trong cafe hay hành lang hội thảo nó rất là dễ rồi.

Mấu chốt ở đây là thuộc như cháo chảy, nó ngấm vào từng mảnh da miếng thịt trên người các cụ chứ không phải là thuộc mang máng đâu nhé.

***************************************
Thí vụ về 1 đoạn trình độ đọc hiểu Elementary (các cụ trình độ Pre-Intermediate hoặc Intermediate có thể dùng làm tài liệu học thuộc lòng):

Places and languages

First place and first language

There are over one hundred and ninety countries in the world and about seven thousand languages. In first place is China. There are over one billion speakers of Mandarin Chinese. In second place is India with speakers of Hindi. And in third place is Spanish. Spain isn’t a big country, but there are over four hundred million Spanish speakers in different countries around the world. This is very true in Latin America.

English as a global language

As a first language, English is in fourth place. About three hundred and eighty million people are native English speakers. But English is in first place as a second language for many other people. Over a billion people speak English for doing business, reading the news or studying science and medicine. In some countries, English is not the native language, but it is the official language for the government and in schools. And even in London, the capital city of Britain, there are over three hundred different languages.

The other 6,996 languages

Chinese, Hindi, Spanish and English are the ‘big’ languages. About eighty per cent of the world’s population speak them. But these are only four languages, so what about the other 6,996 languages? Many countries have lots of different languages. For example, on the islands of Vanuatu in the South Pacific Ocean there are sixty-five different islands and they have one hundred and nine different languages.

The last speakers

Finally, there are some languages with only one speaker. They are old people and they speak the language of their parents and grandparents. For example, Charlie Muldunga lives in Australia. He speaks English because it is the first language of the country. However, his native language is Amurdag. It’s an ancient language and he is the last speaker of this Aboriginal language.

************************************

Thí dụ 1 bài đọc hiểu trình độ Beginner (các cụ trình trình độ Elementary hoặc Pre Intermediate có thể dùng để học thuộc):

Across a continent by rail and by road

Russia is a very large country. There are eight time zones between Moscow in the west and Vladivostok in the east. It’s 9,000 kilometres and there are two ways to travel – by rail and by road.

By rail: the Trans-Siberian Railway

Trains leave Moscow almost every day. Book your tickets in advance – don’t wait until you arrive in Moscow. You can book online or use a travel agent. There are two options:

Travel non-stop in seven days. You sleep and eat on the train. You can talk to other passengers, learn some words in Russian and enjoy the views. The train travels through amazing mountains, beautiful forests and strange deserts.

Stop on the way and stay in hotels. Go sightseeing in the big cities. In Novosibirsk – the main city in Siberia – there are museums, art galleries, theatres and a famous opera house in the city centre. Or visit the Kungur Ice Cave near Perm. From the towns of Irkutsk or Ulan-Ude, you can take a bus or train to Lake Baikal, a UNESCO World Heritage site. Lake Baikal is 636 kilometres long and there are only four or five towns near it. The lake is a great place for sports activities – diving, hiking and horse riding are all popular.

By road: the Trans-Siberian Highway

Are you adventurous? Then take the new Trans-Siberian Highway. Drive your car or – for the trip of a lifetime – hitch-hike with Russian drivers in their cars and lorries. And when you finally arrive in Vladivostock, you can fly home or continue your trip – there’s a boat to Japan every week.

***********************************
Thí dụ 1 bài đọc hiểu trình độ Beginner, các trình độ Elementary có thể dùng để học thuộc:

A typical day

Cynthia Liutkus-Pierce

Geologist

In winter, Cynthia works in her university office in North Carolina. She gives lectures and she talks to her students every week. She often has meetings with other geologists. Every summer, she travels to Africa. She usually gets up and has breakfast at six o’clock in the morning because it’s very hot. She never works late. She has dinner at eight o’clock. She goes to bed early, but she sometimes wakes up because the animals are noisy.

Julia Mayo Torne

Archaeologist

Julia is originally from Panama. After twenty years in Spain, she’s in Panama again. Her typical day changes with the seasons. In the dry season, Julia goes to her site. It’s a good site and she usually finds objects every day. She often has lunch at the site. In the evening, she always has coffee with her colleagues. They talk about their day. Then she reads before she goes to bed. In the rainy season, Julia returns to her laboratory. She studies the objects from the site, and writes articles and reports