Hóng được từ cà phê chém gió - triển khai ERP cho doanh nghiệp tại Việt Nam, nỗi đau các ông chủ Doanh Nghiệp

  • Người khởi tạo Người khởi tạo thanhhoa
  • Ngày gửi Ngày gửi

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
199
14
Gặp 3 doanh nghiện lớn thì một đang làm giữa chừng bỏ do loạn cào cào, tốn mấy trăm k Obama, hai còn lại chạy cà giựt cà tang , phân hệ kế toán thì ra report tào lao, toàn đơn vị triển khai có name.

Thời điểm này tính ra gần 12 năm kể từ ngày ERP bắt đầu triển khai mạnh ở Việt Nam, nhưng đến nay định nghĩa ERP = Em Rất Phiền - tỷ lệ doanh triển khai & vận hành thành công rất thấp. Nghe nói doanh nghiệp chạy ổn đếm trên một bàn tay. Phần lớn bỏ ngang vì vừa triển khai erp vừa phải kiếm ăn, vì ERP có lẽ phù hợp với các công ty sản xuất, hệ thống quy trình, phân đoạn, định lượng các thứ rõ ràng. Còn đối với các công ty trong các lĩnh vực mà mức độ tuỳ cơ ứng biến nhiều thì chắc cản trở nhiều hơn hiệu quả.

Vấn đề lớn là các công ty Việt Nam nằm ở business process không rõ ràng, phân quyền phân nhiệm rối như canh hẹ, làm planning Fcst cũng từa lưa... hiếm công ty Việt Nam nào có các quy trình rõ ràng như mua hàng(P2P), bán hàng(S2C), kho(I2C), báo cáo(R2R), hệ thống ITGC..... chỉ khi các quy trình này rõ ràng thì triển khai ERP cực kỳ nhàn. Tuy nhiên ERP phù hợp các công ty đi vào ổn định, chuẩn hoá & tối ưu hoá. Các công ty tăng trưởng nhanh, sáng tạo đổi mới liên tục, chú trọng flexibility đồng nghĩa thay đổi xoành xoạch áp dung ERP là trở ngại đáng kể.

Khó nhất trong triển khai ERP là thay đổi thói quen người sử dụng vì phải đổi quy trình cũ cho khoa học, phù hợp với phần mềm, trong khi các nhân sự Việt Nam làm nhiều khi rất tùy hứng, không có thói quen ghi chép, báo cáo, nên phần mềm chỉ làm kiểng. Dùng có chút chưa quen thì đã bỏ.
 
Xây dựng và điều hành doanh nghiệp mà dễ thì đã không ngồi đây chém gió. Những người IT thì thích đóng khung cái sản phẩm của mình trong khi các doanh nghiệp thì muôn hình vạn trạng và vừa phải tìm các vận hành cho phù hợp với điều kiện nguồn lực vừa phải kiếm ăn.

Erp mà như chiếc xe hơi, thay vì đi xe máy thì mua xe hơi về chạy không sợ nắng không sợ mưa thì lại khác. Giống như thực trạng ngành xây dựng phần lớn ISO chỉ để trang trí cho vui. Hỏi đến phần lớn đều nghe hơi gió kiểu như cần phải có ISO, tuy nhiên áp dụng linh hoạt ... nhưng thực tế hầu hết đều linh hoạt như không có ISO. Dạo này mấy tư vấn triển khai ISO cho doanh nghiệp biết thân biết phận, thường hỏi thẳng là doanh nghiệp cần làm ISO để marketing hay làm thiệt tình. Nhưng phần lớn mấy tư vấn triển khai ERP cho doanh nghiệp vẫn chưa hết tinh tướng.

Ai đến triển khai ERP cũng đều lặp đi lặp lại kiểu:
- Cái khó nhất là nhận thức của "con người" tham gia vào đó: trình độ hiểu biết, nhận thức v.v... không đồng đều làm cho cái ERP này khó nhằn,.
- ERP cần hỗ trợ của dàn lãnh đạo chịu trách nhiệm qui trình, cái nào không cần thiết phải dẹp ngay --> phải cấu hình, code những cái không có trong hệ thống nên kéo dài thời gian và không hiệu quả có nguy cơ bể cả dự án. Ông giám đốc dự án phải nhìn thấy điêu gì cần hay không cần để bỏ những yêu cầu vô lý, nếu cần phải thay những key user cứng đầu.
- Trước việc triển khai hệ thống và sử dụng phần mềm thì chuẩn hóa và cải tiến quy trình sản xuất là quan trọng hơn rất nhiều, và cũng tốn thời gian công sức tiền bạc không kém.
- Ông chủ hoặc người có quyền quyết định phải tham gia quá trình đó để thay đổi được áp dụng xuyên suốt và thống nhất.
- ....
 
Đây là tình trạng chung ở nhiều nước chứ không chỉ Việt Nam, có thống kê là ở Mỹ là 3/4 số dự án ERP trễ hạn và hơn phân nửa đội chi phí. ERP chỉ là 1 công cụ, hệ thống quản lý thông minh. Kinh nghiệm từ một người triển khai ERP cho 3 doanh nghiệp con trực thuộc 1 Group tại nước ngoài, trong thời gian 2002 đến 2004, cho biết

- để có thể áp dụng được ERP, doanh nghiệp cần: có bộ quy trình làm việc chuẩn, cho toàn bộ daonh nghiệp, mỗi phần hành có 1 bộ quy trình chuẩn, các trường hợp ngoài lệ được phiên hiệu thực hiện theo quy trình chuẩn.

- để triển khai được ERP: tương ứng mỗi (modul) phần hành doanh nghiệp phải có 1 người hiểu biết về công việc thực tế đã phát sinh thuộc phần hành đó.

- khi phân công trách nhiệm áp dụng ERP, đứa nào bảo ERP liên quan đến IT, để IT làm .... thì đuổi cmn nó liền, nếu được.

Những thằng bán + tư vấn ERP đến doanh nghiệp phải là bọn có thâm niên làm việc thực tế ngành nghề của doanh nghiệp đó, chứ gặp bọn có thâm niên ngành khác hay tệ nhất là thâm niên về phần mềm ... xem như vất
 
Doanh nghiệp của thằng em, đang làm từng khúc

Xây dung từ cái kho đi lên, nhập xuất
tiếp là xây cái BOM để cho anh kế hoạch và anh sản xuất
tiếp nữa làm cái QC cho hội kia nó nhập lieu. thành phẩm
Tiếp nữa là làm cái đơn hang dựa trên cái plan của anh điều hành dựa trên cái BOM
Tới cái đơn hang đẻ ra món nguyên và món lẻ từ bên gia công., rồi quản lý bên gia công!
Rồi anh mua hàng tổng hợp lại đi mua, phân bổ lại kế hoạch (khó), mua về có lỗi trả, lên kế hoạch chi tiền,....
Rồi trả hàng, cân đối số tiền thiếu..
Rồi anh thì đòi cấp hang mẫu, cấp vật tư làm thí nghiệm,.... hó hó, đẻ ra quy trình mới. Approve trên phần mềm luôn, v.v..

Làm hơn 1 năm rồi giờ nhân viên yêu cầu thêm quá trời, vì bắt đầu xài thấy sướng.
Chưa xong thì anh Nhân sự nhảy vô đòi thêm phần quản lý, anh kế toán tạm thời để yên đó tạm thời xài phần mềm nào đó. Chủ yếu làm với thuế.
Một khi cái 'kho' mà tốt rồi thì mấy cái kia vặt thôi.

Hanh phúc ở chỗ nhân viên sướng, giám đốc sướng vì mọi thứ lưu trên máy
 
Nguồn từ Facebook của một chuyên gia lão luyện về quản trị doanh nghiệp https://www.facebook.com/xnam0512/posts/10154205327878772

Triển khai ERP coi chừng tiền mất tật mang.

Trong thời gian làm các dự án triển khai hệ thống quản lý IMPAC khu vực Asean, Vietnam thì cũng gặp khá nhiều DN đã triển khai ERP thì kết quả sơ bộ là :
- 20% làm giữa chừng bỏ, mất tiền.
- 50% làm chạy cà giựt cà tang, toàn bộ DN mệt mỏi chạy theo hệ thống, ko thể hoàn tất các module 1 cách chuẩn mực đặc biệt là planning và kế toán sau khi go live cả năm trời gây double work.
- 20% chạy tương đối ổn nhưng vẫn struggle vấn đề duy trì hệ thống do nhân sự thay đổi, mở rộng scope, định mức thay đổi
- 10% khai thác tốt sức mạnh của ERP , hài lòng.

Song song với công việc Impac thì đến bây giờ cũng là gần 7 năm ngồi phụ trách IT Operation cho P&G Việt Nam, support các thể loại thì mình luôn khẳng định là ERP là backbone cho mọi hoạt động của tập đoàn này. Nhưng khi triển khai các DN local thì kết quả không như mong đợi.

Các lí do gây ra vấn đề như trên thì vài nơi đã chỉ ra như sau :
quantridoanhnghiep.biz/vi-sao-erp-thường-thất-bại.html
Ở link trên, người viết mô tả thực trạng dưới góc nhìn dứoi góc độ người làm trong lĩnh vực IT cũng khá chi tiết.

Dưới góc độ Operation Management , quản trị Tác nghiệp và kinh nghiệm ngồi lì dưới xưởng sản xuất các thể loại 8-10 h/ ngày thì mình có vài quan điểm tại sao ERP gặp khó khăn và khó thành công trọn vẹn khi triển khai ở Việt Nam :

1. Nhận thức của chủ DN sai về ERP : tham khảo và nghe ERP như là công cụ, hệ thống quản lý thần thánh, triển khai xong là DN sẽ điều hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí, chất lượng so tốt.... Điều này sai hoàn toàn.

Lấy 1 ví dụ về quản lý hệ thống giao thông. Anh mang nguyên bộ luật, phương pháp làm việc của trời Tây về Việt Nam áp dụng để mong muốn tình hình giao thông tốt như họ.

OK. Mọi qui tắc, luật lệ trong hệ thống điều hành đều chuẩn mực.... nhưng khi áp dụng ở Việt Nam thì gặp các vấn đề :
- Ý thức, tư duy của người tham gia giao thông giữa Việt Nam Vs Tư bẩn dãy chết khác nhau --> phát sinh các hệ luỵ, implications "ko có trong sách", thế là mỗi ông customise 1 kiểu. Mà 1 dự án nguyên bản đi customise cả trăm món thì nó mất đi bản chất của nó. Chưa kể làm xong thì tính tuân thủ, thay đổi thói quen cũng là yếu tố then chốt quyết định thành công.

2. Ý thức làm việc: Để có ý thức, thái độ tốt thì 1 quốc gia, cộng đồng cần rất nhiều năm xây dựng nên chứ không thể vài tháng triển khai dự án ERP là xong. Nhiều anh cứ bảo bọn Nhật làm kiểu này, kiểu kia Toyota TPS, lean... nên áp dụng sẽ có kết quả như ý dù các bài kaizen,5s, 6 sigma, kanban, jit, smed.... đã đi hết sạch Nhưng thực tế ko như mong đợi kể cả cho thằng người Nhật qua triển khai. Cần có cách tiếp cận khác vì đơn giản ý thức, thái độ làm việc của người Việt Nam khác Nhật. Người Nhật họ rất ít tốn chi phí cho việc kiểm soát vì ý thức tự giác cao.--> key point trong quản trị là kiểm soát hành vi người lao động.

3. Quan trọng hơn, ít người để ý là dùng ERP ko khéo thì không khác gì "thò tay tự thắt cổ mình" mà không hay. Trở về vd với bộ luật, phương pháp quản lý giao thông trên. Vâng, họ đều qui định chỗ nào nên có đèn tín hiệu, biển báo qui tắc... để đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng :
- chỗ này đèn đỏ bao nhiêu giây s để tối ưu dòng lưu thông ? ( vd có 15,000 nút giao thông...)
- chỗ này nên cắm biển hạn chế tốc độ 50km/h hay 80 km/h ( hàng nghìn con đường cần cắm bảng chỉ dẫn, thông báo... cắm sai bảng là gây thiệt hại chi phí xã hội, gây ức chế cho người lái )
- chỗ này nên cho quay đầu hay cấm, một chiều hay 2 chiều....
-->Hàng nghìn các luật lệ và thông số đầu vào ( định mức, tiêu chuẩn) để đưa vào thực tế. Bài toán và vấn đề phát sinh ở đây :
- Người triển khai không hiểu sâu về operation, business nạp vào hệ thống số không chính xác. Thông thường các định mức này phải là BDP ( best demonstrated performance ). Ví dụ: thông số máy móc, công suất, output, định mức nguyên vật liệu, công đoạn... với các ngành items phức tạp make to order, các đơn hàng không giống nhau như gỗ nội thất, glassware, molding injection, cơ khí chế tạo máy.... thì hầu như các bạn làm ERP "đều bó tay" vì không thể kiểm soát được các thông số tính toán ngày công, công đoạn để tính chính xác thời gian, nguyên vật liệu.... Ngay cả không triển khai ERP thì 90% DN Việt Nam cũng đã mất kiểm soát các định mức này. Nên thông số đầu vào sai hoặc không chính xác sẽ khiến toàn bộ hệ thống vận hành của DN bị trục trặc hoặc under-utilization về resource, không khai thác hết hiệu quả của nguồn lực đầu vào.
Ví dụ : có thể làm được 10 sp/h mà ông planning đưa cho số 7 sp/h thì vô tình DN mất 30% năng suất. Hoặc ngày mai nhận đơn hàng 10,000 bộ bàn ghế ( như hình minh hoạ) thì ERP chạy ra được cái BOM, delivery time chính xác 95% cũng là vấn đề hóc búa
1f642.png
:). Chưa kể vấn đề quality, năng suất thì ERP hoàn toàn không chủ động kiểm soát được mà cần các hệ thống khác hỗ trợ...

Thông thường các dự án IMPAC mất trung bình 2-5 tháng tập trung để xây dựng tất cả norm, tiêu chuẩn và planning ( production/ inventory control/ material requirement/ maintenance) cho DN và total 10 tháng để đảm bảo công nhân, người lao động thay đổi behavior, working practice, sử dụng tốt các công cụ kiểm soát để có thể đạt được norm mới này chứ không đơn giản là đưa số rồi ép kpis/ kvi... là chạy ra được. Chưa kể triển khai các tools để phục vụ continous improvement xử lí các phát sinh mới. Nên mong chờ các chuyên gia triển khai ERP thì hên ít xui thì nhiều. DN cùng ngành, cùng máy móc thì số liệu vẫn thường hoàn toàn khác nhau.

Tóm lại:
- 1 dự án ERP khoảng 1,5 triệu USD ++, nên mua dự án IMPAC chỉ khoảng 250-500K $ mà lại có cam kết money back tiết kiệm chi phí điều hành lên đến 25% ROI 250%++, không đầu tư IT, máy móc... chỉ cần tăng năng lực quản lý là đủ. Khi con người, qui trình, norm, behavior change ...đầy đủ thì làm ERP sẽ khai thác tối đa hệ thống.

- Mua Ferrari đi thì nên đảm bảo đường xá và tài xế có kinh nghiệm, lái trên đường làng với tài xế công nông thì làm mất giá trị chiếc xe hoặc khai thác không hiệu quả
- Nuôi hoa hậu, siêu xe thì phải xác định chi phí tốn kém cho việc bảo dưỡng, trùng tu nhan sắc. Hệ thống support phải mạnh kèm theo đầu tư lớn, không thể để anh thợ máy công nông không đào tạo bài bản đi sửa Fer được mà phải thuê thằng kho Tây bay qua mà bảo trì... Bù lại, mọi thứ sẽ rất tuyệt vời khi được chăm sóc đúng cách.

Vài dòng trong lúc cafe sáng cuối tuần trước khi bắt đầu dự án Impac vào đầu tháng 11.

Hơi bất ngờ mỗi khi đi gặp khách hàng thì các bác bảo Impac triển khai hệ thống ERP hả ? No No (.)(.). Năm 2017 cần phải nhờ sự giúp đỡ từ các cao thủ Marketing rồi đây


 
Hóa ra bên này cũng có nhiều thành viên sinh hoạt bên OS nhỉ?

Bên đó lại cũng gây sòng trở lại, nhưng nằm trong box nội bộ, mình copy một số ý tương đối cô đọng:

- ERP chỉ triển khai được khi làm bằng tay và giấy tờ thông suốt. Có nghĩa là quy trình đã ổn định và tiếp đến là giai đoạn máy móc hỗ trợ để nâng cao hiệu suất sản xuất và kiểm soát hao hụt. Chưa xong vụ giấy tờ hay quy trình thì đừng có nghĩ tới ERP làm gì.

- nhưng các anh làm ERP..đâu cóa quan tâm ngoài việc kí hợp đồng.... kiểu gì chẳng làm được, hụ hụ

- chủ DN bị thuốc con hàng 500k mà phải móc túi ra trả 5 chai. Đắng mề ! Mà nói vậy anh em là ERP chắc đâm tui chết, tội nợ là chủ DN thích đú thì anh em phải nhào vô mà làm, tới lúc đó tự đâm mình chết chứ lan can gì

- cứ tính tỷ lệ failed ERP và chạy cà giựt, chạy double 2 hệ thống đi rồi ra câu chuyện. Ờ Vn cá nhân mình thấy làm từng phân hệ cho an toàn, kế toán thì chạy riêng ra cho nhẹ đầu

- Hiện thời thấy ERP chỉ triển khai tốt ở mảng thương mại. Khối SX ở tầm đơn giản thì được, ở khu vực SX mà chỉ số nguyên vật liệu đầu vào biến thiên hay không chuẩn hóa là bịnh hoạn ngay. Đặc biệt khối SX DN VN. Chưa kể , câu đầu môi mấy anh coder là cái gì anh viết ra được thì em làm được. Nhưng bản chất sếp VN là cố nhét toàn bộ các tham vọng tính toán lắt léo của mình vào, tới hồi chạy đụng tùm lum. Một thằng triển khai 3 lần thất bại trong 15 năm chia sẽ (P/s: người chia sẻ này là trùm nghành gỗ).

- thực trạng IT VN chửi user VN NU thì đầy, ngược lại user VN chê software của VN stupid cũng ko ít.

- Đầu tiên phải chửi bọn làm IT đã, lấy cái title Business Analyst (BA) toàn mấy thằng ảo tưởng sức mạnh, ngu như bò, không chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp khách hàng lẫn hiểu biết về nghiệp vụ doanh nghiệp (Domain Knowledge) yếu kém khiến tiếp nhận yêu cầu bị lệch, phân tích sai sót - mấy thằng đó chiếm hết 95% toàn cõi BA nên toàn bị doanh nghiệp chửi ngu cũng không sai. Còn phía doanh nghiệp thì "Chú cứ làm, tiền bạc không thành vấn đề" nên anh em chạy hết mẹ. Chưa kể đòi hỏi nhiều việc hoang tưởng vì nghĩ là máy móc nó bấm một cái là xong kiểu như đeo Durex vô là chọt được liền, mà đâu biết để hầu hạ cái yêu cầu hay thay đổi đó ngồi code hộc máu mỏ. Bởi vậy hai bên cứ chửi qua, chửi lại để cho thằng nước ngoài nó vô nó lụm cũng đương nhiên thôi vì kỹ năng giao tiếp và phân tích nó tốt, tiếp cận nghiệp vụ ngon, tư vấn giỏi, thổi lỗ tai hay hơn và quan trọng nó là thằng nước ngoài nên chi tiền không có tiếc.

- Làm doanh nghiệp 20 năm có lẻ nè, giờ vẫn xài Excel và Access. Muốn đổi ct ngon hơn lắm nhưng nghe cái giá mấy chục ngàn $ / chương trình + phí bảo trì vài ngàn $/năm là teo mẹ nó rồi. Đa phần doanh nghiệp thuần việt toàn là vừa và nhỏ, chạy ăn từng mùa thôi. Cái đúng là nhân sự Việt Nam chán lắm, đào tạo được một thời gian cứng là họ bay thôi, lại kỳ cạch tuyển người đào tạo lại, mệt vô cùng. Mà DN bé làm sao điều kiện lương bổng bằng DN lớn khác hay FDI được. Nếu có người ổn định thì nói thật với các anh là nghề bốc xếp bọn em chả cần hệ thống gì nhiều, cv chạy ro ro, làm nhiều khi nửa ngày xong mịa nó việc. Có ct ngon nv làm 1-2 h hết mẹ nó việc mất công ngồi rảnh quá sinh tật mất.

- Trước giờ đi từ A -> B bằng xe xe đạp quen tay nhảy 1 phát mặc tà lỏn chạy phơi phới .... Giờ lên xe hơi (cũng từ A -> B) : phải mặc đồ tây, giày tây, thắt cà-vạt, rồi vòng quanh kiểm tra áp suất lốp, lau kính trc, sau, chiếu hậu, xem sơ gầm, rồi lên xe phải mở cửa, chỉnh ghế, chỉnh kính hậu, chỉnh kính sau, chỉnh vô lăng, đóng cửa, quay kính xe, thắt beo, nổ máy, vô số, thả phanh, hịn ga, kiểm tra thông số của xe, xem có lỗi gì trên đát-bo... rồi mới chạy. Gắn ERP vô thêm bao nhiêu đó công đoạn, bởi chạy 1 hồi mệt quá nghĩ đằng nào cũng từ A-> B thôi ông lại chuyển lại chạy xe đạp cho phẻ, là dự án thất bại

-
 
Thấy các ACE làm XD mà cũng quan tâm đến ERP, nhưng không biết mức độ quan tâm như thế nào tuy nhiên có chút kiến thức về ERP mạn phép chia sẽ với các ACE tí.

Có thể nhóm ERP thành 3 nhóm sau:
1. Các ERP xuất xứ từ các ông lớn như: SAP, Oracle, Microsoft còn gọi là "big three ERPs".
Các ERP này cho phép "customize" hay "config" tối đa 20% quy trình chuẩn của họ. Đa phần thì họ khuyến khích làm theo quy trình chuẩn của họ. Riêng SAP B1 thì cho customize nhiều hơn.
Ưu điểm:
- đã chuẩn hoá các quy trình theo các mô hình doanh nghiệp khác trong ngành, SAP gọi là "best practice". Còn Oracle và Microsoft có thể gọi theo tên khác nhưng ý nghĩa không thay đổi.
- Lõi là tài chính (FI) và kế toán (CO) rất mạnh, ngoài ra các phân hệ mở rộng như kế hoạch sản xuất (PP), quản trị chuỗi cung ứng (SCM), quản trị chuỗi phân phối (DSM)... đã hoàn thiện và ổn định.
- phân hệ dành cho top management (business inteligence) rất trực quan giúp dễ dàng điều hành và đưa quyết định.

Thử thách (có thể gọi điểm yếu):
- Chi phí license đóng theo năm, chi phí triễn khai cao, chí phí phần cứng cao.
- Doanh nghiệp phải hoàn thiện đầy đủ nhân sự các bộ phận và chuẩn hoá quy trình theo ERP.
- Chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn
- Chuyên biệt hoá theo ngành: retails, Manufacture, footware...
- Tỉ lệ triễn khai thất bại cao và triễn khai kéo dài do quy trình của doanh nghiệp quá khác biệt với quy trình chuẩn của hệ thống.

2. Các ERP Việt: rất nhiều, đa phần phát triễn mở rộng từ phần mềm kế toán như: Lemon 3, Fast, Misa...
Ưu điểm:
- Phí bản quyền và phí triễn khai dễ chấp nhận
- Địa phương hoá các quy trình
- Đầy đủ các phân hệ mở rộng

Điểm yếu: nhiều xin không liệt kê

3. Các ERP mã nguồn mở và các ERP tự phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
- Dành cho các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp "tự làm khó mình" (theo ý cá nhân em). Vì phát triển một hệ thống như vậy cần rất nhiều thời gian tính bằng năm để chạy thử và chỉnh sửa. Trong thời gian này doanh nghiệp vẫn phải hoạt động. Số liệu cần phải cập nhật, quản lý và ra quyết định theo ngày.
Lấy ví dụ: Vinpearl đã xây dựng một đội ngũ IT hùng hậu để phát triển hệ thống quản trị khách sạn (ERP của khách sạn) cho chuỗi của họ. Mất hơn 3 năm để phát triển và triễn khai sử dụng 1 năm sau khi hoàn thành. Cuối cùng chuyển sang xài hệ thống của Micros (not Microsoft).

Do vậy nếu ACE muốn triễn khai ERP thì ACE phải đặt ra đầu bài:
1. size của doanh nghiệp mình? ngành nghề kinh doanh có đặc thù?
2. vì sao phải cần ERP? ACE muốn ERP giúp ACE hoạch định và quản trị những nguồn lực nào?
3. đội ngũ của ACE có sẵn sàng thay đổi và chấp nhận cái mới? ACE có quyết tâm triễn khai ERP tới cùng?
4. Kinh phí cho ERP là bao nhiêu?
Sau đó ACE mời các đơn vị triễn khai ERP để đánh giá yêu cầu của ACE và họ sẽ tư vấn. Tổng hợp các tư vấn từ nhiều đơn vị ACE sẽ có quyết định cuối cùng.
 
Mấu chốt triển khai ERP thành công hay không mấu chốt có 2 yếu tố chính:

1/ Bên được triển khai phải có sự quyết tâm cực lớn của lãnh đạo, có quy chế đốc thúc phòng ban sử dụng, hợp tác với bên triển khai chứ không phải nói miệng khuyến khích, vì nó thay đổi hành vi, workflow

2/ Bên đi triển khai phải nắm được workflow và đặc thù ngành nghề để cấu hình cho phù hợp. Đa phần fail vì bên triển khai yếu, biết phần mềm nhưng không hiểu ngành nghề và quy trình nên ốp cái standard vào thành ra trớt qướt trật lấc

Thông thường thì do cả hai, bên đi triển khai hơi yếu rồi và bên được triển khai có lãnh đạo không đủ quyết tâm. Phải biết rõ nguyên nhân ở đâu mới giải quyết được : nếu do số 1/ thì phải chấn chỉnh, nếu do số 2/ thì chỉ có đổi nhà triển khai, thậm chí đổi giải pháp. Vì thằng yếu nó cứ làm cũng chả nên cơm cháo gì.

Với ngành xây dựng nói chung thì đa số là cả 2 luôn, đa số các công ty đều vậy cả cho dù lớn cỡ nào, trừ bọn tư bản lâu đời rồi.. Ngành nghề xây dựng Việt Nam thì bên triển khai không hiểu hết ngọn ngành. Bên được triển khai thì đa số lãnh đạo không quyết tâm đến cùng, mà muốn quyết tâm thì phải giao hết cho thằng khác làm thuê thì may ra, nhưng đâu có lãnh đạo nào giao đâu...ka ka bản thân lãnh đạo thì hầu như ít cập nhật rồi, nhân viên đốc thúc thì thằng nào trả tiền nó mới nghe.
 
Móa mình qua ít nhất 2 công ty làm ERP rồi nhé; nói thật là thua. Đó là công ty lớn có tiền đủ. Đương nhiên là thuê Tư Vấn top 3 tại thị trường Việt Nam. Còn các phần mềm đám khác quản về quản trị doanh nghiệp như mình nói thì ít nhất 2 công ty mình cũng đã làm và tham gia .. nhưng cũng bỏ...

Nói chung với ERP đừng dây dưa, tốn tiền vô ích đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

Nên mới lập thớt hỏi các anh đã dùng qua Smartsheet này chưa thôi ... về tìm hiểu trên mạng mình thấy nó khá dễ dùng.

Về thực tế có ông anh, nào giờ không biết máy tính nhưng ông cũng dùng tuốt tuồn tuột nhé

Anh chị nào đang dùng hoặc dùng rồi chia sẻ nhé;

https://congdongxaydung.vn/forums/t...rver-2016-cho-cac-doanh-nghiep-xay-dung.1360/
 
Bản chất thi công xây dựng được xếp vào ngành dịch vụ, chứ không phải sản xuất. Dịch vụ thì yếu tố con người chi phối rất cao, nên không thể đem ERP với quy trình (workflow) đã được chuẩn hóa áp dụng cho dịch vụ được.
 
Với doanh nghiệp Việt hoặc các FDI mà người Việt chi phối thì con đường cuối cùng của ERP là Excel và Access, và một thông tin tốt lành là 100 công ty dạng này triển khai ERP thì hết 95 công ty failed, còn 5 đang miễn cưỡng sử dụng.

Nói chung là cứ quản lý tốt nhập hàng, mua hàng và kế hoạch trả tiền theo đúng quy trình thì Excel và Access dư sức làm.

Ví dụ nhập hàng, chuyển qua kiểm soát chất lượng (QC) để nhập kho, hàng sai quy cách thì trả hàng, rồi bù hàng, hàng gởi lại để nhà cung cấp sửa chữa ... ví dụ bên kế hoạch và các tổ đội cần liên kết với nhau để tránh bị mua sắm thiếu hay dư thừa và đáp ứng tiến độ thi công, tránh tình trạng nhập về lưu kho lâu hoặc khi cần thì chưa có. Nói chung là xây dựng được kế hoạch mua sắm theo tiến độ thi công.
 
Không biết ai đã từng

Thấy chia sẻ này hay
NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRONG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

Quản lý dự án và kiểm soát tiến độ

Theo dõi tiến độ dự án, phân bổ tài nguyên hợp lý và đảm bảo hoàn thành đúng hạn là những thách thức lớn. Các dự án xây dựng phức tạp và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và quy định pháp luật, dẫn đến chậm trễ và tăng chi phí nếu thiếu giám sát.

Quản lý dự án và kiểm soát tiến độ

Theo dõi tiến độ dự án, phân bổ tài nguyên hợp lý và đảm bảo hoàn thành đúng hạn là những thách thức lớn. Các dự án xây dựng phức tạp và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và quy định pháp luật, dẫn đến chậm trễ và tăng chi phí nếu thiếu giám sát.

Quản lý nguồn lực và nhân sự

Việc sử dụng nguồn lực (nhân công, thiết bị, nguyên liệu) không hiệu quả có thể gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí. Ngoài ra, việc theo dõi thời gian làm việc và quản lý nhân sự một cách thủ công thường dễ mắc lỗi.

Quản lý dự án

Theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn lập kế hoạch, triển khai cho đến khi hoàn tất. Hệ thống ERP cung cấp các công cụ quản lý công việc, phân bổ tài nguyên và lập kế hoạch dự án chi tiết, đảm bảo rằng dự án xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, với sự hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban.

Quản lý ngân sách và chi phí

Theo dõi ngân sách dự án và kiểm soát chi phí hiệu quả. Các chi phí phát sinh được ghi nhận và so sánh với ngân sách, giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời các khoản vượt chi. Báo cáo tài chính cũng có thể được tự động tạo ra để phân tích tình hình tài chính của dự án.

Quản lý chuỗi cung ứng và kho bãi

Hệ thống ERP tích hợp quản lý kho và chuỗi cung ứng, cho phép theo dõi nguyên vật liệu và thiết bị. Hệ thống tự động quản lý tồn kho và đặt hàng bổ sung, giúp tối ưu hóa quy trình cung ứng và ngăn ngừa thiếu hụt.

Quản lý hợp đồng và thanh toán

Quản lý các hợp đồng với các nhà thầu phụ, khách hàng và nhà cung cấp, đồng thời theo dõi các điều khoản thanh toán. Hệ thống ERP hỗ trợ tự động hóa quy trình lập hóa đơn, quản lý thanh toán và kiểm soát các khoản nợ.

Quản lý nhân sự và an toàn lao động

Hệ thống ERP hỗ trợ quản lý thông tin nhân sự như giờ làm, hiệu suất và lương. Nó cũng giám sát quy trình an toàn lao động, đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn, từ đó giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.