IKEA sắp mở store tại Việt Nam - liệu sắp tới có sẽ băng rôn "dùng đồ mộc xưởng Việt Nam là yêu nướ

GiangHoangLinh

Junior Member
28/10/16
61
3
IKEA xác nhận sắp mở cửa hàng tại Việt Nam ..... nếu sau thời gian kiểm chứng để chắc chắn người Việt sẽ không vào Ikea tránh nóng và ngủ trưa họ có đầu tư mạnh ? Liệu Việt Nam có đủ điều kiện để hình thành Home Depot .

Chất lượng gỗ thì IKEA toàn đồ ván ép nên ko so với đồ nhà được, nhưng bù lại thiết kế hiện đại, thương hiệu quốc tế, chất lượng gia công, dịch vụ chuyên nghiệp thì hơn Việt Nam. Mấy hiệu gỗ ở Việt Nam nhà tự phát bán gỗ chán lắm, bàn ghế đóng cũng không sắc sảo như hàng IKEA dù IKEA chỉ là đồ bình dân của Tây.

Vướng mắc lớn nhất khi IKEA vào Việt Nam đấy là vấn đề vận chuyển và lắp ráp. Nếu qua Việt Nam IKEA linh động cung cấp dịch vụ giao hàng & lắp ráp với giá cạnh tranh ... với giá cả cạnh tranh hơn cả Uma . Liệu thời gian sau khi đó các phố buôn bán nội thất sẽ treo băng rôn " dùng đồ mộc xưởng Việt Nam là yêu nước" + "yêu cầu IKEA tuân thủ quy luật và pháp luật Việt Nam".
 
Chỉ sợ thị trường Việt Nam mình nhỏ & ít tiềm năng quá nên họ không thèm thay đổi.
Ikea Trading họ mở văn phòng ở Nguyễn Lương Bằng Quận 7, TP.HCM cách đây cả chục năm rồi ... chắc lần này họ chỉ trình diễn store tại TP.HCM 1 cái, Hà Nội 1 cái thôi cho những người tiêu dùng khoái IKEA thôi .... dù IKEA bóp cổ nhà sản xuất Việt Nam cũng ác, nhưng giá thành chắc không rẻ đâu.
 
  • Like
Reactions: BossWindow
Trích chia sẻ của một người trong ngành gỗ

- Vấn đề vận chuyển và ráp đồ thì Ikea đã xử lý xong ở thị trường Trung Quốc, hiện họ đã thống trị thị trường nội thất trung bình của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung:

- Phân khúc Ikea chuyên trị dạng nhà căn hộ, nhà nhỏ và nội thất hiện đại giá vừa phải, Sài Gòn hay Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang đi vào quỹ đạo này.

- Dân số Việt Nam là dân số trẻ, thích thay đổi, thích cái mới ( mỳ cay hay iphone gì mới ra cũng nhoi), sau đó sống chết tuỳ năng lực. Đánh giá chung hiện nay thì tỉ lệ thích xài bàn ghế xoan đào căm xe cho 50 năm và tỉ lệ xài nội thất sau 5 năm thay design mới (gía mềm mới đau răng) ở Việt Nam là 4/6, nghiêng về sự thích thay đổi. Nhìn comment người Hà Nội đi đổ xăng của Nhật là biết rằng có thị trường rộng dành cho Ikea.

- Ikea chọn đúng thời điểm mới vào Việt Nam, lý do truớc đây gỗ tự nhiên nhiều, giờ còn đâu.

- Về chất lượng và giá cả, giá cái ghế nhựa Trung Quốc xanh đỏ lẹp lẹp ở mấy quán cafe giá ở Ikea là 10$, bảo hành 6 tháng. Còn bàn ghế gỗ ngoài bãi biển của Ikea 6 tháng ốc vít không đuợc rỉ sét. Mọi người tự xem giá Ikea thì ở Việt Nam công ty nào làm đươc chất lượng mà giá bán lẻ tới người tiêu dùng như vậy. Khi cả châu Âu suy thoái sấp mặt mà Ikea bán vẫn tăng 8.2%, biểu đồ bán hàng từ 1974 đến nay chưa từng gục đầu, năm nay là 45 tỉ đô.

- Giá Ikea chỉ không hề rẻ nếu so với nội thất hàng chợ Việt Nam, chất lượng thì đương nhiên kém, đâu cũng ngập lỗi. Tuy nhiên như đã nói, hàng bình dân ở nước ngoài, giống như fast food ở nước ngoài thôi, về Việt Nam là thành hàng cao cấp. Hiện nay nhà mẫu tại các chung cư cao cấp hiện tại có sử dụng đồ Ikea khá nhiều, như vậy là hiểu rằng Camry tại sao là xe bình dân ở Mỹ nhưng là xe hạng sang ở Việt Nam.
 
Rõ ràng việc Ikea thực sự vào Việt Nam là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt Nam làm đồ nội thất. Ikea có quá nhiều lợi thế từ tiềm lực tài chính đến thiết kế, thương hiệu, services.

Chúng ta đã từng đặt câu hỏi vì sao Ikea ko vào VN từ 5 năm trước mà tới bây giờ? Chính chúng ta cũng đang không hiểu tại sao ? Do vậy, có chắc việc Ikea mở ở Việt Nam, chắc chắn họ sẽ thành công như những gì Zara và H&M đã làm được ?

Thành công của Ikea có thể đọc bài c

Thảm họa marketing: Cú ngã sấp mặt của Home Depot (phần 1)
Phải mất 6 năm, lãnh đạo Home Depot mới nhận ra mình đã quá sai lầm.

Năm 2006, Home Depot thâm nhập thị trường Trung Quốc bằng cách mua lại chuỗi 12 cửa hàng. Xin được nói thêm, Home Depot là một thương hiệu bán các sản phẩm xây dựng và trang trí nội ngoại thất nhất nhì ở Mỹ, chủ yếu tập trung vào concept Do-It-Yourself (khách mua về tự làm). Khi họ vào Trung Quốc, thị trường Do-It-Yourself lúc này cũng mới sơ khai. Đội ngũ tư vấn viên – bán hàng ở Home Depot cũng rất nhiệt tình, và Home Depot hoàn toàn có lí do để tin rằng mình sẽ thành công nhanh.

Nhưng rồi mọi chuyện không như ý. Home Depot ế không tưởng. Năm 2012, họ phải đóng sạch cửa tiệm ở Trung Quốc. Phải mất một thời gian khá lâu, lãnh đạo Home Depot mới phát hiện ra mình đã sai ở chỗ nào…

Hóa ra là Home Depot hoàn toàn không hiểu người Trung Quốc. Đa số dân Trung Quốc mua nhà là để đầu tư, đầu cơ, mua đi bán lại, nên đa phần họ không muốn cải tiến nhà cửa làm gì cả. Hơn nữa, không ít người phải ở chung cư, nên có muốn cải tiến cũng chả được.

Nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ chốt.

Ở Mỹ, người dân coi việc tự làm mọi thứ là một niềm vui, và người giàu thì lại càng thích được tự tay đóng bàn, đóng ghế, sửa nhà cửa. Ngược lại, người dân Trung Quốc lại coi việc phải tự làm mọi thứ trong nhà mình là biểu hiện của sự nghèo hèn. Họ cho rằng có tiền thuê người khác sửa nhà sửa cửa mới là sang! Thế là người nghèo ở chung cư thì không có nhu cầu, người giàu cũng không mua nốt. Cuối cùng Home Depot lãnh hết hậu quả…

Bởi mới nói, không nghiên cứu thị trường thấu đáo thì sớm muộn cũng sẽ thất bại ê chề.

Thảm họa marketing: Cú ngã sấp mặt của Home Depot (phần 2)
Vậy thì tại sao IKEA lại có thể thành công? Để trả lời câu hỏi này, ta cần phân tích kĩ hơn lí do Home Depot thất bại.

Tất cả bắt đầu từ sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây…

Nhu cầu mua dụng cụ và nguyên vật liệu sơn sửa nhà cửa của người phương Tây bắt nguồn bởi một vấn đề nào đó mà người chủ phát hiện khi nhìn vào căn nhà mình: có thể là họ thấy nhà mình chán quá, có thể họ thấy cần trổ thêm cửa sổ… Rồi họ ra cửa hàng mua dụng cụ. Nói cách khác, khách hàng đến cửa hàng hầu hết đã biết mình muốn gì. Cái họ cần là cách thức thực hiện mà thôi. Thế là Home Depot mở các cửa hàng với các tư vấn viên tận tình hiến kế giải quyết vấn đề của khách: Anh cần trổ cửa sổ ư, làm thế này, thế này, mua cái này. Anh cần trang hoàng nhà cửa à, mua cái này, gắn lên đây cho chuyên nghiệp này…

Khách hàng phương Tây biết họ muốn gì, và họ cần biết cách thức thực hiện. Home Depot có đội ngũ hướng dẫn, tư vấn cách thức thực hiện, và thành công.

Nhưng khổ một nỗi, Home Depot lại nghĩ khách phương Đông cũng giống phương Tây, và bê nguyên xi mô hình này sang Trung Quốc, tức là cho các tư vấn viên hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề nhà cửa mà khách đang gặp phải. Như đã nói ở phần 1, những người có nhà có cửa thì không muốn mó tay vào. Họ thích thuê thợ hơn. Thợ Trung Quốc thì không cần hướng dẫn phải làm thế nào, đồ nghề thì tự chế hoặc mua chỗ quen. Mô hình tư vấn tận tình của Home Depot thất bại ở chỗ này.

IKEA làm khác đi một chút. Họ phát hiện ra rằng, do ảnh hưởng của thời gian bị thuộc địa hóa, dân Trung Quốc rất thích lối sống Tây phương. Kiến trúc truyền thống Trung Hoa giờ bị xem là lạc hậu, và đối với dân bản địa, những thứ gì càng Tây Tây càng hay hay. Vì vậy, thay vì đào tạo các tư vấn viên giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải như Home Depot, IKEA lại sử dụng một đội ngũ tư vấn viên giới thiệu cách khiến ngôi nhà khách hàng sang trọng hơn theo phong cách phương Tây hơn. Ngoài ra, IKEA cũng phát hiện là khác với khách Tây, khách Trung thường sống chung với cả đại gia đình nhiều thế hệ trong những căn nhà nhỏ không có nhà kho để chứa mấy dụng cụ cồng kềnh, nên họ thường bán luôn các gói dịch vụ lắp đặt giúp khách luôn. Nói cách khác, khách hàng đến với IKEA không phải để giải quyết vấn đề nhà cửa, mà là để giải quyết vấn đề phong cách. Nhìn bề ngoài, IKEA bán đồ Do-it-yourself, nhưng bên trong, họ bán sự sang chảnh.

Khách Tây đến cửa hàng thường là một anh chàng mặt nhăn mày nhó đau đầu tìm giải pháp, đến khi ra về chở theo một lô dụng cụ. Khách Trung đến cửa hàng thường là các cặp đôi mặt mày sáng rỡ để mơ mộng và giải trí, có khi ra về chẳng mua thứ gì.

Home Depot không hiểu được điều này. Họ vẫn còn nghĩ nhà cửa là nhà cửa!

Ikea chinh phục thế giới như thế nào?

Nghiên cứu thị trường
Mô hình Ikea cơ bản dựa trên khối lượng: sản xuất rất nhiều thứ tương tự, đảm bảo mua được gia thấp từ nhà cung ứng và tính giá thấp với khách hàng. Về cơ bản, Ikea là một doanh nghiệp bán lẻ điển hình, dù có một phần là sản xuất.

Ngày nay, nghiên cứu thị trường đã trở thành trung tâm của mỗi kế hoạch mở rộng. Nhưng thay vì tìm hiểu sự khác biệt, công việc của họ là tìm điểm giao nhau giữa các nền văn hóa.

Mục đích của nghiên cứu không phải để làm ra những sản phẩm phù hợp cho từng thị trường. Bởi tôn chỉ của Ikea, như đã nói ở trên, là khối lượng: sản xuất quy mô lớn để có được chi phí thấp, cũng tức là, họ sẽ làm ra những sản phẩm gần như phù hợp với mọi người, dù ở bất kỳ đâu.
.....
Định giá

Ikea giữ được mức giá “phải chăng” với việc tập trung vào chi phí. Họ có thể bỏ qua lớp sơn mài mặt sau của tấm bàn nếu mọi người chẳng bao giờ phải “chạm” đến nó. Họ cũng tối thiểu hóa lượng lao động. Đồ nội thất được đóng gói “phẳng”, vuông vắn để khách hàng dễ dàng mua mang về, cũng như giảm chi phí kho và giao hàng. Ikea đã tìm ra cách đóng đồ một cách giản tiện nhất vào năm 1956, khi một nhà thiết kế đã “bẻ” chân ra khỏi chiếc bàn Lövet để có thể để vừa vào trong cốp xe.
....
Giải pháp thiết kế

Có thể mọi người không để ý, nhưng những năm gần đây, Ikea đã bớt “sát chồng” hơn. Đó là nhờ cải tiến thiết kế. Họ đầu tư vào thiết kế cũng nhiều như với nghiên cứu thị trường và logistics vậy.
...

Có chuyện thật như vầy là nhóm thiết kế nội thất VN toàn lùng sục các mẫu sản phẩm trên các trang như Ikea, Pinterest...xong bóc tách,xào nấu lại cho ra sản phẩm madein VN bán ra thị trường. Nhưng các doanh nghiệp nội thất Việt Nam liệu có làm quy mô lớn, các sản phẩm thiết kế dạng tối giản, để trở thành IKEA version Việt Nam ... hay là dựa vào lợi thế cạnh tranh là kích thước có thể điều chỉnh theo thước Lỗ Ban ... mà với kích thước chuẩn Lỗ Ban có đắt hơn vài triệu một món đồ cũng không đắt

Hy vọng các doanh nghiệp nội thất chúng ta hãy tìm hiểu thật kỹ đối thủ khó nhằn này
 
Nhiều người cứ nghĩ rằng hàng nội thất Việt Nam đang thường xài trước đây là hàng kao kấp, nhầm to. Khi Ikea chọn thời điểm mở khi từ store tới vùng xung quanh có 1 triệu gia đình có 2 xe riêng trở lên và giàu (cũng như có văn hóa mua hàng). Về địa điểm Ikea cần vị trí:
- Ban đêm xe tải vào ra load hàng dễ
- Ban ngày dân đi mua đậu xe dễ​

Cứ thử search Ikea Shanghai, sẽ phát hiện các vị trí của Ikea đều có một điểm chung thú vị, mà chỉ có Thủ Đức, Q12 hay Q2 là đạt , ít ra trong 8 năm tới. Mình tin Ikea sẽ mở ở Q.9 hoặc Q.2 trước, trừ khi Ikea không mua được đúng diện tích với đúng giá, vì địa thế khu vực này y cây bài khu Thượng Hải, bao gồm những yếu tố hạ tầng chung quanh:
- Ikea luôn đặt ở vị trí ngoại ô, giá rẻ, đậu được nhiều xe, kho bãi tương ứng cũng rộng rãi.
- Không được cách quá xa 30km ở nhân thị trường phân phối, ảnh hưởng bài toán vận chuyển, phí giao nhận và lắp ráp
- Loser hộp quẹt, do ít thời gian, nên né kẹt xe bằng xe điện, ít đi bus. Mở kho gần mấy nhánh này, sáng weekend cafe xong dắt vợ leo xe điện đi quẹo lựa. Giao nó v/c lắp ráp cho mình. Xong chô về quận 1 ăn uống đi bar đến tối về ngủ. Xong kèo.​


Vô hình chung, thị trường dân cư hộp quẹt mấy chục ngàn căn từ Thảo Điền về đến Nhà Bè, thêm xe điện trên cao nối với quận 1 và vệ tinh giàu có chung quanh đã là thị trường đầu ra thuận cmn lợi.

Nhu cầu one-stop-shop của VLXD là rất cao. bán đúng giá, đúng chất lượng, đúng hàng hãng. KH cần hợp đồng trọn gói các loại VLXD khi xây nhà, họ ký HĐ, và giao theo tiến độ xây dựng nhà, có thể chiết khấu tốt hơn cho nhà thầu so với KH mua đơn hàng lẻ.

Nhiều khi cũng thích tự tay làm cái gì đó, nhưng kiếm ra loại vật liệu cũng không biết nơi nào.

Nói chung Ikea sẽ chiếm lĩnh phân khúc khách hàng trẻ, có tiền với lối sống công nghiệp nếu vào Việt Nam giai đoạn này
 
Nói về Trung Tâm VLXD thì em là 1 trong những người có nhiều trải nghiệm nhất, và nhiều suy tư nhất. Và em nghĩ bây giờ là thời điểm chín mùi để thực hiện.

Hơn 15 năm trước CMC Plaza mở ra, em là quản lý kinh doanh của 1 thương hiệu Nhật Bản khá nổi. Em, sếp em rất kỳ vọng vào nó, hỗ trợ sản phẩm với giá chưa đến 50% và thuê showroom trưng bày tại đó ngay từ những ngày đầu.

Khi "Sếp" Danh Thiên Thanh mở Trung tâm VLXD Ở Sư Vạn Hạnh (cạnh ngân hàng Đông Á) bên em cũng tham gia.
Lúc ra riêng anh Danh lại mở thêm TT VLXD 4.500m2 tại lầu 1 ở Big C Tô Hiến Thành em cũng nhào vào làm showroom.

Rồi CMC Plaza mở rộng em lại có mặt, có thời điểm tại CMC Plaza em có 04 showroom kinh doanh các mặt hàng khác nhau tiền thuê cũng khá lớn.

TT VLXD có hiệu quả không? em trả lời là có, lượng khách lúc đó rất ít, em thống kê trung bình không quá 50 nhóm khách 1 ngày vào TT (không phải chỉ vào showroom của em) mà doanh số vẫn đủ sống. kể cả trên lầu của Big C hay CMC Plaza.

Tuy nhiên do cách làm của công ty quản lý quá kém, Ông Thanh thì sống trên mây (mà thời đó đang lên vậy mà) CMC Plaza thì là nhà nước, bảo thủ và dốt nát 1 cách có chủ ý để bán tài sản cho Novaland.

Em cũng nhiều lần sang Thái thuê xe đi hết các TT VLXD của họ và thấy rất tiếc cho VN không có 1 TT VLXD như mong muốn.

Ở Hà Nội em cũng đã xem và nghiên cứu Melinh Plaza ở gần sân bay và tại Hà Đông, Họ kinh doanh vẫn không như kỳ vọng.

Nhóm công ty thuê mặt bằng tại CMC Plaza sau khi bị đóng cửa đã cố tìm các mặt bằng để cũng nhau xây dựng lên 1 TT VLXD nhưng vì nhiều lý do trong đó có cái tôi của các doanh nghiệp nên đành ly tán.

CMC Plaza đã làm mất nhiều cơ hội và tiền bạc em đầu tư tại đây. Nhưng em tin mô hình TT VLXD là tất yếu và sẽ thành công. Các mô hình hiện tại đều do 1 doanh nghiệp dựng lên, tự doanh rồi còn lại 1 số mặt bằng thì cho thuê các ngành khác là không phù hợp, khó phát triển.

Hãy tạo 1 sân chơi cho tất cả mọi người thì nó sẽ phát triển. Ai nào muốn làm thì liên lạc với em, em xin góp ý kiến và kinh nghiệm dù không nhiều nhưng chắc cũng có chút hữu ích.

Mobile 0903935 hai không sáu
Email: anhtuanlink@gmail.com
 
Hàng Ikea gần như rẻ nhất TG, mass production.
Năm 2016, 1 đối tác lâu năm của Ikea chuyên mặt hàng thủ công mỹ nghệ o Vĩnh Long đã bắt đầu setup 1 nhà máy hoàn toàn mới, chuyên sx hàng flatline (tên gọi của Ikea dành cho furniture từ ván mỏng: ván ép, mdf, particle board...).
Nguồn nguyên liệu có sẵn từ nhà máy của Nhật ơ Long An, hardware được cung cấp trực tiếp từ Ikea, máy móc nhập trực tiếp từ Châu Âu và tq cộng với nguồn lao động giá rẻ tại địa phương.

Nếu đi vào vận hành thực tế, 1 nhà máy như vậy có thể cung cấp cho cả SG nếu không muốn nói cả nước.
Tất nhiên, Ikea còn nhiều ncc khác ơ Việt Nam, nhưng chủ yếu solid woood
 
Các anh mơ hồ về khả năng chi trả của số đông khách hàng ở Việt Nam và tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay nên có những tưởng tượng thiếu thực tế.

Mô hình kinh doanh của IKEA có thích hợp ở Việt Nam hay không thì chắc là chưa rồi.

Nếu IKEA dùng quy mô nhưng với biện pháp khác thì chưa biết ra sao?

Tác phong mua sắm của An Nam ta mà như người Mỹ thì kinh tế VN đâu ở những hạng cuối bảng như hôm nay.
 
Nhiều người nghĩ chỉ vô Ikea mua đồ gỗ thôi, nhưng thật ra vô trong đó nó cơ man nào thứ linh tinh lặt vặt. Nó oánh thẳng vào tâm lý người dùng là muốn thay đổi , muốn sự mới mẻ, muốn trải nghiệm

Chuyện ăn chắc mặc bền của VN bây giờ quan niệm cũng thay đổi khá nhiều rồi, ở quê đôi khi còn có chứ ở thành thị thì chỉ cần 1 bộ phận nhỏ có quan niệm mới thôi cũng dư nuôi 1 của hàng như của Ikea này. Em chỉ nói là người dân nhé, còn nhu cầu sử dụng nội thất của các khối văn phòng, nhà máy cũng rất rất nhiều, mảng này ngày xưa bị tụi purchasing nó bịt mắt ông chủ, giờ có mẫu có giá rồi thì cứ thế mà áp vào thôi.

Mảng nội thất văn phòng nhà máy thì hiện có Hòa Phát là tập đoàn lớn làm ... hàng Hoà Phát tuy cho chiết khấu, nhưng Hoà Phát bán thông qua đại lý, nên đại lý xử lý cái vụ chênh lệch này cho người mua ... dẫn đến tùy hỉ cộng với mẫu mã kém nữa

Em đánh giá hiện nay khu Q9 là phù hợp vì thuận tiện giao thông lại là khu đang trong thời kỳ xây dựng. Thuận lợi về vận tải, lưu kho bãi ( nhìn cách tổ chức của Ikea nó dùng kệ để trên lưu - dưới bày) hàng trong contailner bóc ra đưa lên kệ bán luôn, chú hải quan nào thích kiểm thì vô đó kiểm, hàng xuất nhập tồn còn đó chả mọc chân chạy đi đâu làm cho giá thành hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất. Không sang tay , không đại lý,... hàng nào bán được thì mang về bán tiếp, hàng nào ế quá nó xuất sang các thị trường nào cần ,....

Còn chuyện vận chuyển lắp ráp thì nhân công VN đang thừa mứa, trong khi hàng iKea này thì nó lại hướng tới những thằng nào cũng có thể tự làm được.

Ikea nó chỉ cần làm SG 1, HN 1 là đủ. Hiện nay coi như thị trường này trong nước không có người cạnh tranh.
 
Nội thất của Ikea thông minh, đơn giản, hiện đại ngày một phù hợp với tâm lý của người trẻ, hiện đại sống ở các thành phố lớn của Viet Nam. Nên việc Ikea vào Việt Nam thấy tương đối tiềm năng với hãng
Người tiêu dùng thì vỗ tay ăn mừng, nhưng các doanh nghiệp đối thủ lo sốt vó, thị trường nội thất trong nước sẽ chao đảo.