Đỗ ĐH 28,5 điểm, sau 3 năm đi làm - giờ nghề chính là XE ÔM
Thi đỗ ĐH Xây dựng với số điểm 28,5, đúng vào thời kỳ ngành xây dựng đang “hot”, ít ai ngờ rằng, sau khi ra trường Đặng Quang Trung (Thủy Nguyên - Hải Phòng), lại có những lúc phải chật vật để kiếm từng bữa ăn như hiện tại.
Trúng tuyển đại học với số điểm cao, Trung khoác ba lô lên nhập học với những hoài bão về một tương lai tươi sáng. Thế nên, trong khi bạn bè quay cuồng với các hoạt động ăn chơi, bài bạc, điện tử, dẫn đến nợ môn, thi lại, học lại, thậm chí là báo nợ, trốn nợ, thì Trung chỉ chú tâm vào học hành để ra trường đúng thời hạn.
Đến khi ra trường, Trung lại may mắn xin được vào làm việc ở một công ty xây dựng lớn và rất có tiềm năng ở ngay tại Hà Nội khiến cho không ít bạn bè ghen tị.
Thế nhưng, mới vào làm việc yên ổn được hơn 3 năm, thì công ty Trung bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn. Một vài công trình thi công bị dang dở vì không được rót vốn.
Ngay cả công trình nơi Trung đang thi công, dù không phải công trình quá lớn, nhưng suốt một năm nay chỉ làm cầm chừng, thỉnh thoảng mới có vài trăm triệu rót về để mua vật liệu, và ưu tiên trả tiền lương công nhân, vì nếu trả không đúng hẹn, họ sẽ biểu tình đập phá hoặc bỏ việc về quê. Còn Trung và những kỹ sư khác thì phải chấp nhận cho công ty nợ lương.
“Thế nhưng, nếu chỉ nợ 1, 2 tháng thì anh em còn có thể xoay xở bạn bè để sống, đằng này ... 6 tháng đi làm không lương ...” - Trung thở dài.
“Nhiều lúc quá nản, tính kiếm công ty khác để chuyển, nhưng rồi lại nghĩ, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, ngành xây dựng gần như đóng băng thì tìm được một công ty tuyển người đâu phải là dễ, nên mình lại cố bám, vì ít ra, đây cũng là một công ty lớn.
Tuy nhiên, suốt mấy tháng trời không có lấy một đồng lương, tiền ăn thì hết, tiền thuê nhà thì nợ chằng nợ chịt. Thậm chí có những hôm nắng nóng, ở nhà bí bách, muốn đi ra ngoài đường uống cốc trà đá với bạn bè, mà xe hết xăng, trong túi không còn đủ 10 nghìn, thế là lại phải ở nhà.
Đến khi đói đến cùng cực, mình mới nghĩ ra cách kiếm tiền “lấy ngắn nuôi dài”. Đó là: “Mỗi buổi chiều, sau khi rời công trình về nhà, mình lại mang xe ra đầu ngõ, làm cái biển “xe ôm” để kiếm vài cuốc lấy tiền đổ xăng và tiền ăn mỗi tối (buổi trưa đã có công trình lo - nv)”.
“Thế nhưng, đúng là làm nghề nào thì cũng có sự khó khăn của nghề đó”- Trung kể tiếp.
“Mình mang xe ra làm xe ôm, mà mấy ông xe ôm cũ ở đó cứ liên tục hoạnh họe, dọa nạt... Sau cùng, mình phải nói dối là sinh viên nhà nghèo, không có tiền đóng học nên phải làm thêm, xin các anh, các chú châm chước, rồi ngoan ngoãn rời sang vị trí vắng người hơn để đậu xe thì mới được yên ổn.
Nhưng mỗi buổi tối chạy xe ôm như thế, mình cũng chỉ kiếm được đôi ba chục vì không dám nhận chạy đường xa, một phần vì xe không đủ xăng, một phần vì sợ rủi ro.
Tuy nhiên, bằng ấy tiền, cũng không đủ để sống qua ngày, nên các buổi tối sau đó, có ai thuê việc gì, mình đều nhận làm hết, có khi thì đi điểm danh hộ cho mấy ông bạn học tại chức để kiếm 5, 7 chục, khi lại nhận làm gia sư cho mấy em học sinh.
Có lần đang ngồi chờ khách xe ôm thì có người ra thuê vào khuân vác hộ ít đồ nội thất, mình cũng nhận luôn”.
“Nói chung, trong những lúc khó khăn như thế này thì mình không nề hà bất cứ việc gì để có thể sống được qua ngày” - Trung cười nói.
kenh14.vn
Thi đỗ ĐH Xây dựng với số điểm 28,5, đúng vào thời kỳ ngành xây dựng đang “hot”, ít ai ngờ rằng, sau khi ra trường Đặng Quang Trung (Thủy Nguyên - Hải Phòng), lại có những lúc phải chật vật để kiếm từng bữa ăn như hiện tại.
Trúng tuyển đại học với số điểm cao, Trung khoác ba lô lên nhập học với những hoài bão về một tương lai tươi sáng. Thế nên, trong khi bạn bè quay cuồng với các hoạt động ăn chơi, bài bạc, điện tử, dẫn đến nợ môn, thi lại, học lại, thậm chí là báo nợ, trốn nợ, thì Trung chỉ chú tâm vào học hành để ra trường đúng thời hạn.
Đến khi ra trường, Trung lại may mắn xin được vào làm việc ở một công ty xây dựng lớn và rất có tiềm năng ở ngay tại Hà Nội khiến cho không ít bạn bè ghen tị.
Thế nhưng, mới vào làm việc yên ổn được hơn 3 năm, thì công ty Trung bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn. Một vài công trình thi công bị dang dở vì không được rót vốn.
Ngay cả công trình nơi Trung đang thi công, dù không phải công trình quá lớn, nhưng suốt một năm nay chỉ làm cầm chừng, thỉnh thoảng mới có vài trăm triệu rót về để mua vật liệu, và ưu tiên trả tiền lương công nhân, vì nếu trả không đúng hẹn, họ sẽ biểu tình đập phá hoặc bỏ việc về quê. Còn Trung và những kỹ sư khác thì phải chấp nhận cho công ty nợ lương.
“Thế nhưng, nếu chỉ nợ 1, 2 tháng thì anh em còn có thể xoay xở bạn bè để sống, đằng này ... 6 tháng đi làm không lương ...” - Trung thở dài.
“Nhiều lúc quá nản, tính kiếm công ty khác để chuyển, nhưng rồi lại nghĩ, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, ngành xây dựng gần như đóng băng thì tìm được một công ty tuyển người đâu phải là dễ, nên mình lại cố bám, vì ít ra, đây cũng là một công ty lớn.
Tuy nhiên, suốt mấy tháng trời không có lấy một đồng lương, tiền ăn thì hết, tiền thuê nhà thì nợ chằng nợ chịt. Thậm chí có những hôm nắng nóng, ở nhà bí bách, muốn đi ra ngoài đường uống cốc trà đá với bạn bè, mà xe hết xăng, trong túi không còn đủ 10 nghìn, thế là lại phải ở nhà.
Đến khi đói đến cùng cực, mình mới nghĩ ra cách kiếm tiền “lấy ngắn nuôi dài”. Đó là: “Mỗi buổi chiều, sau khi rời công trình về nhà, mình lại mang xe ra đầu ngõ, làm cái biển “xe ôm” để kiếm vài cuốc lấy tiền đổ xăng và tiền ăn mỗi tối (buổi trưa đã có công trình lo - nv)”.
“Thế nhưng, đúng là làm nghề nào thì cũng có sự khó khăn của nghề đó”- Trung kể tiếp.
“Mình mang xe ra làm xe ôm, mà mấy ông xe ôm cũ ở đó cứ liên tục hoạnh họe, dọa nạt... Sau cùng, mình phải nói dối là sinh viên nhà nghèo, không có tiền đóng học nên phải làm thêm, xin các anh, các chú châm chước, rồi ngoan ngoãn rời sang vị trí vắng người hơn để đậu xe thì mới được yên ổn.
Nhưng mỗi buổi tối chạy xe ôm như thế, mình cũng chỉ kiếm được đôi ba chục vì không dám nhận chạy đường xa, một phần vì xe không đủ xăng, một phần vì sợ rủi ro.
Tuy nhiên, bằng ấy tiền, cũng không đủ để sống qua ngày, nên các buổi tối sau đó, có ai thuê việc gì, mình đều nhận làm hết, có khi thì đi điểm danh hộ cho mấy ông bạn học tại chức để kiếm 5, 7 chục, khi lại nhận làm gia sư cho mấy em học sinh.
Có lần đang ngồi chờ khách xe ôm thì có người ra thuê vào khuân vác hộ ít đồ nội thất, mình cũng nhận luôn”.
“Nói chung, trong những lúc khó khăn như thế này thì mình không nề hà bất cứ việc gì để có thể sống được qua ngày” - Trung cười nói.
kenh14.vn