Lại bục bể phốt về bảo lãnh ngân hàng, lại chuyện bảo lãnh ngân hàng vô giá trị

Đọc bài viết này, mình băn khoăn liệu có là lại tiếp nối để thành mặc định các tổ chức tín dụng xù bảo lãnh không ?

Ngân hàng Techcombank phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng tòa xử: trách nhiệm lại thuộc về cá nhân ký chứng thư

Cơ sở nào để Techcombank nói là bảo lãnh vô hiệu vì không có bảo đảm thì thấy vô lý, vì đây là chuyện giữa Techcombank và khách hàng chứ. Kinh tế thị trường mà toà cứ xử thế này thì toi quá.

Làm thế này khác nào sổ toẹt vào uy tín ngân hàng, ai dám lấy bảo lãnh của các ngân hàng Việt nữa đây ?

Chắng lẽ sau mỗi bảo lãnh của các ngân hàng Việt phải kèm thêm cái xác nhận của ngân hàng Nhà Nước mới yên tâm được ?
 

khacthuan9009

Thành viên cơ bản
8/7/16
2
0
Nhớ HD Bank cũng củ chuối vụ này từ 2012

Giám đốc Chi nhánh Thăng Long của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM (HDBank) đã phát hành các thư bảo lãnh, thanh toán với cam kết sẽ thanh toán số tiền trong phạm vi bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quy định của hợp đồng đã ký với đối tác bán hàng. Tuy nhiên, đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ, HDBank đã từ chối trả tiền theo cam kết.
4339104.jpg


Vụ việc kéo dài
Ký khống bảo lãnh ngân hàng, chiếm đoạt 150 tỷ đồng, HDBank liệu có vô can?

Dẫn đến giờ Doanh nghiệp sợ “bảo lãnh của ngân hàng”
thực sự đáng lẽ phải như ông Trịnh Hoài Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội trái phiếu Việt Nam phát biểu
“Khi ngân hàng đã ký bảo lãnh và thu phí thì phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, dù có xảy ra các chuyện trong nội bộ của ngân hàng như vượt thẩm quyền, hạn mức, sai sót giấy tờ… Vì đây là vấn đề thực hiện cam kết, uy tín của ngân hàng”.

Cứ đà này thì chứng thư ngân hàng Việt Nam phát hành sẽ dần thành vô giá trị..... đó là lý do tại sao các NH Việt Nam rị mọ mãi không lên first class được, các hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài toàn y/c chứng thư của các ngân hàng nước ngoài....

Chứng thư ngân hàng Việt Nam giờ chỉ dành cho cái trò nộp hồ sơ thầu là chính ....
 

AKhoaNoiThat

Thành viên cơ bản
Cảm nhận bên quản lý tiếp nhận chứng thư bảo lãnh của các đơn vị này có vấn đề.
...
Ví dụ như vụ Mobifone đã phát hàng 13 chứng thư (11/2011 đến 02/2012), sau đó chơi tiếp 26 chứng thư (57 tỷ) , quyền hạn được ký chứng thư 2 tỷ (có thế chấp tài sản).

chắc lại có ăn chia móc ngoặc với nhau nên bỏ qua rủi ro,

Nói chung là bây giờ khi nhận thư bảo lãnh của bất kỳ chi nhánh/ bank nào, cũng phải xách lên Hội sở hỏi cho chắc ăn hoặc yêu cầu in cho cái giất đã ghi vô hệ thống của bank, và rất nhiều ngân hàng cho tra cứu rồi

06ixTM6.jpg
 

quoctuan2019

Thành viên cơ bản
15/7/16
5
1
brightdr.vn
Muốn được bank cấp chứng thư bảo lãnh THANH TOÁN với mức cao, là cả quá trình quan hệ tín dụng, chất lượng kinh doanh, doanh số, uy tín của Doanh nghiệp trong thời gian dài, kèm theo là đối tác Hợp đồng, điều kiện thanh toán hợp đồng tại thời điểm phát hành thư bảo lãnh thanh toán...

Với chủ đầu tư nhà nước thì có thể không hiểu nội tình nên chỉ cần nhìn thấy Thư bảo lãnh có dấu đỏ là gật đầu chứ với đơn vị kinh doanh như Mobifone tôi không nghĩ lại ngây thơ đến vậy!?

Tôi vừa tra lại thì hóa ra gần như tất cả các ngân hàng đều có công cụ tra cứu Thư bảo lãnh do mình phát hành

Ví dụ của TPBank đây https://xacthucbaolanh.tpb.vn/xacthucbaolanh/
 
  • Like
Reactions: DauThauTuVan
@quoctuan2019, vấn đề là tại thời điểm (2012) đã có có công cụ tra cứu chưa ? Tiếp tục là vấn đề ở thớt này là trách nhiệm của giám đốc chi nhánh hay phòng giao dịch đến đâu? Bảo lãnh phát hành bởi chi nhánh hoặc phòng giao dịch khi đụng chuyện Hội sở phủi trách nhiệm thì có phi pháp không ? Nghĩa là bàn về thời điểm xảy ra sự việc.

Về cơ bản hầu hết giám đốc chi nhánh đều được ủy quyền và làm đúng theo ủy quyền được phê duyệt. Trong bộ hồ sơ đi kèm thư bảo lãnh luôn có quyết định bổ nhiệm (ủy quyền) người ký. Trong quyết định đó có ghi rõ hạn mức được phê duyệt. Tuy nhiên nếu giám đốc chi nhánh phối hợp với khách hàng đi lừa đối tác bán hàng thì kiện ngân hàng đòi chịu trách nhiệm cho cái chứng thư bảo lãnh là khoai lắm. Thực tế thì vụ sập bất động sản 2011 đã có mấy xếp bank ký bảo lãnh khống rồi.

Hiện nay thì cơ bản đều đã có kinh nghiệm hết rồi, không tin bố con thằng nào cả, cứ xách lên hội sở hỏi cho chắc ăn.
 

DauThauTuVan

Thành viên cơ bản
14/10/15
20
5
23
VietNam
thongtindauthau.com.vn
Có bài viết này hay chia sẻ mọi người, tuy cũ rồi

Bảo lãnh vô điều kiện có thật sự “vô điều kiện”?


1. Bảo lãnh vô điều kiện là gì?
Bảo lãnh là một cam kết bằng văn bản về việc trả tiền hoặc thực hiện một công việc nào đó khi phát sinh những sự kiện nhất định hoặc khi kết thúc một khoảng thời gian xác định. Trong giao dịch kinh doanh, một bên của hợp đồng thường sẽ lấy bảo lãnh từ một ngân hàng thương mại và cung cấp bảo lãnh đó cho bên còn lại nhằm đảm bảo trong trường hợp xảy ra bất kỳ vi phạm hợp đồng nào, chẳng hạn như không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng sẽ thay bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.

Bảo lãnh vô điều kiện, đúng như tên gọi của nó, là một sự bảo lãnh cho phép bên thụ hưởng đòi lại tiền mà gần như không cần bất kỳ điều kiện nào (trừ một vài điều kiện tối thiểu như phải gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn bảo lãnh, v.v.). Ví dụ, trong trường hợp nhận thấy một bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại có thể sử dụng bảo lãnh vô điều kiện để ngay lập tức đòi tiền từ ngân hàng nhằm khắc phục các thiệt hại phát sinh từ vi phạm đó. Ngân hàng sẽ không tiến hành điều tra chi tiết hoặc buộc bên này chứng minh sự vi phạm hợp đồng.

Như vậy, bảo lãnh vô điều kiện gần giống như một khoản tiền. Nó được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Ví dụ, chủ đầu tư thường giữ lại khoảng 5% – 10% giá trị hợp đồng (chỉ thanh toán cho nhà thầu 90% – 95% giá trị hợp đồng) sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền giữ lại đó sẽ dùng để khắc phục những hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh trước khi nghiệm thu hoặc trong thời hạn bảo hành sau khi nghiệm thu trong trường hợp nhà thầu không khắc phục được những hư hỏng, khiếm khuyết đó. Đối với các dự án xây dựng lớn, 5% – 10% giá trị hợp đồng là một khoản tiền đáng kể và việc giữ lại tiền như vậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu.

Do đó, bảo lãnh vô điều kiện có thể được dùng để thay thế cho một khoản tiền vì (i) nó vẫn cho chủ đầu tư quyền đòi lại tiền ngay khi cần thiết và (ii) chủ đầu tư không cần giữ lại tiền nên nhà thầu có thể sử dụng khoản tiền đó cho các hoạt động kinh doanh khác.

2.Vấn đề phát sinh đối với bảo lãnh vô điều kiện là gì?
Như đã đề cập ở trên, bảo lãnh vô điều kiện có thể rất hữu dụng cho bên thụ hưởng trong việc xử lý những vi phạm phát sinh trong tương lai đối với các giao dịch. Nó cho phép bên thụ hưởng nhận tiền ngay mà không cần khởi kiện và trải qua quá trình kiện tụng kéo dài; chính bên còn lại sẽ phải khởi kiện trong trường hợp này để đòi lại tiền. Nói cách khác, nó chuyển gánh nặng khởi kiện từ bên bị vi phạm sang bên vi phạm.

Tuy nhiên, bảo lãnh vô điều kiện chỉ hiệu quả trong trường hợp ngân hàng giữ đúng cam kết thực hiện thanh toán vô điều kiện theo bảo lãnh. Nếu ngân hàng vì lý do nào đó từ chối thanh toán (chẳng hạn nhằm bảo vệ bên bị cáo buộc vi phạm vì bên này thường là khách hàng của ngân hàng), bên thụ hưởng sẽ bị đặt vào tình thế vô cùng khó khăn.

Ở một số quốc gia, bên thụ hưởng có thể khởi kiện ngân hàng để đòi lại tiền nhanh chóng và dễ dàng. Ngân hàng khó có thể phản bác yêu cầu như vậy vì thư bảo lãnh thường sẽ ghi rõ ràng rằng ngân hàng sẽ chi trả vô điều kiện.

Tuy nhiên, kết quả có thể sẽ khác biệt tại tòa án Việt Nam. Ví dụ, Công ty A giao kết hợp đồng với Công ty B. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, Công ty B lấy bảo lãnh vô điều kiện từ Ngân hàng C và cung cấp bảo lãnh đó cho Công ty A. Bảo lãnh quy định Ngân hàng C sẽ thanh toán mọi khoản tiền trong giới hạn 700.000 Đô la Mỹ theo yêu cầu của Công ty A mà không buộc Công ty A phải nêu rõ căn cứ hoặc lý do yêu cầu. Sau đó, Công ty A tranh chấp với Công ty B và yêu cầu Ngân hàng C chi trả 700.000 Đô la Mỹ theo bảo lãnh vô điều kiện. Thay vì tuân thủ bảo lãnh này, Ngân hàng C từ chối thanh toán vì Ngân hàng C không có chứng cứ từ phía Công ty A chứng minh Công ty B có vi phạm hợp đồng với Công ty A hay không. Việc Ngân hàng C từ chối như vậy là không đúng với thỏa thuận bảo lãnh và Công ty A có thể khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, theo thủ tục tố tụng tại Việt Nam, khi giải quyết vụ kiện giữa Công ty A và Ngân hàng C, toà án cũng cho phép Công ty B tham gia tố tụng vì kết quả giải quyết tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ của Công ty B (trong trường hợp Ngân hàng C thua kiện và bị yêu cầu thanh toán thay cho Công ty B, Ngân hàng C có thể đòi lại tiền từ Công ty B).

Khi Công ty B tham gia tố tụng, Công ty B chắc chắn sẽ yêu cầu tòa án bác bỏ yêu cầu bồi thường của Công ty A với lý do Công ty B không vi phạm hợp đồng và vì vậy Công ty A không có lý do để yêu cầu bồi thường bất kỳ khoản tiền nào. Theo đó, tòa án sẽ phải xem xét luận điểm của Công ty B và vì vậy, phải xem xét liệu Công ty B có vi phạm hợp đồng hay không. Cuối cùng, Công ty A chỉ có thể đòi lại tiền sau khi Toà án kết luận Công ty B vi phạm hợp đồng.
Chính tính chất đặc thù nổi bật trong tranh tụng tại Việt Nam này làm cho bảo lãnh vô điều kiện hoàn toàn mất đi tính chất “vô điều kiện”. Đáng lẽ Công ty A phải có quyền đòi lại tiền ngay mà không cần chứng minh vi phạm của Công ty B hoặc chờ đợi kết luận của tòa án về vi phạm. Tuy nhiên khi Công ty A khởi kiện, Công ty A không có quyền như thế và vẫn bị yêu cầu phải đợi kết luận từ phía tòa án về hành vi vi phạm hợp đồng của Công ty B (việc chờ đợi có thể kéo dài nhiều năm đối với một tranh chấp xây dựng phức tạp). Đây là một trong những đặc thù của hệ thống tòa án Việt Nam khi thường tìm cách gộp tất cả những vấn đề có liên quan vào cùng một vụ kiện thay vì giải quyết riêng từng vấn đề (chẳng hạn tòa án giải quyết cả tranh chấp về bảo lãnh giữa Công ty A và Ngân hàng C và tranh chấp hợp đồng giữa Công ty A và Công ty B trong cùng một vụ kiện).

3.Giải quyết vấn đề phía trên như thế nào?
Cách phổ biến nhất để tránh gặp vấn đề là chỉ chấp nhận bảo lãnh vô điều kiện được phát hành bởi những ngân hàng có danh tiếng. Những ngân hàng này thường coi trọng danh tiếng và do đó sẽ giữ đúng cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp chắc chắn. Tin tưởng hoàn toàn vào sự trung thực của các đối tác không phải là cách thức khôn ngoan và bền vững trong kinh doanh. Cần phải có một số biện pháp xử lý trong trường hợp ngân hàng không giữ đúng cam kết.

Như đã đề cập ở trên, hệ thống tòa án Việt Nam không phù hợp cho việc buộc thực hiện bảo lãnh vô điều kiện. Vì vậy, giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là thêm điều khoản trọng tài vào bảo lãnh vô điều kiện để trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng và bên thụ hưởng, tranh chấp đó sẽ được giải quyết bởi trọng tài thay cho tòa án. Không như hệ thống tòa án Việt Nam, trọng tài thường giải quyết từng vụ việc một cách riêng lẻ. Ví dụ, trong vụ việc được đề cập ở trên, nếu có điều khoản trọng tài và Công ty A khởi kiện Ngân hàng C tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”), VIAC có thể sẽ không yêu cầu Công ty B tham gia tố tụng và Công ty B phải khởi kiện Công ty A trong một vụ kiện khác. Nhờ sự tách bạch hai vụ kiện, Công ty A có thể đòi tiền từ Ngân hàng C nhanh chóng hơn vì Công ty A chỉ cần dựa trên thư bảo lãnh để đòi lại tiền và không phải tranh luận về hợp đồng xây dựng với Công ty B (bởi vì tranh chấp hợp đồng xây dựng được xem xét trong một vụ kiện khác).

– Được biên soạn bới LE & TRAN | Vietnam’s Premier Business Litigation Firm​
Như vậy cơ bản có thể thấy là
  • Không có bảo lãnh hay cam kết tín dụng vô điều kiện, cam kết vô điều kiện thực tế chỉ cam kết cho vui, khi cần đến thì đưa ra các điều kiện
  • Bảo lãnh hay cam kết tín dụng thì hàng lởm nhiều (không được đưa vào hệ thống theo dõi ) ... nhưng chỉ dùng cho khách hàng thích cắn nhiều mới bị dính móc câu.