Thảo luận Lại đấu thầu - nhưng lần này lại lạm bàn về sự chỏi nhau giữa luật, nghị định và thông tư

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
1. Theo luật đấu thầu, điểm b khoản 8 điều 89 thì bị cấm

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:​
b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.​


2. Tuy nhiên Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu lại cho phép

Điều 128. Quản lý nhà thầu
2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:​
b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;​

3. Tiếp nữa, mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT cũng cho phép luôn

29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.​

4. Tiếp nữa Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cũng cho phép luôn

Điều 47. Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:​
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.​

5. Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn cũng cho phép tiếp
Điều 9. Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:​
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.​

Khi thương thảo, ký kết hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu phải nêu cụ thể danh sách, phạm vi công việc, giá trị dự kiến giao nhà thầu phụ thực hiện đã đề xuất trong Hồ sơ dự thầu. Khi bổ sung công việc cho nhà thầu phụ ngoài phạm vi công việc đã được chủ đầu tư chấp thuận, tổng thầu, nhà thầu chính phải báo cáo để chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.​

2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)​
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.​

b) Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ;​

c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.​


Vậy hiểu như thế nào đây, không lẽ Chính Phủ, Bộ Kế Hoạch, Bộ Xây Dựng không hiểu luật ?
 
  • Wow
Reactions: qhplus

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Diễn đàn chuyên ngành mà ế quá, hiện nay mình đang băn khoăn cái điều 89

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

Liệu có thể hiểu là không được phép chuyển nhượng "có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng" sau khi ký kết hợp đồng, chứ chưa ký hợp đồng thì vô sờ tư ????
 
  • Wow
Reactions: qhplus

DauThauTuVan

Thành viên cơ bản
14/10/15
20
5
23
VietNam
thongtindauthau.com.vn
Về vấn đề nhà thầu phụ, thì phải tách biệt 2 quá trình:

- Quá trình thương thảo hợp đồng (tức là chưa ký kết), thì điều 89.8 không có gì mâu thuẫn với "Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP" , "Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT""Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP". Khi đấu thầu, nhà thầu TA kê khai phần A thì TA làm, phần B, C, D... thuê các thầu phụ TB, TC, TD làm (nằm trong hạn mức % - thường là 10%). Khi thương thảo hợp đồng, các việc B, C, D kia (nằm trong hạn mức % thuê thầu phụ) có thể thay đổi giữa thầu TB, TC, TD kia, và trong phần hạn mức thuê thầu phụ có thể thay đổi/bổ sung thêm TX, TY, TZ (ngoài danh sách đề xuất trong HSDT) nếu được CĐT chấp thuận. Và việc chấp thuận hay không hoàn toàn do quyền của CĐT; họ cho cũng được, không cho cũng được mà không thể lôi luật ra rằng ông CĐT phải chấp thuận.

- Quá trình thực hiện hợp đồng (tức là đã ký kết): theo Khoản 12, Điều 4 Luật Đấu thầu "12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. " thì hoạt động đấu thầu là quá trình kéo dài từ khâu lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi thanh lý, quyết toán hợp đồng, khi đó điều 89.8 luật đấu thầu nghiễm nhiên chi phối, khi đó thì không được thuê nhà thầu phụ có "giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) đã kê khai trong quá trình ký kết hợp đồng" .


Mấu chốt mâu thuẫn ở đây sẽ xảy ra nếu trong HSMT là ở phần CDNT 29.2 cho "mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT " là "Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ: ____ giá dự thầu của nhà thầu [tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, Bên mời thầu ghi tỷ lệ % cho phù hợp]." . Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 47 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện, vì vậy giá trị tối đa nhà thầu chính được giao cho nhà thầu phụ có thể lên tới không quá 100% giá trị gói thầu (miễn không phải 100% toàn bộ gói thầu). Theo đó, việc quy định tỷ lệ bao nhiêu % là do Chủ đầu tư quyết định tùy theo tính chất từng gói thầu. Tuy nhiên:

- Nếu trong HSMT quy định tối đa 10% như thông lệ thì không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới

- Hiện nay nhiều HSMT quy định giá trị tối đa vượt quá 10% ... có nhiều HSMT cho phép tới 50% ""Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá 50% giá dự thầu" thì mới có sự chồng chéo với khoản 8 điều 89 của luật Đấu Thầu ... hiện nay bộ KHĐT không dám phản bác giá trị 10% này, và luôn đề xuất "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu" quy định tại Khoản 2, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP .
 
Theo cá nhân mình, nếu trong bộ dữ liệu đấu thầu mà 29.2 mà quy định trên 10% là sai luật đấu thầu, nhiều người cứ vin vào Nghị định 37/2015/NĐ-CP là sai, bởi vì tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP đã quy định rất rõ:

Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.

Mọi vấn đề cứ phải bám theo HSMT, mà HSMT thì theo luật đấu thầu - theo đó, trường hợp phát hiện nhà thầu chính sử dụng nhà thầu phụ thực hiện phần công việc ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ kê khai trong hồ sơ dự thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) thì đây được coi là hành vi chuyển nhượng thầu theo quy định tại Khoản 8, Điều 89 Luật Đấu thầu và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
 
  • Like
Reactions: ngonhubu

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
@thongtindauthau có vẻ hiểu sai vấn đề,
Đầu tiên phải hiểu đúng vấn đề đã,
- khoản 8 điều 89 luật đấu thầu đã nêu rất rõ ràng rồi "Cấm nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết. Đồng thời cũng cấm cho CĐT và TVGS chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng"
- Luật đấu thầu không khống chế 10% dành cho nhà thầu phụ, chỉ quy định tại khoản 36 điều 4 "Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu." cùng một loạt quy định liên quan

Do vậy trong HSMT, CĐT cho phép sử dụng thầu phụ bao nhiêu % cũng được. CĐT nào quy định chết 10% là quá dở hơi cám lợn, như vậy thì vĩnh viễn các nhà thầu cùng cấp hạng không bao giờ có đủ năng lực để đấu thầu.

Muốn bổ sung, thay đổi, thêm bớt nhà thầu phụ thì vui lòng bàn bạc với nhau trong quá trình đấu thầu "là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng" tại bước thương thảo hợp đồng

Tồn tại ở đây là phát sinh là nhà thầu phụ mới sau khi ký hợp đồng, cái này hơi mâu thuẫn với khoản 2 điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BXD, nếu trên 10% phần việc của nhà thầu chính thì phạm khoản 8 điều 89 luật đấu thầu. Muốn trên 10% thì phải cắt hợp đồng nhà thầu chính và báo cáo người có thẩm quyền - xem như đấu thầu lại.
 
  • Like
Reactions: ngonhubu

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Có vài dòng góp vui

Theo luật đấu thầu, có thể hiểu rằng không khống chế việc sử dụng nhà thầu phụ và tỷ lệ sử dụng nhà thầu phụ, không quy định khi dự thầu nhà thầu phải nêu đích danh nhà thầu phụ trong HSMT.

Tại khoản 36 điều 4 - Giải thích từ ngữ
36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Tại khoản 2 Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

Tại điều 89 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Điều đó thể hiện rất rõ tại Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, tại phần kê khai nhà thầu phụ

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)
STT​
Tên nhà thầu phụ(2)​
Phạm vi công việc(3)​
Khối lượng công việc(4)​
Giá trị % ước tính(5)​
Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ(6)​
1​
2​
3​
4​
…​


Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.
(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.
(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.
(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.
(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

Như vậy khi dự thầu, nhà thầu được quyền "vô danh" phần việc dự kiến sẽ thuê nhà thầu phụ, nhưng khi thương thảo hợp đồng thì phải làm rõ. HSMT cũng đã nêu rất rõ

29.1. Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 18(a) Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT.

29.2. Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại BDL.

29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

Nếu nhà thầu đã nêu đích danh nhà thầu phụ theo mẫu 18.a thì CĐT không việc gì phải thương thảo cả, vì nếu nhà thầu không ký hợp đồng thầu phụ thì vi phạm điều 89.3.c , cũng nêu rõ tại mục 35 trong HSMT

35.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT;


35.3. Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSĐXKT, HSĐXTC; giữa các nội dung khác nhau trong HSĐXKT, HSĐXTC có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSĐXTC (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;
c) Thương thảo về nhân sự:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong HSĐXKT để đảm nhiệm các vị trí như chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện thiết kế một hoặc hai bước trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá HSDT kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
đ) Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng quy định tại Mục 28 CDNT;
e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Đến đây sẽ có nhiều người quên mất cái Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu - nhắc lại các nội dung trong HSMT

Với phụ lục 6A ===> nếu chưa nêu đích danh nhà thầu phụ tại mẫu 18.a thì vui lòng nêu.

Hai bên đã thương thảo(1) và thống nhất những nội dung trong hợp đồng như sau:
- Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;
- Thương thảo về nhân sự:
- Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
- Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;
- Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Vì liên quan đến mẫu tờ trình tại Phụ lục 7, phải có danh sách nhà thầu phụ

3. Kiến nghị
Trên cơ sở kết quả đánh giá HSDT và thương thảo với nhà thầu ______[ghi tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu], ______[ghi tên Bên mời thầu] kiến nghị ______ [ghi tên Chủ đầu tư] phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu ______ [ghi tên gói thầu theo KHLCNT] với các nội dung sau:
- Tên nhà thầu trúng thầu;
- Giá đề nghị trúng thầu;
- Loại hợp đồng;
- Thời gian thực hiện hợp đồng;
- Danh sách nhà thầu phụ (nếu có);
- Các thông tin khác;

Quay lại điều 89.8 của luật đấu thầu, nếu khi dự thầu nhà thầu không dự kiến phần việc thuê nhà thầu phụ hoặc điều chỉnh bất kỳ gì liên quan đến thầu phụ thì cứ căn cứ vào mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT cũng cho phép luôn

29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

Nhưng tất cả đều phải kết thúc trước khi có tờ trình phê duyệt kết quả đấu thầu nêu tại phụ lục 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT. Sau khi có kết quả phê duyệt kết quả đấu thầu, nhà thầu có nghĩa vụ phải ký hợp đồng thầu phụ theo đúng tinh thần của Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và điều 9 09/2016/TT-BXD. Khi đó nếu gặp trục trặc về tiến độ thì chủ đầu tư cũng có quyền chỉ định nhà thầu phụ, nhưng dưới 10%. Còn không thì phải cắt hợp đồng nhà thầu chính.
 
  • Like
Reactions: ngonhubu

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Rất cảm ơn mọi người, sau khi tìm hiểu kỹ thì khẳng định là các thông tư , nghị định không chỏi với luật đấu thầu ... tuy nhiên việc thương thảo bổ sung nhà thầu phụ không nằm trong danh sách dự thầu (không nêu chi tiết trong luật đấu thầu) lại khá mập mờ dù có đề cập trong nghị định 63/2014/NĐ-CP và Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT - trao quyền cho CĐT khá lớn, dù CĐT cẩn trọng đưa vào thương thảo hợp đồng về việc bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách - nhưng con số 10% theo điều 89.8 là cái thòng lọng.