Lạm bàn về công nghệ sản xuất bê tông cường độ siêu cao UHPC ( ultra-high performance concrete) ?!

Thắc mắc về công nghệ sản xuất bê tông cường độ siêu cao UHPC ( ultra-high performance concrete) có gì khủng khiếp mà việc sửa chữa cầu Thăng Long phải chờ chuyên gia Trung Quốc ?



Theo thông tin cho biết, dự án sửa chữa cầu Thăng Long sẽ sử dụng công nghệ thảm lớp bê tông tính năng siêu cao (UHPC) đang được sử dụng nhiều ở Mỹ và Trung Quốc nhưng là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Dự án được chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc. Hiện, đoàn chuyên gia tới chuyển giao công nghệ đã làm visa nhưng nay chưa có mặt tại Việt Nam do dịch Covid-19, hiện nay hàng ngày vẫn phải họp trực tuyến.


Được biết, đây là lần đầu tiên bê tông siêu tính năng (UHPC) được sử dụng trong sửa chữa mặt cầu Thăng Long. TS. Trần Bá Việt - Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam cho biết: Bê tông UHPC là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống xét về mặt cường độ cũng như độ bền. UHPC đã được nghiên cứu và phát triển cũng như ứng dụng trên khắp thế giới hơn 40 năm tính đến thời điểm hiện tại. UHPC là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỷ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 1.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc, đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn.

Trên cơ sở đó, UHPC có thể đạt được những tính năng vượt trội so với bê tông thông thường. Đặc tính cơ học cơ bản nhất của UHPC sử dụng tại công trình bao gồm cường độ chịu nén lớn hơn 120Mpa, cường độ chịu kéo khi uốn lớn hơn 7Mpa. Ngoài ra UHPC còn được đặc trưng bởi độ cứng và độ bền cực kỳ cao.

Cũng theo TS. Trần Bá Việt, bê tông siêu tính năng có ưu điểm: Không độc hại, các thành phần trộn sẵn, thi công dễ dàng; cường độ uốn và cường độ nén cao, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn lớn; khả năng chịu va đập, mài mòn lớn… Ví dụ, bê tông thông thường chỉ có cường độ kháng nén từ 15Mpa – 35Mpa và không chịu được kéo khi uốn nhưng bê tông UHPC có cường độ kháng nén lớn hơn rất nhiều từ 120Mpa – 160Mpa và đặc biệt chịu được kéo khi uốn với cường độ chịu kéo khi uốn 7Mpa – 13Mpa… nên rất thích hợp đối với công trình có kết cấu giàn thép như cầu Thăng Long.

Ông Nguyễn Ngọc Đình - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng chia sẻ: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng được thành lập năm 1993, hiện vốn điều lệ 450 tỷ đồng, năm 2015. Công ty là đơn vị đầu tiên và duy nhất đến nay của tỉnh Tuyên Quang được Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) chuyển giao công nghệ sản xuất bê tông cốt sợi thép phân tán mác 500. Trong những năm qua, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực cho việc đầu tư máy móc thiết bị và nhân lực để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bê tông cốt sợi thép.

Hiện Công ty đã làm chủ công công nghệ sản xuất bê tông siêu tính năng và áp dụng để sản xuất các sản phẩm cung ứng cho các công trình như: Tấm lam trang trí của Tòa nhà Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, tấm Facade cho các tòa nhà của Trường Đại học FPT Cần Thơ và rất nhiều sản phẩm tấm nắp hố ga, cầu thang, bể phốt… cho các công trình. Đặc biệt, từ sản xuất bê tông cốt sợi thép phân tán mác 500, đến nay Công ty đã sản xuất được bê tông có cường độ kháng nén tương đương mác 1.900 (160Mpa).

Để phục vụ tốt công việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Công TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng đã đầu tư nhập khẩu cối trộn bê tông siêu tính năng từ châu Âu, lắp đặt tại Tuyên Quang để sản xuất bột UHPC khô đảm bảo chất lượng sản phẩm cho công trình. Đồng thời, đầu tư thêm 02 dây chuyền sản xuất bê tông siêu tính năng ướt lắp đặt trên mặt cầu cùng với hệ thống phụ trợ: Máy rải bê tông siêu tính năng và xe chở UHPC chuyên dụng, hệ thống bảo dưỡng hơi nước đồng bộ…

Không lẽ có gì đặc biệt khủng khiếp lắm hay sao ?

Đặc biệt lại lệ thuộc vào chuyên gia Trung Quốc ?!
 
  • Like
Reactions: nthuygtvt
Google đi, hoặc đọc mấy bài viết của DiDaMattech



Bê tông tính năng cao (Ultra-high performance concrete hay viết tắt là UHPC) là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống xét về mặt cường độ cũng như độ bền. Mỗi quốc gia, châu lục khác nhau có quan điểm định nghĩa về UHPC khác nhau. UHPC là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỉ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 1.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc, đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn. Trên cơ sở đó, UHPC có thể đạt được những tính năng vượt trội so với bê tông thông thường. Đặc tính cơ học cơ bản nhất của UHPC bao gồm cường độ chịu nén lớn hơn 150 MPa, cường độ chịu kéo trực tiếp sau nứt lớn hơn 5Mpa. Ngoài ra UHPC còn được đặc trưng bởi độ cứng và độ bền cực kỳ cao.

 
  • Like
Reactions: TKAVIETNAM
Không quan tâm góc khuất của vấn đề, có vài thông tin dưới góc độ kỹ thuật cho mọi người nghiên cứu


Còn lại thì cứ Google thôi mọi người ơi


ví dụ
 
  • Like
Reactions: LeHuuToanBRE
Về mặt lý thuyết thì không có gì đặc biệt cả


Mô hình nguyên lý thiết kế

4785400-444e9ddcdc97fe5a87df31879f3d6d31.jpg


Làm thử nghiệm

4785392-4953289e238038958b6461070b0299e4.jpg


matcau1-1595243225779.jpg



Có lẽ chuyên gia Trung Quốc nắm bí quyết chỗ trộn bê tông

Nhân tiện cũng nói cho ACE được rõ, ví dụ cầu Bạch Đằng ví dụ điển hình của việc Việt Nam ta dám nghĩ dám làm.. kết quả về mặt kỹ thuật như mèo mửa hết mức .... Có một thời phía Việt Nam ta thuê một công ty của đối tác Trung Quốc làm thi công lò giếng để khai thác than .. nó đang thi công ngon lành.. phía Việt Nam ta tưởng ngon ăn.. đuổi khéo nó đi để Việt Nam ta thi công... hậu quả nó rút sạch thiết bị máy móc.. phía Việt Nam ta khóc ra tiếng hơ mông... và lại gọi công ty đó lại thi công tiếp.. vì trình Việt Nam không thể làm được .

Nhân tiện về cầu dây văng, quan trọng nhất là phần kéo cáp .... thì chạy trời không gọi nắng cứ VSL Thụy Sĩ .... chứ Việt Nam ta dám làm.
 

NguyenThiepBRHN

Thành viên cơ bản
Hóng bên Cà Phân thấy có vẻ bốc mùi nặng quá


Bài viết sau đây của ông Nguyễn Văn Ất,



Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 – 1985 trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. Đây là việc khác hẳn so với giai đoạn 1974-1978 khi Trung Quốc giúp xây dựng. Và khác nhiều kể cả so với thực trạng tai nạn lao động khi xây dựng các cầu lớn ở Việt Nam vừa qua như tai nạn ở công trình xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân…

Trong suốt quá trình xây dựng khi Liên Xô giúp đỡ, chỉ có tất cả 167 lượt chuyên gia Liên Xô sang làm việc. Lúc cao điểm nhất vào năm 1983 thì trên công trường cũng chỉ có 96 chuyên gia so với gần 7000 lao động Việt Nam!

Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính.
Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu.

Từ đây đặt dấu chấm hết thế độc đạo qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội gần 100 năm của cầu Long Biên.

3. CẦU THĂNG LONG CHƯA ĐƯỢC ĐẸP DO ĐÂU? CÓ PHẢI DO CẦU CHƯƠNG DƯƠNG?

Tuy nhiên nhiều người thấy cầu Thăng Long “hình như” chưa được đẹp! Nó “thiêu thiếu” cái gì!

Đúng!

So với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu:

Theo thiêt kế, cầu Thăng Long ở hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, thì trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao.

Và rất đáng tiếc thiết kế mỹ thuật hai tháp đầu cầu đã không được thực hiện!

Công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù vật tư và lô thiết bị phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long.

Lý do: Việt Nam đề nghị các tháp chưa thiết yếu mà nên chuyển vật liệu của xây tháp (và nhiều thứ nữa) để làm cầu Chương Dương, rồi các thang máy của tháp thì chuyển về lắp ở trụ sở Bộ Giao thông vận tải nhà 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội… thì Liên Xô cũng Ok!

Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được xây thô phần thân, chưa có sàn. (Hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích vào thân của tháp này).

Còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.

Nhân đây cũng phải nói Liên Xô ngày trước (và nước Nga ngày nay) “hơi kém” trong việc quảng bá hình ảnh của mình!

Thể hiện ở chỗ: nếu nước khác viện trợ không hoàn lại cho các công trình, họ luôn yêu cầu bắt phải làm đủ hạng mục từ A đến Z như trong hợp đồng. Làm thế để tăng uy tín cũng như quảng bá hình ảnh của nước họ ở Việt Nam. Nhất là cơ hội ở một công trình viện trợ không hoàn lại lớn như vậy!

Hỏi có nước nào viện trợ mà họ cho làm như thế không?

Giờ đây nhìn cầu Thăng Long thấy kiến trúc khập khiễng! Nhiều người chê công trình Liên Xô xấu! Họ đâu biết nguồn gốc sâu xa…

4. CẦU THĂNG LONG CÓ GIÁ TRỊ NHIỀU TIỀN KHÔNG?

Cầu Thăng Long, tuy không có con số thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước khoảng 250-270 triệu USD. Nếu tính theo thời giá hiện nay các bạn bảo là bao nhiêu? Chắc chắn phải cả tỷ đô la. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại.

Để tiện so sánh:

Chỉ đơn cử 2 cầu lớn mới nhất ở khu vực Hà Nội: Cầu Thanh Trì thông xe 2007 có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD). Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, hoàn thành 2015 có tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng (khoảng gần 650 triệu USD). Cả hai cây cầu này đều là tiền đi vay của Nhật Bản.

5. SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG:

Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp.

Cầu Thăng long là cầu hỗn hợp 2 tầng, chủ yếu giành cho đường sắt. Cầu Thăng Long theo thiết kế chỉ cho phép xe ô tô tải trọng 30 tấn qua lại (kiểu xe “bò Maz” hoặc “Kraz” 3 cầu khi xưa ấy). Nhưng mấy chục năm nay, khi chưa có cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân thì bao nhiêu xe tải nó cũng “cõng” hết! Mà toàn các xe tải 10-12 chân, chở quặng, chở đá, công-tơ-nơ… chở hàng sang Tầu, hàng từ Tầu về… nặng cả trăm tấn chạy suốt ngày đêm thử hỏi “bố nó” có chịu nổi không!

Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông khi đó đã sang Nga gặp được người chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Khi đó bà đã ngoài 70 tuổi. Bà ta đeo đầy Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị mà Việt Nam tặng bà khi hoàn thành cầu Thăng Long ra tiếp đoàn!

Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời Cơ quan nhà nước để mở Cty tư nhân chuyên làm về cầu đường. Nên phải có tiền”!

Bộ Giao thông vận tải khi đó do Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay thì mới làm! Nga không đồng ý! Và sự việc “chìm xuồng”!

Bộ GTVT quay ra thuê các nhà thầu trong nước được quảng cáo là dùng công nghệ Nhật, Mỹ… gì đấy sửa mặt cầu và trớ trêu là càng sửa càng hỏng!

Đến năm 2018 Bộ GTVT lại quay về với Cty Nga của bà Maria Sakharova! Lúc này bà đã già, ngoài 80 tuổi nên không thể sang VN và bà cử “đệ tử” của mình là Vihelm Kazaryan sang VN tháng 9/2018. (Chỉ “nhõn” một ông chứ không phải đoàn điếc gì đâu!)

Vì biết tôi là trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô khi xưa, nên người của Bộ GTVT đã vào Sài Gòn gặp tôi. Và tôi đã ra Hà Nội dịp ông chuyên gia này sang.

Tôi được mời dự bữa cơm của Tổng Cục đường bộ VN với ông chuyên gia này tại Hà Nội.

Sau đó toàn bộ các tài liệu kỹ thuật liên quan đên công nghệ làm mặt cầu khi xưa mà tôi lưu giữ rất cẩn thận, chắc chắn không cơ quan lưu trữ nào có vì đây là các bản vừa viết tay và đánh máy của chuyên gia hướng dẫn làm cái gì, thời gian bao lâu, vật liệu gì… Tôi chuyển lại để Tổng cục đường bộ VN sao y HOÀN TOÀN KHÔNG KÈM ĐIỀU KIỆN GÌ và sau đó tôi về lại Sài Gòn.

Việc Bộ GTVT và chuyên gia thoả thuận sau đó thế nào thì tôi không được biết và chắc cũng không ai muốn tôi biết!

Sau này tôi chỉ được nghe nói là phía Nga yêu cầu phải ký hợp đồng nguyên tắc trước rồi họ sẽ đưa ra phương án, chi phí, thời gian sửa chữa…
Nhưng phía Bộ GTVT thì muốn ngược lại!

Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!

Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!

Thế đấy! Những người nặng lòng với cây cầu này có thấy tủi nhục, đắng cay và còn gì khốn nạn hơn nữa không?!!!

Sài Gòn, sáng ngày Quốc khánh 2/9/2020

Nguyễn Văn Ất, nguyên Trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô xây dựng cẩu Thăng Long 1980-1986.

từng công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam, là một cộng sự của ông Đặng Ngọc Tùng, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cựu Ủy viên Trung ương đảng. Sau đây là lời tâm sự của ông Đặng Ngọc Tùng về bài viết của ông Ất:

“Ngày lễ Quốc Khánh năm nay, đáng lẽ tôi phải vui nhiều, nhưng sáng dậy đọc báo thấy báo Đất Việt đăng bài: Chuyên gia Trung Quốc sữa cầu Thăng long: Băn khoăn công nghệ Mỹ”, đọc xong mà thấy buồn, nhất là đọc tâm sự của em Nguyễn Văn Ất, một người có mặt ngay từ đầu lúc xây cầu Thăng Long, là một cán bộ công đoàn mẫn cán, cộng tác giúp việc cho tôi thật nhiều khi tôi còn đang công tác, anh ấy phục vụ tại ‘viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam!’ Do PGS TS Nguyễn An Lương làm viện trưởng, và sau này do GS TS khoa học Lê Vân Trình làm viện trưởng!”




Tiếp nữa



Hóng
 

VanBanUTC35

Thành viên cơ bản
Cứ tưởng cánh khối C láo nháo, hóa ra cánh khối A cũng láo nháo theo, tiếu lâm thật, công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long về cơ bản không có gì đặc biệt cả

tp_sua_cau_thang_long_1_gnvc.jpg




Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng theo tiêu chuẩn hiện hành dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay. Để sửa chữa mặt cầu Thăng Long cần tăng cường độ cứng cho bản mặt cầu, đảm bảo độ dính bám giữa mặt cầu và lớp phủ, chống thấm, chống đọng nước xuống bề mặt bản thép mặt cầu. Giải pháp đưa ra là cải tạo bản thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ bằng cách: làm sạch bản thép mặt cầu, hàn đinh neo dài 5cm theo công nghệ hàn Plasma tốc độ nhanh (0,17 giây) để không gây biến tính vật liệu thép. Sau đó đặt lưới thép lên rồi đổ bêtông siêu tính năng (UHPC) cường độ tối thiểu 120Mpa, dày tối thiểu 60mm. Trong quá trình thi công sẽ che chắn cầu Thăng Long để tránh mưa, nắng, đảm bảo nhiệt độ bêtông.


DỰ ÁN SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG
I. CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN
1. Chế tạo thử nghiệm mô hình đầu tiên về lớp liên hợp UHPC với bản mặt thép trực hướng: Hội Bê tông Việt Nam và TTKHCNGTVT- ĐHGTVT
2. Tìm kiếm và dịch tài liệu tiêu chuẩn: Hội bê tông Việt nam, ĐHGTVT, Viện KHCNXD
3. Tư vấn kiểm định, mô phỏng, tính toán, thử nghiệm cầu, lập dự án: Liên doanh TTTV ĐHGTVT và TEDI
4. Tư vấn thiết kế và lập dự toán: ĐHGTVT và Cầu lớn hầm
5. Tư vấn Giám sát: Viện KHGTVT: ITST
6. Tư vấn thí nghiệm thử nghiệm kiểm tra trong thi công: Viện VLXD- VIBM
7. Tư vấn thiết kế thử nghiệm trong lựa chọn vật liệu, cấp phối, điều kiện thi công của bê tông siêu tính năng UHPC: Viện KHCN- IBST và LAS ĐHGTVT ( TTCN ĐHGTVT- bộ môn Đường, và LAS thí nghiệm kết cấu).

II. CÁC NHÀ THẦU THI CÔNG
Liên danh nhà thầu:
Công ty Thành Hưng về UHPC dày 60mm,
Công ty Phương thành về cào bóc, làm sạch mặt bản thép cầu, lớp Epoxy hyper và lớp Nhựa polymer dày 40mm,
Cty Vĩnh Hưng làm hàn đinh neo Studs+ Lưới thép d10 a50 trên mặt bản thép, khe co và khe co giãn ( thay mới).

III. GIẢI PHÁP SỬA CHỮA
Các công tác chuẩn bị từ đầu năm 2019 cho nghiên cứu vật liệu, mô hình nhỏ, mô hình lớn. các mẫu, các cấp phối, các lớp liên kết, điều kiện thi công, thiết bị máy móc, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật và tập kết vật tư thiết bị nhân lực, tập huấn đang được triển khai theo kế hoạch.

Phương án sửa chữa như sau:
Tăng cứng mặt cầu bằng lớp Bê tông UHPC liên hợp ( đinh neo hàn vào bản mặt và lớp cốt thép, sau đó đổ bê tông UHPC ( bê tông siêu tính năng cốt sợi thép phân tán, có khả nang chịu kéo rất cao), dày 60mm.
Quy trình thi công UHPC như sau: trộn bột khô trên máy trộn tốc đô cao tại nhà máy. Sau đó đưa các bao UHPC bột khô định lượng sẵn trong bao Jumbo theo tưng mẻ trộn vào trộn trong 4 tổ máy trộn tốc độ cao, bố trí ngay trên mặt cầu. Sau khi trộn, các mẻ bê tông UHPC được xả vào gầu của máy xúc lật, máy xúc chuyển đến măng của máy cán và rót vào máng. Máy cán được kéo chạy dọc theo mặt cầu đã được chuẩn bị sẵn. Vừa kéo, vừa rung và vừa cán.

Tiếp theo là quy trình hoàn thiện bề mặt. Sau đó bê tông UHPC được phủ mang film PVC bảo dưỡng trong 24h đầu tiên, khi đó cường độ UHPC đạt trên 50 MPa. Tiếp đó UHPC sẽ được phủ bạt nylon để bảo dưỡng bằng hơi nước nóng 80 độ C, trong 72 giờ ( có quy trình bảo dưỡng nhiệt ẩm), tại áp suất không khí. Sau khi bảo dưỡng hơi nước nóng sẽ bảo dưỡng tiếp đến khi bê tông đủ 7 ngày tuổi.

Qua trình này se làm từng phân đoạn dài 112m ( liên quan đến liên và nhịp của cầu giàn thép và công suất của hệ thống máy trộn, cán rải). Các khe co được xử lý và cấu tạo chuyên biệt. Sau 7 ngày bề mặt lớp UHPC sẽ được tạo nhám bằng phương pháp bắn bi để tạo đô nhám 500 micron, rồi tiến hành sơn lu phủ lớp Epoxy Hyper nhiệt dẻo của Nhật bản. Trong vòng 72h sau đó sẽ lu rải lèn lớp Polymer asphalts dày 40mm, tại nhiệt độ 165 độ C.

Khi đó đá trong polymer sẽ được ép dính chặt vào Epoxy, và Asphalts trong polymer tan một phần vào Epoxy. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 140 độ C, Epoxy nhiệt dẻo sẽ dần cứng lại và đảm bảo liên kết giữa Epox và mặt UHPC với các neo là sợi thép và liên kết với Polymer bằng neo đá và liên kết hóa học giữa polymer và Epoxy. Sau đó lớp Epoxy và Polymer sẽ làm việc đồng thời trong điều kiện nhiệt ẩm và tải trọng trùng phục ngay cả khi nhiệt độ cao đến 60 độ hoặc hơn.

IV. TIẾN ĐỘ
Dự án sẽ thi công cuốn chiếu trong 33 phân đoạn, trong thời gian 4 tháng.
Dự kiến ngày 12-15/9 sẽ bắt đàu hàn đinh neo bằng công nghệ Plasma.
Ngày 20/9 sẽ đổ mể bê tông UHPC đều tiên trên mặt cầu. Và công viêc cứ tiếp diễn cuốn chiếu đến khi xong.
Để đảm bảo điều kiện thi công đã lắm 2 nhà mái che di động trên mặt cầu. 2 trạm gồm 4 tổ máy trộn trên mặt cầu. Sử dụng khoảng 10 máy hàn plasma, 5 xe xúc lật, 10 tổ máy nồi hơi bảo dưỡng và nhiều thiết bị khác.

Do thiết bị bảo dưỡng nhập của Trung Quốc, nên có 2 kỹ sư sẽ sang để vận hành lúc đầu các nồi hơi bảo dưỡng.

V. TỔ CHUYÊN GIA
Tổ chuyên gia được Tổng cục đường bộ VN mời:
GS Nguyễn Viết Tuệ ( Áo) về cầu và kết cấu UHPC
PGS Tống Trần Tùng về công trình giao thông
TS Trần Bá Việt về công nghệ UHPC và các lĩnh vực liên quan
TS. Cường ĐHXD về đường
Ông Chu Ngọc Sủng: TEDI về cầu và đặc biệt là có hiểu biết về cầu Thăng long.

Không có chuyên gia người nước ngoài.

Bên cạnh đó dự án có tham vấn một số giáo sư các trường ĐH trong ngoài nước và kỹ thuật của các công ty cung ứng vật liệu thiết bị trong và ngoài nước.




Quay đi quay lại chỉ lăn tăn cái bê tông UHPC, hiện nay chúng ta chủ yếu ứng dụng bê tông UHPC ở mức nhỏ lẻ và chỉ sản xuất trong nhà máy, làm lớn mà ở hiện trường này thì chưa, và nhà thầu không tự tin nên mời chuyên gia tới tư vấn.


UHPC was first used by the U.S. Army Corps of Engineers in the late 1980’s and became available in the US in 2000. The commercial availability of UHPC allowed the Federal Highway Administration (FHWA) to start investigation in order to use UHPC for highway infrastructure. The FHWA investigations led to additional research from universities and demonstration projects.


Nôm na thì món UHPC được GS Nguyễn Viết Tuệ người Việt (trước là giảng viên trường ĐH GTVT, nay làm việc tại Áo - Giáo sư Tiến sĩ bộ môn Kết cấu bê tông tại trường Đại học Công nghệ Graz Austria) nghiên cứu khá kỹ, được áp dụng cho nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc là nơi có nhiều cầu bản thép. Hiện đã nghiên cứu thử nghiệm quy mô nhỏ tại ĐHGTVT, nay áp dụng sản xuất muốn đúc tấm bản bê tông cường độ cao rông 8 m, dài 120m bằng nhịp cầu, không có mối nối ==> cần nhập nhiều máy móc, trong đó có của Trung Quốc.


Vật liệu bê tông mặt là thứ khá nhạy cảm khi làm việc chung với bản thép của cầu, ngay cả với cải tạo đường cũ việc thảm lớp bê tông nhựa mới cũng phải đảm bảo đồng bộ với lớp bê tông nhựa cũ. Ví dụ trước có đoạn thảm bê tông nhựa trên nền đường bê tông cũ ở QL3 được vài tháng lại hỏng... họp lên họp xuống không ra lý do tại sao, tốn bao phong bì....sau cho đào bê tông cũ lên làm cấp phối như các đoạn khác thì OK ngay... thực ra chỉ là sự co ngót, giãn nở của các loại vật liệu khác nhau nên dễ bị phá vỡ kết cấu

GS-TS Tống Trần Tùng, nguyên giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội cho biết, năm 2005, sai lầm trong giải pháp sửa chữa, cào bóc lớp 3 cm mặt cầu để thảm lại là “lợi bất cập hại.”


Nhà thầu UHPC là Công ty Thành Hưng là một công ty TNHH của Tuyên Quang, trước đây nhận được 1 số công trình xây dựng và sửa chữa đường trong tỉnh, nay dám mạnh dạn đầu tư cho công nghệ UHPC, thuê chuyên gia Trung Quốc sang hướng dẫn vận hành máy móc là chuyện hết sức bình thường.

Còn chuyện thuê công ty của Nga thì lại liên quan đến pháp luật xây dựng Việt Nam, bên Nga yêu cầu ký hợp đồng nguyên tắc trước mới đổ tiền đi khảo sát, nghiên cứu, tư vấn, lập phương án, thiết kế, dự toán ...nói chung là sợ bị quỵt vì ở Việt Nam nếu dự án không khả thi thì tư vấn không được thanh toán tiền.