Lạm bàn về "Quyền công bố khi doanh nghiệp sai phạm" ?!

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Từ vụ Con Cưng
đến vụ Cơm Tấm Kiều Giang ....
Nỗi oan Con Cưng đến 'nạn nhân dự bị' Kiều Giang như một giọt nước tràn ly liên quan đến vấn đề là Quyền công bố khi doanh nghiệp sai phạm .... chợt nhớ vụ Xúc xích Vietfood bị “vùi dập” như nước mắm truyền thống ...

Những vụ việc đang diễn ra cho thấy, quy trình kiểm tra và quản trị thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra khi doanh nghiệp chưa giải trình, khi chưa có kết quả cuối cùng thực sự đang có vấn đề nghiêm trọng. Nếu tiếp tục thực hiện như vừa qua ở siêu thị Con Cưng và cơm tấm Kiều Giang thì sẽ còn xuất hiện rất nhiều nạn nhân như thế. Và những nỗi oan như của Con Cưng sẽ thành mối lo cho hàng vạn doanh nghiệp và doanh nhân khác.

Điều đáng lo lắng hơn là trước đây đã có những "án oan" tương tự. Giới kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa quên một nạn nhân trong vụ xúc xích Vietfoods khoảng hai năm trước. Từ một thương hiệu xúc xích được cho là xếp thứ 4 về mức độ phổ cập với người tiêu dùng, chỉ trong vòng một tháng, sau khi lực lượng quản lý thị trường TP.HCM ập vào kiểm tra, giữ hàng và tuyên bố xúc xích Vietfoods có chất gây ung thư, doanh nghiệp đã bị thiệt hại tới 100 tỉ đồng. Và đến giờ, thương hiệu Vietfoods đã hoàn toàn biến mất trên thị trường, dù họ được Bộ Y tế minh oan là không sử dụng chất gây ung thư như cáo buộc của quản lý thị trường.

Kể ra những câu chuyện này để thấy, thực tế đã có quá nhiều thương hiệu bị tổn thương, thậm chí bị vùi dập, đã có quá nhiều doanh nghiệp bị tổn thất, điêu đứng, sống dở chết dở chỉ vì những hành vi sai trái của một bộ phận cán bộ công chức. Những phát ngôn vội vàng, những lời nói có thể làm điêu đứng doanh nghiệp, có thể khiến hàng ngàn con người bị ảnh hưởng. Tâm thế của người công chức khi kiểm tra doanh nghiệp, có vẻ như không phải tâm thế của một người kiểm tra để tìm ra những sai sót, góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện quản trị, vận hành hệ thống kinh doanh chuẩn mực hơn, mà thực tế lại khiến doanh nghiệp khiếp sợ, có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế lao đao, khủng hoảng.

Rõ ràng, tất cả những vụ việc như xúc xích Vietfoods, siêu thị Con Cưng, cơm tấm Kiều Giang... đều cho thấy doanh nghiệp có những sai sót nhưng rất nhỏ nhưng lại bị đẩy lên thành nghiêm trọng. Tổn thất không chỉ là những doanh nghiệp ấy, mà lớn hơn rất nhiều, nặng nề hơn rất nhiều, là niềm tin của người người tiêu dùng, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đang bị bào mòn. Đã có rất nhiều nỗ lực, kiến tạo để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN nhưng nếu còn những sự cố như vừa qua, còn tình trạng bộ máy vận hành ở các địa phương và thái độ của cán bộ công chức vẫn coi nhẹ sinh mệnh của doanh nghiệp, thì những nỗ lực ấy đều đổ xuống sông xuống bể.

được vạ má sưng, doanh nghiệp te tua .... và có thể phá sản.

Hóng các ACE
 

dong luc

Thành viên cơ bản
11/3/17
3
0
Quan điểm của mình thì KG có vấn đề về quản trị doanh nghiệp thì đúng hơn - ngắn gọn là KG không có kinh nghiệm xử lý truyền thông mấy vụ Xì Căng Đan kiểu này.
Nói chung là thiếu hẳn một bộ máy chuyên đi xử lý khủng khoảng truyền thông.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Nói chung là thiếu hẳn một bộ máy chuyên đi xử lý khủng khoảng truyền thông.
Bên mình có "luật" để xử lý truyền thông mấy chuyện này

Trường hợp nào thì gọi cho cấp nào.

Trường hợp nào có chết người thì phải gọi cho ai, trường hợp nào rơi cục gì đó xuống mà nhiều nguười thấy thì phải gọi cho ai.

Trường hợp nào mình để chúng nó phát hiện ra "mứt" thì phải gọi cho ai.
...

Tất cả số điện thoại nóng phải mở thường trực, điện thoại không được để réo quá 3 hồi chuông ,... bất kể đang làm việc gì, đang gặp ai,... chỉ trừ đang phát hình trực tiếp trên tivi ( mà lúc này điện thoại đã được bàn giao cho người ngang cấp cầm giùm)

Phương pháp xử lý hiện trường thì bọn mình cũng đào tạo bài bản lắm.... có luyện tập hàng ngày , có lên kịch bản đủ thứ ,...
 

dong luc

Thành viên cơ bản
11/3/17
3
0
@bravia
Quả là very pro.
Công ty mình đã làm trước đây cũng có 1 team trong country gọi là Crisis Management, phân chia vai trò hẳn hoi, trong đó mình được hân hạnh chọn làm vị trí spokesman được 3rd party về media huấn luyện và refreshment training mỗi năm.
Khi có sự cố lớn như thế này thì từ country sẽ phải escalate lên regional, rồi lên tới global, báo cáo cập nhật phải tính theo hàng giờ....
Các doanh nghiệp Việt Nam còn phải học mấy doanh nghiệp multi national cái này nhiều lắm.

Qua vụ này, thấy KG cực ẩu, hoặc quá hời hợt khi kinh doanh đến quy mô đó

Phải có những vụ như KG và những người làm VSATTP như TP.HCM mới may ra có chuyển biến, xưa nay dơ dáy quá thể rồi, sau vụ Con Cưng với Kiều Giang, ít nhất, mọi doanh nghiệp lớn đều thấy phải dọn dẹp lại quy trình cho minh bạch nếu không muốn khuynh gia, bại sản !
 

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Phải có những vụ như KG và những người làm VSATTP như TP.HCM mới may ra có chuyển biến, xưa nay dơ dáy quá thể rồi, sau vụ Con Cưng với Kiều Giang, ít nhất, mọi doanh nghiệp lớn đều thấy phải dọn dẹp lại quy trình cho minh bạch nếu không muốn khuynh gia, bại sản !
Thế có người cho rằng sau 2 vụ trên cho thấy chân lý muôn đời không thay đổi là muốn làm lớn phải có người chống lưng đủ lớn, không thì mới kha khá thôi đã có thể chết bất kỳ lúc nào ???? :p:p:p:p:p
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Thế có người cho rằng sau 2 vụ trên cho thấy chân lý muôn đời không thay đổi là muốn làm lớn phải có người chống lưng đủ lớn, không thì mới kha khá thôi đã có thể chết bất kỳ lúc nào ???? :p:p:p:p:p
Tốt nhất là anh be bé cái mồm giùm

Chắc đề nghị MOD/MIN nên xóa ba cái chủ đề này ... chả liên quan gì đến hoạt động xây dựng và bất động sản hết.
 

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Tốt nhất là anh be bé cái mồm giùm

Chắc đề nghị MOD/MIN nên xóa ba cái chủ đề này ... chả liên quan gì đến hoạt động xây dựng và bất động sản hết.
Tôi thấy không việc gì be bé cái mồm

Hãy xem Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra
1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.
2. Không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý chồng chéo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Điều 68. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm
...
4. Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
b) Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
c) Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
Hãy xem Quyết định 4988/QĐ-BYT quy trình thanh tra an toàn thực phẩm 2016 cũng quy định bảo mật thông tin thanh tra trước khi có quyết định chính thức, chỉ khi có quyết định chính thức mới được công bố cho truyền thông.

Mượn ngu diệt quắc, từ việc ATTP tại sao các ACE không nghĩ rằng nó sẽ có liên quan đến lĩnh vực XD và BĐS ... ở đây tôi không bênh Kiều Giang hay phê phán ban ATTP, mà lạm bàn để cùng hiểu biết và tuân thủ pháp luật tốt hơn.
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
Xét cho cùng chị Lan không sai và báo Lao Động cũng không sai. Lính chị cho báo chí đi theo nhưng có lẽ thòng 1 câu là ACE phải hành nghề theo Luật Báo chí và tự chịu trách nhịm về bài báo. Trong danh sách đoàn kiểm tra mà chị Lan ký, chắc chắn là ko có tên báo chí.

Nếu chủ quán cứng cựa thì cứ nìm nở típ báo chí ở phòng khách hoy. Tui có người bạn đã từ chối báo chí các case này rồi, tất nhiên anh bạn này có móng chắc là mối quan hệ lớn nhưng ảnh ko muốn nhờ cho mấy cái nhỏ nhặt. Cái móng chắc hơn là ảnh thật sự muốn làm đúng, còn cái móng quan hệ lớn là đề phòng trường hợp bị quậy thôi.

Nếu anh ko có móng mà anh từ chối họ thì dễ bị hồi mã thương. Lý do chỉ tiếp báo chí ở phòng họp của ảnh:
1. Báo chí ko có tên trong Danh sách Đoàn kiểm tra.
2. Nhà báo được quyền tự do hành nghề theo Luật báo chí: OK, nhưng Cty chỉ có trách nhiệm cung cấp cho Nhà báo các thông tin ko thuộc về Bí mật mật Nhà nước, Bí mật đời tư và Bí mật kinh doanh.
3. Ảnh chỉ được CEO ủy quyền để tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra, cung cấp thông tin và hồ sơ cho Đoàn kiểm tra, có ý kiến và ký vào Biên bản làm việc, ký vào Thư giải trình, ký vào Biên bản vi phạm hành chính.
4. Ảnh ko được CEO ủy quyền để cung cấp thông tin cho báo chí. Báo chí cần cung cấp thông tin gì thì cứ list ra để Cty xem đó có thuộc về Bí mật kinh doanh không. Nếu không thuộc diện này thì Cty sẽ cung cấp bằng văn bản cho Nhà báo. Tuy nhiên, trong phạm vi ủy quyền và trong khả năng tốt nhất thì ảnh sẽ cung cấp 1 phần các thông tin mà Cty đã xác định là ko thuộc về Bí mật kinh doanh (Cái này là để xoa dịu Nhà báo chút đỉnh thôi).
5. Luật tiếp cận thông tin chỉ đề cập nghĩa vụ của CQNN thôi, ko áp dụng cho DN.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Như vậy có thể nói là KG sai hoàn toàn rồi. KG quá coi thường đoàn kiểm tra. Cảm ơn anh @civic habanero nhiều.
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
@thuanpham - đúng rồi ... nhưng nói chung là kết cục quá nhẹ nhàng cho KG Chỉ vi phạm hai lỗi nhỏ (http://plo.vn/suc-khoe/giam-doc-kieu-giang-noi-ve-vu-1029-kg-phu-gia-790107.html)

Thứ nhất: Sử dụng khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại. Cụ thể có ruồi trong khu vực chế biến; sàn nhà khu vực chế biến gạch vỡ, bong tróc.
Thứ hai: Sử dụng người lao động có mang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ đối với vi phạm dưới 10 người. Cụ thể tại thời điểm kiểm tra có năm nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không mang khẩu trang.
Biên bản vi phạm hành chính về ATTP không đề cập đến 1.029 kg phụ gia thực phẩm.

Ông chủ lo ôm đồm quá nên không kịp xuất trình chứng từ nguồn gốc phụ gia:
Ngày 5-8 tôi đi Mỹ. Hai ngày sau (7-8), cơm tấm Kiều Giang nhận được thông báo lịch kiểm tra của Ban Quản lý ATTP TP.HCM. Đến ngày 21-8, Đội Quản lý ATTP liên quận 2, 9 và Thủ Đức đến cơm tấm Kiều Giang kiểm tra. Toàn bộ chứng từ nguồn gốc liên quan 1.029 kg phụ gia thực phẩm (gồm đường, muối, bột ngọt) tôi giữ.
Thời điểm đoàn đến kiểm tra thì tôi đang còn ở Mỹ. Do vậy, người đại diện không thể cung cấp được chứng từ
. Ngày 24-8, tôi trở về Việt Nam và cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc 1.029 kg phụ gia thực phẩm. Sau khi đối chiếu, Đội Quản lý ATTP liên quận 2, 9 và Thủ Đức xác định hồ sơ hợp lệ. Do vậy, cơm tấm Kiều Giang không vi phạm về phụ gia thực phẩm.

Bài học quá sơ đẳng mà ông chủ rút ra:
Bài học mà cơm tấm Kiều Giang ghi nhớ là phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đoàn kiểm tra yêu cầu.

Lời bàn của Mao Tôn Cương và Kim Thánh Thán:

BÀI HỌC LỚN HƠN:
Sơ xuất quên 1 Đồng tiền phòng bệnh, phòng cháy (Ko chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Đoàn kiểm tra yêu cầu trước đó 2 tuần)
Kết quả là phải tốn cả 1 Đống tiền chữa bệnh, chữa cháy
===> Bài học sơ đẳng Ông chủ rút ra là là giữa 1 Đồng tiền1 Đống tiền nó chỉ khác nhau 1 Cái Dấu Sắc Huyền hoy!