Làm nghề xây dựng cần phải biết gì ?

Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát. Như vậy, vai trò của tư vấn giám sát xây dựng là:

– Đảm bảo toàn bộ quá trình thi công xây dựng được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế. Giám sát và kiểm tra toàn bộ hoạt động trên công trường xây dựng.
– Kiểm tra và giám sát liên tục để kịp thời xử lý các chi tiết kết cấu công trình mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Khi công trình gặp sự cố hay sai sót trong quá trình xây dựng, Người tư vấn giám sát thi công xây dựng sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế kiểm tra đánh giá tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để xử lý các sai sót tại hiện trường.
 
Chủ thớt nêu ra vấn đề này là ý gì nhỉ, chưa rõ lăms.
Tư vấn giám sát nhiều cái chuyên sâu, chi tiết của các vật tư hoàn thiện, vật tư mới xuất hiện trên thị trường còn chưa thông dụng, nhiều khi còn hỏi ngược lại nhà thầu.
 
  • Haha
Reactions: congtyxaydunguytin

congtyxaydunguytin

Thành viên cơ bản
2/7/19
2
2
www.songnam.net
Chủ thớt nêu ra vấn đề này là ý gì nhỉ, chưa rõ lăms.
Tư vấn giám sát nhiều cái chuyên sâu, chi tiết của các vật tư hoàn thiện, vật tư mới xuất hiện trên thị trường còn chưa thông dụng, nhiều khi còn hỏi ngược lại nhà thầu.

Nếu muốn biêtết rõ chi tiếtvề tư vấn giám sát là gì ? bạn có thể vào web minh tìm hiểu nhé http://www.songnam.net/Dich-vu-va-Du-an/Tu-van-giam-sat/48
Thks bạn đã góp ý
 
  • Like
Reactions: raovattoantam01

dutoanct

Thành viên cơ bản
24/12/15
8
4
Các chế không thấy là dạnh mục chưa phân loại àh,
Spam như bạn thì công ty uy tín cái nỗi gì trời?
Hãy để những bài viết của mình có giá trị với cộng đồng, đấy là uy tín của bạn, chứ không phải đi rải thảm quảng cáo khoe công ty tên là UY TÍN thì cộng đồng tin rằng đó là công ty UY TÍN
Mấy giờ rồi ? Mấy tuổi rồi mà còn non nớt như trẻ con vậy?
 

Wetek

Thành viên cơ bản
Các loại thép hình chất lượng, phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thép xây dựng khác nhau. Do đó, thép hình các loại cũng ngày càng được đa dạng và phong phú. Vậy bạn đã biết nên sử dụng loại thép hình nào là chất lượng và phổ biến nhất hiện nay chưa? Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
1/ Thép hình U
Thép hình U được sử dụng rất rộng rãi hiện nay. Đây là dòng sản phẩm thép hình rất được ưa chuộng bởi những ưu điểm, vượt trội sau:
+ Không bắt lửa (chống cháy)
+ Hiệu quả về chi phí với giá xà gồ khá bình dân
+ Chất lượng ổn định, không bị võng, cong, oằn hay vặn xoắn
+ Siêu nhẹ, bền, chắc
+ Thân thiện với môi trường
+ Không mục, không rỉ sét, chống mối mọt, côn trùng 100%
Thép hình U sẽ phát huy được những ưu điểm của mình khi được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng. Xà gồ U là loại thép chống rỉ nên chuyên làm nhà khung, làm mái. Xây dựng nhà tiền chế, nhà xưởng, xây dựng cầu đường, trong ngành cơ khí chế tạo, …
2/ Thép hình V
Thép hình v là thép hình có hình dạng giống chữ V in hoa trong bảng chữ cái. Thép còn có tên gọi khác là thép góc, thép hình chữ v.
Thép có hai loại: Thép đen và thép mạ kẽm nhúng nóng. Thép V có rất nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau phù hợp với từng vị trí và mục đích sử dụng. Chủng loại: V50, V60, V63, V70, V80, V90, V100, V120, V130…
Thép hình V sở hữu nhiều lợi thế như: Bền vững, cứng cáp, chịu lực cao và chịu được những rung động mạnh. Sản phẩm này có khả năng chịu được những ảnh hưởng từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm… Ngoài ra sản phẩm còn có độ bền trước hóa chất.
3/ Thép hình H
Thép hình chữ H sẽ phát huy được những ưu điểm của mình khi được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng. Kết cấu nhà tiền chế, thùng xe, khung sườn xe, bàn ghế nội thất. Tháp ăng ten, cột điện cao thế và các loại hàng gia dụng khác.
Thép hình H có đặc tính cứng vững, chắc chắn và bền bỉ. Vì vậy có cường độ chịu lực cao và chịu được những rung động mạnh. Thép hình chữ H có thể tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Với những tác động của hóa chất hoặc nhiệt độ.
Trên đây là một số loại thép hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bạn nên chọn cho mình một số mẫu thép hình xây dựng chất lượng và phù hợp nhất với công trình của mình. Để đảm bảo về độ cứng, độ bền cũng như tuổi thọ cho cả công trình.
 

suakhoahungthinh

Thành viên cơ bản
2/11/19
2
0
Vật liệu xây dựng – cụm từ này có lẽ đã rất quen thuộc. Ai cũng đã từng nghe qua. Nhưng vật liệu xây dựng gồm có những loại vật liệu gì, chắc chắn sẽ có nhiều người không trả lời được. Hãy cùng Sỹ Mạnh giải đáp hết tất cả những thắc mắc về chủ đề này thông qua bài viết sau nào.
Sắt thép xây dựng
Sắt thép xây dựng là một loại nguyên vật liệu cực kì quan trọng đối với công trình xây dựng. Nó quyết định độ bền vững, sang trọng và trường tồn đối với mọi công trình.
Thép xây dựng được ứng dụng để: đổ mái, đổ bằng, đổ cột...
Việc lựa chọn đúng loại thép xây dựng phù hợp sẽ tạo nên tính thẩm mỹ, độ bền chắc chắn cao và đặc biệt giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Định nghĩa thép xây dựng: Thép xây dựng là hợp kim của sắt, thành phần chính là sắt (Fe), cacbon (C) chiếm từ 0,02% đến 2,06% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác nữa.
Sự kết hợp giữa sắt và các nguyên tố hóa học này làm tăng độ cứng, độ dẻo, độ chịu lực của thép.
Cát xây dựng
Cát xây dựng là một loạt vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên – dạng hạt. Các hạt cát xây dựng bao gồm các hạt đá và các khoáng vật có kích thước nhỏ và mịn.
Kích thước của hạt cát có đường kính trung bình nằm trong khoảng 0,0625 mm đến 2 hoặc kích thước đường kính trung bình nằm trong khoảng 0,05 mm đến 1 mm.
Phân loại Cát xây dựng
Dựa vào mục đích sử dụng, cát xây dựng có thể chia thành các loại sau:
  • Cát hạt lớn: dùng đổ bê tông.
  • Cát hạt trung: xây tường và tô tường.
  • Cát hạt mịn hoặc cát đen: chỉ dùng để san lấp nền móng.
Đá xây dựng
Với sự phát triển tiên tiến, con người đã biết vận dụng đá dùng làm trong các công trình xây dựng. Có thể nói “đá” là một trong những sự lựa chọn số một đối với các trông trình xây dựng. Đá xây dựng được chia làm nhiều loại khác nhau theo tính chất, đặc điểm riêng – có thể phân ra làm 2 loại là đá tự nhiên và đá nhân tạo.
Vậy chúng ta có thể hiểu, “đá xây dựng” là những loại đá được sử dụng hay có thể ứng dụng vào các công trình xây dựng.
Xi măng
Xi măng được hiểu là chất kết dính thủy lực. Tồn tại ở dạng bột mịn màu đen xám, là sản phẩm nghiền mịn của Clinker xi măng với những phụ gia khác theo tỷ lệ thích hợp.
Khi được trộn với nước và cát, đá, nó sẽ thiết lập và cứng như đá ngay lập tức, bền, chịu đựng các tác động từ bên ngoài rất tốt như: mài mòn, thời tiết, chấn động,…
Xi măng được tạo thành từ cách nghiền mịn Clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi cho xi măng tiếp xúc với nước thì sẽ xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng.
Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Trên đây là các loại vật liệu xây dựng thường được sử dụng hiện nay. Nếu các bạn có thắc mắc gì hoặc muốn mua các vật liệu xây dựng giá rẻ chất lượng thì hãy liên hệ với Sỹ Mạnh chúng tôi.
 
Trong các dự án kiến trúc, tư vấn địa phương (local consultant) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhiệm vụ chính của tư vấn địa phương là triển khai hồ sơ thiết kế dựa trên ý tưởng của tư vấn chính, chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng theo quy chuẩn Việt Nam, đồng thời giám sát, quản lý dự án.

Trong quá trình thực hiện ý tưởng, đơn vị tư vấn chính sẽ thực hiện các công việc chuyên môn, tạo nên ý tưởng kiến trúc, nguyên lý quản trị tốt. Bên cạnh đó luôn cần đến tư vấn địa phương để triển khai chi tiết các ý tưởng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý trong suốt quá trình thực hiện.

Thông thường, trong các dự án quy mô lớn như các khu đô thị, tổ hợp cao tầng, khách sạn… cần ý tưởng quy hoạch, kiến trúc hay nội thất đặc biệt, chủ đầu tư sẽ tìm đến phương án thuê tư vấn quốc tế và tư vấn địa phương cùng thực hiện.

Các công ty được lựa chọn trở thành tư vấn địa phương phải đạt nhiều tiêu chuẩn khắt khe như thành thạo chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Các dự án thực hiện thường là các dự án lớn, tổng mức đầu tư cao, chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thực hiện dự án có quy mô tương tự như một tiêu chí bảo chứng tin cậy.

Tư vấn địa phương là một trong số những hạng mục công việc các kiến trúc sư SONG NAM đang thực hiện. Trong quá trình làm việc, đội ngũ kiến trúc sư SONG NAM ngày càng phát triển nhờ việc tích lũy kinh nghiệm, trao đổi, học tập kiến thức chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của chủ đầu tư, tư vấn nước ngoài.

Một số dự án SONG NAM phối hợp thiết kế trong vai trò tư vấn địa phương như:

– Vinacomin Tower ( 18 tầng + 4 hầm): là công trình văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi cao cấp với kết cấu khung vách, sàn dự ứng lực, 4 tầng hầm để xe và bãi đậu trực thăng trên mái. Trong cao ốc này còn có nhà hàng và siêu thị mini. Để tạo giao thông thuận lợi cho sảnh đón, công trình sử dụng hệ dầm chuyển vượt nhịp 16m đỡ toàn bộ 16 tầng bên trên. Mặt tiền công trình là kính cường lực được treo vào hệ khung đỡ với biểu tượng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm tôn vinh nét kiến trúc của thời đại.

– Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San (217.8 ha): đây là dự án du lịch trên sườn núi đá vôi ở mũ Kê Gà, thành phố Nha Trang được thiết kế với toàn bộ biệt thự và resort hướng ra biển. Vấn đề đào đắp được tính toán cân bằng cục bộ cho từng căn nhà và tổng thể dự án.

– Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (36 lỗ, 173 ha): Với dự án này, Song Nam đã giải quyết bài toán thoát nước mặt sân golf trong vòng 5 phút sau bất kỳ cơn mưa lớn nhất nào. Điểm đặc biệt của sân golf này là ở giữa triền núi và biển nên các sân golf được thiết kế với địa hình khác nhau: núi, đồng bằng và ao hồ là cho ngưới chơi có những trải nghiệm và thách thức cực kỳ thú vị.


Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San


Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San

Liên hệ Tư vấn thiết kế:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
  • Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
  • Hotline: 0769 861 168
  • Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 – Fax: + (84.28) 35 265 269
  • Email: songnam09@gmail.com
  • Website: songnam.net
 
Công tác tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm lập dự án tư vấn đầu tư, thiết kế ý tưởng, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công.

Phạm vi công việc: Tư vấn thiết kế kết cấu TỔ HỢP CAO ỐC XI GRAND COURT

Phạm vi công việc: Tư vấn thiết kế kết cấu TỔ HỢP CAO ỐC XI GRAND COURT

Cùng với đó là sự phối hợp của các bộ môn quy hoạch, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hạ tầng, phòng cháy…​

Vai trò

  • Khảo sát hiện trạng, phác thảo ý tưởng thiết kế.
  • Tư vấn giám sát nội dung theo mong muốn của chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cả về công năng và thẩm mỹ của công trình.
  • Đưa ra quy hoạch tổng thể và thiết kế ý tưởng cho dự án.
  • Thiết kế kỹ thuật cơ sở hạ tầng, bao gồm tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, M&E
  • Lập tổng mức đầu tư dự án
  • Giám sát thi công xây dựng công trình
Quy trình thực hiện

Bước 1: Lên thiết kế ý tưởng

Sau khi nhận bài toán từ chủ đầu tư, các kiến trúc sư sẽ tiến hành thu thập thông tin hiện trạng, khảo sát địa hình và địa chất trước khi bắt tay vào thiết kế. Trao đổi với chủ đầu tư để xác định rõ nét tiêu chí, phong cách, phù hợp với mục đích sử dụng, sau đó lên những ý tưởng ban đầu cho dự án.

Đề xuất giải pháp thiết kế, bao gồm các ý tưởng cảm hứng, định hướng về tương lai và các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, nội thất, cảnh quan, chiếu sáng, sử dụng vật liệu kết cấu, M&E, đưa ra tổng mức đầu tư.

Bước 2: Thiết kế cơ sở

  • Khi hồ sơ thiết kế ý tưởng được duyệt, các kiến trúc sư thiết kế sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện các giải pháp thiết kế.
  • Tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư và tính toán tổng mức đầu tư.
Bước 3: Quy trình thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công

  • Triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công
  • Triển khai thuyết minh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
  • Lập chỉ dẫn kỹ thuật và chi tiết dự toán.
Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình

Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình thi công cho đến khi công trình hoàn tất.
 
Kết cấu xây dựng của nhà chung cư cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD, yêu cầu đối với kết cấu của nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:

1. Kết cấu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và khai thác sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

– An toàn chịu lực: phải thiết kế kết cấu và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt) được lấy theo QCVN 02:2009/BXD.

– Khả năng sử dụng bình thường: phải duy trì được điều kiện sử dụng bình thường, không bị biến dạng và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình.

– Đảm bảo khả năng chịu lửa: Các kết cấu, vật liệu kết cấu của nhà phải đảm bảo yêu cầu về tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy theo QCVN 06:2021/BXD.

– Tuổi thọ thiết kế:

+ Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).

+ Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.

+ Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

yêu cầu về kết cấu xây dựng của nhà chung cư hiện nay


2. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu:

– Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

– Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.

3. Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thống kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm, phải đáp ứng được các yêu cầu:

– Đảm bảo an toàn chịu lực và ổn định.

– Đảm bảo độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhiệm vụ thiết kế và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

– Đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công móng và tầng hầm.

4. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong quá trình thi công và khai thác sử dụng phải không được gây hư hỏng tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình lân cận.

5. Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.

Nguồn LAO ĐỘNG
 
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà công tác giám sát được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa quyết định.

Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi kiểm lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình gồm một số bước cơ bản như:

Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công: Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

thiet-ke-xay-dung-gom-nhung-gi.jpg


Giám sát từng hạng mục xây dựng: Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.

Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Đảm bảo tiến độ xây dựng: Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Quản lý giá thành xây dựng: Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.

Báo cáo định kỳ: Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.

Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình: Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng…

Thời gian qua, một số công trình quan trọng cấp Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp Quốc gia của quy trình nêu trên.

Giải pháp giám sát hữu hiệu, đảm bảo chất lượng công trình

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước; theo số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.