Lịch sử thương mại điện tử Việt Nam (tổng hợp từ chia sẻ của anh Nguyễn Việt Hùng)

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Nguồn của anh Nguyễn Việt Hùng


Bài 1: E-commerce thế hệ đầu tiên


Chúng ta có còn nhớ Vật Giá, người mở đường thị trường E-commerce thế hệ đầu tiên?

Chị Tôn Nữ Mai Hoa, sống ở gần ngôi Đình cổ hơn 300 năm ở làng Kim Long, thuộc mảnh đất Thần kinh xứ Huế… địa danh chị nổi tiếng với câu nói xưa rất là xưa của vua Thành Thái: “Kim Long có gái mỹ miều Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi”

Ngày ấy bây giờ, đất Kim Long là nơi con gái đẹp nhất nước Đại Nam, sau bao đời, người con gái Kim Long vẫn vậy, làn da mỏng như hơi sương sông Hương buổi sớm, mắt đen láy như đáy sông Hương, môi thắm mặn mà như ráng chiều đỏ rực óng ánh trên dòng sông Hương... dáng chị mảnh khảnh như cây liễu nhưng trông mạnh mẽ hiên ngang như đang gánh hai quả núi bên mình, chị ăn nói khéo léo, giỏi tài buôn bán nên chẳng mấy chốc đã mở được 03 cửa hàng thời trang ở nội thành

Rạng sáng ngày 20/8/2006 tiết trời mới vào đông, chị khoác chiếc áo Nike hàng fake loại Một, bắt chuyến xe Phi Long ra Hà Nội, rồi lên Lạng Sơn. Từ Lạng Sơn, theo mối lái, chị xuống Móng Cái. Từ Móng Cái chị thẳng tiến Thâm Quyến…

Đến nơi chị mới hỏi: “Lên đô thị xa hoa này chi vậy? Tui cần tới Quảng Châu mà???” “Chị bình tĩnh, ăn chơi chụp ảnh selfie rồi đi tiếp” - Hắn xẵng giọng

Chị điên hết cả tiết vì không biết tiếng Hoa đành thuê hắn, chị lắng lòng rồi cũng làm vài cái selfie về đăng facebook viết caption đi công tác xa nhà…

Cuối cùng, mối lái dẫn chị đến một cái xưởng, ngồi nghỉ uống trà. Một chập, quản đốc ra tiếp. Chị bắt đầu huyên thuyên. Chị cứ nói, hắn cứ dịch…

Chị chỉ vào hàng túi xách trưng trên kệ rồi nói, hắn quay sang hỏi Quản đốc: 那边的蓝色皮包价值多少钱?我想用自己的品牌外包吗?
Thôi nói tiếng Việt đi mấy đứa, ngộ gốc Lạng Sơn đây. [...]

Ngộ nói nghe, vấn đề không phải là cái túi xách kia giá bao nhiêu tiền mà vấn đề là chị muốn cái túi đó bao nhiêu tiền, còn bao nhiêu tiền không quan trọng. 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 1.000.000đ cũng được, chị sẽ nhận được những cái túi y hệt nhau, chất liệu là khác mà thôi, tất nhiên là bề ngoài giống nhau đến hơn 95% dù giá thành là 20000đ hay 1000000đ.

Chị có biết là ở Trung Hoa Đại Lục của Ngộ, ngành vật liệu mới (new material industry) dự kiến đến 2023 sẽ đạt 1000B USD không? Chị không phải lo về vật liệu. Chị hiểu hôn? Hiểu hôn? Chị Mai Hoa như mở cờ trong bụng, tiến hành đặt hàng và quay về ngay trong đêm. Về để mở thêm shop.

Ngày chị Hoa lên đường sang Trung Quốc cũng là ngày anh Nguyễn Ngọc Điệp đăng ký thành lập VN Price JSC, sau khi trở về từ Tokyo trước đó, mở ra giai đoạn đầu tiên của ngành E-commerce Việt Nam đúng nghĩa.

Không ai biết rằng, chị Mai Hoa là thượng đế của các nền tảng bán lẻ online đồng thời chị cũng là một trong những tác nhân chính làm cho bao nhiêu công ty phải đóng cửa. Không ai biết rằng, chính chị mới là key factor của ngành E-commerce Việt Nam. Có lẽ, chị đẹp nên quyền năng của chị là rất lớn.

Trở về Huế sau khi dạo chơi ở Hàng Châu, chị thuê thêm mặt bằng, trang trí cửa hàng, cửa hiệu… bẵng đi một năm sau thì đã có 5 cửa hàng. Chi bắt đầu tuyển người làm SEO và đăng ký “Gian hàng đảm bảo” trên

1. Vatgia - Ước mơ vẫn còn dang dở

Dồn tổng lực hơn một năm trời, Vatgia.com ra đời vào tháng 7 năm 2007. Để cổ động cho đội ngũ của mình, anh Điệp dán quotation của Sam Walton lên tường làm kim chỉ nam hành động: “Trong công ty chỉ có một ông chủ duy nhất, đó là khách hàng. Khách hàng có thể đuổi việc bất kỳ ai từ giám đốc đến nhân viên chỉ bằng một hành động đơn giản: mua hàng của công ty khác"

Vatgia, đặt slogan là “Thiên đường mua sắm” bắt đầu khởi binh. Không ai khác ở Việt Nam, chính Vatgia và anh Điệp là người đem đến định nghĩa về B2C, B2B, B2B2C, C2C… khi học hỏi từ mô hình Rakuten. Vatgia tập trung vào một mục tiêu duy nhất, xây dựng “gian hàng” cho những người như chị Mai Hoa và hàng trăm ngàn shop bán lẻ, bán sỉ bán buôn khác. Các xưởng gia công, nhà máy sản xuất đều đăng ký gian hàng trên Vatgia.

Người Việt Nam bắt đầu mua hàng qua mạng… Chị Mai Hoa bắt đầu thu tiền từ khách hàng miền Nam.

IDG Venture Capital là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, rót tiền vào Vatgia… điều này là bệ phóng giúp đẩy Vatgia lên như diều gặp gió, nhảy lên Top10 (Theo Alexa) Việt Nam sau 5 năm hoạt động, 2012.

Có thể nói, mô hình của Vatgia tương tự như Rakuten của Nhật, đó là tất cả những gì mà Vatgia mong muốn đạt tới, tuy rằng đến nay, sau 13 năm, ước mơ vẫn còn dang dở.

2. VNG - Kẻ thua cuộc ở cuối đường hầm

Ở Vietnam ai chơi game hay làm tech startup đều biết đến Vinagame và Lê Hồng Minh, có thể những người như chị Mai Hoa là ngoại lệ… Chị chỉ quan tâm là có bao nhiêu nền tảng bán hàng và bao nhiêu người trả tiền cho chị, lỗ cũng bán chứ nhất quyết không để hàng tồn kho. Chị chẳng biết đến pricing strategy nhưng phá giá là nghệ thuật bán hàng của chị…

Không một game thủ nào không biết đến Vinagame. Vinagame thành công bậc nhất Việt Nam. Đến khi chuyển thành VNG và đầu tư vào ngành E-commerce thì VNG đi từ thất bại này đến thất bại khác…

Cùng thời gian Vatgia ra đời, 123mua.vn ra mắt. 123mua cũng là một mô hình marketplace tương tự như Vatgia. Không hiểu sao VNG thích làm branding với tiếp đầu ngữ 123- như 123mua.vn, 123(.)vn, 123phim.vn, 123pay.vn… đấy là cách làm hoàn toàn sai lầm khi đặt brandname như vậy vì ai cũng có thể ghép được, xuôi cũng được, ngược cũng hay nên cuối cùng, không có một nét khác biệt nào…

Sau khi chạy 123mua.vn khoảng đôi ba năm thì VNG tiếp tục cho ra mắt 123(.)vn để phát triển B2C, hòng đẩy revenue stream cho 123mua, hình như 123(.)vn hoạt động được hơn 01 năm thì đóng cửa, bặt vô âm tính, bây giờ google cũng không có thông tin gì còn sót lại.

Từ 2010 trở đi thì VNG lên kế hoạch 5 năm cho thị trường TMĐT, thị trường estimate vốn hóa gấp 4.5B / 250M = 18 lần thị trường game online vốn đang làm trùm. Nhưng đây không phải là cuộc chơi của VNG, không phải là domain expertise của VNG, mà là của Rocket Internet lúc bấy giờ.

123mua dù có ra chức năng như “đấu giá ngược” học theo mô hình của Ebay nhưng failed, lý do là những local & online retailers như chị Mai Hoa đánh bay tất cả mọi tính toán về margin và pricing strategy của các mô hình TMĐT...

Sau khoảng 7 năm khai phá thị trường, không biết VNG đốt bao nhiêu tiền mà kể, để rồi bán hết mảng e-commerce cho FPT với cái giá hời nhất lịch sử của thời kỳ hậu Đổi Mới Việt Nam… Giờ là lúc VNG ngừng cuộc chơi và chuyển giao cho,

3. Sendo - chú lính chì dũng cảm

Tháng 9 năm 2012, khi Vatgia chễm chệ ngôi vương thì FPT rót khoảng 5M USD vào Sen Đỏ và Sendo.vn ra đời.

Hai năm sau, FPT quyết định chơi lớn và đến gõ cửa VNG…

“Hey, chú đốt tiền đến bao giờ nữa chứ, cuộc chơi này không dành cho chú, cost of operation lớn như vậy mà revenue stream thì không có, sắp tới bao nhiêu là ông lớn nhảy vào thì “gian hàng trả phí” coi như bỏ, chú phải làm sao? VNG của chú trùm game rồi, có cơ sở nền tảng tốt như vậy, chuyển qua tập trung topup, airtime để sau này làm thanh toán online… Anh hỏi chú, e-commerce trọng ở đơn hàng, cần cái payment gateway, giao hết e-commerce cho anh, sau này mảng thanh toán là của chú.
VNG nghe thuận tai, hét giá, “20M USD thì nói chuyện ha”.

“Uầy, gian hàng chú có hơn 2 vạn, trả phí ngót nghét mấy trăm, sắp tới coi như bỏ, người ra kẻ vào chưa tới 6 triệu… so với internet user có đáng là bao? Chú đốt bao nhiêu anh không rõ nhưng nếu anh mua về thì chỉ có cái vỏ mà không có cái ruột, còn data thì hai bên cùng hưởng. Giỏi lắm anh convert được khoảng 10%, phần còn lại gọi điện mốc mồm được thêm chục % nữa, subscriptions thì coi như bỏ. Giờ vầy, lãnh đạo cho anh 250k USD đến thương thảo. Nói nhiều mệt, anh đưa chú hết và thêm cái ghế shareholder. Chú lo mảng game, thanh toán. Anh bỏ, không bao giờ làm game nữa mà tập trung vào education. Chú thấy hợp lý không? VNG nghe thuận tại, đáp “Ờ”
[Đoạn này là mình nói chứ FPT không nói vầy]

Sáu tháng sau, Sendo thông cáo báo chí nhận vốn đầu tư của Nhật, tách khỏi FPT Online, lên kế hoạch đánh Rocket Internet.

4. Rocket Internet - Phân định thị trường, dẫn đường chỉ lối

Rocket Internet (RI) là đế chế clone các công ty online, sáng lập bởi ba anh em người Đức, họ là Samwer. Kế hoạch của Rocket Internet rất capitalism: “Clone - Operation - Exit”.

Rocket Internet tập hợp một network các nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới, gom tiền lại và phân chia thị trường, 10 phần hết 6 phần money laundry nên tiền rơi như lá ổi trước hiên nhà chị Mai Hoa.

Mô hình online nào đã thành công trên thế giới, coi như casestudy thì clone, sau đó operate tại các thị trường bản địa, khi mở thì đồng loạt tổng tấn công, sau đó tìm đường exit. RI không quan tâm là triển khai bao nhiêu dự án, đốt bao nhiêu tiền. Vấn đề RI quan tâm là: Capital raise được từ round sau cao hơn round trước bao nhiêu và tỷ lệ % thấp hơn bao nhiêu?. Nếu không tìm đường exit thì shut down thằng nào?

Đầu xuân Nhâm Thìn 2012, Zalora và Lazada chính thức enter vào thị trường Việt Nam, đặt đại bản doanh ở Sài Gòn.

Có hai câu nằm lòng của Rocket Internet khi nhảy vào thị trường nội địa: On internet, if you can’t invent something, just clone it. On internet, either you are number one or no one.

Khi vào Vietnam, strategy của Zalora là: “Đến mùa mưa, cả Việt Nam phải biết đến Zalora”. Còn Lazada: “Sau 6 tháng, người Việt Nam phải biết đến Lazada”.

Với chiến lược như vậy thì hai ông này chỉ biết đến KPI là burn-rate.

Sau Zalora, Lazada lần lượt các dự án như Foodpanda (Food delivery), Carmudi (Automobiles marketplace) Easy-Taxi (ride-hailing platform) ra đời…

Zalora chạy từ 2012 đến 2016 thì bán lại cho Central Group (Thailand), sau đó đổi tên thành Robins, là tên thương hiệu bán lẻ các shopping center của CG. Mình không hiểu sao Central mua Zalora rồi đổi tên thành Robins để làm gì? Hai lĩnh vực tưởng thì merge lại được nhưng thực ra là khác nhau hoàn toàn.

Năm 2016, Alibaba chi 1B USD mua toàn bộ Lazada Đông Nam Á, trong đó có Lazada Vietnam.

Trong thời gian đó thì Foodpanda thua lỗ, bán lại cho Vietnammm với giá như cho. Easy-taxi đóng cửa. Carmudi thì thả nổi trên thị trường, cứ floating không bờ không bến.
Rocket Internet chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam từ mùa mưa 2016, một đi không trở lại.

Rocket Internet đến hiên ngang và ra đi êm thấm. RI đã đưa ra định nghĩa “đốt tiền” đúng nghĩa tại Việt Nam, sau này các nhà startup mới biết đến khái niệm này và thường nói: “Burn-rate nhiêu? Tháng đốt nhiêu? Chà, lại là bài toán đốt tiền.”

Rocket Internet, có thể nói, đã chỉ cho thị trường Việt Nam hiểu E-commerce hoạt động bài bản là như thế nào. Còn các trường đại học Việt Nam mãi về sau, khoảng 2016, mới bắt đầu thành lập các Khoa về Thương mại điện tử chuyên ngành.

Rocket Internet mở ra cánh cửa cho rất nhiều doanh nghiệp trong nước, điển hình là:

5. Project Lana - Đã có kẻ chỉ đường vẫn lầm đường lạc lối

Rất nhiều trang media portal của Vietnam nghĩ rằng khi có nền tảng nội dung với cộng đồng lớn sẽ dễ dàng làm bàn đạp để xây dựng các dự án khác nhưng đó là một sai lầm với cách nghĩ. Bạn sở hữu data của user nhưng không bao giờ sở hữu được họ, không bao giờ sở hữu cảm xúc và lý trí của họ. Nhiều người nói data là gold nhưng thực sự mấy ai hiểu?

Mình sẽ viết về user ownership khác với data ownership như thế nào sau...

Trước tình hình phát triển của Rocket Internet, các ông lớn nội địa không khỏi nóng mặt và rần rần lao vào cuộc chơi.

Webtretho được đầu tư và backed bởi Quỹ IDG lập ra dự án gọi là “Project Lana” đồng loạt deploy 03 websites thương mại điện tử: Beyeu.com (Lĩnh vực mẹ và bé), Lamdieu.com (Lĩnh vực làm đẹp), Foreva.com (Lĩnh vực thời trang, ngành hàng lingerie).

Mình không biết là ai tư vấn cho Webtretho làm như vậy, không hiểu về thương mại điện tử thì đi clone, không hiểu thì đi hỏi và học để rồi xây dựng chứ đã không có domain expertise lại cắm đầu mà làm. Launch 01 dự án đã khó rồi đằng này chơi hẳn 03 cái cùng lúc??? What the f*ck were you doing?

Rạng sáng ngày 5 tháng 11 năm 2015, beyeu.com, dự án tiềm năng và lớn nhất của Project Lana, chính thức đóng cửa với một thông điệp tê tái lòng ở landing page: "Ecommerce requires lots of money. Many companies will decide to stop burning. Good luck to the rest who are still trying"

Người nào viết câu này là một nhân tài. Người này có hiểu biết chuyên môn cao, nhưng vì cấp trên “kém” nên đau lòng mà viết. Bạn nào biết ai viết câu này xin giới thiệu giúp để mình following, hi vọng được mời cốc cà phê nói chuyện chơi.

Đau hơn cả Lana là,

6. VCCorp - Đứa con chưa bao giờ được deploy, Zamba

VCCorp sở hữu một số dự án TMĐT như: Muachung: clone mô hình Groupon là mua chung theo nhóm nhưng không sớm thì muộn cũng ra đi vì những người như chị Mai Hoa sẽ kill mô hình này sớm ở Việt Nam. Tốt nhất là nên đóng cửa sớm. Enbac, Rongbay: Hai trang này hình như ban đầu là trang diễn đàn rao vặt, dẫn đầu thị trường miền Bắc, còn trong Saigon có 5giay, Nhattao… Hai trang này của VCCorp có tồn tại giỏi lắm 2 năm nữa. Hoặc coi như thả nổi trên internet. Eat.vn cùng thời với Foodpanda, Vietnammm nhưng sau đó cũng failed. Vì mô hình này không monetize được.

Từ cuối 2013, VCCorp quyết định chơi lớn, gom hết các dự án lại và lập ra Zamba.vn. Nhưng Zamba.vn lại là đứa con mãi mãi không ra đời vì VCCorp chùn bước. Chắc là ngồi build core hệ thống mất 2 năm, dàn lãnh đạo thì già cỗi, không hợp với thế sự.

Hai năm sau, cuối đông Hà Nội năm Bính Thân 2016, không khí ảm đạm lạnh lùng, trời mây xám xịt, anh em ngồi thấy các dự án TMĐT khác tèo hết nên quyết định ngưng, truyền thông ra nói rằng Zamba chỉ là cái tên của khối thương mại điện tử thuộc VCCorp, mà theo mình thấy, khối TMĐT chẳng có 01 dự án nào có thể tồn tại sau 02 năm nữa cả (2021) nên mình đoán, ngày ấy, Zamba.vn là dự án ấp ủ của VCCorp, thế nên mới nói Zamba là đứa con mãi mãi không bao giờ được deploy của VCCorp.

Một câu chuyện buồn! Buồn hơn cả,

7. Lingo - Key takeaways là bài học về nhà đầu tư Lingo được VMG, một công ty truyền thông, xây dựng và trình làng vào tháng 8/2011. Sau đó được Yellow Star Investment đổ tiền vào, chính thức hoạt động mạnh từ Quý 1 2014. Thời điểm lúc bấy giờ, ai có tiền mà làm TMĐT đều đặt tham vọng lớn, và dự án nào cũng xây dựng một thông điệp là “Nền tảng thương mại điện tử Số 1 Việt Nam”. Ở Việt Nam, người làm về thương hiệu rất ít, hiểu biết sâu về branding lại càng ít hơn, nhưng căn bệnh của người Việt Nam là luôn nghĩ cái gì mình cũng giỏi, cũng hay, cái gì cũng biết thế nên chỉ biết cái ngọn, không nắm cái gốc. CTO thì lo Tech, CEO thì lo vận hành, nếu không biết về branding thì đi thuê agency họ làm… Lingo cũng như các nền tảng marketplace khác, trống giong cờ mở “Số 1 Việt Nam” mà ai cũng “số 1 Việt Nam” không lẽ Việt Nam tách ra mỗi nơi một khu tự trị?

Lingo tiếp tục gọi vốn từ MAJ Capital, nghe đâu được vài triệu. Đẩy mạnh đến tháng 8 năm 2016 thì MAJ đập bàn tuyên bố ngưng rót vốn. Tiền là mạch máu của doanh nghiệp, cắt một phát thì anh em ra đường. CEO cùng gần 300 anh em Lingo ký tên kiện nhà đầu tư. Nhưng không thành, bài học key takeaways cho CEO cũng như cộng đồng startup Việt Nam là hãy cẩn thận với “nhà đầu tư”, “cổ đông ưu đãi”, “cổ phiếu chuyển đổi”... Nhà đầu tư một khi là cổ đông ưu đãi hoặc nắm hơn 51% cổ phần thì co-founders & CEO cũng như một employee, lên thớt ngay khi không đạt KPI.

Các startup co-founders nên học điều này để tập trung mà làm, việc ai nấy làm, đoàn kết. Cổ phần là cổ phần, công việc là công việc, đã chốt rồi thì cứ thế mà làm, không tị nạnh nhau. Có 100% shares của công ty failed cũng không bằng 1% shares của công cty gọi được vốn khủng...

Câu chuyện CEO Lingo và cộng sự đáng thương bao nhiêu thì câu chuyện của CEO Deca cũng đáng mến bấy nhiêu,

8. Deca - Không lấy đà, giậm chân và nhảy.

Tháng 9 năm 2014, dự án thương mại điện tử Deca.vn ra đời với resource của 24h.com.vn, đến 31/12/2015 thì đóng cửa. Lý do chính chắc chắn là cutloss của một bài toán đầu tư. Deca easy come, easy go như một phép thử của một nhà capitalist. Deca ra đời cũng lấy thông điệp là nền tảng marketplace số 1 Việt Nam nên giậm chân và nhảy chứ không chạy đà. Đường trường xa vợi, mãi mãi không bao giờ có thể all-in.

Deca có thể coi là khá lớn, tất nhiên là không so với các ông lớn được, nhưng như thế là okay rồi. Khi đóng cửa CEO viết tâm thư đăng Facebook, anh em startup đều đồng cảm và thấu hiểu câu chuyện của một vai trò.

9. Nhommua - Người thoái vị tự nhiên hợp thời

Nhommua ra đời từ rất sớm vào năm 2009, xây dựng mô hình kinh doanh như Groupon, mua chung theo nhóm. Đến năm 2012 thì lình xình ban lãnh đạo nên out hết, bán lại cho Cungmua. Cungmua hoạt động thăng hoa cho đến khoảng năm 2016 thì bắt đầu đi xuống. Nhommua là người khai phá thị trường, sau đó là hàng loạt dự án clones ra đời như Hotdeal, Muachung, Cungmua, Cucre (Của Vatgia, đóng cửa vào năm 2015)

Những dự án mua chung theo nhóm này không sớm thì muộn sẽ đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình hoặc trở thành 1 SME… Vì dù mua chung theo nhóm với giá rẻ hơn bằng cách chốt pre-orders trước nhằm secure một lượng đơn hàng tối thiểu cho suppliers cũng không thể nào rẻ hơn hàng của những người như chị Mai Hoa, dù bán lẻ chỉ 01 cái. Chị là chị bất chấp...

Dự là đến năm sau, 2020, thì tất cả các ông lớn đều đóng cửa hết, có chăng chỉ giữ lại mô hình bán vouchers theo niche market như Hospitality & Tourism.
[...]

Đến đây, tạm kết thúc giai đoạn một của thị trường E-commerce Việt Nam... (to be continued)

Bài 2: Chị Mai Hoa đã góp phần kill các mô hình TMĐT ở Việt Nam như thế nào?
Bài 3: E-commerce thế hệ hai và mobile commerce
Bài 4: O2O E-commerce, năm năm mới hình thành và nền tảng thế hệ 3.
Bài 5: Tương lai của e-commerce kết thúc, chỉ còn lại commerce.

Hùngkaka --------------------------

Tham khảo bài viết lại sạch sẽ hơn tại đây

 
  • Like
Reactions: FBNC

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Bài 2: Chị Mai Hoa, ba lần viếng quân sư núi Trúc Linh, xây dựng chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Nguồn

Sau chuyến đi để trở về từ Quảng Châu, Hàng Châu, Thâm Quyến chị lên kế hoạch hành động: Nghỉ chơi các nhóm bán sỉ bán buôn, bỏ luôn các chợ đầu mối, tập trung làm việc với các công xưởng của thế giới ở Trung Hoa Đại Lục.

Chị đặt gia công các thể loại chủng hàng, từ apparels cho đến accessories, vừa shoes vừa bags. Mỗi product category, mỗi product line chị lấy hàng nghìn SKUs, chia đều ra 05 cửa hàng. Ông trời phú cho chị cả tài cả sắc, làm ăn thuận buồm xuôi gió...

Mẹ chị thấy con gái dặm trường lao tâm lao lực, khuyên “Con à, thuyền to thì sóng lớn, con định làm cái chi nữa? Bao nhiêu là đủ?”

Chị đáp gọn lỏn “Con phải thay đổi ngành dệt may Việt Nam”.

Nhân viên sales Vật Giá, Sen Đỏ gọi điện nói cho chị về B2B2C, B2B, B2C… Nhân viên Zalora, Lazada kể chị nghe về đại dương xanh, rằng niche market, rồi thì one-sided marketplace, multi-sided marketplace, nào là sales campaign, promotion... Nhân viên Hotdeal, Nhommua, Cungmua nói chị nghe về sales margin, group-buying, minimum-buying… Chị cúp máy cái rụp, bụng nghĩ thầm, “Tao mệt”

Nếu người chị 75% là nước thì 25% còn lại là công việc, công việc ngày càng nhiều, chị lại không học hành bài bản e-commerce, business management... nên loạn.

Một hôm, chị than với con bạn “Việc nhiều tao mệt quá, cả thành phố sống chồng lên nhau, mà tình yêu thì không có, chắc bỏ luôn quá, về làng quê nuôi cá và trồng thêm rau”.

“Ở chân núi Trúc Linh, có anh quân sư hùngkaka, đẹp trai học giỏi, trên thông đạo trời, dưới thấu tình người, giữa nhân gian thì nhìn rõ sự đời. Tao từng lân la kiếm cớ nói chuyện, mỗi tội thấy nhà nghèo quá nên say bye luôn từ lần gặp đầu tiên”.

Sáng chủ nhật trời chớm thu đông, mưa bụi lất phất, gió heo may tràn về qua từng kẽ tóc, chị khoác lên mình bộ đồ thể thao Nike Dri-fit, chân đạp đôi Nike Air hàng Replica, băng qua ngõ đi tìm vị quân sư.

Nhác thấy dáng chị dập dìu bước tới, quân sư pha trà đợi sẵn, rồi mời chị tọa thiền, từ tốn ân cần hỏi: “Chị đến tệ xá có chuyện chi phiền muộn”.

Chị phân bua một hồi.

Vị quân sư nhìn chị từ trên xuống dưới một lúc, rồi dừng lại trên cầu vai, bất giác tợp một ngụm trà, tay chỉ hướng quả núi đằng xa khuất sau lưng chị…

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi thưa “Ý quân sư là núi cao còn có núi cao hơn, công việc trùng trùng điệp điệp như núi, mình giỏi một nghề, người khác theo một nghiệp, việc gì mình biết thì làm, không biết thì đi hỏi, đi tìm người khác làm cùng với mình, việc mình mình quyết, việc gì không biết thì để người khác lo, tránh ôm rơm nặng bụng, có đúng không ạ?

“Ý ta là nhìn quả núi thì tưởng là xa nhưng hôm nay sao thật gần”.

“Dạ, em hiểu rồi”. Chị và quân sư, mắt nhìn nhau không nói, chào tạm biệt.

Chị về cộng tác với đứa bạn thân ở Sài Gòn, đi tìm một đội outsourcing làm web, customize layout, một nhóm làm online marketing. Còn ở thủ phủ chị thuê một đội sales kiêm luôn CS, vừa bán hàng offline vừa quản lý các gian hàng online. Chị làm chủ quản Fanpage, Brand ambassador thì còn ai trồng khoai đất này? Dù có 10 người đi tìm 7 ngày 7 đêm ở Đại nội cũng không có ai đọ được với nhan sắc của chị.

Chị bắt đầu biết đến email marketing, facebook marketing… buôn may bán đắt, chẳng mấy chốc nổi tiếng khắp Kinh thành xứ Huế.

Ngày 27 tháng 6 năm 2007, chị nhận lời mời từ Business Development Head, đáp chuyến bay lúc trời vừa nhá nhem tối đi tham dự opening ceremony của

10 Ebay VN - Kẻ sinh nhầm thời cuộc

Sáng thứ Hai hạ tuần tháng 6, McDonagh, Giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á nổ phát pháo khai trương Ebay.vn, với tham vọng “phổ cập văn hóa mua hàng online cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam”.

Người Tây vào Việt Nam làm việc, cá nhân mình gặp chưa thấy có ai đặc biệt giỏi. Ngoài hình thức là thân thiện, từ chính ngôn ngữ của họ, thường thì họ hay khen, kiểu “Such an amazing idea!” “You did great!” nhưng thâm tâm họ nghĩ, chủng tộc của họ là văn minh trên cả muôn loài.

Họ thân thiện nhưng không coi trọng người từ các nước “thứ ba”. Khi mình sống ở Châu Âu thì thấy rất rõ điều này. Nói đi cũng cần nghĩ lại, người Việt mình đôi lúc hay “lém lỉnh”, làm ăn có phần “chụp giật”, không coi trọng nhau, không biết giúp đỡ nhau đi lên mà tiện chân đạp nhau tiến tới, 10 phần hết 3 phần sính ngoại. Xem ra ở cùng khu vực, người Đại Hàn, người Nhật Bổn cũng ít tôn trọng mình. Thôi thì từ từ cải thiện...

Quan điểm này mình rất đồng tình với bác Vượng, rất coi trọng nhân tài Việt Nam, mọi người xem clip bác Phạm Nhật Vượng nói chuyện với ông chú Viettel Nguyễn Mạnh Hùng thì biết.

Ebay vào Việt Nam rất tự tin, mà càng tự tin bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu, vì không hiểu Việt Nam, lại càng không hiểu chị Mai Hoa. USP (unique selling point) nền tảng Ebay là: Auction (Bidding price).

Nhưng gặp chị Mai Hoa thì mất điện. Ebay hay các multi-sided marketplace ở Vietnam tung ra các chiêu đấu giá xuôi, đấu giá ngược kiểu gì cũng chỉ làm có tác dụng làm màu ban đầu, chủ yếu là để “Pr”. Còn chuyển thành một business module thì cần nghĩ đến một điều, “phá giá” là nghệ thuật bán hàng của chị.

Ebay (Nasdaq: EBAY) được thành lập từ năm 1995, phát triển và thành công qua ba thời kỳ:
  • Trước tiên là bán đồ cũ, người nước ngoài bán đồ cũ giá cũng như cho. Người Tây khi vứt đồ cũ thì đóng phí còn nhiều hơn mang cho, để có người đến lấy chuyển đi giúp, tiện có Ebay thì đăng bán đấu giá, kiếm thêm ít tiền, một công được đôi việc. Cái cũ của mình là cái mới của người ta và ngược lại.
  • Thứ hai là các local retailers đăng bán như một gian hàng điện tử (e-stores).
  • Tiếp theo khi mở rộng ra toàn cầu thì các nước Châu Á, Trung Đông, Châu Phi bắt đầu buôn bán nhỏ lẻ xuyên biên giới. Mua giá wholesale, bán giá retail, thu về “tỷ suất lợi nhuận”.

Sau đó mở ra thêm một ngạch, gọi là dropshipping e-commerce, đẩy mạnh ngoài biên giới, với cái trạm trung chuyển chính là China.

Các nhà bán lẻ chỉ ngồi dùng chuột, đôi ba clicks, gian hàng có hàng trăm sản phẩm. Khi có đơn hàng thì ngồi chờ notification tiền bắn về PayPal, không phải làm bất cứ gì thêm ở bất cứ khâu nào khác. Cứ như vậy hệ thống supply chain của consumer market cứ quay tròn tròn.

Dù thêm bao nhiêu ông lớn khác thì China vẫn luôn là tâm của địa cầu.

Hơn một năm sau, Ebay Vietnam tạm gọi là dừng bước, quay sang thiết lập liên minh với,

11. Chodientu - Tiến thoái lưỡng nan

Chodientu ra đời cùng thời với Vatgia, năm 2006, công ty chủ quản là Tập Đoàn Phần Mềm Hòa Bình (PeaceSoft Group), tiền thân của Nexttech Group bây giờ. Chủ tịch tập đoàn là Nguyễn Hòa Bình, anh Bình theo mình thấy là rất giỏi, cờ đến tay là phất nhanh như có thể, tầm nhìn rộng, kinh doanh phần mềm đa ngành, tuy không có cái back lớn nhưng đi lên từ bàn tay của mình. Gần như các dự án của Peacesoft triển khai đều thuộc top đầu ngành, có thành công nhất định.

Chodientu.vn là một marketplace tương tự như Vatgia. Anh Bình bán 20% cổ phần cho Ebay và đưa Ebay lên Chodientu với tham vọng mở rộng buôn bán giao thương hàng hóa nội ngoại. Sau thấy các mô hình groupon hot quá nên lập thêm dự án 1top.vn, kiểu mô hình groupon nhưng là marketplace. Tiếp đó là mở thêm trang mua hàng nước ngoài như Weshop, còn Boxme lo công tác hậu cần kinh doanh quốc tế.

Mình không hiểu sao các trang multi-sided marketplace thường mở thêm các trang bán group-on sales làm gì, đã multi-sided thì làm gì mà chẳng được. Sợ bị conflict-of-interest?

“I don’t care” đó là câu nói của consumer cũng như đối tác chính, chị Mai Hoa.

Chodientu phát triển mạnh thời kỳ 2015 qua đến 2016 thì có thể coi là đỉnh điểm. Quý Một năm 2016 vừa kết thúc thì anh Bình họp báo, tuyên bố đối đầu với Alibaba khi nghe tin Alibaba nhảy vào Việt Nam.

Chodientu và Ebay như là một đôi bạn cùng tiến cùng lùi. Hai bên cùng gánh nhau mà đi.

Đầu xuân Tây phương niên lịch, Ebay tách khỏi chodientu, bãi bỏ tên miền ebay.chodientu.vn. Kể từ đó cuộc tình coi như khép lại, nhẹ nhàng như mây bay…

Sau khi tuyên bố đối đầu Alibaba thì Chodientu hụt hơi dần, cho đến nay thì lao xuống sườn dốc. Coi như chấm dứt khối TMĐT của Nexttech… Nhưng anh Bình, tham vọng lớn, sẽ không dừng lại ở đó, cuộc chơi bây giờ là O2O. (Hồi sau sẽ rõ)

Thời kỳ bây giờ làm web thật khó, chưa có các nền tảng như Sapo, Haravan, các nền tảng web chỉ mới giai đoạn 1.0, nên các công ty digital marketing tập trung mời chào chị Mai Hoa làm SEO từ khóa, forum seeding lên các diễn đàn như:

12. Năm Giây, Nhật Tảo V.s Én Bạc, Rồng Bay - Mỗi bên hùng cứ một phương

Các trang này cái core chính là Rao Vặt. Từ đầu thế kỷ 21, ở Việt Nam nổi bật nhất là các trang diễn đàn (forums), với phần mềm phổ biến nhất là vBulletin, dùng để khởi tạo các trang diễn đàn. Còn website thì như đã nói, thuộc thời kì sơ khai 1.0, là các webpages không hề có “sự tương tác” với người dùng. Các trang business rao vặt này được categorized theo model gọi là: Listing.

Với vBulletin hay các open sources khác thì các trang diễn đàn mọc ra như nấm sau mưa. Ở Việt Nam, một người làm được, hàng trăm người làm theo như vậy… Các trang forums này là để rao vặt còn đối với chị Mai Hoa là để forum seeding, chèn backlinks, SEO từ khóa.

Ebay vào Việt Nam thì đối thủ cạnh tranh ở thị trường miền nam là Năm Giây Nhật Tảo còn miền Bắc là Én Bạc Rồng Bay.

Ebay Việt Nam thất bại là vì 03 lý do chính:
  • Thứ nhất: Nói về đối thủ cạnh tranh, có thể hiểu, ebay sẽ đánh bay các mô hình diễn đàn rao vặt kể trên, tuy nhiên Ebay đã không gặp thời, tức là không đúng thời điểm, bởi một lẽ, Việt Nam lúc bấy giờ không có hạ tầng cơ sở thanh toán online.

PayPal là nền tảng thanh toán tốt nhất trên thế giới, “của Ebay”, mà có thể secure payment procedure được nhưng tiếc là PayPal độ Ebay Global chứ không độ Ebay VN.
  • Thứ hai: Khi liên minh với chodientu thì đưa ebay lên ebay.chodientu.vn. Mặt khác, chodientu thì đặt logo sóng đôi với ebay trên trang home index của mình. Hai mô hình này tưởng là Best Match 100% nhưng thực ra là trái ngược nhau hoàn toàn. Như thế thành ra Chodientu định vị thương hiệu một đằng, làm thì một nẻo.
Người nào lead dự án Chodientu chắc chắn là người đứng tuổi trung niên, say mê binh pháp Tào Tháo chứ nhất quyết không theo Tôn Tử. Tào Tháo dạy, “Ra đường gặp sự khó quyết thì về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao làm ngược lại chắc chắn thành công”. Nhưng đó là bên Tàu, còn ở Đại Việt, đàn ông hành sự ở đời muốn thành công thì trước tiên phải biết nghe lời vợ.
  • Thứ ba là vì,
13. Chợ Tốt - Đường vào ngõ cụt

Nếu Ebay vào Việt Nam cùng thời điểm với Chotot thì có thể nói thị trường E-commerce C2C chỉ có 02 người cầm trịch cuộc chơi, dẫn đầu là Ebay, thứ đến chỉ có Chợ Tốt. Còn các trang diễn đàn thì “oxy hóa” dần dần...

Mô hình Chotot theo một chuỗi các CMS giống hệt nhau của công ty chủ quản là 701Search, có trụ sở chính tại Singapore, là công ty liên doanh giữa Singapore Press Holdings Limited, Schibsted Media Group và Telenor Group.

Ban đầu Chotot chính là C2C, sau đó thì cho các shop mở bán thêm hàng nhưng 80% định vị tập trung vào C2C.

Riêng đối với mô hình C2C ở Việt Nam thì không thể monetize được, vì không thể proceed to online payment được. Mô hình C2C các nước khác thì monetize được đơn giản là vì có thể đảm bảo payment procedure cả 02 chiều, bao gồm cả refund.

Việt Nam thì không. Dù có 5 năm nữa cũng không thể. Chotot làm C2C muốn giải quyết bài toán này 5 năm nữa cũng không thể...

Nên revenue stream chính của Chotot là “quảng cáo” theo cách hiểu chung chung, ví dụ pump tin rao vặt lên đầu trong một session nhất định cũng được coi là quảng cáo.

Chotot là trùm cuối E-commerce C2C từ trước đến nay nhưng định vị business model để make money thì sai lầm.

Thời gian đầu Chotot làm marketing siêu giỏi, ranking đạt Top Việt Nam. (Nếu) Biết là C2C không monetize được thì tập trung vào advertising. Định vị thẳng luôn là Chotot-ads để cho các shops quảng cáo khi mở ra đa ngành hàng và có thể tập trung vào một số segments có thể “đẻ trứng vàng”...

Nếu Chotot bỏ hết các thông điệp tào lao và tập trung vào Chotot-ads thì có thể nói, đến thời điểm hiện nay, ăn đứt cả Zalo-ads. Tất nhiên không thể nào mà so với Facebook ads được.

Chotot, nếu không có các tập đoàn khủng chống lưng, “mạnh vì gạo bạo vì tiền” mà theo mình thấy có vài phần money laundry thì đã shutdown từ sớm.

Mình không hiểu một điều rằng, Chotot đến nay đã 7 năm, mà không làm ra một cái gì ngoài mấy cái tính năng tào lao như Đồng tốt. Không có shopping cart, không conduct được online payment thì làm để làm gì? Vẽ hoa vẽ lá vẽ cành? Mà làm shopping cart lại càng không được nên mình mới nói Chotot - đường vào ngõ cụt...

Ngày xưa khi vào trang 701 Search thì thấy khoảng chục trang alike Chotot trải đều khắp các Châu lục, cùng chung một CMS giống y hệt nhau về layout. Nhưng ngày nay lèo tèo đôi ba trang còn sót lại. Mình không biết cơ cấu cổ đông thay đổi như nào nhưng mình đoán là hơn nửa phần các dự án đã đóng cửa hoặc đá bán. Rất may cho Chotot là Ebay vào Vietnam không đúng thời điểm nên các trang diễn đàn vẫn tồn tại, mô hình rao vặt vẫn còn tồn tại nên giờ Chotot vẫn ngôi vương C2C.

Nhưng điều không may sẽ ập đến với Chotot, đó là,

14. Shoppee - Người kiến tạo tương lai

(Hồi sau sẽ rõ)

[…]

Nhân viên sales Vật Giá, Sen Đỏ gọi điện nói cho chị về B2B2C, B2B, B2C… Nhân viên Zalora, Lazada kể chị nghe về đại dương xanh, rằng niche market, rồi thì one-sided marketplace, multi-sided marketplace, nào là sales campaign, promotion... Nhân viên Hotdeal, Nhommua, Cungmua nói chị nghe về sales margin, group-buying, minimum-buying… Chị cúp máy cái rụp, bụng nghĩ thầm, “Tao mệt”.

Lần này chị xông thẳng vào giáp mặt quân sư hùng hùng hổ hổ.

Quân sư xua tay nói: “Khoan khoan ngồi đó lui ra, nàng là phận gái ta là phận trai”.

“Dạ, xin lỗi anh, mấy nay em điên quá, đã đi học mấy khóa làm giàu mà vẫn không hiểu về e-commerce, nào là B2B, B2C, B2B2C, C2C, Group-buy, Crowd-sales, Minimum-buying, Sales margin… xin hỏi anh, nói câu nào dễ hiểu”.

Vị quân sư scan chị bên trái bên phải, lần này chị mặc bộ đồ jumpsuit Burberry, khoác áo Puma, chân đi đôi Dr. Martens, túi xách Hermes… tất nhiên là hàng in-house, stock available.

Anh quân sư pha trà, mời chị tọa thiền, từ tốn ân cần hỏi: “Chị đến tệ xá có chuyện chi phiền muộn”

“Dạ em vừa hỏi còn gì?”

“À ta quên”. Quân sư tợp ngụm trà, bất giác tay chỉ xuống cái ao, in bóng chị ngồi ngược sáng, gợn sóng cong cong ở giữa là con vịt đang bơi kêu cạp cạp.

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi nói “Ý quân sư là lòng mình động nhưng phải giữ cho cái tâm của mình tĩnh, phiêu diêu tự tại như con vịt đạp nước, toàn thân nhô lên nhẹ nhàng nhưng chân phải quẩy. Cuộc sống là phải không ngừng cố gắng, không ngừng nghỉ, thuận theo dòng nước. Cuộc sống phải tự mình biết cân bằng, công việc của mình nổi ở bên ngoài, chị vừa nói vừa nhìn xuống, thẹn thùng đỏ mặt… còn cuộc sống ẩn ở bên trong, âm dương là một, ấy là đạo lý ở đời này?

- Đúng rồi.

“Nhưng như thế thì có liên quan gì đến câu hỏi của em”.

“À ta quên, chờ tí”.

Anh Quân sư lấy ra 1 bó đũa, nói. Giờ vầy:
  • Chị bán lẻ từng chiếc cho khách hàng thì gọi là B2C.
  • Chị tự đăng bán từng chiếc một và/hoặc người ta lấy toàn bộ về đăng bán giúp cho chị trên nền tảng bán hàng của họ, rồi thu tiền hoa hồng, là B2B2C.
  • Chị bán hết thảy cho cùng 01 người và họ mua đi bán lại thì gọi là B2B, bán sỉ bán buôn.
  • Tương tự như bán sỉ bán buôn nhưng không cùng 1 người mà là cho 1 nhóm nhiều người, thì gọi là theo kiểu “mua chung theo nhóm”. Crowd-sales cũng vậy thôi, không có gì khác biệt.
“Mà chị đăng bán khắp nơi, bất chấp giá cả, thì giờ chị quan tâm bán lẻ, bán sỉ, bán deal làm gì nữa. Cứ bán được hàng là chị bán, lỗ cũng bán thì bán sỉ, bán lẻ, bán deal đều giống nhau cả. Đừng quan tâm chi nữa mệt”.

Chị mỉm cười trìu mến, bốn mắt nhìn nhau không nói, chào tạm biệt anh quân sư ra về.

Chị về tham gia các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nhập hàng chính ngạch tiểu ngạch từ Trung Quốc về đến Lạng Sơn, từ đó được chuyển đi khắp mọi miền tổ quốc.

Mãi về sau chị mới phát hiện ra, không bán hàng No Brand hay OEM nữa mà lấy tên thương hiệu của mình:
M A I
H O A
Viết làm hai hàng, giống kiểu logo của Uniqlo, chấm phá một cành hoa bồ công anh tạo ra sự khác biệt.

[...]

Lúc này chị đã thảnh thơi hơn rồi có thời gian hẹn hò cùng bạn.

“Ê, tao vừa mua cái điện thoại xịn 4tr giảm còn 3tr nhân dịp Thegioididong khai trương cửa hàng thứ 09 nè”.


Đứa bạn chỉ kịp nhìn thấy cánh cửa khép lại sau lưng khi chị quay ngoắt bỏ đi một mạch, lạnh lùng không nói.

Chị đi tìm quân sư.

Trên đường đi chị ghé mua 02 quả Thanh Trà Thủy Biều làm quà biếu. Thanh Trà Thủy Biều nổi tiếng hàng trăm năm nay ở Huế, thuở xưa là loại quả tiến vua, dòng họ Bưởi. Chị có học Yoga nên lần này ngồi tọa Kiết già, hỏi:

“Dạ hàng tồn kho của em quá nhiều rồi mà mở thêm cửa hàng không quản lý được, giờ em phải làm sao được đây?”

Vị quân sư nhìn chị, tợp ngụm trà, bất giác tay chỉ xuống hai quả Thủy Biều…

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi nói “Ý quân sư là muốn mở rộng kinh doanh trước tiên tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng của mình. Chẳng hạn như hai quả Thanh Trà Thủy Biều này, thương hiệu đã tồn mãi trăm năm vì là giống bưởi ngon ngọt thanh… Người ta nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn, tập trung vào chất lượng trước rồi mới đến số lượng. Dù em làm Fast Fashion cũng phải đi từ chất lượng đi lên. Sản phẩm có chất lượng thì thương hiệu mới trường tồn, làm business là xây dựng để trường tồn, có đúng không ạ?

"Không, ý ta là nom hai quả bưởi rất ngon".

“Nhưng như thế thì có liên quan gì đến hàng tồn kho của em ạ?”

“A tà quên…”

Hàng tồn kho nhiều thì giờ chiến lược vầy, “Biến cửa hàng người khác thành kho hàng của mình”. Làm kinh doanh, việc đầu tiên là nghĩ đến hợp tác thì mới có hệ sinh thái vững bền.

Lần này chị đến và đi như một vị thần, nhanh như gió cuốn.

Chị về set up một đội merchandiser… đến từng cửa hàng thời trang và lifestyle khác thiết lập mối quan hệ hợp tác win-win cooperation.

Chị làm đúng 02 việc:

Một là tài trợ 02 cái bảng hiệu hộp đèn, chỉ khoanh một vùng nhỏ có tên “MAI HOA - OFFICIAL PARTNERS”. Hai là bỏ hàng cho chủ shop bán trả hoa hồng cao và yêu cầu nhận hàng đổi trả.

Chủ shop thấy rằng muốn kiếm thêm tiền chỉ có hai cách:

Một là mở rộng ngành hàng. Hai là mở thêm cửa hiệu.

Cả hai cách đều cần thêm vốn, trong khi chị Mai Hoa support cả hai mà không tốn thêm một xu nào…

Từ đó, chị Mai Hoa đã xây dựng được một cross-network chuỗi bán lẻ thời trang cùng các đối tác local retailers khác của mình. Xây dựng cả một hệ thống supply chain từ miền Trung rộng khắp Nam Bắc.

[...]

Nếu cả Việt Nam thu bé lại chỉ còn 02 người thì có duy nhất 02 cô gái tài sắc vẹn toàn, 02 người muốn thay đổi ngành dệt may Việt Nam, đó là Tôn Nữ Mai Hoa và Lê Hoàng Uyên Uyên.

Uyên Uyên vừa tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành tài chính từ GeorgeTown Hoa Kỳ liền trở về Việt Nam, mua tên miền Chon.vn, lên kế hoạch phát triển thương mại điện tử cho ngành thời trang.

Một buổi sáng thức dậy, Uyên Uyên nói chuyện một mình:

Ok Google!
Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
“Tôn Nữ Mai Hoa”.
- WTF?

Ok Google!
Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai giỏi có phần hơn ta?
“Tôn Nữ Mai Hoa”
-WTF?

Ok Google!
"Send me Mai Hoa’s location, now".
- Here you go 16°26'24.4"N 107°34'56.2"E

(to be continued)
Bài 3: E-commerce thế hệ hai và mobile commerce
Bài 4: O2O E-commerce, năm năm mới hình thành và nền tảng thế hệ 3.
Bài 5: Tương lai của e-commerce kết thúc, chỉ còn lại commerce.
Nguồn: Nguyễn Việt Hùng

Tham khảo bài viết tổng hợp sạch sẽ hơn tại đây

 

FBCN

Thành viên cơ bản
30/1/16
17
15
Tác giả bài viết này hay, viết tốt và khái quát lịch sử TMĐT ổn, đúng như tác giả tụ thuật

Những thương hiệu mà mình viết về họ là những thương hiệu mà mình yêu thích, tôn trọng và admire...

Bất kể công ty nào, mà mình biết or để ý, đóng cửa đều là câu chuyện đáng buồn.

Mình chẳng làm được cái gì gọi là thành công để mà thấy tự hào cả. 10 năm vào nghề là 10 năm thất bại, làm startup bao nhiêu năm chỉ có thất bại, làm sai rất nhiều lần, cái sai này chồng cái sai khác... nên ai hỏi Hùngkaka làm được cái gì chưa thì mình nói luôn là "Mình chưa làm được cái gì cho đời cả".

Chỉ vì thất bại quá nhiều, sai quá nhiều nên mình có cái sense khá tốt khi doanh nghiệp làm cái gì đó như đưa ra go-to-market strategy, business model...

Mình viết về failure story để đưa ra casestudy cùng review... Anh em nào quan tâm thì follow, không thì thôi.

E-commerce Vietnam giờ đặt vào tay Tiki, Sendo.

Với bài này dự đoán Adayroi chết cũng hay

E-commerce thế hệ 3. Cái bắt tay của VinID và Grab, thị trường thương mại điện tử sang trang mới như thế nào?

Cuối 2014, Vingroup quyết định nhảy vào thị trường thương mại điện tử với khoản đầu tư khoảng 50M USD, thành lập công ty VinEcom. Như thường lệ, cái gì Phạm Nhật Vượng chỉ đạo thì ngắn gọn trong hai chữ, "thần tốc".

Đến tháng 8/2015 adayroi ra đời. Vingroup chưa bao giờ là một công ty công nghệ tính cho tới thời điểm lúc bấy giờ, vì vậy, adayroi thực hiện một kế sách để có thể đi nhanh được, đó là: "Treo thưởng lớn cho các Thợ săn đầu người (headhunters) kéo hết nhân tài từ Lazada, Zalora và các công ty thương mại điện tử khác như VCCorp, VNG, Cungmua ... về với Adayroi"

Sau đó là thời khắc đốt tiền, trảm tướng, thay máu nguồn lực nhân sự, mở rộng merchant, phát triển campaigns...

Cứ như vậy được 2 năm...

Đến cuối 2017, đầu 2018 thì adayroi tạm slow down tất cả mọi hoạt động như marketing, Pr... và tập trung vào khâu bán hàng, logistic, đặc biệt là khâu "Chăm Sóc Khách Hàng" để giữ sợi dây liên lạc ngay giữa hai chiến tuyến nhằm duy trì bằng được vị thế Top5.

Một hoạt cảnh tương tự phía đối thủ sừng sỏ nhất trong ngành, mặc dù đã được Alibaba bơm thêm 1B USD, kể từ tháng 6/2017, cho thị trường SEA nhưng Lazada không bung lụa... mà có động thái "chững lại" từ năm 2018.

Sở dĩ Adayroi và Lazada "im hơi lặng tiếng" như vậy là để pivoting business model, và tại sao lại thay đổi model?

Vì,

Lý do thứ nhất là "Mobile commerce"

100% đơn hàng của các trang TMDT đến từ mobile devices, bao gồm cả mobile apps và mobile responsive websites, sẽ chảy vào revenue stream là mobile commerce. Mật độ chiếm hơn 70% tổng doanh thu.

Hãy nhìn vào mô hình Mobile Commerce của
Shopee để thấy thời kì TMDT ở Việt Nam thế hệ thứ 2 thay đổi nhanh như thế nào.

Shopee vào Việt Nam từ tháng 8/2016 nhưng đến tháng 6/2018, chưa đầy 2 năm, thì đã vươn lên đứng vị trí số 1 Việt Nam về độ phổ biến với hơn 41M lượng truy cập mỗi tháng.

Ở khâu mobile commerce thì Lazada làm tốt hơn Adayroi, nếu so sánh, tuy nhiên đã đánh mất vị thế dẫn đầu vào tay Shopee, dù vào Việt Nam từ tháng 3/2012, trước Shoppe những 4 năm.

Lý do thứ hai là "Ví điện tử"

Pain point lớn nhất và cũng là yếu tố mở ra 3rd Generation E-commerce sớm nhất đó là CPA (Cost-per-Action).

CPA là một bài toán nan giải cho các chuyên gia marketing cũng như bộ máy vận hành E-commerce khi optimizing costs.

Không biết các trang TMDT khác có đang nghĩ điều mà chỉ có Adayroi và Lazada nghĩ ra không?

Đó là,

Bước thanh toán là chốt chặn sau cùng của SQLs (Sales Qualified Leads) và MQLs (Marketing Qualified Leads) -funnels. Nên các trang TMDT có optimizing costs kiểu gì cũng không thể tối ưu tận cùng để cắt lỗ triền miên như vậy được.

Giỏi lắm khoảng từ avg. 150k một CPA xuống còn 90k - 110k một CPA / đơn hàng. Giảm từ khoảng 26% đến 40% trên trung bình GMV (Gross Merchandise Value) tương ứng, như thế là vừa đủ bù margin và sales promotion đối với merchant side.

Thành ra việc optimizing cost là một cái vòng luẩn quẩn vì luôn có rất nhiều players mới nhảy vào cuộc chơi, vertical cũng như horizontal, one-sided hay multi-sided... chưa kể các nền tảng quảng cáo, luôn cập nhật algorithm và policy để hút máu ngành e-commerce...

Không lẽ các trang TMDT trường kỳ đốt tiền?

Adayroi 5 năm qua đốt bao nhiêu tiền?

Mình hình dung thử một ví dụ hòm hòm về avg. estimated payroll như sau:

Adayroi có avg. 1000 (nhân viên) x avg. 800 USD X 13 (12 tháng một năm + 1 tháng bonus) x 5 (năm, từ 2014 đến 2019) = 52M USD.
So với,
Tổng vốn đầu tư bản đầu, cách nay 5 năm, là: 50M USD.
Chưa kể fixed cost, variable cost, operation cost, marketing budget, sales promotion budget, business expenses khác...

Ai giải được bài toán này?
...
Đó là Ví điện tử (Primary solution).

Vì với mô hình của Ví điện tử, chốt chặn sau cùng của sales funnels và marketing funnels được chuyển lên đầu tiên, làm đảo chiều cash flow của capital budgeting.

Nghĩa là với mô hình Ví điện tử, chúng ta tạm hiểu nôm na là "gần như việc thanh toán của các đơn hàng có từ trước khi giao dịch được thực hiện".

Còn hiểu một cách cụ thể hơn về việc, mô hình ví điện tử mang lại lợi ích gì cho các trang thương mại điện tử, thì nó giống như một cái thẻ debit card: khách hàng chi tiền trước, mua hàng sau. Doanh nghiệp lấy tiền trước, xử lý đơn hàng sau. Còn đối với merchant chỉ việc cuốn chiếu gối đầu.

Nói sương sương là vậy.

Như thế là một dòng tiền luôn chảy on top of cash flows của doanh nghiệp. Đây là mô hình cơ bản nhất của "sàn giao dịch tương lai", ở đó chỉ có token money (tiền quy ước). Vấn đề này mình bàn sau.

[...]

Đó là lý do mà Adayroi cũng như Lazada như "chững lại". Họ pivoting mô hình thương mại điện tử của mình:

1. Adayroi

Vingroup đang phát triển mạnh VinID, và lấy đó làm cái core cho các nền tảng. Dự là sẽ đưa nguyên cái trang adayroi lên VinID, tiên phong mở ra một multi-sided e-commerce platform trên nền tảng Ví, bao gồm cả B2C, B2B2C, O2O sau đó thêm C2C, trước mắt là hai lĩnh vực chính là B2B2C và O2O.

Mình không nói là adayroi sẽ bị closed. Nhưng sau này buộc Vingroup phải làm như vậy. Vấn đề là when? - Sớm thôi.

Như đã mô tả ở bài trước về thị trường ví điện tử Việt Nam (https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10156631389249563&id=519929562)

VinID ra sau nhưng bác Vượng đề ra mục tiêu là phải dẫn đầu trong vòng 01 năm.

Nói về ví điện tử thì ở Việt Nam, momo vẫn luôn là leader.

Vì vậy, để có thể dẫn đầu trong vòng 01 năm , VinID thực hiện một kế sách rất khôn khéo, đó là hợp tác cùng Grab và tập trung vào launchpad là O2O, một lĩnh vực mới. Khi tham gia vài cuộc chơi thì cái gì mới, tiếng vang sẽ rất to và đi được thì sẽ rất nhanh.

Việc hợp tác chi tiết mình sẽ viết riêng một bài nhưng động thái này dẫn đến một mục tiêu duy nhất, khi cả hai cùng share một vision, đó là dẫn đầu thị trường thương mại điện tử O2O ở Việt Nam. Mở ra một trang mới cho ngành bán lẻ trực tuyến.

2. Lazada

Lazada được backed bởi Alibaba và không sớm thì muộn Alipay cũng được tích hợp vào. Tuy nhiên thế của Lazada là một thế khó. Khó hơn bài toán của Vingroup.

Thứ nhất là Lazada thiếu một hệ sinh thái.
Thứ hai là bộ máy e-commerce được build up từ đầu năm 2012 đến nay đã quá cồng kềnh, muốn chuyển mình như đang chơi con dao hai lưỡi. Không khéo thì mất luôn vị thế thứ 02.

Với thế cục thương mại điện tử như vậy thì Lazada đang phải đối mặt với hai sự lựa chọn:
  • Một là dùng Alipay.
  • Hai là build một ví riêng dựa trên nền tảng sẵn có là Alipay.
Dùng Alipay thì business model không align... Quá mạo hiểm.
Build một ví riêng thì tốn resource và chậm chân, tự nhiên dâng vị thế cho người khác.

Câu trả lời hồi sau sẽ sáng tỏ.

Giờ này Tiki đang làm gì?

----
Bài sau: Diễn biến thị trường thương mại điện tử Việt Nam sau 9 năm, ai mới thực sự là người dẫn đầu?

Hay nữa là nhân vật chị Mai Hoa đại diện cho các thương nhân nhập hàng Tàu, nhưng tương lai thành phần này sắp chết hoặc teo tóp lại. Hiện tại các sàn TMĐT đã có các nhà bán lẻ nước ngoài bán trực tiếp hàng cho end user. Nên giờ mua ship từ nước ngoài với chính sách đốt tiền giảm giá ship hoặc hẳn freeship làm cho người dùng ưu tiên mua hơn (hàng tốt hơn giá rẻ hơn). Giờ mấy thương nhân nhập hàng Tàu chỉ còn nước bán hàng Fake giả vờ hàng xách tay trên Facebook là chính.

Bổ sung thêm về Vật Giá nổi tiếng tráo trở ngày xưa, lúc đầu chỉ có 2 loại hình, free và thu phí, thu phí xếp trên, free xếp dưới. Đang trong lúc hợp đồng còn hiệu lực, Vật Giá đẻ ra 3 loại trả phí là platinum, vàng, bạc.... mấy người đang trả phí trở thành bạc, xếp dưới platinum & vàng, lúc đó free bị ẩn đi khỏi list và mark 1 dòng là nhà cung cấp chưa xác thực. Ai từng rơi vào hoàn cảnh đó sẽ cảm thấy bị Vật Gia coi thường. Vật Giá có công "dạy" người ta mở shop online, làm giúp người ta từng chút, làm sẵn hết mọi thứ luôn. Nhưng Vật Giá quá chú trọng vào shop mà không để ý tới khách hàng ! Khách muốn mua phải làm sao, so sánh thế nào , giá cả loạn tùng mèo cho cùng 1 mặt hàng v.v.v

Rồi nói đến TMDT sơ khai mà ko nhắc đến muare là thiếu sót lớn.

Tương lai của TMĐT là các đại lý mới trụ nổi trên sàn TMĐT. Các sàn TMĐT chỉ làm nhiệm vụ 2 việc : thanh toán và giao hàng. Nhỏ lẻ, chỉ bán vài cái kẹp, cây chổi chơi thôi - vẫn là mấy thằng lớn nó chơi với nhau thôi. Giờ nhiều hãng hoặc nhà phân phối uỷ quyền của hãng cũng tạo Official store trên mấy trang TMĐT, lâu lâu nó sale bậy phát sập sàn, tặng quà khuyến mãi kèm theo... bọn nhỏ lẻ nhìn giá chỉ có khóc.

TMĐT là xu thế, chỉ có người chơi và cách chơi thay đổi thôi, vai trò của thương nhân ngày càng thay đổi theo khi chuyện sản xuất hàng hoá đã đi vào quy củ và sản lượng cực lớn thì họ không thể tự bán hàng được nữa mà phải nhờ TMĐT. Ngành sales & marketing cũng thay đổi theo TMĐT, . là kênh hỗ trợ tích cực đẩy hàng cho bên sản xuất đồng thời tìm hiểu thị trường để phun lại thông tin cho bên sản xuất.

Tuy nhiên TMĐT chỉ hợp với những món mình đã quen thuộc, hay những món mà việc cầm nắm sờ mó ít quan trọng chứ không thể thay thế được hoàn toàn cửa hàng hay siêu thị hiện tại, và một mô hình TMĐT mới ra đời O2O

À mà TMĐT không phải là cái gì cao siêu mà các tầng lớp coi là tân tiên hiện đại nhắm mắt chạy theo, hãy nhắm tới lợi ích thiết thực, các công ty, tập đoàn lớn nhỏ giao dịch thế nào? Những hợp đồng nào, mặt hàng nào qua mạng thì được? Loại nào phải trực tiếp sau khi đàm phán chán chê, thăm quan du lịch các kiểu?


Hiện nay các sàn TMĐT của Việt Nam sẽ do các công ty Trung Quốc điều phối, các sàn TMĐT nhỏ của người Việt có tồn tại được, thì đó chính là các sàn niche, ngoài thông tin mua bán đơn thuần là có dính đến chuyên môn nào đó.

Dĩ nhiên thì ai cũng sẽ làm được TMĐT, vẫn đề có tiền để đốt không, code chỉ là phần đầu tiên, dễ nhất và ít tốn kém nhất, sau đấy kiếm visit, user mới khó. Quản lý, vận hành, phát triển về hoạt động, marketing, thương mại, dịch vụ... khó gấp trăm lần code. Cho đến giờ hầu hết các bạn trẻ vẫn nghĩ rằng start up là nghĩ ra ý tưởng và tạo ra được một cái web/app nào đó. Thực ra đấy chỉ là bước đầu tiên và đơn giản nhất.

Nhưng gần như người Việt vẫn luôn có thói nghĩ ngắn, chỉ nghĩ đến mục đích kinh tế cò con trước mắt, thu lợi cá nhân một cách nhanh nhất bằng mọi cách, khách hàng mua xong cảm giác như bị lừa, thi thoảng lại đơn thư khiếu kiện bóc phốt các kiểu thì còn lâu lắm, rất lâu lẩu lầu lâu mới có được cái sàn TMĐT thuần Việt.

Để mô hình sàn TMĐT theo dạng tiểu ngạch sống được, cần phải xác định ai là merchant và bán cho ai, đã lên đến TMDT thì mọi cái phải rõ ràng, minh bạch, phải giải quyết mấy việc: đầu tiên là làm sao mời người ta vào, tiếp đến là kiểm soát được chất lượng, tiếp nữa làm sao người ta chỉ tham gia một thời gian, lượm đủ khách rồi họ không đi sàn khác hoặc tự phục vụ tập khách riêng, rồi đủ to thì hàng hoá thiếu giấy tờ. ...

Vài dòng chôm chỉa và lượm lặt
 
  • Like
Reactions: TuVanDauTu
Ngài Hungkaka bị tẩn cho te tua rồi, nên ngồi im không dám viết nữa thì phải ... ngài không lược sử về Deca.vn là một thiếu sót



 

DauThauTuVan

Thành viên cơ bản
14/10/15
20
5
23
VietNam
thongtindauthau.com.vn
Ngài Hungkaka bị tẩn cho te tua rồi, nên ngồi im không dám viết nữa thì phải ... ngài không lược sử về Deca.vn là một thiếu sót
Ngài vẫn đang chém, nhưng ngài chuyên về Fintech và e-Wallets, có vẻ ngài đang mặn mà cái này, nhưng với cú giáng Open bank làm ngài hơi choáng
 
  • Haha
Reactions: ngonhubu
Đốt tiền nhà đầu tư nào rồi cũng có giới hạn, Online nhưng không rẻ Offline, Offline bước ra cửa là có trong khi đó Online phải ngóc mỏ chờ đợi ship, Offline ra mua là được người bán tư vấn cẩn thận nhưng quăng lên xe ra quầy tính tiền vẫn quăng trở lại được .... còn Online phải căng mắt đọc thông tin .... Chưa nói để cho đa dạng hàng hóa thì phải bán hàng ký gửi hoặc cho người khác mở shop nhưng không kiểm soát được chất lượng và đóng gói ... và cuối cùng là không cạnh tranh nổi ... thì các nhà đầu tư khóa ví.
 
Giờ thì hóng cuộc đua các ví điện tử tặng tiền cho người dùng, và hóng ví điện tử Tàu tràn vô. Giờ chơi ráo, đăng ký cái momo để đóng điện nước, mua sắm trên Tiki & Lazada, cái Vietelpay để đóng tiền Net & mua card điện thoại, thỉnh thoảng xài con Vnpay qua app ngân hàng, moca để thanh toán cho Grab ... không biết có ví nào hay anh chị em giới thiệu xem.
 
Mấy cái ví không biết khi nào chết vì dù cổ vũ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng vẫn cho các ngân hàng thu phí chuyển khoản, và đặt biệt cho thu phí chuyển khoản nội mạng ... thì thôi dùng thẻ ngân hàng luôn cho nó tiện, cũng không trách ngân hàng được vì phải chi tiền điện nuôi con server cộng nuôi đội ngũ chăm sóc phần mềm và khách hàng, ví chỉ sống được khi ngân hàng miễn phí chuyển khoản nội mạng thôi ... mà cái này thì mơ về nơi xa lắm.

Hiện tại thì ngoài khoản tặng tiền cho người dùng, dùng ví khó chịu, phải nạp tiền manual vào mới dùng được, rồi an toàn bảo mật kém nữa, chịu phí chuyển khoản nội mạng ...

các app ngân hàng chịu khó cải tiến cho tiện dụng tí là các ví chết ngắc, chứ dùng app ngân hàng an toàn hơn nhiều vì có OTP hoặc Token để bảo vệ ... mấy trò kiếm userbase lùa đốt tiền cổ đông hay quỷ quéo gì đó cho nói vui thôi, hết tiền đốt thì ví tan. Mấy chiêu bài thu thập dữ liệu cá nhân để kiếm tiền thì là cách giải thích của quỹ để lùa cổ đông, chứ trò này mỗi Google và Facebook họ làm được mà bọn họ tự thu thập chứ đâu có mua của người khác.


Thời gian gần đây các ví bị ép phải xác thực người dùng bằng ảnh giấy tờ tùy thân và ảnh chân dung nên chắc chắn người dùng sẽ bỏ hết để quay về dùng app ngân hàng, nếu có giữ thì chỉ giữ thằng Moca để đi Grab chứ Momo và hàng loạt ví khác người ta cũng đua nhau chuột rút thôi. Đơn giản là Moca đốt tiền tây nên còn khuyến mại khủng, cũng chỉ giữ chân được những người đi Grab nhiều nên đành phải xác thực với Moca.

Thương mại điện tử, thanh toán điện tử vẫn là câu chuyện từ thời cổ đại ... đến giờ vẫn chưa đâu vào đâu, các tay chơi chiếm được marketshare một tí rồi hết tiền lại nhường anh khác đốt tiếp, chắc cũng phải 10 năm rồi , anh này chết có anh khác lùa được quỹ hay cổ đông vào đốt tiền tiếp ... thế thôi. FPT nhảy ra, VinGroup nhảy ra là biết rồi, tiền đâu mà nuôi. Có thể nói đây là Robin Hood thời hiện đại khi lấy tiền của “Investors” chia cho “Customers”, chỉ khác là Robin Hood đời 4.0 có cấu lại ít nhất 30% cho mình.
 
ViettelPay sắp được cho phép Mobile Money, lúc đó thì không cần có tài khoản Ngân hàng để xài ví ... hy vọng với sự bảo kê của nhà nước lẫn hệ sinh thái có sẵn còn sống tốt.

Tạm thời thì "đốt tiền” chưa bao giờ là chiến lược lỗi thời để giành thị phần trên thị trường ví điện tử, nên dù sao cũng cảm ơn các ví đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn nhân viên, ví bèo bèo cũng cần cả ngàn nhân viên, ví xịn thì vài ngàn là bình thường.
 

kientrucduytan

Thành viên cơ bản
12/8/20
1
0
33
kientrucduytan.com
Một số thông tin về mẫu biệt thự Pháp 2 tầng sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ được mẫu mã, kiểu dáng và cách thức bố trí mặt bằng cụ thể.

Nếu như bạn đang cần tìm mẫu biệt thự Pháp 2 tầng có thể tham khảo gợi ý cụ thể dưới đây. Chắc chắn những thông tin cụ thể này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức bố trí mặt bằng và công năng cụ thể của từng không gian.

Địa điểm xây dựng tại khu đất rộng 20m x 11m

Theo như thông tin, gia chủ chọn khu đất dài 20 mét, sâu 11 mét, nằm trong khuôn viên đất rộng. Với khu đất này hứa hẹn sẽ xây dựng căn biệt thự cao cấp với thiết kế sang trọng, hiện đại.

Dựa theo thông tin của khách hàng, kiến trúc sư Kiến trúc Duy Tân đã xây dựng và đưa đến cách thức bố trí mặt bằng công năng thích hợp. Cùng tìm hiểu thêm để có được gợi ý tốt nhất dành cho mình.

– Mặt bằng tầng 1

Với ưu thế về chiều dài, mẫu nhà đẹp với hai tầng kiến trúc kiểu Pháp tân cổ điển sẽ được xây dựng với không gian đại sảnh làm trung tâm.

Bên phải của mẫu nhà hai tầng là không gian phòng khách rộng, thoáng mát với sảnh chính và khu sảnh phụ được bố trí ở hai bên. Bên trong trong cùng là phòng ngủ được bố trí nhà vệ sinh khép kín, đảm bảo yên tĩnh, kín đáo và tiện nghi để sử dụng. Còn phía bên trái là không gian phòng bếp, nhà ăn.

thiet-ke-noi-that-dep-2020.jpg


Không gian nhà bếp hiện đại, lý tưởng dành cho mọi đầu bếp với những tiện nghi bậc nhất. Chúng sẽ được thiết kế với hệ thống bếp ga hiện đại, các ngăn tủ và những máy móc cần thiết kế sử dụng.

– Mặt bằng tầng 2

Với tầng 1 là không gian chung còn tầng 2 riêng tư dành cho các thành viên trong gia đình. Theo diện tích và nhu cầu của gia chủ, Kiến trúc Duy Tân tiến hành thiết kế với bốn căn phòng ngủ với diện tích khác nhau. Trong đó bao gồm ba nhà vệ sinh khép kín, được thiết kế tiện lợi với một phòng sinh hoạt chung đủ rộng cho các thành viên trong gia đình. Điều này giúp tạo nên sự tiện lợi và thoải mái.

phong-khach-bep-G2.jpg


Đối với thời đại công nghệ lên ngôi, mọi người thường có xu hướng nói chuyện với nhau ít hơn việc bố trí không gian phòng ngủ của các thành viên trong một tầng giúp gia tăng tình cảm, sự gắn kết của các thành viên trong gia đình hơn. Bên trái mẫu nhà này được bố trí gara, sử dụng để làm sân phơi cũng như kết hợp sân chơi cho các thành viên trong gia đình.

Phối cảnh các góc nhìn biệt thự Pháp 2 tầng

Bên cạnh cách bố trí mặt bằng công năng các khu vực trong nhà, bạn có thể tham khảo thêm phối cảnh các góc nhìn mẫu biệt thự Pháp 2 tầng của gia chủ. Điều này giúp bạn có được cái nhìn cụ thể để tiến hành thiết kế không gian của mình tốt nhất.

– Góc nhìn chính biệt thự

Mẫu biệt thự kiểu Pháp cổ điển này được thiết kế ấn tượng và đẹp mắt từ sảnh chính đến sảnh phủ. Trong đó, sảnh chỉnh được thiết kế đặc biệt với hai cột trụ tròn, kéo dài từ móng cho đến mái nhà. Để tạo nét đẹp, phần này sẽ được bố trí thêm những đường gờ phào chỉ âm dương, đúng kiểu thiết kế Pháp cổ điển.

Đối với những biệt thự khác kiểu này sẽ làm phía bên cửa chính, xây liền mạch gạch. Song với mẫu nhà kiểu Pháp này, phía trên cửa chính được kéo dài từ tầng 1 đến tầng 2. Với hệ thống kính cường lực chịu lực cao giúp ngôi nhà thêm đẹp, gia tăng tính thẩm mỹ. Kết hợp với đó là đan hoa sắt để đảm bảo tính kết cấu bền vững hơn.

Kiểu dáng thiết kế này khiến cho căn biệt thự như cao rộng hơn, ngầm ý như muốn nói đến sự rộng lượng của gia chủ.

– Góc nhìn khác

G4-2.jpg


Phần cổng tường rào được làm bằng nhôm đúc, hoa văn sắt uốn lượn sóng tạo sự vững chắc và hài hòa với ngôi nhà. Kiến trúc sư đã sử dụng tông màu trắng nhẹ nhàng và hệ thống tường rào của ngôi nhà kết hợp với những ô thoáng ở bên dưới. Điều này giúp tạo nên điểm nhấn trong kiến trúc của ngôi nhà với những bức tranh áp đá bên ngoài, tăng tính thẩm mỹ hoàn hảo nhất.

– Kiến trúc tầng 2

Mẫu biệt thự Pháp 2 tầng với mặt tiền 20 mét được đánh giá cao. Phần riềm của nhà được đưa thêm những chi tiết tỉ mỉ để tạo nên sự sinh động của không gian. Cùng với đó, sử dụng thêm hệ thống đèn chiếu sáng cũng như trang trí nhà và chiếu sáng cho khuôn viên nhà.

Hơn nữa, hệ thống cửa nhà sử dụng gỗ tự nhiên cao cấp dùng sơn màu trắng. Điều này giúp mang đến không gian sang trọng, tạo sự đồng nhất của ngôi nhà.

Sanh-lon-G.jpg


Ngoài ra, diện tích đất rộng bên ngoài sẽ được gia chủ thiết kế thêm hệ thống tiểu cảnh, cây cối xung quanh. Vườn được gia chủ trồng thêm hoa cỏ và những cây dừa xanh mát mắt. Trong đó, nên ưu tiên lựa chọn những loại cây phù hợp với đặc điểm khí hậu.

Như vậy, mẫu nhà hai tầng được thiết kế theo kiến trúc Pháp với gam màu trắng sữa cùng ngói mái màu xám gây ấn tượng cả bên trong và đảm bảo công năng sử dụng. Hy vọng, với điều này có thể giúp mang đến cho bạn lựa chọn không gian sống thích hợp nhất, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong gia đình.

Một số thông tin trên đây là cách thức bố trí mặt bằng với phối cảnh trong ngoài của mẫu biệt thự Pháp 2 tầng. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể tìm được phương án thiết kế thích hợp. Nếu như bạn còn băn khoăn về vấn đề gì hãy liên hệ thêm với Kiến trúc Duy Tân để được đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhất. Chắc chắn bạn sẽ tìm được giải pháp hữu dụng với không gian như ý với những gợi ý kịp thời của chúng tôi.

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn: