Liệu có phải KTS cũng bú Fame sau sự vụ ồn ào về việc hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) ?!

linhdannguyen

Thành viên cơ bản
6/11/14
34
8
Không có đoàn kiến trúc sư trực tiếp làm việc với đại diện nhà thờ Bùi Chu

WmvzUix.jpg



Trước đó, một số tờ báo, trang thông tin mạng xã hội đề cập nhóm hơn 20 kiến trúc sư gửi “đơn đề nghị cứu xét”, kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ chính tòa Bùi Chu gửi tới Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, sau khi cho biết đã khảo sát nhà thờ Chính tòa Bùi Chu vào ngày 29 và 30/4.

Về việc này, Giám mục, Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu đã có văn bản gửi GS-KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định, không có vị nào trong nhóm kiến trúc sư nói trên tới gặp những người có trách nhiệm trực tiếp đối với công trình như những đoàn chính thức của nhà nước từ T.Ư, tỉnh và địa phương.

Theo Giám mục Thomas, 2 cây tháp của nhà thờ chính tòa Bùi Chu đã nghiêng tới 15 độ và nền nhà thờ đã lún xuống hơn 70 cm. Sự xuống cấp của nhà thờ gây nguy hiểm tới tính mạng của bà con giáo dân tham dự phụng sự hàng ngày và cả những khách tới tham quan, không thấy nói trong “đơn đề nghị cứu xét”.

Trùng tu một di sản "sống" là công việc tỉ mỉ, phải có phương pháp khoa học để giữ lại tối đa tính nguyên bản của di sản đồng thời vẫn bảo dảm được an toàn và công năng. Điều này cần được thực hiện qua nhiều bước nghiên cứu tư liệu, hiện trạng, chẩn đoán bệnh chính xác bởi chuyên gia chuyên ngành, thi công bởi những đơn vị kinh nghiệm, sử dụng đúng vật liệu,.. vì vậy thời gian thực hiện có thể rất dài với kinh phí phù hợp.

Giá như các KTS bỏ thời gian khảo cứu cẩn trọng thì hay quá
 
Các nhà thờ Công giáo có qui mô và chất lượng nghệ thuật kiến trúc cần được xếp vào di sản và được bảo vệ, đặc biệt là các nhà thờ được xây dựng chủ yếu trong thời kỳ Pháp thuộc. Giới KTS luôn trân trọng tính đa dạng của kiến trúc nhà thờ giai đoạn này. Nhà thời Lớn Hà Nội (1997) có phong cách Gô-tích, Nhà thờ cửa Bắc (1932) là Art Décor, Nhà thờ Bùi Chu (1885) thì kết hợp giữa phong cách Ba-rốc và vật liệu Việt, Nhà thờ Phát Diệm (1898) lấy cảm hứng từ kiến trúc đình chùa miền Bắc với chất liệu đá và gỗ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn pha trộn giữa kiến trúc Ro-man, Gô-tích và gạch đỏ nhập từ Pháp, Nhà thờ Lớn Nam Định (1895) xây dựng toàn bộ bằng đá theo phong cách Roman. Với việc trùng tu nhà thờ Bùi Chu đã được bàn bạc lên kế hoạch từ 5 năm trước, có thông báo rộng rãi để quyên góp kinh phí trùng tu mà không thấy ai ý kiến ý cò gì. Cho đến khi còn 2 tuần trước khi “hạ giải” thì các KTS mới dồn dập lên tiếng.

Riêng nhóm trên bài báo thì mình nghĩ nhóm này ăn theo để mọi người biết đến tên tuổi hơn là quan tâm thật sự đến công trình. Chủ yếu chụp hình đăng FB, tổ chức báo cáo rầm rộ đánh bóng tên tuổi là chính, và nhiều vị trong nhóm này có nhiều lùm xùm ai trong giới nghề đã từng gặp gỡ đều biết, dĩ nhiên thì mình không kể trên diễn đàn được, ai thích tò mò thì tự tìm hiểu.

D4SQEln.jpg

6Kv6BfL.jpg


Tuy nhiên bài báo trên cũng không phản ánh đúng thực tế rằng nhóm KTS này đã chờ đợi cả ngày để xin gặp người có trách nhiệm nhưng không được.

Nhưng như đã đề cập ở trên, giá trị lịch sử cũng như thẩm mỹ kiến trúc của Bùi Chu rất lớn, việc giữ gìn trùng tu là cần thiết nhưng đợi đến “mất bò mới lo làm chuồng” thì trách nhiệm của hội KTS ở đâu? Mấy năm nay không quan tâm gì đợi đến lúc báo chí lên tiếng mới adua theo để có tên trên mặt báo thì người ta chửi háo danh cũng đúng!

Mà thôi, mình cũng chỉ có ý kiến cá nhân vậy, chứ không GATO gì các anh chị đồng nghiệp.
 
Thực ra cũng khó nói, trách nhiệm duy tu bảo dưỡng công trình tôn giáo là của giáo phận, nhà thờ Bùi Chu lại không được xếp hạng di tích Quốc Gia, nên khi giáo phận quyết định hạ giải thì họ mới biết, nên lên tiếng thôi. Nhà thờ này mình đã thăm cách đây hơn 2 năm, chụp cũng nhiều ảnh. Cũng rất tiếc nếu nó bị hạ nếu chưa đến mức nguy hiểm. Còn nếu đã đến độ quá nguy hiểm thì cố gắng tìm giải pháp khác. Việc xây lại như cũ cũng là ý hay nhưng chỉ nên xây lại phần khung chính thôi, còn tận dụng các tượng, các họa tiết cũ thì tốt. Ở Bùi Chu Phát Diệm, có những nhà thờ cũ quá khi xây lại họ xây thêm cái mới, cái cũ vẫn để gần đó.

Vụ này nơi cần lên án là hội KTS Việt Nam, đáng lẽ phải quan tâm đến Bùi Chu từ nhiều năm trước nhưng họ làm ngơ đi, cho đến khi 1-2 cá nhân nào đó phát hiện sự việc nghiêm trọng đánh tiếng thì cả đám mới adua theo làm văn bảng kiến nghị này nọ (mà chắc cũng không đủ thời gian để khảo sát hiện trạng nhà thờ), giống kiểu khóc mướn.
 

tinhhoa81dt

Thành viên cơ bản
22/5/19
4
0
Nhà thờ Bùi Chu là Nhà thờ của giáo phận, ngoài việc hoạt động như các nhà thờ khác thì còn là nơi tổ chức các lễ lớn, quan trọng nhất của cả giáo phận. Là nơi hàng ngàn giáo dân tham dự Thánh lễ thường xuyên nếu có sự cố thì ai chịu trách nhiệm ? Giờ nó hết xí quách, không an toàn cho giáo dân sinh hoạt bên trọng và họ có nhu cầu đập xây mới thì họ làm thôi.

Mục đích chính của Nhà thờ không phải nơi để tham quan, du lịch thỉnh thoảng có khách đến thăm nên khi xuống cấp thì họ đề nghị xây lại là hợp lý thôi. Nếu ngon thì Nhà nước cấp cho giáo phận 1 lô đất gần đó để xây Nhà thờ mới còn giữ lại nhà thờ cũ để bảo tồn chắc giáo dân OK 100%. Một điều chắc chắn tòa Giám mục và giáo dân ở đó quý nhà thờ hơn mấy ông KTS.

Góc nhìn của mình về vấn đề này là.....người ta đang lợi dụng vụ việc này cho các mưu đồ chính trị và kinh tế riêng. Chứ không quan tâm đến nhu cầu sử dụng và thực trạng công trình.

Nhà thờ quê mình, cũng hơn 200 tuổi, thích đập bỏ thì đập thôi, vì nó có phải là di tích lịch sử đâu

crvf6kA.jpg


kết quả ra như thế cũng có gì tệ đâu

EPMleW9.jpg


Nhà thờ là tài sản của giáo phận, người có quyền quyết định là người đứng đầu giáo phận. Ý kiến đập hay không đập phải là của giáo dân vùng đó, khi đập thì họ đã đồng lòng đập rồi, tại sao các thế lực nào đó buộc họ phải thay đổi ? Gần sát giờ khởi công mấy ông KTS đến chụp hình đo đạc rồi gửi kiến nghị đến Chính Phủ. Sao không kiên trì thuyết phục giáo phận từ đầu, 1 tuần không gặp thì 1 tháng, 1 năn nếu có tâm muốn bảo tồn di sản. Có phương án hoặc góp phần kinh phí trùng tu, đằng này xách rái đến rồi làm như đây là tài sản của xã hội, giáo phận không được phép hạ giải. Đến lúc nó sập gây chết người mấy anh kts này chắc trốn như chuột.
 
Có vẻ nhiều người không hiểu vai trò của phản biện xã hội - là sự tương tác, giao thoa về quan điểm, tư tưởng giữa các lực lượng (chính trị, kinh tế, xã hội) trong một cộng đồng.

Ở vụ nhà thờ Bùi Chu, trách nhiệm của người đứng đầu giáo phận sử dụng một công trình cổ là: bảo tồn nó và bỏ tiền yêu cầu khảo sát đánh giá toàn diện công trình đó xem trùng tu thì bao tiền, có được hay không trước sự lên tiếng của cộng đồng. Hiện trên toàn quốc có rất nhiều cơ sở tôn giáo bỏ hoang nhưng chính quyền địa phương rất ngại đụng vào. Khi sập do mưa bão thì mới chuyển công năng sử dụng sang làm trường mẫu giáo, vườn hoa... đất tôn giáo là vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Dĩ nhiên khi giáo dân và Cha xứ không quan tâm tới việc bảo tồn Nhà thờ (khi nhà thờ không phải là di tích) thì thua rồi, nhưng đáng lẽ nhân dịp có sự quan tâm của cộng đồng thì nên mượn gió bẻ măng, thuận tay dắt bò, ví dụ đề xuất cấp mới khu đất xây dựng Nhà Thờ mới rồi trao lại làm di tích bảo tồn cho nhà nước quản lý.

Im lặng thì kêu vô cảm, lên tiếng thì kêu háo danh. Thế thì sống sao cho vừa lòng đây ?
 
Mọi người có thể truy cập Facebook
để nắm rõ hơn sự việc

Sau khi nhờ khảo sát lần 01 qua livestream để nắm tình hình hiện trạng, nhóm Save Heritage VietNam (SHV) đã gấp rút ra Hà Nội, đến Bùi Chu cùng 01 đoàn khảo sát gồm nhiều chuyên gia lãnh vực bảo tồn: cả lý thuyết + thực hành để khảo sát lần 02, lần 03, và lần này đã khảo sát đánh giá lại kỹ tất cả các hư hại kỹ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, nhóm đã tổ chức 01 đội quay lại vào hôm sau 12/5 dùng máy scan 3d bằng pp lidar, làm việc cả ngày, để kiểm tra chính xác các biến dạng. Sự nghiêm túc về chuyên môn trong công việc được đặt lên hàng đầu.
Nhóm luôn tha thiết muốn gặp Đức Cha Giám mục, nhưng việc ko gặp được ko phải nguyên nhân từ SHV. Nhóm đã gặp được ông Trùm xứ đạo để trao đổi, và ông thay mặt giáo dân rất cảm ơn các đóng góp của SHV, ông hiểu thiện tâm của nhóm tuy nhiên công việc mà giáo xứ đã quyết định, sẽ rất khó thay đổi...
Dù gặp những khó khăn lớn vì cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhóm vẫn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận để tìm một giải pháp tối ưu, dù ngày hạ giải đã quyết xong rồi.
Hiện nay, nhóm vẫn tiếp tục hoàn thiện phương án tối ưu dành cho Di sản Nhà thờ Bùi Chu:
1. Bảo tồn, trùng tu.
2. Cải tạo cảnh quan thích ứng.
3. Xây mới công trình đáp ứng nhu cầu phát triển.
Nếu nó ko được áp dụng, đó vẫn là một tài liệu bổ ích cho người dân BC hiểu thêm về ngôi nhà chung của mình, là 01 phương án tiếp cận hài hòa Bảo tồn - Phát triển, để các công trình trong hoàn cảnh tương tự có thể tham khảo.

05axVcd.jpg
 

nguyenthanhchung682

Thành viên cơ bản
23/5/19
5
1
Tuy nhiên dưới góc độ bảo tồn, xem bài báo mới tinh này - Sập xuống sông hoàn toàn cầu tàu hơn 1.500m2 trong cảng Ba Son


cầu tàu Ba Son (bao gồm cầu tàu H, cầu tàu K, cầu tàu L) nằm bên bờ phải sông Sài Gòn thuộc địa phận phường Bến Nghé, quận 1. Cầu tàu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có chiều dài khoảng 377,8m.

BBTKGAR.img


nay đã sập
60667069_2045995845702853_4195927768220827648_n_23934125.jpg


Cau--tau-hon-1500m2-trong-cang-Ba-Son-sap-xuong-song-cautau-2-1558579448-width622height584.jpg


Phải chăng cầu cảng này do có cả trăm năm lịch sử và di tích này gắn với Bác Tôn, nhưng chỉ hợp sửa với đóng tàu chiến, rất khó sử dụng cái cầu hẹp chuyên dùng cho tàu chiến để đậu du thuyền. Giờ cần bến du thuyền, cầu cảng đó không phù hợp. Xin sửa thì công luận này nọ bảo phải giữ gìn cái cũ, thôi thì đánh sập xây cái mới cho nhanh.
itd_3d_ani_w100_smiles_019.gif
 

AnhHuyPham

Thành viên cơ bản
25/5/19
1
0
UNESCO: 'Không nhất thiết bảo tồn nguyên trạng nhà thờ Bùi Chu'
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nói quyết định hạ giải nhà thờ đã được lãnh đạo và giáo dân cân nhắc kỹ lưỡng, chuẩn bị từ lâu.


Không biết nói gì luôn