Luật Đấu thầu 2013 - những bất cập cần khắc phục & những thủ tục cần gỡ bỏ

Mời mọi người tham gia góp ý sửa đổi luật đấu thầu, nay vì than vãn


Nội dung góp ý


Đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, trong đó tập trung nghiên cứu, có ý kiến góp ý với một số nội dung: sửa đổi tên Luật Đấu thầu thành Luật Mua sắm công cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phạm vi điều chỉnh của Luật; phạm vi điều chỉnh; bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; các quy định về kỹ thuật đấu thầu; hạn mức và các trường hợp áp dụng chỉ định thầu; hợp đồng; mua sắm tập trung thúc đẩy sản xuất lớn, đầu tư chiều sâu. Ngoài ra, có góp ý về mua sắm đối với sản phẩm đổi mới, sáng tạo; sản phẩm công nghệ cao; mua sắm xanh; sản phẩm sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu; sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường trong nước. Quy định về mua sắm từ các nhóm yếu thế trong xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định về cơ chế giải quyết kiến nghị trong đấu thầu bởi một tổ chức độc lập với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền…

 
Bất cập lớn nhất đối với luật đấu thầu là nhà thầu chưa có kinh nghiệm mãi mãi không có kinh nghiệm vì có được giao hợp đồng đâu, vì quá trình đấu thầu nào cũng yêu cầu kinh nghiệm đã thực hiện gói thầu tương tự.

Do vậy cần bỏ tiêu chí kinh nghiệm thực hiện gói thầu tương tự (quy mô, giá trị) với các gói thầu nhỏ và đơn giản, vì nếu yêu cầu kinh nghiệm thực hiện gói thầu tương tự, thì những nhà thầu chưa thực hiện hợp đồng tương tự mãi mãi sẽ không tham gia đấu thầu được.

Đối với lĩnh vực tư vấn, tư vấn kỹ thuật cần tạo điều ki65n tính liên tục, kế thừa nhưng không làm giảm tính cạnh tranh trong trường hợp nhà tư vấn phải thông qua đấu thầu cạnh tranh để chọn ... ví dụ nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi trầy vi tróc vảy để duyệt được dự án hy vọng kiếm lời ở bước thiết kế kỹ thuật thì phải đấu thầu sòng phẳng với các nhà thầu khác, quá là dọn mâm sẵn cho người khác ăn.
 
Căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu năm 2013 và dự kiến trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật vào tháng 12.2021.

Để phục vụ việc xây dựng luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Luật Đấu thầu và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, trong đó tập trung nghiên cứu, góp ý với một số nội dung: sửa đổi tên Luật Đấu thầu thành Luật Mua sắm công cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phạm vi điều chỉnh của Luật; phạm vi điều chỉnh; bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; các quy định về kỹ thuật đấu thầu; hạn mức và các trường hợp áp dụng chỉ định thầu; hợp đồng; mua sắm tập trung thúc đẩy sản xuất lớn, đầu tư chiều sâu…

 
Với mục đích đánh giá Hệ thống đấu thầu Việt Nam từ khi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực, xác định những ưu và nhược điểm của hệ thống làm cơ sở để xây dựng một chiến lược phát triển Hệ thống đấu thầu theo hướng hiện đại, tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Đánh giá Hệ thống đấu thầu Việt Nam bằng phương pháp MAPS (Methodology for Assessing Procurement System)”. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin quan trọng trong quá trình sửa đổi Luật Đấu thầu 2013, giúp nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác đấu thầu, đảm bảo yêu cầu cao nhất về cạnh tranh, công bằng, minh bạch.




Hy vọng gì nhỉ ???
 
  • Haha
Reactions: QuocCuongBRE
Quan điểm của ThangLongPECC hơi ngược lại với quan điểm của thông tư 11/2016/TT-BKHĐT, vì Thông tư số 11/2016, EPC được áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì dài hạn, không được áp dụng trong các trường hợp có thể tách thành các gói thầu riêng biệt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu.

Lý do với việc đấu thầu EPC thì hồ sơ thiết kế sẽ chuẩn hơn và rút ngắn thời gian đầu tư công, biết ngược nên không dám góp ý, khó khăn đầu tiên là nhiều CĐT muốn đấu thầu EPC qua mạng nhưng không được, lại phải đấu giấy

Điều 29. Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình như sau:
1. Năm 2020:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

2. Năm 2021:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.
3. Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.


 
Đọc "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự được ban hành nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thể chế hóa các văn kiện của Đảng và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.

Nhõn

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu: Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33: “Các hoạt động thực hiện trước đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi. Việc lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, xác định danh sách ngắn đối với các hoạt động mua sắm của dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi”.


đâu thì mới mẻ nhỉ ?