Luật Xây dựng - những bất cập cần khắc phục & những thủ tục cần gỡ bỏ

congdongxaydung

Gác cổng
Thành viên BQT
1/4/13
130
13
Luật Xây dựng đang "đuối sức"

Sau gần 10 năm thực hiện Luật Xây dựng đã có những điểm “đuối sức” trước sự phát triển nhanh của nhiều thành phần trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) khu vực phía Bắc.
20130515153247-1.jpg

Có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004, Luật Xây dựng năm 2003 cùng các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của một số Bộ ngành liên quan đã tạo lập và định hình khuôn khổ pháp luật và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong gần 10 năm qua.
Đi từ thực tế hoạt động đầu tư xây dựng, gắn với sự định hình phát triển trong khuôn khổ các quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn nhận định sau gần 10 năm thực hiện các quy định của Luật Xây dựng cũng cho thấy còn có những tồn tại, bất cập.
Bộ trưởng chỉ rõ một số quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng chưa theo kịp quá trình hình thành và xác lập thể chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Một trong những vấn đề của đầu tư xây dựng thời gian qua còn là tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài tiến độ thực hiện, hiệu quả thấp gây ra thất thoát lãng phí lớn nhưng khó quy kết trách nhiệm. Tính khả thi và công khai minh bạch thấp dẫn đến tình trạng có nhiều “quy hoạch treo”, “dự án treo” tại một số khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế… gây nên những lãng phí về cơ hội đầu tư và nguồn lực phát triển.
Trên cơ sở nhận định từ quá trình thực hiện và phát triển xây dựng, ban hành Luật Xây dựng (sửa đổi) nhằm đưa luật quản lý thị trường chặt chẽ và gắn với thực tế. Bám sát thị trường trên cơ sở cách tiếp cận mới luật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng.
Thu Lý – Hồng Khanh
 
Siết chặt quản lý công trình xây dựng vốn nhà nước

Cụ thể, đối với dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, nhà nước sẽ thực hiện quản lý, kiểm tra, kiểm soát toàn diện từ chủ trương đầu tư đến thiết kế, thi công xây dựng và đưa công trình vào vận hành sử dụng. Với tư cách là chủ sở hữu vốn, nhà nước thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý, quy định các quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện chủ sở hữu vốn và người trực tiếp quản lý sử dụng vốn.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, Luật Xây dựng sửa đổi vẫn còn sự chồng chéo, trùng lặp ở một số quy định với Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Nhà ở... Vì vậy, các đại biểu đề nghị Bộ Xây dựng xem xét lại các nội dung này, đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan tổng rà soát nội dung nhằm đảm bảo chặt chẽ, tránh những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thức, thực hiện, quản lý và kiểm tra kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng ở cả trung ương và địa phương
 
Đời sống xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nhiều quy định của pháp luật nói chung, Luật Xây dựng nói riêng nhanh chóng trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Dù luật xây dựng 2014 đã khắc phục nhiều bất cập của luật xây dựng 2003, nhưng thủ tục hành chính về xây dựng theo luật xây dựng 2014 có không những cắt giảm mà còn tăng thêm tầng nấc. Nhiều dự án từ khi bắt đầu triển khai đến khi hoàn thành thủ tục có thể hàng năm trời.

Ngay cả khi có Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018 cũng chưa cắt giảm sự nhiêu khê và bất cập của luật xây dựng 2014, đặc biệt là khâu việc thẩm định đang được quy định quá phức tạp, không đúng vai. Sở/Bộ xây dựng và các Sở/Bộ chuyên ngành tạo nên một mê cung thẩm định và có ý kiến, bị hành ở bước thiết kế cơ sở (lập dự án) chưa đã nư, lại bị hành tiếp ở bước TKKT (nếu đầu tư công), rồi còn mẫu thuẫn giữa các Sở/Bộ chuyên ngành nữa ... hãm tốc đầu tư xây dựng và gây lãng phí khủng khiếp, đặc biệt là cơ hội của các doanh nghiệp tham gia cũng như sự hưởng lợi của đối tượng thụ hưởng.

Nhà nước hãy trở về vai trò ngày xưa, kiểm soát thật chặt bước dự án đồng thời tiến hành hậu kiểm thật kỹ các bước tiếp theo, một bước là thẩm tra thật kỹ lưỡng tại quá trình lập dự án là quá đủ rồi.

Chưa nói việc cấp phép và thanh tra hiện nay cũng là việc gây bức xúc, từ nhỏ nhặt nhất là nhà dân riêng lẻ cho đến các công trình cao tầng hay chuyên ngành, thủ tục nhiêu khê chưa đủ - các nghị định xử phạt còn đẻ ra một mớ nữa. Thanh tra chuyên ngành, thanh tra Uy ban/Chính phủ ... rồi Kiểm toán, cứ phải nói là mệt mỏi mất thời gian khủng khiếp.

Ngân sách nhà nước còn có chuyện tiếu lâm, nhà thầu muốn dự thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu. Đến lúc ký hợp đồng nộp bảo lãnh tạm ứng . Đến khi thực hiện hợp đồng nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nhưng ở chiều ngược lại, chủ đầu tư lại không phải nộp bảo lãnh thanh toán. Khi có nợ đọng XDCB, nhà thầu đòi được tiền từ chủ đầu tư trầy vi tróc vảy, còn đi kiện tòa dân sự thì không bao giờ giải quyết được.
 
  • Like
Reactions: XayDungHongPhat
Theo kế hoạch, ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sẽ thảo luận về một số nội dung khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Đánh giá về Luật Xây dựng 2014, các chuyên gia cho rằng, một số điểm còn chồng chéo, mâu thuẫn trong hiện tại. Cùng đó, việc sửa đổi các pháp luật có liên quan đến đầu tư xây dựng như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công Luật Đất đai và các dự án luật đang trình Quốc hội gồm Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)… dẫn đến yêu cầu phải rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng Hoàng Quang Nhu cho biết, Dự thảo Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và tập trung vào các nhóm chính sách gồm: cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng; bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng; hoàn thiện chính sách, pháp luật về xây dựng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, dự thảo Luật đã tích hợp hai thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng. Theo đó, giảm đối tượng các công trình phải thực hiện thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, tích hợp xem xét một số nội dung trong bước cấp phép; đồng thời các công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng.

Ông Hoàng Quang Nhu cho biết, điểm mới nổi bật trong chính sách về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có thể kể đến là sửa đổi, bổ sung các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng.

Điều này đã tách bạch vai trò quản lý của nhà nước với vai trò của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư. Dự thảo Luật đã phân tách trách nhiệm, nội dung thẩm định để phê duyệt dự án của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các nội dung nhà nước cần kiểm soát (về quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, tuân thủ pháp luật).

Cùng đó, Dự thảo Luật làm rõ việc thực hiện song song, đồng thời các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định dự án. Theo đó đã rút gọn nội dung cũng như thời gian thẩm định dự án tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện đầu tư xây dựng nói chung và tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư công nói riêng.

Đặc biệt, để giảm số bước thực hiện thủ tục hành chính khi thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng thì các nội dung về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng cũng được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo hướng: giảm đối tượng phải thẩm định thiết kế xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua việc tích hợp thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng đối với công trình sử dụng vốn khác.

Tại Dự thảo Luật, các công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng. Cụ thể là thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, trường hợp này được miễn phép xây dựng hoặc thẩm định dự án, cấp phép xây dựng, thay vì phải thực hiện tuần tự cả 3 thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng như trước đây.

Bên cạnh đó, các thủ tục về cấp phép xây dựng cũng được rà soát để quy định đơn giản, phù hợp và trên cơ sở đánh giá việc thực hiện cấp phép xây dựng sau khi cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương, Bộ Xây dựng đã đề xuất giảm số ngày quy định cho cấp phép xây dựng từ 30 ngày xuống 20 ngày.

Mặt khác, để giải quyết vướng mắc trong quy định về Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực yêu cầu áp dụng cho các dự án sử dụng vốn nhà nước, tại Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng chỉ yêu cầu áp dụng đối với “dự án sử dụng vốn đầu tư công khi Ban quản lý dự án được người quyết định đầu tư giao quản lý nhiều dự án đồng thời hoặc nối tiếp, liên tục trên cùng một địa bàn hoặc thuộc cùng một chuyên ngành”. Nội dung sửa đổi này nhằm khắc phục tình trạng các Bộ, ngành có ít dự án đầu tư xây dựng được triển khai vẫn phải thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực sẽ không hiệu quả và tăng biên chế.

Dự án Luật cũng sửa đổi, làm rõ quy định về kiểm soát chi phí, áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật theo các loại nguồn vốn để minh bạch và tránh gây sự hiểu khác nhau khi áp dụng.




Mời ACE vào chiêm ngưỡng dự thảo

 
  • Like
Reactions: ngonhubu
Ặc, như vậy trước lúc chuẩn bị giải tán, bộ xây dựng cũng đã noi gương bộ Kế hoạch tự lấy đá ghè vào chân mình khi trao thẩm quyền thẩm định thiết kế lại cho chủ đầu tư. Đánh giá cao một số điểm chính yếu nhất đấy là:
- Tích hợp các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định dự án, cái ghè đá vào chân bộ Môi bộ Công cùng với các sở cấp dưới
- Tích hợp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng. Các công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng.
- Đột phá lớn nhất là giảm đối tượng các công trình phải thực hiện thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng

23. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau:
“Điều 82. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 3 Điều này làm cơ sở phê duyệt.
2. Đối công trình xây dựng thuộc dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp dự án thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.
Việc thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP theo quy định tại Điều 83a của Luật này.
3. Chủ đầu tư thẩm định một trong các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau đây:
a) Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC);
b) Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
c) Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
d) Bước thiết kế khác trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
4. Công trình xây dựng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế xây dựng theo các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật này.
5. Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định pháp luật có liên quan.
6. Đối với các công trình xây dựng phải thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, chủ đầu tư có thể trình song song, đồng thời hồ sơ đến các cơ quan nhà nước thẩm quyền và cơ quan chuyên môn về xây dựng, gửi kết quả thực hiện thủ tục quy định ở khoản 5 Điều này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.
7. Công trình xây dựng có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc thẩm định.
8. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp các văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan, tổ chức có liên quan; hoàn thiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng hoặc trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế xây dựng trong trường hợp tại quyết định đầu tư dự án quy định người quyết định đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng.
9. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
10.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với các công trình quốc phòng, an ninh.”

24. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:
“Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư
1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nội dung thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 82 cụ thể như sau:
a) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với các quy định tại hợp đồng thiết kế và các quy định pháp luật có liên quan;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế; yêu cầu công năng sử dụng công trình; yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
c) Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.
2. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng thực hiện dự án PPP.
3. Đối với các công trình xây dựng còn lại, chủ đầu tư căn cứ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 6 Điều 82 của Luật này và yêu cầu của công trình, tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.

25. Bổ sung Điều 83a như sau:
“Điều 83a. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 82 đối với các công trình sau đây:
a) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công và công trình xây dựng thuộc dự án PPP có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Công trình xây dựng sử dụng vốn khác có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Đối với công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm:
a) Sự tuân thủ quy định pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
c) Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu về an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế với trường hợp yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại khoản 7 Điều 82 của Luật này;
d) Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng định mức, giá xây dựng và các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng;
đ) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường;
e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của các pháp luật có liên quan trong giai đoạn thiết kế xây dựng.
3. Đối với công trình quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.”
 
  • Like
Reactions: langdangphieubat

1. Bãi bỏ khái niệm “nhà ở riêng lẻ” trong Luật Xây dựng năm 2014
2. Sửa đổi quy định về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng
4. Sửa đổi, bổ sung công trình được miễn giấy phép xây dựng
5. Sửa đổi, bổ sung quy định về lập dự án đầu tư xây dựng
6. Bổ sung thêm Các loại giấy phép xây dựng
cụ thể Giấy phép xây dựng gồm:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình;
– Giấy phép xây dựng có thời hạn
7. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
8. Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng
9. Bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng
10. Sửa đổi, bổ sung quy định về phá dỡ công trình xây dựng


 
  • Like
Reactions: ThietBiThuanPhat
Mục đích bỏ nhà riêng lẻ để làm gì nhỉ ?

29. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bất cập tiếp nữa là đã ban hành nghị định về quản lý chi phí xây dựng


Ban hành nghị định về quản lý chất lượng


nhưng nghị định quan trọng nhất là Nghị định quản lý dự án lại chưa ban hành, vì luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, vẫn đang dự thảo

 
Mục đích bỏ nhà riêng lẻ để làm gì nhỉ ?

29. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bất cập tiếp nữa là đã ban hành nghị định về quản lý chi phí xây dựng


Ban hành nghị định về quản lý chất lượng


nhưng nghị định quan trọng nhất là Nghị định quản lý dự án lại chưa ban hành, vì luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, vẫn đang dự thảo

Tức là nhà riêng lẻ không liên quan đến luật Xây dựng nữa, trước đây khái niệm nhà riêng lẻ:
- Có sự mâu thuẫn giữa luật Xây dựng và luật Nhà ở về nhà ở riêng lẻ thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức , và xây dựng nhà riêng lẻ trên đất không phải là đất ở (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở), bỏ quách đi vì luật Nhà ở đã nêu rất rõ “nhà ở riêng lẻ” là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.


- Ngày 03/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng



Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Kể từ ngày Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 03/3/2021):

- Dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021 thì không phải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, việc thực hiện các bước tiếp theo (bao gồm cả trường hợp điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng) thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng 2014 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và không phải thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trước ngày 01/01/2021 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

+ Đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và không thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành;

+ Đối với công trình xây dựng thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và rà soát các điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ thiết kế trình thẩm định không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản trả hồ sơ để Chủ đầu tư hoàn thiện và thực hiện việc thẩm định theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định 113/2020/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khi điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì việc thẩm định thiết kế điều chỉnh và quản lý về giấy phép xây dựng được thực hiện như sau:

+ Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng có kết luận đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh, gửi thông báo kèm theo báo cáo kết quả thẩm định đến cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước khi tiếp tục thi công xây dựng.

+ Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng không có đánh giá về điều kiện miễn giấy phép xây dựng, hoặc kết luận không đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh và thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây đựng thẩm định thiết kế cơ sở một số công trình thuộc dự án theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thực hiện thẩm định đối với các công trình còn lại của dự án.

- Đối với dự án đã được người quyết định đầu tư phê duyệt hình thức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014 thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của người quyết định đầu tư, trong trường hợp để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình thì người quyết định đầu tư được điều chỉnh hình thức quản lý dự án theo quy định Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng kể từ ngày 15/8/2020 và thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 nhưng chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 thì chủ đầu tư phải gửi hổ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi công để theo dõi, quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng (bao gồm thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng) và không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Trường hợp công trình xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 nhưng thuộc đối tượng yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn.

Căn cứ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thời hạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng. Bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng 2014 trước thời điểm ngày 03/3/2021 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn. Kể từ ngày 03/3/2021, trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề trước thời điểm ngày 03/3/2021 thì được xét cấp chứng chỉ theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
 
  • Like
Reactions: HaNoiCPM
05 quy định mới về tổ chức quản lý dự án của Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Chủ đầu tư, Ban QLDA cần đọc ngay!
Thứ nhất, về hình thức quản lý dự án - nới lỏng thế “độc quyền” của Ban?​
Thứ hai, yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án - Vẫn không quy định năng lực Giám đốc Ban, nhưng có quy định cá nhân phụ trách.​
Thứ ba, yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án.​
Thứ tư, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án.​
Thứ năm, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án - không còn là “sân chơi riêng” của riêng các dự nhóm A.​

Và đây là điều băn khoăn đối với số phận của sở GTVT HCM và HN

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra các các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:​
a) Sở Xây dựng đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);​
b) Sở Giao thông vận tải đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này);​
 
  • Like
Reactions: vudhanh
Với việc ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư phải tái lập bộ phận thẩm định và quản lý chất lượng xây dựng
Việc chuyển chức năng giao thông đô thị sang sở Xây Dựng là đúng theo luật Xây Dựng, các thành phố trực thuộc TW nên sát nhập sở Giao Thông vào sở Xây Dựng thành sở Quản Lý Đô Thị.
 
  • Like
Reactions: vudhanh
Với việc ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư phải tái lập bộ phận thẩm định và quản lý chất lượng xây dựng
Việc chuyển chức năng giao thông đô thị sang sở Xây Dựng là đúng theo luật Xây Dựng, các thành phố trực thuộc TW nên sát nhập sở Giao Thông vào sở Xây Dựng thành sở Quản Lý Đô Thị.
Hình như ở Mỹ vẫn tách làm hai, dù số bộ ban ngành ít hơn
- Bộ Xây dựng = Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (United States Department of Housing and Urban Development, viết tắt là HUD)
- Bộ Giao thông = Bộ Giao thông Hoa Kỳ (United States Department of Transportation, viết tắt là USDOT hay DOT)

Mình thì quan tâm 3 loại giấy là công cụ để quản lý xây dựng, vai trò Hội, Hiệp hội nghề nghiệp
- Giấy phép hành nghề (Builder’s Licences).
- Giấy phép xây dựng (Building Permits).
- Giấy chứng nhận công trình được phép sử dụng (Occupency Permits). Gọi tắt là chứng chỉ sử dụng công trình.

 
Bộ Xây Dựng với Bộ Kế Hoạch Đầu Tư vẫn tìm cách dành ăn quản lý ngay từ xa xưa

Báo Đấu Thầu nói:
Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Hà Nam cho biết, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu (HSMT), bên mời thầu phải áp dụng theo các mẫu hợp đồng xây lắp và tư vấn được quy định tại các thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu. Trong khi đó, khi ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải tuân thủ theo mẫu hợp đồng quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng.

Sở KH&ĐT TP.HCM cũng cho rằng, hiện nay, mẫu hợp đồng ban hành kèm theo các thông tư hướng dẫn lập HSMT theo Luật Đấu thầu và mẫu hợp đồng do Bộ Xây dựng ban hành chưa tương thích với nhau, gây khó khăn trong quá trình xây dựng HSMT các gói thầu thuộc lĩnh vực xây dựng.

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Long, sự chồng chéo và quy định không thống nhất về hợp đồng giữa Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn, gây nhiều vướng mắc cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện. Cụ thể, Khoản 7 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định: Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong khi đó, tại Điểm c Khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng quy định: Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

Sở KH&ĐT thành phố Hải Phòng cho biết, mẫu hợp đồng xây dựng được quy định trong cả Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng với một số nội dung không hoàn toàn đồng nhất đã làm phát sinh sự thiếu nhất quán trong quá trình vận dụng vào từng gói thầu, dự án cụ thể.


Từ quy chế đấu thầu, sang nghị định, sang luật