Lý do cầu vượt vào sân bay Tân Sơn Nhất làm xong vẫn kẹt điên cuồng nhỉ ?

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Hân hoan đường vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) khá thông thoáng sau khi cầu vượt thép hình chữ Y thông xe sáng 3/7.


Tối hôm 17/07/2017, chưa leo lên máy bay tại Nội Bài người bạn nhắn tin báo kẹt xe kinh hoàng. Hôm đó Sài Gòn mưa, liền nói người bạn là Sài Gòn mà mưa kẹt nhiều hướng, với việc xong cầu vượt chữ Y tại sân bay thì khu vực Lăng Cha Cả chắc chắn sẽ kẹt trầm trọng vì lưu lượng thoát ra tăng đột biến, kéo theo lượng giao thông đi ké đường Trường Sơn ở phía dưới cũng kẹt theo thôi. Người bạn xác nhận điều đó, bên dưới cứng ngắc, trong lúc trên cầu lâu lâu mới có một xe chạy vào sân bay. Như vậy có thể nói là hướng vào không kẹt, giờ kẹt ở hướng ra, tại các giao lộ xe thoát không hết được.

Con đường Cộng Hòa sẽ vẫn là con đường đau khổ nhất TP.HCM. Tốc độ toàn tuyến giờ cao điểm chắc tầm 3km/h. Kẹt từ Lăng Cha Cả đến tận Mũi Tàu bến xe Tây Ninh cũ. Kẹt từ 7g sáng đến 10g đêm, không lúc nào ngớt xe. Nhiều người dự kiến kẹt xe trên đường Công Hòa càng kinh khủng sau khi cầu vượt thép sân bay Tân Sơn Nhất khánh thành do lưu lượng thoát từ sân bay Tân Sơn Nhất ra khu vực cầu vượt Lăng Cha Cả tăng cao. Như vậy ai muốn đi vào sân bay Tân Sơn Nhất tạm thời từ biệt hướng đường Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ.

Sáng 20/7, các tuyến đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng kẹt cứng nhiều giờ liền khiến hàng ngàn phương tiện nối dài nhích từng mét



Vụ kẹt xe bắt đầu từ 8h sáng và kéo dài đến hơn 11h nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Kẹt xe xảy ra trên các trục đường ra vào sân bay như Hoàng Văn Thụ, Cộng Hòa, Trường Sơn, Bạch Đằng, Hồng Hà, Nguyễn Văn Trỗi.

Hàng nghìn phương tiện ken cứng tại nút giao Hoàng Văn Thụ- Nguyễn Văn Trỗi- Trường Sơn, hướng di chuyển về sân bay Tân Sơn Nhất

Kẹt nặng nhất là khu vực trước sân bay Tân Sơn Nhất, giao thông vô cùng hỗn loạn.

Trong khi dòng xe qua cầu vượt thép chữ Y tại nút Trường Sơn- Hồng Hà- đường vành đai Tân Sơn Nhất Bình Lợi rất ít phương tiện thì phía dưới lòng đường đang chật cứng

Lượng xe từ hướng Bạch Đằng đổ về Trường Sơn đối đầu với ô tô từ sân bay ra tạo nên cảnh tượng giao thông rối loạn

Ô tô, xe máy chen chúc nhau trên đường, nhích từng mét

Ô tô xếp hàng 5, hàng 6 trên đường dẫn từ ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất ra đường Trường Sơn

Dòng xe từ Bạch Đằng (hướng lưu thông từ vòng 6 Nguyễn Thái Sơn ra Trường Sơn) đối đầu với ô tô từ sân bay ra đường Trường Sơn tạo nên cảnh tượng giao thông hỗn loạn

Kẹt xe không lối thoát trên đường Trường Sơn hướng ra vòng xoay Lăng Cha Cả

Hàng chục CGST, dân phòng kết hợp với lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất xuống đường điều tiết nhưng không xuể

Do mặt đường kín đặc phương tiện nên nhiều người đi xe máy leo lên lề đường

Khổ nhất là các em nhỏ.

Hành khách đi máy bay

Cơ trưởng và nhóm nhân viên một hãng hàng không đang chạy bộ, vượt "chướng ngại vật" để vào sân bay

Đến hơn 11h, các tuyến đường cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất vẫn kẹt cứng

Nghịch lý được phóng viên ghi nhận, lượng xe qua cầu vượt thép trước cửa sân bay vừa được khánh thành không nhiều nhưng bên dưới lòng đường lại kẹt cứng.

Đáng nói, sáng nay không có bất cứ một sự cố giao thông, cháy nổ nào.




Như vậy lối vào sân bay Tân Sơn Nhất từ hướng đường Phạm Văn Đồng cũng đã bị vô hiệu hóa.

Vậy nguyên nhân là có phải dự đoán sai lưu lượng vào sân bay? Thay vì ưu tiên hướng từ trung tâm Thành Phố vảo sân bay, nên chọn hướng ưu tiên từ Phạm Văn Đồng (Bạch Đằng) vào sân bay do lưu lượng từ hướng Phạm Văn Đồng đi ké đường Trường Sơn rất nhiều.
:(
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Kẹt xe Hồ Văn Huê, điều đã biết trước khi làm cầu vượt Nguyễn Thái Sơn. Hôm qua kẹt tới 10h, xem hôm nay kẹt tới mấy giờ đây, vỉa hè ken kín người và xe:




Nghĩa là kẹt xe khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất không bao giờ mất đi nếu .....nếu không làm thêm đường vì kẹt xe nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Nguyễn Kiệm, Hồ Văn Huê, Trường Sơn, Phan Văn Trị, Quang Trung .... làm sao gánh nổi lưu lượng giao thông hiện nay.

Việc mở rộng các đường hiện hữu rõ ràng rất khó khăn, nên chỉ còn giải pháp đường trên cao liên quận thì mới giải quyết được vấn đề. Nếu từ Gò Vấp, Tân Bình, Quận 12 mà vào trung tâm hay qua khu nam mà vẫn đi những con đường xuyên qua khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như mấy chục năm nay thì chả có cầu vượt nào giải quyết được cả. Hà Nội sau khi có con đường trên cao nên xe từ cửa ngõ phía nam lên phía tây, bắc thành phố không còn băng qua trung tâm, thì tình hình kẹt xe đỡ hẳn.

Nhưng đã từ lâu TP.HCM lo phát triển hướng Nam và hướng Đông nhưng quên mất hướng Tây Bắc bao gồm quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi.
 

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
Như thường lê, sau mỗi sự cố các chuyên gia lại có dịp bốc phét trên truyền thông, nào là "phải tính toán khoa học chứ không phải có tiền đổ vào nhiều dự án là giải cứu ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất được, một khi quy hoạch trong sân bay chưa xong", nào là "cơ quan quản lý chưa tính toán cụ thể lượng xe lưu thông theo trục đường Phạm Văn Đồng sẽ tăng lên sau khi trục đường này hoàn thành", nào là " kẹt xe ở Tân Sơn Nhất là không phải do hành khách ra - vào sân bay, mà là do từ khi đường Phạm Văn Đồng đưa vào sử dụng, người dân TP mượn đường Trường Sơn đi lại cho tiện, nên mới xảy ra kẹt cứng" , rồi " lượng phương tiện trên đường Trường Sơn di chuyển đến vòng xoay Lăng Cha Cả quá lớn và liên tục bị xung đột với dòng xe từ sân bay đi ra" ... rồi "cầu vượt này chỉ giải quyết cho các phương tiện lưu thông một hướng trên đường Trường Sơn vào sân bay - trong khi lưu lượng xe lưu thông theo hướng này ít hơn rất nhiều so với hướng ngược lại - từ sân bay ra đường Trường Sơn hoặc từ đường Bạch Đằng di chuyển tới đây", rồi phải "tách các hướng lưu thông trên các tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Bạch Đằng...để hạn chế các phương tiện dồn đến đường Trường Sơn" ...

Nhưng ai cũng phải biết rằng trong lúc các tuyến đường hiện nay xung quanh sân bay chỉ có vậy, thông chỗ này thì nó chuyển kẹt sang chỗ khác ... các chuyên gia cứ chém gió miệt mại, nhưng thử xem hậu quả mà mình đề xuất sẽ như thế nào?

Ai cũng thừa biết để giải quyết vấn nạn kẹt xe quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, nhất thiết cần phải triển khai đồng bộ cùng lúc nhiều dự giao thông kết nối, chứ chỉ riêng cầu vượt thôi chưa đủ. Thực tế để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông bên ngoài khu vực sân bay, TPHCM có đến 22 dự án (đã phê duyệt hoặc đang nghiên cứu) như xây dựng cầu vượt, hầm chui, mở rộng đường, metro... Tuy nhiên đến nay, ngoài 2 dự án mới hoàn thành đầu tháng 7 như trên, còn 3 dự án đang triển khai dang dở (cầu vượt Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn; nút giao ngã sáu Gò Vấp, hầm chui An Sương) và nhiều dự án khác chưa thể khởi công do đang nghiên cứu hoặc vướng các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc vướng đất quốc phòng .... nhưng chắc chắn đâu phải ngày một ngày hai ... và khó khăn muôn thuở là việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tốn nhiều thời gian nên chưa thể triển khai nhanh

Và việc mở thêm hướng kết nối cho sân bay Tân Sơn Nhất là không cần bàn cãi bởi vấn đề này thực sự cần thiết, nhưng đâu phải muốn là được. Lịch sử quy hoạch sai thì cũng phải tôn trọng và cũng cần có thời gian để khắc phục.
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Chỉ thắc mắc là đơn vị Tư vấn thiết kế cầu vượt chữ Y vào sân bay Tân Sơn Nhất không sử dụng các phần mềm mô phỏng giao thông, chẳng hạn như phần mềm mô hình tương tác thực tế ảo cho quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, xây dựng dân dụng và mô hình hóa giao thông. UC-Win/Road là một phần mềm đã được giới thiệu tại Việt Nam từ lâu lắm rồi, mình nhớ Mr Hiệp ĐHXD (người đã mở và đã dẹp diễn đàn cauduong.net) là tiến cử phần mềm này.

UC-Win/Road có thể tạo ra các mô hình thực tế ảo trong một không gian năng động ba chiều (3D), cho phép người dùng tạo ra các mô hình máy tính 3D rõ ràng với các hoạt động đơn giản. UC-Win/Road cung cấp một công cụ không thể thiếu để hình dung dự án và xây dựng sự đồng thuận cho hầu hết các loại đường / công / dự án xây dựng tư nhân.
UC-Win/Road cung cấp một loạt các chức năng di chuyển của người quan sát (chạy, đi bộ, lái xe, mô phỏng chuyến bay) để mô phỏng giao diện và sự xuất hiện của các dự án được đề xuất. Các mô hình có thể tương tác khám phá không gian ba chiều của người dùng. UC-win/Road có thể được sử dụng trong phát triển dự án, thuyết trình và thảo luận kỹ thuật thiết kế cho dự án các công trình công cộng, quy hoạch đô thị, kiến trúc, các dự án xây dựng, và đường quy hoạch và thiết kế.

Các tính năng ảo-thực tế của UC-Win/Road có hiệu quả cao cho hình minh họa và mô hình thiết kế, dự án xây dựng, kiểm tra của các lựa chọn thay thế dự án, đánh giá tầm nhìn cảnh quan đường dây, hoặc cho bất kỳ bài thuyết trình kỹ thuật khác.

UC-Win/Road là có thể nhập dữ liệu từ một số CAD khác nhau và các chương trình phần mềm mô hình hóa bằng cách sử dụng một loạt các định dạng chuẩn công nghiệp. Tính năng này cho phép phát triển nhanh chóng của các mô hình 3D lớn. Video hình ảnh động và hình ảnh kết quả từ các mô hình ảo-thực tế có thể dễ dàng outputed từ UC-win/Road cho bài thuyết trình hoặc bản in
Điều nổi bật là phần mềm cho phép con người tương tác hai chiều với thiết kế vừa tạo ra.


Giá cả thì mình thấy cũng không đắt lắm
www.forum8.co.jp/english/uc-win/ucwin-road-e1.htm
UC-win/Road Ver.12 Ultimate US$19,200
UC-win/Road Ver.12 Driving Sim US$12,800
UC-win/Road Ver.12 Advanced US$9,700
UC-win/Road Ver.12 Standard US$6,300
UC-win/Road Ver.12 Multi User Client Ver. US$1,180
UC-win/Road Ver.12 Presentation Version US$660
UC-win/Road Ver.12 Cluster Client Ver. US$660
UC-win/Road Ver.12 Free Viewer Version Free of charge