Mạn đàm ứng dụng chuyên sâu về gỗ - tre - nứa cho xây dựng

xaydungdaihongphat

Thành viên cơ bản
6/11/18
2
0
Chuyện dùng kết cấu tre nứa dạng như dưới đây đã khá phổ biến
a--nh-1.jpg

a--nh-2.jpg


Hiện nay đã có hướng chuyển sang phối hợp với bê tông

1549936311452.png

https://www.engineering-society.com/2018/03/bamboo-is-best-alternative-to-steel.html?m=1
vì nếu chỉ để chống nứt thông thường, sử dụng trong thời gian ngắn thì bê tông có thể kết hợp với nhiều vật liệu chịu kéo khác, đâu riêng gì là thép.
cốt chịu kéo trong bê tông không nhất thiết là thép, nhớ mãi bài giảng của GS Nguyễn Đình Cống.
xưa xem những ngôi nhà của Pháp làm dùng cốt tre (tài liệu ghi lại là tre ngâm) ở Hà Nội. Họ dùng làm cốt chịu kéo của sàn nhà.

Ngày xưa ông cha ta đã dùng hồ vôi (vôi + mật mía + nhớt thực vật: lấy từ lá các cây địa phương như cây ô dước, cây bông cẩn, giây tơ hồng, bời lời ...) kết hợp với tre để tạo dáng kiến trúc .... rồi người Trung Hoa thuở xưa xây cất các lăng tẩm, mồ mả, dinh thự, cầu cống, vững bền hơn ngàn năm và vẫn còn tồn tại đến hôm nay cũng chỉ dùng hồ vôi cổ.

Thực tế thì nếu tre được chặt vào tháng 10, 11, ngâm nước 1 năm, khi đó các mô trong thớ tre sẽ bị thủy phân hết, chỉ còn lại sợi tre, đem làm đòn tay nhà thì bền trên 15 năm .... nguyên tắc cốt lõi của cốt chịu kéo trong bê tông là phải làm việc đồng thời với bê tông trong miền chịu kéo và đủ khả năng kháng ứng suất kéo .... vậy dùng bê tông cốt tre là khả thi.
 
Sách giáo trình bê tông cốt thép có nói đến việc dùng tre như là 1 trong những vật liệu đã từng được sử dụng để tăng sức bền chịu kéo cho bê tông. Bản chất thì đây là vật liệu composite, nghĩa là bỏ gì vào khp6ng có quy định, miễn là đáp ứng được tiêu chí về công năng và giá thành.

Thế hệ đàn anh có kể lúc trước ở miền Bắc có đề tài nghiên cứu ứng dụng tre làm cốt cho Bê tông rồi (hình như ứng dụng từ tài liệu của Trung Quốc và Bắc Hàn) , vì thời kỳ ấy thép quá thiếu và cũng áp dụng một số công trình rồi.

Giờ bê tông người ta đã bắt đầu chuyển sang dùng cốt sợi (sợi thủy tinh) để tránh hiện tượng ăn mòn của cốt thép.
 
Mọi người chưa ở nhà vách đất bao giờ à. Mới khoảng 20-30 năm chứ có lâu đâu. Vùng nông thôn thì thép đâu ra, nhà có tiền thì dùng gạch cốt liệu (hay còn gọi là táp lô, không biết tiếng tây là gì), nhà không có tiền thì nhà tranh vách đất với khung xương 100% tre nứa hoặc tương tự, vật liệu bao phủ là đất sét trộn rơm.

Mấy cái bê tông độn sợi thuỷ tinh hay kẽm thì bản chất giống đất sét trộm rơm thôi chứ không phải phát minh gì mới đâu, mục đích tăng liên kết chống nứt mặt
 
Bản chất của việc ngâm gỗ, tre xuống nước sẽ chống được mối mọt (ngâm trên 6 tháng) là do môi trường nước sẽ phân hủy hết các chất dinh dưỡng có trong cây, làm cho mối mọt “chê” vì ăn ko ngon
clear.png
vậy thôi chứ nó ko làm tăng khả năng chịu lực của cây.

Nhưng ngâm vào dung dịch bê tông thì sao nhỉ?
 
Nếu theo kiểu như thế này , xé tre thành sợi kết hợp với nhựa, thay vì sử dụng tre ở trạng thái hình ống tự nhiên như truyền thống, các sợi tre tự nhiên sẽ được chiết xuất và kết hợp với nhựa hữu cơ. Vật liệu tổng hợp này rất linh hoạt trong chế tác và ứng dụng. Cũng tương tự như gỗ, tre tổng hợp sẽ được ép thành hình dạng mong muốn. Khi chế tạo thành các thanh mỏng, vật liệu tre tổng hợp sẽ được ứng dụng cho kết cấu bê tông thay thế thép.

vlxd_org_betong.jpg



chứ thời buổi này ai đi chơi cốt tre nữa, vì vật liệu tre giờ có rẻ nữa đâu, thời gian loay hoay nghiên cứu sai cho tre giãn nở nhiệt cùng với bê tông thì đi làm việc khác cho nó lẹ.